Trang

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019


Người Hàn Quốc ăn gì trong dịp Trung thu ?


( Kiến Thức )






Songpyeon : Đây là một trong những món ăn chính thường được chuẩn bị và thưởng thức trong lễ Trung thu ở Hàn Quốc. Loại bánh gạo truyền thống này có lớp vỏ mềm dẻo, nhân thường là nguyên liệu ngọt như vừng, đậu đen, quế, hạt thông, hạt dẻ và mật ong .....






Bánh thường được hấp trên một lớp lá thông, tạo hương thơm đặc biệt. Songpyeon được tạo hình giống trăng non - với ý nghĩa đem lại tương lai tươi sáng hay thành công. Thông thường, trong dịp Trung thu ở Hàn Quốc , các gia đình sẽ quây quần và ăn bánh dưới ánh trăng, hy vọng gặp nhiều may mắn trong thời gian sắp tới.







Hangwa : Món ăn đầy tính nghệ thuật này được làm từ bột gạo, mật ong, hoa quả và các loại rễ cây, tạo ra màu sắc tự nhiên. Hangwa vừa đẹp mắt, vừa giàu giá trị dinh dưỡng, thường được ăn trong nhiều dịp đặc biệt ở Hàn.






Các loại hangwa nổi tiếng là yakgwa, yugwa và dasik. Trong đó, yakgwa là bánh thảo dược, yugwa là bánh rán hình hoa và dasik là bánh để ăn lúc uống trà.






Jeon : Bánh kếp cũng là món hay được ăn trong các dịp lễ tại Hàn Quốc. Trong đó, bột loãng được trộn cùng các nguyên liệu tùy thích, sau đó rán giòn. Jeon có thể được làm từ một nguyên liệu đơn lẻ, như cá pollack, bí vàng ..... hoặc từ 2-3 nguyên liệu trộn lại. Hai loại jeon được ưa chuộng là haemul pajeon ( hải sản và hành xanh ) và kimchi jeon ( kim chi và hành ).







Japchae : Món miến xào japchae thường xuất hiện trong bữa ăn ngày lễ ở Hàn Quốc, thường gồm các loại rau củ và thịt được xào với miến.







Japchae tưởng chừng là món dễ làm, nhưng thực ra tốn khá nhiều công sức. Mỗi loại rau củ cần được thái thành miếng nhỏ và xào hoặc luộc qua, trước khi cho vào xào chung với miến. Tuy nhiên, kết quả sẽ đền bù xứng đáng công sức của bạn, khi hương vị của các nguyên liệu hòa quyện thành bản giao hưởng ấn tượng.






Bulgogi : Bulgogi là món ăn được ưa chuộng ở Hàn Quốc, được làm từ thịt bò hoặc thịt lợn thái mỏng, tẩm ướp rồi nướng hoặc áp chảo. Thịt được ướp ngọt nên hợp với những người không ăn được cay.







Thịt thường được cuốn với các loại rau củ, kim chi ..... hoặc ăn cùng cơm trắng. Đây là món ăn rất hợp với những buổi tụ họp gia đình như trong lễ Trung thu.




có thể nói công trạng rất lớn trong thế chiến 1 phải thuộc về Anh và Pháp ( Châu Âu ) với những trận đánh gây tổn thất cho cả trăm ngàn binh sĩ mỗi bên, còn Mỹ thì chẳng có đóng góp gì nhiều cả.


Những hình ảnh ấn tượng về cuộc thế chiến đầu tiên của nhân loại.


( vnexpress )


Những bức ảnh đen trắng được phục chế màu, tái hiện các khoảnh khắc đáng nhớ trong Thế chiến I.







Cách đây 100 năm, Hiệp ước Versailles được ký kết ở Pháp ngày 11/11/1918 chấm dứt Thế chiến I, cuộc đại chiến đầu tiên của nhân loại cướp đi sinh mạng của khoảng 8,5 triệu người và khiến hơn 21 triệu người bị thương.

Trong ảnh, pháo thủ Anh vận chuyển đạn bằng xe ray nhỏ tại Zillebeke, Bỉ tháng 10/1917. 






