Trang

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018



Đồ ăn Hàn Quốc : Ăn cơm bát không được bưng, uống rượu nhớ đừng tự rót .


( soi.today )

*

Lời mở đầu : Nhớ lúc còn bé, ngồi ăn cơm bố thường hay nhắc : “ Bưng cái bát cơm lên, ăn cơm sao cứ cúi gằm mặt xuống thế ? ”. Lúc ấy thì ức lắm vì có việc ăn thôi còn cứ nói nhiều, lớn rồi mới biết ơn bố mẹ đã để ý đến những chi tiết nhỏ nhất trong ăn uống nhưng là phép lịch sự quan trọng. Ra đời mới thấy nhiều người có tiền, có học vị nhưng nhìn họ ăn thì tự nhiên lại mất cảm tình. Người Hàn Quốc cực kỳ khắt khe trong lễ nghi nói chung và ăn uống nói riêng, trẻ con được dạy dỗ nghiêm khắc từ bé, vậy nên có thể nói là xã hội quy củ từ miếng ăn trở đi.

Nếu đến Hàn Quốc, chắc chắn là phải thử soju rồi, nhưng nhớ lưu ý, người ta là nước có văn hiến, việc uống rượu không thế tùy tiện. Nhớ không bao giờ được tự rót rượu hoặc rót vào chén mình trước. Luôn rót cho những người khác trước rồi chén mình cuối cùng hoặc đợi người ta rót cho. Khi cầm chai rót bằng tay này thì phải lấy tay kia đỡ dưới khuỷu tay hoặc nách. Nhận chén hoặc đưa chén cho ai đều dùng hai tay : một tay cầm chén, tay kia đỡ dưới, hơi cúi mình hoặc hạ thấp đầu xuống. Nâng chén lên uống thì phải quay mặt về phía người lớn tuổi nhất, lấy tay kia che miệng lại. Khi uống thì để ý rót cho chén mọi người luôn đầy, uống chưa hết thì đừng rót tiếp. Ở ta thì cũng tương tự thế nhưng mà xuề xòa, không thế cũng không sao, chứ dân theo đạo Khổng bên này nhất nhất là phải như vậy.


Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018



1 bài luận cực kỳ hay, hài hước, phải suy nghĩ từng câu chữ, vừa đọc vừa cười sặc sụa . Ai cũng nhân danh  NHÂN  DÂN  hết thì hóa ra  NHÂN  DÂN  đã bị chia 5 sẻ 7 rồi ư  ??  Trong bài viết có nói tới ví dụ Myanmar cùng bà Aung Suu Kyu thì cũng thật khó khăn cho bà khi mà từ trước tới giờ bà luôn đấu tranh cho  NHÂN  DÂN  ( tức là cho SỐ  ĐÔNG ) , vậy khi đám đông quần chúng nhân dân đã không chấp nhận thành phần thiểu số thì bà ta còn làm gì được nữa đây  ??  Nhẹ thì Nhân Dân ( Số Đông ) sẽ không bầu cho Đảng của bà ta nữa, nặng thì nhân dân sẽ cho là bà đang đi theo con đường độc tài như chế độ quân phiệt trước đây và những thành tích đấu tranh cho DÂN  CHỦ  trước đây của bà ta coi như  MẤT  TRẮNG   !!  Vậy còn con đường nào khác đây  ??? Chẳng lẽ cứ giữ chế độ độc đảng ( không cho Nhân Dân bầu cử ) như hiện giờ lại còn tốt hơn chăng  ??? 


đố vui có thưởng : theo các bạn thì đây có phải là tiếng nói của  NHÂN  DÂN  hay không  ??








nhân dân là ai ?

( Bac Van Vuong )


" nhân dân là gì ? ", " nhân dân là ai ? ", câu hỏi lẩm cẩm này có đáng để mất thời gian suy tư không ? tương tự như cú nhăn trán vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng, câu hỏi " ta là ai ? " chẳng mấy khi được người đời quan tâm. ta là ta, hiển nhiên quá, sao phải hỏi phải trả lời. cũng như ( chúng ) ta là nhân dân, hỏi gì ngu thế.

ta cứ hồn nhiên là ta, hồn nhiên là nhân dân, ta không thắc mắc, không đặt câu hỏi rồi cố gắng trả lời, kết cuộc như chúng ta đang thấy, tất cả chúng ta không khác gì một lũ hề.

