Trang

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016





10 món thịt cuốn rau củ .



( Kiến Thức )







Thịt bò cuốn nấm kim châm : Món này rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần nêm ướp thịt với mật ong và một chút gia vị rồi cuộn với nấm kim châm rồi đem nướng hoặc chiên là được.






Thịt cuốn măng nấm : Vị giòn sần sật của măng cuộn trong vị bùi béo của thịt sẽ hấp dẫn bất kỳ ai .







Thịt bò cuộn rau củ : Màu sắc rực rỡ của các loại rau củ khác nhau như cà chua, dưa leo, đỗ, ớt chuông ..... cuộn trong thịt bò tạo nên độ hấp dẫn, bắt mắt cho món ăn này.







Thịt bò cuốn rau củ sốt : Sau khi nướng, bạn cũng có thể làm một chút nước sốt tùy theo khẩu vị để món ăn thêm đậm đà.






Thịt ba chỉ cuốn rau củ quả nướng : Bạn cũng có thể cuộn rau củ quả với thịt ba chỉ rồi nướng lên cũng rất hấp dẫn.






Thịt ba chỉ cuộn đậu bắp và ớt đỏ sốt chua ngọt : Đậu bắp và ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng. Bạn có thể cuộn các loại rau củ này với thịt rồi rim trong nước sốt chua ngọt để kích thích ăn nhiều hơn.






Thịt gà cuốn rau củ : Thịt phần ức gà là thích hợp nhất cho món cuộn rau củ.







Măng tây cuốn thịt xông khói nướng







Măng tây cuộn thịt bò







Thịt ba rọi cuộn rau củ : Bạn có thể thực hiện món này bằng cách đặt lát thịt ra đĩa, cho các loại rau củ lên trên rồi cuốn tròn lại. Dùng hành lá buộc bên ngoài để cố định cuốn thịt và thêm phần đẹp mắt.








Ngôi làng đẹp như cổ tích ở Nhật Bản .



( vnexpress )



Shirakawa - go là ngôi làng cổ ở Gifu , tỉnh cao nguyên miền trung nước Nhật được ví như bức tranh vẽ trong truyện cổ tích giữa vào thu.







Mùa thu Shirakawa-go cho du khách cảm xúc hoàn toàn khác với những mùa thu ở các nơi trên trên thế giới. Màu vàng óng ả của nắng thu trải đều trên những mái nhà thẳng đứng, hay các con đường nhỏ của ngôi làng. Được biết đến nhiều hơn với hình ảnh ngôi làng tuyết trắng cổ tích nhưng mùa thu ở Shirakawa - go thực sự là một thời khắc khó bỏ qua, đặc biệt cho những ai muốn khám phá xứ sở Phù Tang vào mùa lá vàng, lá đỏ này.








Ngôi làng Shirakawa - go trong những ngày trời thu xanh ngắt với những ngôi nhà bao phủ bởi cỏ lau cao vút, phía sau là mảng rừng cây đủ màu đỏ, vàng, xanh của thiên nhiên.









Nằm trong vùng tuyết rơi dày đặc của Nhật Bản cùng mùa đông kéo dài tới 5 tháng nên người dân Sharakawa luôn tìm cách để thích nghi với thiên nhiên khắc nghiệt. Lối vào một xóm nhỏ trong làng được làm bằng gỗ để tránh trơn trượt vào mùa đông khi bị tuyết dày bao phủ. Vào mùa thu, con đường gỗ này trông xinh xắn với những lùm cỏ lau mọc 2 bên đường.








Mái nhà được kèo vào cột với nhau bằng thừng mà không dùng đinh và được làm bằng vật liệu nhẹ như cói, cỏ tranh dày đến 50 cm để giữ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Hình dáng mái nhà tựa như 2 bàn tay của một tín đồ Phật giáo chắp lại, khấn niệm trong các ngôi đền chùa. Nó vừa mang tính chất tâm linh giúp che đỡ người dân khỏi những trận tuyết dày đặc, vừa giúp tuyết rơi thẳng xuống đất và không đọng lại trên mái nhà. Lối kiến trúc này còn được gọi là phong cách Gassho - zukuri.



Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016




Bánh nếp .


