Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018



quá hay, quá xuất sắc !! Phê đến từng câu chữ  !!





Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018



chiều hôm nay, sau khi đã đọc xong vài cuốn sách về Lịch Sử Đảng cùng với Triết học Mác Lênin, trong lòng đang lâng lâng vui sướng, đầu óc thông minh sáng láng vô cùng, định đi ra ngoài kiếm vài sòng bạc chơi vài ván bài cho khoan khoái, chợt nhớ ra hôm nay có 1 trận đấu bóng của Hàn Quốc, tiện tay mở lên xem thì không biết đá với đội nào mà Hàn Quốc đá hay vô cùng. Các cầu thủ Hàn Quốc đá rất nhẹ nhàng, thân thủ phi phàm, trong khi đội bên kia đá vô cùng nặng nề, kỹ thuật thì chẳng thấy đâu. Coi mà cổ vũ cho Hàn Quốc quá trời, nhất là những lúc Hàn Quốc  SÚT  RÁCH  LƯỚI  đội bên kia  !!   Đến tối lại thấy người dân ở các nước khác ra đường cầm cờ Hàn Quốc chạy ầm ầm, mừng vui cho đội tuyển Hàn Quốc thắng trận. Lòng yêu bóng đá và yêu Hàn Quốc của các nước khác thật là tuyệt vời  !!




Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018



tình cờ biết đến Lê Thiệp và đã đọc qua vài tác phẩm của ông thể loại ký sự thì thấy ông có cách viết rất lôi cuốn và hấp dẫn cho dù nội dung chẳng có gì đặc biệt. Lê Thiệp vốn là 1 nhà báo sống ở miền Nam trước năm 75, và sau này cũng có thể gọi ông là 1 nhà văn được. 1 nhà văn giỏi là 1 nhà văn cho dù nội dung truyện chẳng có gì đặc biệt nhưng vẫn khiến cho người đọc cứ muốn đọc đến những dòng cuối cùng.



Từ Việt Nam hóa chiến tranh đến nạc hóa đàn lợn.

( Lê Thiệp )


Từ ngữ là những ngôn ngữ chết, không được thông dụng trong dân gian nữa. La-tinh là một thí dụ. Chữ Nôm của ta có lẽ nên được coi là thứ ngôn ngữ chết một nửa bởi Nôm được viết từ chữ Hán nhưng nay nó viết bằng vần ABC được gọi là Quốc Ngữ. Khi những chữ có gốc Hán chuyển sang Nôm rồi viết thành Quốc Ngữ cái nghĩa gốc đôi khi vẫn còn đó nhưng nếu lạm dụng thì chúng ta có một thứ tiếng Việt rất lạ.

Chữ Hóa là một thí dụ. Xin hãy đọc câu văn sau đây : “ Công trình kiên cố hóa kênh Rạch Số 1 đã được khởi công nằm trong kế hoạch đô thị hóa vùng ngoại vi thành phố Cần Thơ. Tổng quan công trình kiên cố hóa này sẽ giúp phong phú hóa đời sống nhân dân cư ngụ quanh vùng, giúp công tác điện hoá triển khai mau, dễ dàng hóa lưu thông ra khỏi thành phố. Công tác hóa giá đất đai, nhà cửa và các mặt bằng đã được xúc tiến tốt đẹp từ sáu tháng qua ..... ”


***

Ông Hồ Chí Minh trong một bài dạy dỗ tại một cuộc học tập đã nói : “ Chúng ta phải trong sáng hóa tiếng Việt. ”

Đợt trong sáng hóa tiếng Việt đầu tiên của Đảng và Nhà Nước đã được sự giúp đỡ tích cực của Trung Quốc. Vào khoảng 1950, khi cuộc chiến tranh Việt Pháp lên cao độ, Đảng vẫn nhìn xa, cử rất nhiều đảng viên sang Tàu để học hỏi về chủ nghĩa, về cách cai trị theo hình thức mác-xít và nhất là hình thái tổ chức đảng.

