Trang

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020


Tiệc trà chiều tại The Lounge.


( vnexpress )


Tiệc trà tại The Lounge phục vụ từ 14-16h30 hàng ngày với hai phong cách kiểu Á và kiểu Âu cổ điển.


Không gian thưởng trà The Lounge tọa lạc tại Tiền sảnh khách sạn Sheraton Saigon, trên cung đường Đồng Khởi – Đông Du. Không gian được thiết kế theo lối kiến trúc mang phong cách salon hiện đại. Dưới ánh đèn vàng ấm áp, thực khách sẽ có khoảng thời gian thư giãn, trò chuyện bên tách trà và vô vàn những thức bánh ngon.





Tiệc trà phong cách châu Á ( Asian Excursion ).



Tiệc trà chiều tại The Lounge được phục vụ với hai phong cách, tiệc trà chiều kiểu Á tinh tế ( Asian Excursion ) hoặc tiệc trà chiều kiểu Âu cổ điển ( Western Tradition ).

Trong đó, tiệc trà chiều kiểu Á lấy cảm hứng từ thiết kế mái vòm cổ kính trong kiến trúc Á Đông cùng những ô cửa gỗ xinh xắn với ngụ ý mở ra cả một thế giới ẩm thực đầy quyến rũ. Tiệc trà châu Á mang đến cho thực khách bánh tart trứng béo mềm, bánh matcha đẹp mắt với hương trà thoang thoảng, bánh nếp mè đen và đậu phộng, crepe dừa thơm bùi hay bánh bao sen hấp. Ngoài ra, thực khách còn có thể thưởng thức các món mặn như: há cảo nhân tôm hẹ áp chảo, chả giò, sushi cá hồi tươi sống cùng mù tat, tôm teriyaki vị dứa hay bánh xếp thịt heo đút lò sốt mật ong.





Tiệc trà phong cách châu Âu ( Western Tradition ) cổ điển.


Bên cạnh đó, những thực khách yêu ẩm thực kiểu Âu, có thể thử tháp trà chiều với ba tầng gồm các thức quà theo phương Tây cổ điển và các món mặn như : bánh mì vòng cá hồi xông khói, bánh mỳ baguette cánh gà, sandwich thịt bò nướng và củ cải ngựa, sandwich trứng sốt mayonnaise hay bánh su nhân cá hồi .....






Các món bánh trong tiệc trà Western Tradition.



The Lounge hi vọng, không gian thưởng trà chiều sẽ là điểm đến được thực khách yêu mến, là điểm dừng chân lý tưởng để khách hàng thư giãn, giải tỏa căng thẳng và thưởng thức những tách trà, thức bánh và những món ngon tinh tế đẳng cấp.


Tiệc trà chiều của The Lounge có mức giá từ 368.000 đồng một set với các loại trà và cà phê không giới hạn.


Thực khách cũng có thể nâng cấp set trà chiều cùng một ly rượu vang Chandon Sparkling với mức giá từ 498.000 đồng một set.





Huỳnh Minh Thủy ( Thủy Top ) :









































1 bài viết nói về thời kỳ " Tiền Tam Quốc " tức là những diễn biến xảy ra ở triều đình nhà Hán dẫn tới loạn Tam Quốc về sau này. Bài viết đan xen nhiều sự kiện lẫn con người giúp cho hiểu rõ hơn một vài nhân vật ở thời kỳ Tam Quốc sau đó. Bài viết rất hấp dẫn và lôi cuốn, nghệ thuật viết là nằm ở cách viết sao cho hấp dẫn cho dù đề tài không có gì đặc biệt hoặc đơn giản chỉ là viết lan man, không cố định ở chủ đề nào. Đây là 1 bản dịch từ 1 nguồn khác nhưng dịch rất khéo léo tuy có đôi chỗ rườm rà đã được lược bớt và chỉnh sửa lại để cho dễ theo dõi. Công việc dịch thuật tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai dịch cũng hay, cũng thanh thoát, có những bản dịch rất tệ, câu cú lủng củng cứ như là " người nước ngoài nói Tiếng Việt " chứ không phải là của người Việt nói Tiếng Việt vậy.



Nhà Hán suy vong như thế nào ?