( soi.today )


Người Việt mình đi nước ngoài thường khổ nhất là đường ăn uống. Từ anh thủy thủ cho đến cán bộ ngoại giao. Đi công tác ngắn ngày thì mì tôm, ruốc bông, mắm tép chưng thịt giắt túi là phổ biến, nhiều khi thấy vác cả nồi cơm với túi gạo. Đi sinh sống lâu dài thì măng miến, mộc nhĩ, giò chả, các loại khô : từ tôm khô, cá khô cho đến lươn khô, hành khô. Rõ là giờ ở bển thì cái gì cũng có nhưng lại chẳng có cái gì ngon nên ba bốn chục cân hành lý toàn thức ăn là chuyện thường. Mình ngày bé khó ăn bao nhiêu thì lớn lên lại dễ ăn bấy nhiêu, vứt vào đâu cũng sống. Đi nước ngoài ngắn hay dài thì ăn uống cũng không thành vấn đề. Thế mà cũng vẫn có lúc thèm món quê nhà. Kì lạ ở chỗ cứ nghĩ ra những món đã ăn từ đời nảo đời nào, hằng ngày ở nhà chẳng bao giờ ăn. Đến mức đêm hôm nọ, nằm mơ không thấy bánh trung thu mà lại nghe ngoài cửa sổ có tiếng rao : “ Xôi ngô, xôi khúc, dày giò nóng đây ! ”, giật mình, bật dậy lao ra nhìn thì hóa ra là xe rác đang đổ ầm ầm. Đói bụng, thức đến sáng thì đành mò dậy làm một mẻ bánh ăn cho đỡ thèm.









Xôi ngô ( xôi bắp ) . 








Xôi khúc. 



Trong tủ chỉ còn một ít nguyên liệu nhưng cũng đủ để làm ra hai loại bánh, dễ đến chục năm rồi chưa ăn lại : bánh dày đỗ và bánh ít trần. Một thứ bánh miền Bắc, một món bánh miền Trung nhưng đều cần hai nguyên liệu chính là bột nếp và đỗ xanh. Ở nước ngoài thì không thể đào đâu ra nếp cái hoa vàng được, mình cũng đã từng tự xay bột nếp, treo qua đêm cho ráo nước nhưng kết quả là vị chẳng khác mấy cái bột nếp người ta đóng gói sẵn. 


Đầu tiên là ngâm đỗ và nấm hương trước cho nở rồi quay ra nhồi bột. Nếu chỉ có bột nếp không thì bánh thường dính và nhão, khó thành hình nên thông thường phải pha thêm bột tẻ. Lắm người sợ trộn nhiều bột tẻ làm bánh cứng và dai nhưng mình thấy cứ năm đến sáu phần bột nếp lại thêm một phần bột tẻ thì không vấn đề gì. Nếu muốn vỏ bánh trong hơn thì cho thêm một chút bột năng cũng không sao. Trong bột mình không cho muối hay dầu ăn như các loại bánh bột mì. Nước nhồi bột chỉ hơi âm ấm, cho vào giữa bát bột đã rây. Vừa lấy tay đảo vừa thêm nước tí một, đến khi nào bột thành một khối, khi ấn tay xuống không bị vỡ ra làm đôi, làm ba thì được. Muốn kiểm tra bột vừa chưa chỉ cần véo một miếng, viên tròn rồi thử ấn dẹt xem có bị nứt không. Để bột nghỉ nửa tiếng rồi lấy ra nhồi tiếp, thiếu nước thì lại thêm vào đến khi chất bột mềm dẻo. Bột này mình dùng làm đủ các loại bánh nếp như bánh trôi, bánh khúc, bánh giầy giò.


Trong thời gian bột nghỉ thì làm nhân. Bánh dày đỗ có hai loại là ngọt và mặn, nhưng từ bé mình chỉ thường thấy và chỉ thích ăn bánh dày đỗ nhân ngọt. Bánh nhân mặn thì thường ăn một thứ bánh nếp khác tên là bánh rợm. Vì bánh dày đỗ làm nhân ngọt nên bánh ít trần sẽ làm nhân mặn. Gọi là bánh ít “ trần ” vì bánh này không mặc gì, đem gói lá chuối lại thì thành bánh ít. Nhân bánh ít trần gồm có tôm, nấm, thịt và đỗ xanh. Tôm bóc vỏ, nấm, thịt thái nhỏ rồi tất cả đem băm. Xay thì nhanh, đỡ mất công nhưng băm có cái hay của nó là sẽ còn cảm giác được nhai miếng tôm, miếng thịt giòn giòn trong miệng. Phi hành mỡ trong chảo rồi tất cả đem xào chín, chỉ nêm thêm tí muối, tí tiêu cho đỡ nhạt, không nêm vừa ăn.