Những lớp học cấp tốc được tổ chức và sách vở là từ tiếng Tàu dịch ra. Những dịch giả này hẳn không phải là những chuyên gia dịch thuật có đủ kiến thức nên các tài liệu được đem ra giảng dậy là một pha trộn ngô nghê giữa hai ba thứ ngôn ngữ : Hán, Hán Việt, Nôm và Quốc Ngữ.

Chúng ta có một thứ tiếng lạ, cả viết lẫn nói, được Đảng và Nhà Nước chấp thuận như “ ngôn ngữ triều đình ” làm điên đầu nhân dân. Nhưng thét rồi cũng quen, những chữ lạ được nhồi nhét, lập đi lập lại lâu ngày bỗng trở nên thông dụng và có một ý nghĩa nào đó được gán ghép cho. Sự cố kỹ thuật khi được đem vào miền Nam đã gây một vài ngỡ ngàng lúc đầu.

Khi đến thăm một người dân sống dưới sự hướng dẫn của Đảng và Nhà Nước, được chào mời kiểu :

- Xin vô tư. Mọi tiện nghi đã được bố trí chu đáo. Bánh cuốn đã được phân phối, lại còn tăng
viện cả cà cuống, đặc thù hôm nay có chả quế.

Nếu có chút lựng khựng nhưng nên hiểu nôm na theo kiểu Ngụy rằng “ Tự nhiên nhe bà con. Đồ ăn tùm lum, có bánh cuốn chả và thêm cà cuống nữa. ”

***

Ông Thao là một nhà báo kỳ cựu, viết lách từ thập niên 50, là người cầm trịch tờ báo Sóng Thần của Sài Gòn ngày xưa. Ông bị tù đày liên miên và sau đó sống dập vùi bên lề xã hội mãi tới khi rời khỏi Việt Nam cách đây ít lâu. Sau hơn 20 năm gặp lại hàn huyên bỗng thấy có những tiếng là lạ :

- Một cốc nhỏ cho thư giãn tinh thần.

- Cái mặt bằng chỗ kinh doanh sách cự ly không quá nửa gian phòng này.

- Mày ở Mỹ lâu phải tiếp thu chứ !

Một cốc nhỏ là một ly đế. Mặt bằng là cửa hàng mở ra đường. Kinh doanh sách của ông Thao là một chỗ để bày sách cũ bán kiểu chợ trời. Cự ly là chiều rộng, chiều ngang gì đó. Còn tiếp thu nên dịch thành hiểu biết .....

Anh em ngồi hàn huyên mà cứ phải đoán mò, phải hỏi lại dù đang cùng nói tiếng Việt thì cũng đáng suy nghĩ.


***

Cái chữ Hóa vốn là chữ Việt gốc Hán chỉ sự chuyển đổi từ hình thức này sang hình thức khác. Khi được ghép thêm một tiếng nó làm rõ nghĩa sự chuyển biến này. Oxýt hóa là hiện tượng một chất vô cơ bị oxy làm biến dạng như sắt, đồng khi bị oxy tác động thành hoen rỉ. Đó là bài học Hóa học hồi trung học. Hóa thạch là những vật hữu cơ bị chôn vùi lâu ngày biến thành đá. Đó cũng là điều học từ hồi còn be .....

Cái chữ Hóa này xem ra khá lợi hại. Cứ Hóa một quả là ta có một thứ khác. Kỹ nghệ hóa có nghĩa là nước ta trở thành nước kỹ nghệ, đó là chữ ngày xưa, nay là công nghiệp hóa. Xây lại cây cầu cho rộng hơn, vững chãi hơn, là kiên cố hóa. Để việc đi lại tiện lợi, nhanh chóng hơn là dễ dàng hóa. Cứ như ông phù thủy hóa một phát là đổi hoàng tử thành con cóc.