( nghiên cứu lịch sử )

Rất khó để xác định chính xác thời điểm nhà Hán bắt đầu suy vong và sụp đổ là lúc nào. Triều Hán bắt đầu từ năm 206 TCN với một gián đoạn ngắn vào năm 9 khi bị nhiếp chính Vương Mãng lật đổ lập nên nhà Tân, vì vậy các sử gia thường gọi giai đoạn từ năm 206 TCN đến năm 9 là của nhà Tây Hán, từ năm 25 khi Hán Thất khởi nghĩa lập lại nhà Hán đến năm 220 khi Tam Quốc được thành lập là giai đoạn của nhà Đông Hán. 

Câu chuyện bắt đầu vào năm 144 khi Hoàng đế thứ 8 của nhà Đông Hán, Hán Thuận Đế - Lưu Bảo bất ngờ băng hà, ngôi vị truyền cho người con trai chưa đầy 1 tuổi là Lưu Bỉnh. Lưu Bỉnh chỉ là con riêng của Lưu Bảo với một phi tần chứ không phải của Hoàng hậu Lương Nạp nay đã trở thành Hoàng Thái hậu và nhiếp chính cho triều đình. Trợ giúp bà là anh trai Lương Ký, một tướng quân trong triều. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau thì Hán Xung Đế - Lưu Bỉnh cũng băng hà vào năm 145. Cái chết của Lưu Bỉnh để lại một khoảng trống trên ngai vàng vì đây là người cuối cùng thuộc dòng dõi hoàng tộc chính thống. Khi các đại thần trong triều đang tìm kiếm xem ai sẽ là người kế vị thì họ được Lương Hoàng thái hậu, người đã chuẩn bị kỹ càng phòng khi Lưu Bỉnh không thể sống sót qua mùa đồng khắc nghiệt, gợi ý đến Lưu Toản. Lưu Toản được chọn là bởi vì  :

1 ) cha ông là Bột Hải Hiếu vương - Lưu Hồng, người gần với dòng dõi chính thống nhất. 

2 ) Lưu Toản lúc đó mới chỉ 8 tuổi nên Hoàng thái hậu nghĩ Hoàng đế mới sẽ dễ bề kiểm soát trong khi bà và Lương Ký sẽ tiếp tục cai trị nhân danh nhiếp chính.



Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020



khu đền có nhiều người viếng thăm thật đông đúc và tấp nập, đông nghẹt người, hầu như không có khoảng cách nào cả. Các cửa hàng bán đủ loại ở trên đường phố cũng rất đẹp, nhìn mãi mà không thấy chán.











1 phóng sự ngắn về nông trại ở nước Anh rất hay với phong cảnh đồng quê đẹp tuyệt vời và những ngôi nhà theo kiểu cổ rất đẹp, bên trong ngôi nhà là nội thất được thiết kế rất đẹp. 1 cuộc sống đẹp từ trong nhà ra tới ngoài thiên nhiên như vậy ở thôn quê thật là tuyệt vời.









Hong Kong thời kỳ còn là thuộc địa của nước Anh trông thật phồn thịnh và vui tươi, nhộn nhịp.







Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020



3 cách làm bánh trôi ngon - độc - lạ cho ngày Tết Hàn thực thêm màu sắc.



( Kiến Thức )



Thay vì làm bánh theo cách truyền thống, mách các mẹ 3 cách làm bánh trôi, bánh chay nhiều màu sắc cho ngày tết Hàn thực thêm ý nghĩa nhé !



Bánh trôi ngũ sắc


Trước tiên bạn chia đều phần bột nếp ra 5 bát đều nhau, 1 bát để nguyên màu trắng

4 bát bột còn lại bạn cho các vị vào cùng rồi thêm nước ấm vừa đủ sau đó nhồi bột cho tới khi thấy bột có độ dẻo mịn nhất định, không dính tay là bột đã được.







Gói bánh, bạn ngắt từng viên bột vừa nhỏ rồi ấn dẹt sau đó cho nhân đường mật vào giữa, gói lại cho kín rồi vo tròn cho bánh tròn đều. Cứ như vậy bạn làm cho hết nguyên liệu còn lại và để bánh ra đĩa.