Đỗ xanh lúc này rửa lại, cho vào nồi luộc chín rồi đổ ra cho ráo nước, giã nhuyễn. Chia đỗ này làm ba phần, một để làm nhân bánh dày, một để bao ngoài vỏ bánh dày và một để trộn cùng nhân bánh ít. Phần nhân bánh dày thì đem trộn cùng đường, có thể cho thêm cùi dừa nạo và một ít vani, rồi xào qua cho thấm. Phần nhân bánh ít thì trộn cùng với tôm thịt xào ở trên.


Giờ đến nặn bánh. Bánh dày thì nặn miếng bột to hơn, nhân nặn thành viên tròn, cho vào giữa rồi bọc bột lại. Xoa tròn, ấn dẹp. Bánh ít thì nặn nhỏ xinh thôi ( kiểu Huế mà ) , lấy thìa xúc ít nhân rồi cũng vê tròn tương tự. Rắc bột sống lên đĩa để bánh đặt xuống không bị dính. Theo truyền thống thì cả hai loại bánh đều phải hấp, bánh ít còn phải lót lá chuối nhưng mình đem luộc tất cho đỡ lâu, lích kích và quan trọng nhất là đỡ phải rửa nhiều. Đun hai nồi nước sôi, rồi thả nhẹ nhàng từng cái bánh vào. Không được cho cùng một lúc vì nước bị giảm nhiệt độ đột ngột sẽ mất thời gian để sôi lại, nước ngấm vào sẽ làm nát hết bánh. Bánh nổi lên là chín ( nhưng cứ để thêm một hai phút cho chín kĩ ) . Bánh dày thì vớt ra phải thả vào nước lạnh. Bánh ít không cần.







Bánh ít trần. 



Công đoạn cuối cùng là trang trí và chuẩn bị phụ gia. Bánh dày đem lăn vào phần đỗ xanh còn lại ( đã đánh tơi và để nguội ). Ngày bé ghét nhất ăn cái lớp ngoài này vì nó chẳng có vị gì cả, giờ lại thích vì nó bùi bùi. Thế mới biết khẩu vị con người ta thay đổi dễ lắm, có khi chỉ vì thời tiết mà bỗng dưng thấy thích. Với bánh ít thì thái hành hoa, hành khô rồi đảo nhanh trong ít dầu, nhẹ nhàng lấy thìa xúc đặt lên chóp mỗi cái bánh tròn xinh, đầu trọc lốc. Nếu có ruốc tôm để rắc lên thì đúng điệu. Người miền Trung gọi là tôm chấy ( tôm khô giã nhuyễn, xào cùng gia vị ). Bánh ít trần thì phải có nước mắm chua ngọt để chấm. Muốn pha mắm chua ngọt ngon rất dễ, chỉ cần pha một món nước chanh hơi ngọt, pha nước đường trước, chanh sau. Khi thấy nước hơi sánh thì cho nước mắm vào. Cuối cùng mới cho tỏi ớt thì sẽ nổi.






Bánh dày. 



Bày biện ra xong thì cũng thấy mãn nguyện lắm. Biến giấc mơ thành hiện thực mà. Chỉ hiềm một nỗi, thấy có gió lạnh buổi sớm luồn qua cửa sổ, mang theo mùi hoa cỏ, chẳng hiểu sao lại thấy thèm ..... cháo lòng !








Mùa thu Berlin đẹp như tranh.


( vnexpress )



So với các thành phố lớn ở châu Âu như Paris, Rome, mùa thu ở Berlin ( Đức ) có phần yên bình và lãng mạn hơn.














Bạn có thể dễ dàng tìm một khu vườn rợp bóng mát cho lũ trẻ chơi đùa hay thảnh thơi ngồi đọc sách khi sống ở Berlin.







Đứng trên đỉnh tháp chiến thắng ( Victory Column ) ở giữa công viên Tiergarten, bạn có thể nhìn toàn cảnh thành phố Berlin đang khoác lên mình một tấm áo rực rỡ.









Bạn sẽ không bao giờ quên được những bước chân rạo rực trong lá vàng, trời xanh và gió se lạnh.








Mùa thu ở Berlin cũng khiến con người trở nên lãng mạn và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Tận hưởng khoảng thời gian này ở Berlin sẽ là một dấu ấn đẹp trong hành trình khám phá châu Âu.









Lá mùa thu còn được tổ điểm bằng đủ các cung bậc màu sắc khác nhau nhưng tất cả đều nhẹ nhàng và lãng mạn .