Trong tất cả những chữ đi cùng với chữ hóa thì lợi hại và ly kỳ nhất là chữ giá : Hóa giá. Cụ Vương Hồng Sển hồi sinh thời có kể một câu chuyện hóa giá rất ly kỳ nhưng trước hết là câu chuyện hóa giá rất thời sự ở Mỹ.

***

Năm 1933, Hoa Kỳ không dùng kim bản vị nữa và Bộ Ngân Khố quyết định nấu chảy đồng tiền vàng 20 đô la. Đồng tiền vàng này có tên là Double Eagle, một mặt khắc Nữ Thần Tự Do, mặt kia chạm hình chim Ưng đã được đúc nhưng chưa lưu hành. Khi quyết định nấu chảy khối tiền vàng, Bộ Ngân Khố đã tặng cho viện bảo tàng Smithsonian hai đồng để lưu trữ như tài liệu lịch sử. Nhưng theo lời xầm xì thì có khoảng 10 đồng Double Eagle bị thuổng, cất giấu. Một đồng đã lọt vào tay ông vua Ai Cập Farouk. Khoảng năm 1953 đồng tiền này biệt tăm cho đến 1966. Một tay buôn tiền cổ người Anh tên Stephen Fenton toan bán đồng tiền 20 đô-la hiếm hoi này cho một nhân viên mật vụ trá hình ở Nữu Ước. Cuộc điều đình giữa Fenton và chính quyền Hoa Kỳ sau đó đã đi đến kết quả. Hai bên đồng ý đem đồng đô-la hiếm quí này ra đấu giá. Tối 30-7-2002 vừa qua tại Sotheby’s, một người ẩn danh đã đấu được đồng tiền này với giá 7 triệu 600 ngàn Mỹ kim. Số tiền này sau khi trừ chi phí và hoa hồng đấu giá, còn lại 6 triệu 600 ngàn Mỹ kim được chia đồng đều giữa chính phủ Mỹ và tay buôn tiền cổ Fenton. Và một ngân khoản 20 Mỹ kim được trích ra để trả lại cho ngân khố Mỹ.

Hai mươi đô-la năm 1933 nay nếu cứ tính theo lạm phát thì cũng phải đáng cả trăm. Nhưng khi nó là của hiếm thì hóa giá thành 7 triệu 6. Thơm quá, nhưng là chuyện Mỹ.

Chuyện của cụ Sển cũng ly kỳ vì dính đến vàng, đến vua chúa. Một bọn đào mả trộm đã đào một ngôi mộ của một công nương triều Nguyễn. Bọn đào mả trộm bị bắt và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đà Nẵng tịch thu nhiều tang vật trong đó có hai món trang sức bằng vàng chạm trổ công phu hình hai con chim phụng. Cứ như lời cụ Vương Hồng Sển thì đây là hai món trang sức cực kỳ quý báu vì hai con chim phụng được chạm tinh xảo là một tượng trưng cho nghệ thuật thủ công của ta hồi đó.

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đà Nẵng trong một phiên họp đã quyết định đem bán đấu giá tất cả các tang vật tịch thu được. Cũng theo biên bản thì hai con chim phụng bằng vàng đó được “ hóa giá ” nấu chảy thành vàng ròng, vàng lượng, cho dễ bán. Không thấy nói rõ khi nấu chảy để “ hóa giá ” hai con chim phụng này, số vàng thu lại được là bao nhiêu.

Cụ Sển la trời như bộng, mắng mỏ sự ngu dốt của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đà Nẵng tại sao lại có hành động vô ý thức, hủy hoại một bảo vật vô giá như vậy chỉ vì muốn hóa giá, bán cho dễ dàng. Một ông trí thức Hà Nội sau khi đọc bài của nhà học giả uyên thâm này, cười khẩy nói :

- Cái người ngớ ngẩn là cụ Sển. Tỉnh Ủy Đà Nẵng đâu có ngớ ngẩn, nhưng không làm biên bản như vậy thì làm sao giấu được hai con chim phụng đem ra bán cửa sau cho những tay chạy hàng đồ cổ ? Có khi hai con phụng đó đang ở trong một sưu tập tư nhân nào đó trên thế giới rồi cũng nên !