Đổ nhiều nước vào nồi đun cho sôi sau đó bạn cho từng vị bánh vào luộc, khi bánh chín sẽ nồi lên thì luộc thêm khoảng 1-2 phút nữa mới vớt bánh ra thả vào tô nước lạnh cho bánh nguội.

Vớt bánh ra cho ráo nước rồi đặt bánh vào đĩa sau đó rắc vừng trắng đã rang chín lên trên, vậy là món bánh trôi ngũ sắc đã hoàn thiện.







diễn viên Mỹ Uyên :

































1 chuyến đi du lịch lồng ghép vào trong đó là lược sơ qua 1 giai đoạn lịch sử của Nhật Bản rất hay. Những bài viết có tính lan man thường rất khó viết vì không thuộc 1 đề tài cố định, không khéo sẽ trở nên rất dở và khó chú ý.



Tạp cảm của một chuyến đi Nhật.

( Trương Văn Tân : lược trích )

Khi bước ra khỏi cổng hải quan kiểm tra hành lý của phi trường Narita đi đến nhà ga xe lửa để vào thành phố Tokyo thì tôi thấy một hàng dài khách nước ngoài làm thủ tục nhận vé xe lửa cao tốc Japan Rail Pass. Mỗi lần tôi trở lại Nhật Bản thì hàng người này càng lúc càng dài cho thấy, theo cách hiểu thống kê sơ đẳng, du lịch Nhật Bản gia tăng mạnh trong nhiều năm qua. Chính phủ Nhật tận dụng di sản văn hoá, vẻ đẹp thiên nhiên và sự ân cần lễ độ truyền thống thành một sức mạnh mềm hấp dẫn khách thập phương. Bờ Tây Nhật Bản vốn là một vùng nông nghiệp chậm phát triển nhưng giờ đây được chính phủ “ khai hoang ” tạo điều kiện đưa khách vào mà trung tâm chính là thành phố Kanazawa cổ kính. Từ chính sách “ Phú quốc cường binh ” của chế độ quân phiệt Nhật trong Thế chiến thứ 2 đến khẩu hiệu “ Kỹ thuật lập quốc ” vào thập niên 70, dùng khoa học kỹ thuật để tái dựng đất nước sau chiến tranh, nước Nhật đã đi một bước dài củng cố hòa bình. Ngày nay người Nhật dùng cái vốn văn hóa truyền thống và thiên nhiên để tạo nên phong trào “ Du lịch lập quốc ” rầm rộ, nghĩa là kinh doanh du lịch để làm giàu ngân khố quốc gia.

Số lượng người nước ngoài gia tăng không chỉ khách du lịch mà còn là dân nhập cư lao động phần lớn đến từ các nước Đông Nam Á trong đó có vài trăm ngàn người Việt. Dân số Nhật đang tụt giảm, người già gia tăng, người trẻ Nhật bỏ quê lên thành phố làm việc. Những yếu tố này làm giảm số lượng người lao động và lực lượng sản xuất cần thiết cho mọi dịch vụ, nhất là ở vùng quê. Tôi gặp người Nepal hầu như khắp nơi trong khách sạn và các cửa hiệu bán lẻ. Người Việt hiện diện từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến thôn quê nước Nhật. Việc nhận ra người đồng hương giữa những khuôn mặt châu Á tưởng như bất khả thi nhưng thật ra không khó. 

Dáng đi người Việt khác người Nhật và cũng khác người Trung Quốc. Âm tiếng Việt ồn ào có thể nghe rõ từ xa trong đám đông người Nhật im lìm. Số lượng đông đảo người Việt không tránh khỏi gây ra một số tiêu cực. Tình trạng ăn cắp vặt có hệ thống, bắt trộm vịt hoang về nấu cháo, chém giết nhau trong cộng đồng được loan truyền trên các phương tiện truyền thông Nhật tạo ra nhiều phản cảm trong quần chúng, một thiểu số làm rầu nồi canh. Phần lớn người Việt tại Nhật làm ăn lương thiện, những du học sinh chăm chỉ học hành và làm việc bán thời gian khắp nơi, có nhiều người ở lại định cư nhận nơi đây làm quê hương thứ 2.