Nhân kỷ niệm một thế kỷ kết thúc Thế chiến I, hãng thông tấn Press Association và đại học Open của Anh công bố các bộ ảnh màu về cuộc chiến này.

Trong bức ảnh được phục chế màu này là những người lính được cắt tóc trong chiến hào gần mặt trận Albani. Trong Thế chiến I, những người lính dành phần lớn thời gian chui rúc trong các chiến hào. 






Nhiều công nghệ chiến trường thời Thế chiến I còn rất lạc hậu, đặc biệt là lĩnh vực thông tin liên lạc. Những chiếc xe chở bồ câu như thế này được sử dụng rộng rãi trên các chiến trường, khi các chỉ huy cần sử dụng bồ câu để chuyển tin về sở chỉ huy và ngược lại. 







Nữ công nhân trong nhà máy chế tạo đạn pháo của Anh. 







Binh sĩ Anh áp giải tù nhân Đức bị thương năm 1916. 

Trong Thế chiến I, mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức là nơi diễn ra những trận đánh quyết liệt nhất và có vai trò quan trọng quyết định số phận cuộc chiến.





Binh sĩ Anh đào công sự và hầm hào để tiến công.









Tù binh Đức lao động dưới sự giám sát của binh sĩ Anh tại thị trấn Bethune, Pháp tháng 12/1918. 







Quân đội Anh duyệt binh tại London kỷ niệm một năm kết thúc Thế chiến I. 






Lưu Bá Ôn - Nhà mưu lược xây dựng triều Minh.


Trích Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc

Dịch giả : Phong Đảo

Chủ biên : Tang Du

Lưu Cơ, tự Bá ôn, người Thanh Điền, Triết Giang. Sinh vào năm thứ 4 niên hiệu Chí Đại, đời vua Võ Tông nhà Nguyên, đỗ tiến sĩ năm thứ 4 niên hiệu Chí Thuận ( 1333 ) đời nhà Nguyên. Đến năm thứ 20 niên hiệu Chí Chính ( 1360 ) đời vua Huệ Tông nhà Nguyên thì Lưu Cơ đã gần năm mươi tuổi, nhận lời mời của Chu Nguyên Chương đến Ứng Thiên để trù hoạch quân cơ, bắt đầu một cuộc sống huy hoàng, thông đạt, đem đầy bụng kinh luân của mình ra để thi triển. Lưu Cơ chết vào năm thứ 8 niên hiệu Hồng Võ ( 1375 ) đời vua Thái Tổ nhà Minh, hưởng dương 65 tuổi. 

Về mặt quân sự, Lưu Cơ được mọi người gọi là nhà chiến lược, có thể sánh với Trương Lương, Khổng Minh. Về mặt chính trị, ông được gọi là nhà tư tưởng. Trong văn học sử, ông được xem là một nhà thơ trứ danh cuối đời nhà Nguyên đầu đời nhà Minh. Ông là tiến sĩ triều nhà Nguyên, được mời ra làm quan nhưng đã từ chối sự tiến cử của Sở Tài để trở thành một vị khai quốc nguyên huân của triều nhà Minh. Ông có tài dụng binh như thần, đoán việc rất sáng suốt. Nhưng đối với sự hoài nghi của nhà vua thì đành chịu bó tay. Mặc dù ông biết rút lui đúng lúc để quy ẩn thoát thân nhưng rốt cục không tránh được cảnh “ hết chim bẻ ná, thỏ chết làm thịt chó săn ”. Cuộc đời của ông rất đáng cho chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu.



Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019


mấy anh mà cứ đi " tô hô " lên vùng núi Mã Pí Lèng theo kiểu như vậy thì lỡ có chị em nào nghe đến hoặc " thấy " được thì Mã Pí Lèng sẽ chật cứng khách du lịch mà mất đi vẻ thanh tịnh thôi.







quả đúng là :

chưa đi chưa biết Pí L ....... èng
đi rồi mới biết “ thổi kèn ” còn hơn .


Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019



Bánh baguette tuyệt vời của Pháp.


( BBC Tiếng Việt )


Hàng năm, Paris tổ chức một giải Grand Prix để trao vương miện cho chiếc baguette ( bánh mỳ nhỏ và dài ) ngon nhất thành phố - và trong những năm gần đây, những người chiến thắng là những thợ làm bánh có ' nguồn gốc ' ở xa nước Pháp.

Đi dạo qua Paris vào buổi sáng, điều đầu tiên bạn thấy là những dòng người ra khỏi các cửa hàng bánh địa phương để mua đồ ăn sáng. Đó là vì trên khắp nước Pháp, dậy sớm và mua bánh baguette không chỉ là bản chất thứ hai, đó là một cách sống. Theo tổ chức Observatoire du Pain ( vâng, Pháp tổ chức khoa học ' Quan sát bánh mỳ ' ), người Pháp tiêu thụ 320 baguette mỗi giây - nghĩa là trung bình 1/2 baguette / 1 người / 1 ngày và 10 tỷ cái / năm. Vậy không ngạc nhiên là nước Pháp rất coi trọng baguette. Trên thực tế vào tháng 4 hàng năm từ 1994, một ban giám khảo gồm các chuyên gia tập trung tại Paris để xét giải Le Grand Prix de la Baguette : một cuộc thi để xác định người làm baguette giỏi nhất thành phố.

Mỗi năm khoảng 200 thợ làm bánh ở Paris tham gia cuộc thi, giao 2 chiếc baguette ngon nhất cho một hội đồng chuyên gia giám khảo vào buổi sáng. Các baguette được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng có chiều dài từ 55 - 65 cm và nặng từ 250 - 300 g. Gần một nửa trong số hơn 400 baguette được tham gia cuộc thi đáp ứng các tiêu chí khắt khe này và chuyển sang vòng hai : đánh giá.

Ở vòng tiếp theo, ban giám khảo gồm 14 thành viên - các nhà báo ẩm thực, người chiến thắng năm trước và một vài tình nguyện viên may mắn - sẽ phân tích các ổ bánh còn lại dựa trên 5 phạm trù khác nhau : độ nướng bánh, ngoại hình, mùi bánh, vị ngon và ruột bánh. Ruột baguette nên mềm nhưng không ẩm ; đàn hồi, có các lỗ hổng lớn, không đều, cho thấy nó đã được lên men từ từ và phát triển hương thơm.







ca sĩ Hương Tràm :









































Yasujiro Ozu - Vĩ Đại Từ Sự Tinh Tế.


( spiderum.com )







Yasujiro Ozu là một trong những vị đạo diễn được đánh giá là vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh Nhật Bản nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung. Trái ngược hoàn toàn với Akira Kurosawa, vị đạo diễn tiên phong cho dòng phim hành động hiện đại, các phim của ông đều có nét tương đồng nhất định chung, rất Ozu và có lẽ là “ Nhật ” nhất trong số các đạo diễn Nhật Bản, bộc tả những tình tiết đời thường về gia đình qua từng thế hệ bằng những kỹ thuật điện ảnh phá vỡ quy phạm làm phim cổ điển một cách tối giản. Một cách đánh giá được xem là lập dị, Ozu luôn để máy quay cách sàn nhà từ 30 - 60 cm và không hề di chuyển ống kính xuyên suốt cảnh quay. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo trong phong cách làm phim của Ozu.

Ozu ví sự nghiệp làm phim của mình với làm đậu phụ khi người ta chỉ ra các phim của ông giống nhau một cách lạ thường. Ông giống như một nghệ nhân làm đậu phụ, rèn giũa đến mức tinh xảo nghệ thuật làm đậu phụ rán, luộc hay nhồi ; còn những việc khác, theo ông, để dành cho những vị đạo diễn khác. Ông sản xuất hơn 50 bộ phim khác nhau từ những năm 1920 cho đến khi qua đời năm 1963. Những phim đầu tiên của Ozu thử nghiệm nhiều thể loại khác nhau, từ hài kịch đến mafia, chịu nhiều ảnh hưởng từ Hollywood lúc bấy giờ. The Only Son năm 1936 là bộ phim có lồng tiếng nói đầu tiên của Ozu, đánh dấu bước chuyển biến đầu tiên trong việc chuyển sang chủ đề gia đình trong sự nghiệp đạo diễn.