***

Khi chiếm được miền Nam, Đảng và Nhà nước đã bàng hoàng trước tài sản của bọn Ngụy quân Ngụy quyền bỏ lại. Cán bộ, đảng viên lập tức tiếp thu nhanh chóng và chỉ rất mau sau đó chiếm hữu những ngôi nhà, dinh thự này như là của riêng. Đây không phải là lần đầu Đảng và Nhà Nước mới đối phó với tình trạng này. Khi tiếp thu Hà Nội, Đảng và Nhà Nước cũng đã tiếp thu rất nhiều cơ sở của bọn chạy theo đế quốc đi Nam, do đó lần này Đảng và Nhà Nước - cán bộ và đảng viên thì chính xác hơn - có nhiều kinh nghiệm. Họ tiến chiếm những căn hộ này ngay và sau đó ráo riết lo hợp thức hóa chủ quyền. Hóa giá. Một căn biệt thự ở đường Tú Xương được hóa giá độ 30 lượng vàng, Đảng viên đang chiếm ngụ nộp cho nhà nước khoản này và có giấy tờ chủ quyền “ hợp pháp ”. Một căn biệt thự như vừa nói có thể bán ra cỡ 3 ngàn lượng vàng.

Cứ Hóa Giá một quả là mọi sự êm xuôi.


***

Trước khi mất miền Nam, có một chữ hóa rất hay xuất hiện trên báo chí Mỹ cũng như Việt và là câu đầu môi chót lưỡi của giới chức Hoa Kỳ kể cả Tổng Thống Nixon. Khi ông Kissinger thậm thụt với Tàu, với Nga và lo đi đêm với Bắc Việt để cố lôi đạo quân Mỹ khỏi bãi lầy Việt Nam, để hợp thức hóa, người Mỹ tung ra kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Thế cái cuộc chiến đẫm máu đó là của ai mà nay phải Việt Nam hóa ? Cái suy sụp đã rõ nơi chữ hóa.

Gần 30 năm sau, thương ước Việt Mỹ được ký kết. Trong cái cố gắng để bán từ con giun nguyên tử cho đến con cá tra, cá bông lau, cá ba-sa cho Mỹ, nhà nước ta gặp đủ thứ khó khăn. Con giun thì bị buộc tội đem vi trùng thổ tả vào Mỹ. Cá ba-sa thì bị buộc tội phá giá, cả một phái bộ của Đảng và Nhà Nước phải ra Quốc hội Mỹ điều trần. Nhưng cái kỳ vọng vào thương ước đó vẫn chưa giảm và nó còn lan xuống tận cùng của xã hội Việt Nam. Một người chuyên nuôi heo ở một làng quê Bắc Việt cũng nghĩ đến chuyện có thể xuất cảng heo sang Mỹ, nhưng cứ theo sự hiểu biết của ông tiểu trại chủ nuôi heo này thì dân Mỹ sợ béo, sợ mập nên rất sợ thịt mỡ. Ông tâm sự với một ngoại kiều :

- Thế nào tôi cũng phải nạc hóa đàn lợn để có hi vọng xuất khẩu sang Mỹ.

Có khi nhờ Việt Nam hóa chiến cuộc mà dân Hoa Kỳ sẽ được ăn thịt heo đã nạc hóa chăng ?






Việt nam, bộ máy cồng kềnh.