*


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020



đường phố nhằm vào ngày lễ hội thật đông đúc và vui vẻ, đông nghẹt người, đi chỗ nào cũng chỉ thấy toàn là người với người chen chúc đông đảo, không có chỗ nào để thở. 1 lễ hội truyền thống được tổ chức ở 1 khu vực toàn những cửa hàng rất đẹp và hiện đại tạo nên 1 không khí vừa cổ truyền vừa hiện đại. Rất hay  !!











những con bò trông thật to và bự, không biết chăn nuôi kiểu nào mà hay quá, vừa chăn nuôi nhiều mà lại hiệu quả cao như vậy chả trách sao giá  THỊT  ở nước ngoài lại rẻ đến thế. Những miếng  THỊT  được làm ra trông cũng rất tươi và hấp dẫn.










cửa hàng cà phê này làm đồ uống kiểu gì mà thấy ngon và lạ quá.








Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020


Tưởng lạc vào thế giới mộng mơ với các quán cà phê có cái tên nghe còn lãng mạn hơn tiểu thuyết ngôn tình ở Đà Lạt .


( kênh 14 )


Câu chuyện cà phê chắc hẳn là câu chuyện dài kì sẽ không bao giờ kết thúc mỗi khi nhắc đến “ thành phố ngàn hoa ” - Đà Lạt. Cứ sau mỗi lần đặt chân đến đây, bạn sẽ thấy có thêm không biết bao nhiêu quán cà phê mọc lên. Mà quán nào cũng có phong cách cực chất nhé !

Những quán cà phê ở Đà Lạt không chỉ thu hút với vẻ ngoài, cách trang trí độc đáo, mà còn luôn khiến du khách bị hấp dẫn với những cái tên cực thơ mộng, chỉ nghe thôi là muốn ghé thăm ngay lập tức. Những cái tên tiếng Việt có, tiếng Anh có, nhưng đều mang đến cảm giác thật yên bình và vô cùng " ăn rơ " với không khí ở Đà Lạt.


Đợi Một Người


Trực thuộc homestay cùng tên, quán cà phê Đợi Một Người đứng đầu danh sách " must go " của giới trẻ khi vừa có cái tên nghe thơ mộng ngôn tình, vừa có vị trí cực đắc địa khi là một căn phòng kính nằm giữa một hồ nước vô cùng lãng mạn.






Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 5km, Đợi Một Người an yên một góc nhỏ nơi rừng thông nên thích hợp với những bạn đến Đà Lạt muốn tận hưởng sự bình yên hơn là những bạn thích đi đó đây check-in.


Tưởng tượng vào một buổi chiều tà ở giữa rừng thông Đà Lạt, khi một vài vạt nắng khẽ chiếu xiên vào một căn phòng kính nhỏ, giữa một không gian êm ái trong tiếng nhạc chill chill và vang vọng theo đó là tiếng nước chảy róc rách, bạn cầm trên tay tách cà phê nóng, nhìn mặt hồ trong veo và suy tư như đúng với cái tên của quán. Được tận hưởng cảm giác mà chẳng biết phải dùng từ gì để diễn tả, nhưng chắc chắn một điều rằng, bạn sẽ phải say mê nơi này đắm đuối.



Tiệm cafe Tháng Ba


Tháng ba là tháng đôi bạn gặp gỡ và yêu nhau. Tháng ba là tháng hoa cà phê nở, là thời gian dành cho những xúc cảm mới. Và cũng là lúc ..... bạn đặt cho mình một cuộc hẹn với Tiệm cà phê tháng ba. Đó là lí do giải thích cho tên quán cũng như dòng chữ ở ô cửa kính " Gặp nhau khi hoa cà phê nở ".






Khác biệt với những khu vườn cà phê ở trên, Tiệm cafe Tháng Ba lựa chọn phong cách đơn giản và hiện đại hơn. Quán chú trọng vào từng tách cà phê phục vụ cho khách cùng không gian yên tĩnh để mọi người có thể làm việc, học tập hay trò chuyện.

Phong cách trang trí có phần tương tự như những quán café nổi tiếng ở Chiang Mai, mang hương vị của tuổi trẻ nhưng lại rất chậm rãi và nhẹ nhàng. Buổi sớm ở Tiệm cafe Tháng Ba, những bản nhạc jazz nhẹ nhẹ vang, phía ngoài cửa vẫn còn tiếng chim cùng tiếng chổi quét lá rơi xào xạc, ánh nắng len lỏi qua từng ô cửa sổ, tưởng như thời gian sẽ ngưng đọng lại trong quán cà phê nhỏ ấm áp này.