" nhân dân là ai ? " là một câu hỏi lớn. nó lớn vì nó đụng tới rất nhiều vấn đề thuộc phạm trù triết học chính trị. ở bài viết này, tôi sẽ cố gắng vắn tắt sao cho gọn nhất, trước hết, để đáp ứng nhu cầu " đọc ngắn ", " đọc dễ " của quí vị, sau nữa là cho vừa với khuôn khổ một bài chính luận trên " nhật báo mõm vuông ".


Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018


thi hài của tử tù trong vụ giết cả nhà ở Bình Phước được đem đi chôn, ở 1 : 15 có thể nghe tiếng nói của 1 người dân : " Khóc cái gì địt mẹ giết ..... " , đoạn sau đó thì bị cắt, nhưng có thể đoán câu tiếp theo sẽ là " giết cả nhà người ta, bị như vậy là còn nhẹ  !! " . Đây cũng có thể xem như là tiếng nói đại diện cho  NHÂN  DÂN  không chấp nhận việc hủy bỏ án tử hình. Chính quyền cho dù có lưỡng lự nhưng hãy nghe theo  NHÂN  DÂN  mà đừng bỏ án tử hình nhé  !!




Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018



7 món tráng miệng truyền thống của Hàn Quốc .


( vnexpress )


Các loại kẹo, bánh ngọt làm từ bột nếp cùng nhiều hoa quả được người Hàn Quốc ăn trong những dịp đặc biệt vì đem nhiều may mắn. 






Gangjeong là một loại kẹo truyền thống dùng trong các dịp đặc biệt như nghi lễ cúng tổ tiên hoặc tiệc lớn. Kẹo này làm từ bột gạo nếp nhào với nước, xắt miếng nặn thành hình rồi nhúng vào dầu sôi cùng với một lớp mật ong bọc ngoài. Ngoài ra, gangjeong cũng có thể làm từ các loại hạt trộn cùng nhau dùng siro jocheong. Tùy vào thành phần mà kẹo gangjeong có nhiều loại khác nhau như đậu, quế, phấn hoa thông, vừng ..... Kẹo ngọt và phù hợp cho tất cả mọi người. 







Tteok là bánh gạo truyền thống của Hàn Quốc làm từ bột nếp. Người Hàn Quốc thường ăn bánh tteok vào các dịp kỷ niệm mang ý nghĩa khởi đầu như sinh nhật hay lễ kết hôn. Tteok cũng có nhiều loại do được làm từ các thành phần khác nhau cũng như cách chế biến, hình dạng bánh và vùng miền. Tuy nhiên tteok có 4 loại phổ biến nhất gồm songpyeon, injeolmi, baekseolgi, và jeolpyeon ( loại ngọt nhất ).  






Yugwa được chế biến bằng cách dùng bột gạo nếp trộn với nước để nhào rồi hấp và chia ra nhiều miếng nhỏ trước khi rán với dầu nóng. Vớt bột đã chiên rồi tẩm ngoài bằng jocheong hoặc mật ong. Những chiếc kẹo giòn yugwa khi cắn và nhai xong chúng sẽ tan ra trong miệng bạn. Yugwa ban đầu chỉ có màu trắng, nhưng ngày nay đã được cho thêm bí ngô ngọt, gạo đen để miếng kẹo thêm màu sắc. Trong lúc làm kẹo, người ta còn cho thêm gừng để tăng thêm hương vị. 








Jeonggwa làm từ hoa quả tươi, củ hay hạt nấu với mật ong. Các loại quả thường dùng là mơ, mộc qua, chanh yên. Ngoài ra một số loại củ cũng được sử dụng là củ cải trắng, cà rốt, nhân sâm, ngó sen, gừng ..... Jeonggwa ngon là những miếng có màu sặc sỡ và trong mờ. 