( Ngầu Pín )


Kẻ hèn này vẫn đi siêu thị bên Anh, thích chọn quầy mình tự soi tự trả tiền, scan hàng vào máy, kêu tít phát là xong, nhòm màn hình xem có đúng thứ mình vừa soi ko, rồi cắm thẻ vào trả. đương nhiên luôn có nhân viên dòm dòm soi soi, đôi khi chúng làm máy đơ để tôi gọi nhân viên đến, hehe, 1 thàng bẩn bẩn da vàng mõm vẩu trọc đầu như lão phật gia thì luôn bị nghi là ăn cắp hehe, cơ mà quả nhân đéo phiền, bố đéo ăn cắp, chúng mài càng soi càng chứng minh bố lương - thiện hehe.

Thần dân annam luôn dẩu cái mõm vẩu chửi bộ máy nhà nước cồng kềnh, quá nhiều nhân viên ăn lương, có vẻ đông hơn cả quân nguyên mà làm việc đéo hiệu quả. Kẻ hèn này đã soi lại và nhận ra đéo cồng kềnh, bộ máy tuy đông, cơ mà đéo thừa thàng con cặc nào hết.

Ví dụ, người nông dân Anh chúng tôi bán hàng khá đơn giản, chúng tôi đặt đồ trong 1 cái kệ ( đương nhiên hoa lá cành rẻ tiền thôi ) , ai mua tự, hehe, trả tiền vào 1 cái hộp, và tự nhấc đồ, ko ai kiểm soát. chúng tôi ko cần bảo vệ lẫn người bán hàng. 1 siêu thị người Anh chúng tôi mở ko cần nhiều nhân viên, khi thanh toán có nơi cho khách hàng cũng tự scan hàng và tự trả tiền, đỡ lắm.

vào 1 sieuthi ở vn, anh chị thấy ngay nhân viên trùng điệp vì người VN mất dạy lắm, ngoài ăn cắp, chúng còn ăn vụng, ném rác, tự xé bao để ngửi, chen hàng ....v.v.v....

ví như chúng mua kem nhấc từ tủ lạnh, sau chúng đổi ý, giúi mẹ vào đống quần áo, chủ siêu thị phải vứt đi cả kem lẫn áo ..... Chúng mua con cá rồi đổi ý, giúi vào đống hàng nào đó mới bỏ mẹ, mùi cá thối tản nhẹ trong điều hòa khiến thần dân hốt hoảng .....

Rõ ràng anh chủ siêu thị ở Annam phải cần 1 lực lượng bảo vệ lẫn quét rác lẫn camera đông gấp 5 lần 1 siêu thị bên Anh hay Nhật hay Hàn.

Chính phủ cũng vậy, với 1 việc đơn giản cần 1 nhân viên là xong thì ở Annam, điều đến 100 thàng vẫn thiếu trước 1 đám đông ngu học mõm vẩu chỉ nói đéo cần nghe, mà chúng nói thì hay lắm, toàn nhân - nghĩa vãi lol lắm cơ.

Dân đen chúng mày cứ tử tế đi, lúc đó bộ máy thằng nhà nước tự giảm đéo cần nói nhiều.


Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018



nói gì thì nói, đồ ăn của Pháp và Châu Âu nói chung vẫn ngon hơn của Mỹ .


Câu chuyện bánh mì : Pháp hay không Pháp, đó mới là vấn đề .

( soi.today )


Nếu hỏi vì sao Pháp nổi tiếng có bánh mì ngon

Câu trả lời sẽ là họ có cái gì để mà ..... ngon nữa đâu.