Mây coffee & more


Mây coffee & more là mô hình cà phê kết hợp homestay với view siêu lãng mạn đang được giới trẻ ưa thích khi đến Đà Lạt. Tại đây có một quầy cà phê nhỏ được thiết kế đơn giản, thanh lịch. Bạn có thể thưởng thức những tách cà phê thơm thật thơm, những ly cocktail ngon mỗi chiều hay những ly Mơ Má Đào ngọt lịm mỗi đêm.

Nằm trên địa hình cao, quán tận dụng không gian bố trí thêm nhiều bộ bàn ghế gỗ để thực khách có thể nhâm nhi cà phê và ngắm trọn khung cảnh thơ mộng, hít thở khí trời trong lành. Quán cũng là địa điểm săn mây khá lý tưởng cho bạn ngắm nhìn Đà Lạt mộng mơ và tận hưởng không khí trong lành, dễ chịu hơn bao giờ hết.

Điều quan trọng nhất, với địa hình khá khó tìm, Mây cũng không phải là quán cà phê quá đông đúc, vẫn giữ nguyên được sự yên tĩnh vốn có của mình. Vì thế, khi đến đây, bạn sẽ được tự do chụp ảnh vì sẽ chẳng ai tranh giành với bạn, được chọn chỗ ngồi tùy thích cho mình để ngắm nhìn Đà Lạt mộng mơ, theo dõi những rặng mây trên bầu trời lộng gió, còn gì lãng mạn hơn nữa đúng không ?







Boho Corner


Boho Corner là tiệm cà phê, trà nhỏ xinh nằm bình thản trong một con hẻm của Đà Lạt. Góc nhỏ này được ví như "xứ xở thần tiên" với khu vườn đầy hoa thơm, trái ngọt. Dưới bàn tay chăm sóc khéo léo, tận tình của anh chị chủ, Boho Corner toát lên một vẻ đẹp hữu tình giữa phố núi. Tới Boho Corner, bạn sẽ được thảnh thơi đắm mình vào không gian xanh mát, yên bình đầy mộng mơ.

Như tên gọi của nó, nơi đây khoác lên mình phong cách Boho tự do, phóng khoáng riêng biệt. Ở Đà Lạt, hiếm quán cà phê nào theo đuổi lối decor có tính nghệ thuật sâu sắc và đòi hỏi khối óc giàu trí tưởng tượng, sáng tạo này.






Tới với Boho Corner, bạn vừa cảm giác chút gì đó như được thăm thú Mexico, song vẫn mang đậm nét Á Đông. Thiết kế Boho quán tinh tế lựa chọn không khỏi khiến " khách đường xa " nao nao trước một chút cổ điển cùng một chút vintage. Đây là một trải nghiệm rất lạ và độc đáo, cực kì đáng để thử nhé !







Mùa thu đủ sắc màu ở miền bắc nước Nhật .


( vnexpress )



Những hàng cây lá vàng, lá đỏ xen sắc xanh tạo nên bức tranh thu rực rỡ ở Fukushima, Tochigi, Ibaraki.






Nếu mùa xuân, đất nước mặt trời mọc thu hút du khách với hoa anh đào khoe sắc thì khi thu về, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh được tạo nên bởi những hàng cây phong, rẻ quạt hoặc cây momiji. Tỉnh Ibaraki, thung lũng Ryujinkyo là một trong những nơi bạn nhất định phải ghé thăm vào cuối tháng 11.


Thung lũng có hình chữ V tuyệt đẹp được tạo nên bởi sự xói mòn của dòng sông Ryujin hiền hòa.


Hiện du khách Việt có thể bay thẳng đến tỉnh Fukushima thông qua chuyến bay thuê bao do công ty du lịch Sông Hàn khai thác. Từ tỉnh Fukushima, bạn chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để đến Ibaraki. Công ty này đang khai thác tuyến du lịch đi Fukushima - Tochigi - Ibaraki dành cho khách đi từ Việt Nam.