Yakgwa làm từ bột lúa mì, dầu vừng, mật ong, nước gừng ..... trộn và nhào chung rồi đem rán với dầu, sau đó nhúng vào mật ong. Món tráng miệng này vừa ngọt vừa mềm. Yakgwa chia làm các loại theo kích cỡ như dae-yakgwa ( lớn ) , jung-yakgwa ( vừa ) , so-yakgwa ( nhỏ ) . Bạn dễ dàng tìm được loại bánh này ở các khu chợ truyền thống hoặc siêu thị.








Maejakgwa làm từ bột mì nhào với bột gừng và cuộn mỏng lại. Miếng bột cắt thành các hình chữ nhật rồi làm giống hình dải ruy băng trước khi chiên bằng dầu sôi và nhúng vào mật ong. Chiếc bánh làm xong sẽ rất giòn và thơm, đậm đà hương vị vì có thêm gừng và quế. Xưa kia người Hàn Quốc thường dùng maejakgwa để mời khách quý tới nhà. 







Yeot là kẹo mạch nha làm bằng bột nếp và có vị ngọt. Mỗi vùng ở Hàn Quốc lại có cách làm ra một loại yeot khác nhau, ví như oksusu-yeot ( vị ngô ) ở Pyeongchang, hobak-yeot ( vị bí ngô ) ở đảo Ulleung-do, và ssal-yeot ( vị siro ) ở Changpyeong. Yeot cũng có hai dạng là cứng và mềm, loại cứng ăn giống snack, loại mềm thường dùng giống các bánh kẹo truyền thống khác như gangjeong và jeongwa. Người Hàn Quốc quan niệm yeot mang lại may mắn nên nhiều khi họ còn ăn yeot trước các kỳ thi để cầu mong kết quả tốt.





đề thi Toán năm nay chưa hẳn đã là khó lắm, để xem có bao nhiêu điểm 10 cho môn Toán thì sẽ rõ. Vấn đề là mọi năm đề Toán quá dễ đến nỗi ai cũng được điểm 10 cứ y như trò đùa  !!  Thi trắc nghiệm chỉ phù hợp với các môn học bài, tức là học thuộc lòng, còn đối với những môn có tính chất suy luận như Toán, Lý, Hóa thì cần phải thi tự luận để xem tư duy, cách giải quyết vấn đề của thí sinh là như thế nào chứ không chỉ đơn thuần ra được cái đáp án là xong, dù ra đáp án đúng nhưng cách giải sai, cách hiểu vấn đề sai thì cũng cho 0 điểm, ngược lại đáp án sai nhưng cách giải quyết vấn đề đúng, chỉ do thế số mà sai, thì cũng có thể cho gần điểm tối đa của bài đó. Thi tự luận có thể phát hiện được những bài giải có tính sáng tạo cao, thi trắc nghiệm thì không thể nào biết được. Thi trắc nghiệm còn có cái dở là không thể ra đề quá khó trong các kỳ thi Đại Học, những bài toán được cho là khó trong thi trắc nghiệm chưa chắc đã khó bằng các bài toán trong thi tự luận vì thời gian có giới hạn.

ví dụ trước đây thi tự luận môn Toán ra tối đa là 6 câu, làm trong 180 phút = 3 tiếng đồng hồ, trung bình mỗi câu làm 30 phút, so với khi thi trắc nghiệm là 50 câu cũng 180 phút, tính ra mỗi câu chỉ làm hơn 3 phút, nếu muốn ra câu khó thì không thể được bởi vì còn phải tính đến thời gian làm bài của thí sinh. Có lẽ các vị giáo sư toán chỉ khiêm tốn khi nói là trong chừng ấy thời gian không thể làm hết các câu " khó " chứ chỉ cần so sánh thời gian dành cho mỗi câu trong đề thi thì cũng thấy là thi trắc nghiệm không thể nào khó bằng thi tự luận được , ở đây là đang nói cụ thể cho 3 môn Toán, Lý, Hóa. Do đó có thể thấy những người ra đề thi đang bị " mắc kẹt " khi mà không thể ra các bài toán quá khó bởi vì không đủ thời gian cho thí sinh suy nghĩ, còn nếu ra các bài toán " vừa tầm " để làm sao cho thí sinh có đủ thời gian để làm thì sẽ lại rơi vào tình trạng ai cũng làm được và " bão điểm 10 " sẽ lại xuất hiện như các năm vừa qua.