Sau Thế Chiến II, ông thực hiện Late Spring [ Xuân muộn ] với sự xuất hiện đầu tiên của minh tinh Setsuko Hara ( được mệnh danh là biểu tượng màn bạc Nhật Bản những năm 1950 ) trong 6 bộ phim bà thực hiện với Ozu về sau : Early Summer [ Hè sớm ] năm 1951, Tokyo Story [ Câu chuyện Tokyo ] năm 1953, Tokyo Twilight [ Chạng vạng ] năm 1957, Late Autumn [ Thu muộn ] năm 1960, và The End of Summer [ Kết thúc mùa hè ] năm 1961. Trong đó bộ ba Noriko ( “  Noriko trilogy  ” ) bao gồm Late Spring [ Xuân muộn ]  , Early Summer [ Hè sớm ] và Tokyo Story [ Câu chuyện Tokyo ] là được đánh giá cao nhất, tạo nên tên tuổi của ông trong lịch sử điện ảnh Nhật Bản.

Tokyo Story là kiệt tác bất diệt đưa ông lên bản đồ 5 châu, luôn lọt top 10 những phim được đánh giá là vĩ đại nhất mọi thời đại và trở thành tác phẩm đáng phải xem đối với bất cứ ai bước chân vào bộ môn nghệ thuật. Ta khó lòng có thể phân tích hết được những yếu tố tạo nên sự tinh túy trong Tokyo Story : từ nhan sắc đồng trinh bất diệt của Setsuko Hara, những khoảng lặng như cắt sâu vào xúc cảm thuần khiết của khán giả, đến cốt truyện đề cao tình nghĩa gia đình và những ẩn dụ triết lý sâu sắc trong sự bất đồng giữa thế hệ cũ và thế hệ mới của một nước Nhật đang thay đổi đến chóng mặt. Trong cái nhìn tổng thể, Tokyo Story là một tác phẩm đặc biệt, bữa “ đậu phụ ” hoàn hảo nhất của Ozu mà cần thời gian để thưởng thức chiêm nghiệm một cách tế nhị để rồi vỡ ra trong ta những hương vị thanh tú mà ngay cả những món sơn hào hải vị cũng khó có thể mang lại được.

Phim của Ozu hàm chứa nhiều cảm xúc bên trong nét bình dị như một bức tranh được vẽ đi vẽ lại bằng các màu khác nhau trong tâm trí của một họa sĩ hướng tới sự hoàn mỹ giản đơn trong cái đẹp đời thường. Nhà cố bình luận phim huyền thoại Roger Ebert đã nhắc đến khái niệm “ pillow shot ” ( cảnh tĩnh ) khi nói về những khoảng lặng trong phim của Ozu. “ Pillow shot ” giống như “ pillow words ” trong thơ haiku : đó là những cảnh quay như từng khoảnh khắc trong cuộc sống. Tồn tại không vì mục đích cao cả và vĩ đại, tồn tại chỉ để ta chiêm nghiệm hết cái đẹp trong kiếp nhân sinh quá đỗi mong manh ngắn ngủi, mang lại 1 ý nghĩa cảm xúc : một tích tắc kéo dài như một thiên niên kỷ.

Tokyo Story của Ozu đứng vị trí thứ nhất trong danh sách 50 phim vĩ đại nhất mọi thời đại của tạp chí Sight and Sound, lấy ý kiến từ hơn 358 đạo diễn lớn nhỏ khác nhau trong lịch sử. Yasujiro Ozu chưa từng kết hôn và sống cả đời với mẹ mình. Ông mất vào năm 1963 ; trên nấm mộ của mình ở Đền Engaku-ji thuộc Kamakura, Kanagawa, đạo diễn chỉ cho khắc duy nhất một chữ mu ( 無, vô ).