Những hàng cây lá vàng, đỏ trên khắp các con đường, cánh rừng, khu du lịch là cảm hứng sáng tác cho nhiều nhiếp ảnh gia và du khách.






Một số nơi ở Ibaraki đã bắt đầu đón tuyết đầu mùa. Cây cũng đã bắt đầu thưa lá.


Là một trong những thành phố có lịch sử lâu đời, Fukushima mang vẻ đẹp lãng mạn, yên bình với những ngôi làng nằm rải rác bên sườn núi. Tỉnh nằm ở cực bắc của Nhật Bản, cách thủ đô chừng 300 km.








Nếu bạn yêu thích sự bình yên và tiết kiệm chi phí khi du lịch mùa thu, miền bắc Nhật Bản là điểm đến lý tưởng. Tỉnh Tochigi là một trong những nơi bạn có thể tham khảo.


Dọc các con đường ở vùng quê bình yên này đều có cây phong. Tiết trời se lạnh, cảnh sắc hữu tình, Tochigi rất thích hợp cho người muốn nghỉ dưỡng.


Phong là một trong số những loài cây đặc trưng cho mùa thu ở Nhật Bản.


Hiện tại là cuối mùa thu nhưng du khách vẫn có thể ngắm nhìn cây lá phong với đủ sắc độ màu sắc.


Du khách thích thú chụp ảnh cùng những chiếc lá phong vàng, đỏ.






Chỉ cần tản bộ dọc con đường trong các công viên là đủ để bạn cảm nhận được mùa thu. Du khách cũng đừng quên trải nghiệm tắm Onsen để khám phá văn hóa của người bản địa và cùng hiểu thêm cách họ thư giãn, giao lưu và gắn kết cộng đồng.







Khắp mọi nẻo đường, lá cây biến chuyển từ màu xanh thẫm sang vàng ươm rồi hóa thành đỏ rực sẽ cho bạn cảm giác thanh bình pha lẫn thích thú.






bài viết khá rõ ràng chi tiết về Iraq đương đại , 1 trong những đất nước thuộc vùng Trung Đông mà từ trước tới nay cứ hễ nhắc tới các nước trong vùng này thì cảm giác cứ như là 1 đống lùng bùng lùm xùm lùng nhùng đan xen giữa đấu đá chính trị và các phe phái cùng 1 tôn giáo. Khi đọc xong bài này thì có thể đoán ra được tại sao khi nói tới Iraq thì người ta chỉ nói về thời kỳ Saddam Hussein mà không nói tới thời kỳ trước đó bởi vì thời kỳ trước Saddam là chính quyền Cộng Sản, nếu " khen " Saddam Hussein lật đổ chính quyền Cộng Sản rồi sau đó lại xây dựng chính quyền độc tài chuyên chế thì lật đổ Cộng Sản cũng như không, còn nếu " chê " Saddam Hussein thì chẳng lẽ lại cho rằng chính quyền Cộng Sản Iraq trước đó còn đỡ hơn chế độ độc tài Saddam Hussein đã bị Mỹ lật đổ sao  ???  " Khen " không được mà " chê " cũng không xong, thôi thì đành làm lơ chế độ Cộng Sản khi trước cho qua chuyện, cứ chê Saddam Hussein độc tài luôn đi là xong  !!  

dù sao thì cũng may mắn cho nhân dân Iraq là sau đó đã được hưởng 1 nền tự do  DÂN  CHỦ , họ đã bầu ra cho mình 1 người đứng đầu là 1 vị giáo sĩ ( được nhắc tới trong bài viết này ) và vị giáo sĩ này cũng chống Mỹ kịch liệt không khác gì chính quyền Saddam Hussein trước đây. Điều này chứng tỏ là người dân Iraq đã cùng nhau đồng lòng thể hiện qua lá phiếu  BẦU  CỬ  của mình là không chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đất nước của mình,  DÂN  CHỦ   thật là tuyệt vời  !!!



Sadr City - thành phố 3 lần đổi tên và sự thật về lịch sử Iraq chưa bao giờ được nói tới.