Ẩm thực Pháp, giống ẩm thực Nhật, hiện nay có thể nổi tiếng thế giới vì ngon và vì những kỹ thuật nấu nướng phức tạp là do mảnh đất của họ rất khó nuôi trồng ra cái gì “ ngon sẵn ”, mà phải bỏ công bỏ sức gấp đôi nước khác để thu về nguyên liệu chất lượng. Thịt bò nổi tiếng nhất nước Pháp là từ giống bò Limousin, nghe tên rất chi thời thượng nhưng ăn ..... chán kinh. Nguyên liệu “ thô ” của Pháp nói thực không ngon. Trái với nước Anh, nước Mỹ với thảo nguyên bạt ngàn, đồi núi xinh xắn uốn lượn chẳng có gì hiểm trở nên thịt bò cừu ngon tới mức chỉ cần chém to xong nướng phát bít-tết, không cần chế biến gì cầu kỳ mà thịt vẫn sẽ ngon – dẫn đến tình trạng dân Anh Mỹ nhìn chung nấu ăn dở tệ và quốc gia chỉ có vài món quanh quẩn; thì địa hình của Pháp lại rất khó để nuôi trồng ra cái gì ngon như thế, người nấu từ đấy cầm nguyên liệu lên là ..... run, không thể thành thơi để mà nấu ẩu.

Dân Pháp vì vậy đã sẵn thói quen vắt óc suy nghĩ xem nguyên liệu kiểu này thì chế biến thế nào cho tối ưu, biến cái không ngon “ như người ta ” thành cái thật ngon. Kết quả là thay cho các tảng thịt nướng to đùng đoàng kiểu Anh Mỹ, Pháp có hằng hà các mòn gà hầm, bò hầm đậu, hầm rượu vang, bourguignon, ragu, bắp cải dồn hầm, gà coq au vin ..... tất cả đều là những món vận dụng kỹ thuật cũng như sự am hiểu về các loại nguyên liệu khác nhau, tìm ra cách kết hợp chúng để biến chúng thành món ngon.





Món bò hầm boeuf bourguignon nổi tiếng của Pháp. 





phong cảnh đẹp quá, hệt như bên Châu Âu  !!



Đi đâu xa làm gì, khi ngay Việt Nam đã có những " thiên đường " đẹp như mơ thế này rồi !


( TRÍ THỨC TRẺ )


Đà Lạt, Đà Nẵng, Hội An, Lý Sơn ..... - tất cả đều là những địa điểm du lịch quen thuộc tại Việt Nam nhưng bảo đảm sau khi xem xong loạt ảnh này, bạn sẽ phải ngỡ ngàng vì không ngờ những nơi này lại có thể đẹp đến vậy !


Du lịch trong nước chưa bao giờ là một sự lựa chọn tồi ! Nhất là khi bạn đang được sống tại Việt Nam - một đất nước tuy nhỏ bé nhưng lại ngập tràn những " thiên đường trần gian " được rải đều khắp chiều dài lãnh thổ. Núi thì hùng vĩ, biển thì xanh trong, đồng bằng thì bao la bát ngát. Đã vậy mỗi nơi lại đều có những bản sắc riêng, những nét văn hoá đặc sắc cùng những vẻ đẹp tiềm ẩn tha hồ để chúng ta khám phá, học hỏi. 

Điều thú vị của việc đi du lịch đó là cùng một vùng đất nhưng mỗi người sẽ lại có những góc nhìn, những xúc cảm của riêng mình, không ai giống ai. Đà Nẵng, Đà Lạt, Hội An, Lý Sơn, Ninh Bình ..... - tất cả đều là những điểm dừng chân quen thuộc. Nhưng qua góc nhìn của những bạn trẻ đam mê du lịch, những địa điểm này bỗng trở nên đẹp và có hồn hơn bao giờ. Cùng xem những bộ ảnh du lịch tuyệt vời trong vòng 1 của cuộc thi Here We Go 2017 để cảm thấy yêu Việt Nam hơn nào ! Và chắc chắn rằng sau khi xem xong, lòng bạn sẽ có chút cồn cào muốn vác balo lên đi ngay và luôn đấy !  