(  Nghiên cứu lịch sử  )


Trên thế giới, việc các thành phố mang tên các lãnh tụ như Washington, Leningrad, Stalingrad ..... không phải là hiếm, nhưng chuyện 1 thành phố 3 lần đổi tên và 2 lần mang tên các lãnh đạo thì khó có nơi nào giống như thành phố Sadr của Iraq. Quan trọng hơn, câu chuyện về thành phố này có thể coi như là câu chuyện điển hình về bi kịch của đất nước Iraq hiện đại, nhưng thường thì lịch sử Iraq hiện đại được kể hiện nay chỉ có 1 phần 3 - cắt đoạn đầu, bỏ đoạn sau, giữ đoạn giữa - tức là chỉ xoay quanh Saddam Hussein.


1/ Thời kỳ Cộng sản và sự hình thành của thành phố Al Thawra.

Về mặt chính thức thì '' thành phố Sadr '' thực chất chỉ là một đơn vị hành chính trong thủ đô Baghdad của Iraq, tương đương đơn vị cấp quận, điều này giống với Thị xã Sơn Tây thuộc thủ đô Hà Nội. Vào năm 1958, đất nước Iraq đang ở năm cuối cùng của chế độ quân chủ. Tình hình kinh tế và xã hội lúc đó khá bi đát, thủ đô Baghdad có 1 triệu dân nhưng có đến nửa triệu người vô gia cư, họ phải sống trong điều kiện tồi tệ, không có nhà cửa, điện, nước, thức ăn, ..... trong khi nhà vua Iraq sống xa hoa trong cung điện trung tâm thủ đô.

Vì sự mâu thuẫn đó, ngày 14 / 7 / 1958, nhằm ngày Cách mạng Pháp, các sĩ quan Cộng sản Iraq làm cuộc cách mạng lật đổ nhà vua Iraq thiết lập nền Cộng hòa. Chính quyền mới do Đại tá Abdul Karim Qasim lãnh đạo, xây dựng một chính quyền Cộng sản thân Liên Xô ở Iraq. Chính quyền đã tiến hành nhiều cải cách, một trong những việc đầu tiên là giải quyết vấn đề nhà ở cho một nửa dân số Baghdad đang trong tình cảnh vô gia cư. Thủ tướng Qasim đi đầu trong việc này, ông hiến toàn bộ 4 mảnh đất và tư gia của mình cho chính phủ, quyên góp tiền xây nhà cho người vô gia cư. Bản thân thủ tướng Qasim gần như lấy Bộ Quốc phòng làm nhà, thường xuyên nằm ngủ trên nền đất bộ Quốc phòng.

Kế hoạch của chính phủ Iraq là chọn một khu đất phía Đông hẻo lánh của Baghdad nơi có một khu ổ chuột chừng 80.000 dân từ các vùng nông thôn xung quanh sinh sống để xây dựng thành phố mới. Kế hoạch này thực ra được đề xuất bởi Naziha al Dulaimi, một nhà nữ quyền hàng đầu của Iraq lúc đó. Việc thiết kế thành phố mới này có sự góp công của Apostolou Doxiadis Constantinos, một kiến trúc sư rất nổi tiếng người Hy Lạp. Nổi tiếng đến cỡ nào ? Ông là kiến trúc sư trưởng trong việc xây dựng 2 thủ đô của Pakistan và Arab Saudi - Islamabad và Riyadh, và cả khu đô thị Thủ Thiêm ở Sài Gòn năm 1965.

Nói chung sau khi hoàn thành, khu vực vừa mới được xây dựng đã giải quyết căn bản vấn đề nhà cửa cho gần nửa triệu người dân của thủ đô Baghdad lúc đó. Dù diện tích chỉ có 13 km vuông trong 200 km vuông của thủ đô Baghdad nhưng nó chứa đến gần một nửa dân số của thủ đô Baghdad, chủ yếu là dân nghèo. Để ghi nhận thành quả này của cuộc cách mạng, chính phủ thủ tướng Qasim đã đặt tên thành phố này là '' Al Thawra '' nghĩa là " thành phố Cách mạng ''. Trong những năm sau đó, dân số Al Thawra không ngừng tăng, chủ yếu từ những người dân nông thôn đổ về thành phố. Năm 1963, khi dân số thủ đô Baghdad là 1,3 triệu người thì dân số Al Thawra là gần 800.000 người.