Nắng Hội An 


Ai từng đặt chân đến Hội An có lẽ sẽ rất khó để có thể quên được cảm giác yên bình, hiền dịu mà vùng đất này đem lại. Không có những khu vui chơi sầm uất hay tụ điểm dành riêng cho giới trẻ nhưng Hội An vẫn biết cách "lấy lòng" những vị khách lạ với con đường đi bộ nhỏ xinh, những cửa hàng tạp hoá ven đường hay nụ cười thân thiện của một cô bán tàu hũ. Một lần nữa, Hội An được tái hiện lại với góc nhìn bình dị nhưng cũng không kém phần lung linh qua bài thi mang tên "Nắng Hội An" của cậu bạn Ninh Trung Vu.











Lạc vào biển mây 

" Là mây trắng. Là gió ngàn. Là tự do. Là tuổi trẻ. " - đây chính là những dòng chữ xuất hiện trên cover album ảnh bài dự thi của chàng trai Dương Mai Việt Anh. Đến với cuộc thi Here We Go, Việt Anh đem đến một bộ ảnh săn mây tại Tà Xua ( Sơn La ) đẹp đến mức choáng ngợp. Từng khung cảnh hùng vĩ cứ hiện ra lần lượt qua từng khung ảnh khiến ai cũng ngẩn ngơ không biết liệu đây là mơ hay thật.










Nơi tìm lại cảm xúc 



" Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên đặt chân đến Đà Lạt. 5h sáng bước xuống xe, trời mờ dần sáng, gió lạnh khẽ lay chiếc khăn quàng rụng xuống bờ vai. Tôi bước chậm rãi ngắm nhìn xung quanh, lạc lối giữa chốn yên bình. Đôi lúc tôi tự hỏi, trên đời này còn có chỗ cho những kẻ mơ mộng không? Và tôi thường an ủi chính bản thân mình bằng câu trả lời là " Có ". Và đúng như thế, Đà Lạt là nơi giúp tôi lấy lại được những cảm xúc mà không may trong cuộc sống, vô tình rơi rụng đi theo những con người " xa lạ ". " - đây chính là những lời chia sẻ rất chân thành đến từ người bạn Lai Pháp. Cùng ngắm nhìn Đà Lạt trong mắt của một người đã từng lạc mất và tự tìm thấy mình ở vùng đất này nhé ! 























Mơ về xứ Mù 


Vẻ đẹp " bồng lai tiên cảnh " của Mù Căng Chải ắt hẳn đã quá nổi tiếng. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng có cơ hội được thưởng ngoạn vẻ đẹp từ đất trời này. Nhưng rất có thể sau khi xem xong bộ ảnh mang tên " Mơ về xứ Mù " của cậu bạn Tuấn Đức này, bạn sẽ phải lên kế hoạch đến thăm vùng đất này ngay và luôn đấy ! "Đã bao giờ bạn nhắm mắt ở một nơi xa, để tận hưởng mùi của lúa chín, của rơm tươi. Đứng trên cao Khau Phạ, ngắm nhìn thung lũng Tú Lệ những dải lúa vàng đan xen. Đi vào con đường nhỏ của Lìm Mông, vui đùa cùng lũ trẻ. " - tất cả những xúc cảm, những khoảnh khắc bình yên này chỉ có thể tìm thấy ở Mù Căng Chải. 
















Có hẹn với tháng ba 


Là một địa danh ở Đồng Nai và nằm sâu trong khu rừng quốc gia, Nam Cát Tiên là nơi thích hợp để khám phá và tận hưởng khí hậu mát mẻ nơi quy tụ hàng ngàn loài thực vật đa dạng. Chàng trai Nguyễn Thế Vinh cùng những người bạn của mình đã cùng nhau trải qua một ngày trời tại Nam Cát Tiên và thu về rất nhiều những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ. Ai bảo đi rừng là chán cơ chứ ! 









những lời nói thẳng thắn và chân thật, nhất là về mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Trung Quốc, về vấn đề Đài Loan, cho dù muốn độc lập khỏi Trung Quốc nhưng chẳng có nước lớn nào ( như Mỹ ) sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi Trung Quốc cả , giống như nước nào đó đã từng bị bỏ rơi trước năm 1975 vậy .


Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ .


( nghiencuuquocte.org : lược trích )


Tôi gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở Đại lễ đường Nhân dân trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007. Ban đầu tôi không yêu cầu gặp ông ta. Tôi đã đề nghị gặp một người khác nhưng rồi người ta sắp xếp cho tôi gặp ông như vừa nói. Họ coi ông ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên ông ấy gặp một vị lãnh đạo nước ngoài sau khi được bổ nhiệm vào Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một động thái rõ ràng để ám chỉ với thế giới rằng người ta đã dự kiến để ông tiếp quản vị trí của Hồ Cẩm Đào.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông là một người cực kì phóng khoáng – cái mà người Trung Quốc hay gọi là đại khí ( da qi ) ngược với tiểu khí ( xiao qi ) . Ông không phải kẻ hẹp hòi. Ông suy nghĩ kĩ càng về các vấn đề và không muốn khoe khoang hiểu biết của mình. Ông thiếu sự thân thiện của Giang Trạch Dân và cũng không kiểu cách như Hồ Cẩm Đào. Nhưng ông có vẻ trang trọng. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi. Cần nhắc thêm những thách thức và khổ sở mà ông đã trải qua, khi còn trẻ ông đã bị đưa về nông thôn, tới Thiểm Tây năm 1969, nhưng lại tìm cách để từng bước quay về, không phàn nàn, không cằn nhằn. Tôi muốn đặt ông vào cùng kiểu người với Nelson Mandela.

Ông Tập là cốt lõi của thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc tính từ năm 1949. Ông đứng đầu một chính phủ có tiêu chuẩn về năng lực cao ở mọi cấp độ – một phẩm chất có từ thời chế độ quan lại ( phong kiến ). Hơn thế nữa, các quan chức Trung Quốc lại được tiếp xúc với giáo dục kiểu phương Tây, quen thuộc với thế giới, nói tiếng Anh trôi chảy. Họ không còn là những người cộng sản theo đúng nghĩa đen của từ này mà là những người theo chủ nghĩa thực dụng, quyết tâm tôi luyện được một quốc gia giàu có, phát triển và có kỹ thuật tiên tiến. Cả 4 lãnh đạo tối cao trước đó đều để lại những dấu ấn riêng. Với Mao Trạch Đông, đó là những cuộc cách mạng liên miên. Với Đặng Tiểu Bình, đó là cải cách và mở cửa. Với Giang Trạch Dân, đó là củng cố và phát triển. Và với Hồ Cẩm Đào, đó là xã hội hài hòa – cụ thể hơn, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Còn ông Tập sẽ để lại di sản gì ?



Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018



nói quá đúng  !!  Nếu như biết cách làm sao để cho hàng hóa tốt hơn thì đã xuất khẩu ra nước ngoài rồi chứ đâu phải nhờ anh Tàu mua dùm đâu. Cho nên đừng nói là do " Tàu ép " , các nước Âu Mỹ không thèm dùng hàng Việt Nam thì mới đến lượt anh Tàu mua dùm cho mà thôi . 






như  HÀN  QUỐC  đây đừng nói đến mấy cái đồ ăn vặt vãnh mà những thứ khó nhằn hơn như xe hơi, đồ điện tử, điện thoại di động đã được cả thế giới xài trong đó có các nước Âu Mỹ. Phải có được 1 trình độ phát triển cao như thế nào thì mới được các nước giàu để ý tới, chứ hạng tôm tép như các nước khác thì người ta có mà thèm vào  !!  Và khi đã có được những sản phẩm được cả thế giới công nhận rồi thì mới có thể ngang hàng đòi hỏi hoặc phản đối người ta thế này thế khác được. 


ví dụ :






trong ảnh : người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối nhập khẩu thịt bò Mỹ. Số lượng người biểu tình rất đông, có thể lên tới cả hàng triệu người  !!