vì những lý do trên mà nhất định cần phải bỏ kỳ thi 2 trong 1 đi và trở lại với cách thi truyền thống trước đây tức là thi Tốt Nghiệp riêng và thi Đại Học riêng. Thi Tốt Nghiệp muốn ra đề dễ đến cỡ nào cũng được, điểm 10 nhiều cỡ nào cũng được bởi vì đề thi Tốt Nghiệp phải phù hợp với các em học sinh từ trung bình cho tới khá, giỏi. Còn thi Đại Học hiển nhiên là phải khó và ở 1 trình độ cao hơn. 

xem ra không phải cái gì đổi mới cũng hay, cũng tốt so với truyền thống. Làm Cách Mạng cho dù với dụng ý tốt không phải lúc nào cũng đem lại những điều hay so với trước đó mà có khi còn tệ hơn ........ như Lịch Sử đã từng chứng minh  !!



Các giáo sư ' khóc thét ' với đề Toán THPT .


( BBC tiếng việt )


Đề toán THPT năm nay thậm chí còn quá sức nhiều giáo sư, nhà toán học?

Hôm 25/6, gần một triệu học sinh đã trải qua kỳ thi Toán THPT Quốc gia 2018, nhưng nhiều giáo sư, học giả toán học cho rằng chính bản thân họ còn khó có thể giải hết đề này trong thời gian quy định.

Đề thi gồm phần trắc nghiệm 50 câu, yêu cầu được giải trong 90 phút với nhiều mã đề khác nhau với mức độ khó khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều giáo sư toán học đã phản ánh rằng đề toán năm nay quá khó trong một số mã đề.

Nhà toán học Nguyễn Hữu Việt Hưng, người đọat giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2015, nói khi làm mã đề số 119, " Tôi nghiêm chỉnh thừa nhận rằng, 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu của đề thi. "

" Tôi cũng không tin rằng có thầy cô giáo dạy Toán THPT nào có thể giải kịp 50 câu của đề Toán trong vòng 90 phút. Có rất nhiều câu đòi hỏi phải tính toán trong 10 đến 15 phút. "


Thi trắc nghiệm có nhiều hạn chế

Nhiều giáo sư cho rằng việc đặt các câu hỏi phức tạp vào phần trắc nghiệm khiến đề trở nên quá khó.

Thầy giáo Nguyễn Anh Dũng nói với VTC rằng " Hầu hết những câu này tương đương với những câu trong đề thi tự luận. Người thi chỉ có một cách duy nhất là làm như một bài tự luận đến kết quả cuối cùng rồi mới chọn được phương án đúng. Tôi tin rằng không một giáo viên Toán nào làm được 20 câu cuối trong 90 phút ".

" Nếu 5 phút không ra thì đành chọn đáp án theo cảm tính vậy, " thầy Dũng, từng có ba học sinh đạt huy chương Olympic Toán Quốc tế nói.

Tiến sĩ Lê Thống Nhất cũng đồng tình : "Chỉ có tự ngồi tìm phương án đúng mới thấy rõ sự nặng nề quá mức của đề thi Toán năm nay ! "

GS Việt Hưng thì phân tích : " Cái dở của trắc nghiệm vẫn còn đó: học trò không cần và do đó sẽ không biết cách trình bày bài giải, không rèn rũa cách suy luận, chỉ cắm cổ tính cho thật nhanh ; người khoanh kết quả đúng chưa chắc là người giải đúng. "


Nguyễn Hữu Việt Hưng :

ĐỀ THI TOÁN TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG NĂM 2018

Chiều 25/6/2018, một anh bạn nhờ tôi kiểm tra giúp xem con bé nhà anh ấy làm bài thi Toán có tốt không. Cô bé thi theo đề Mã số 119.

Niềm tin về việc những người ra đề phải tạo công bằng cho các thí sinh khiến tôi có quyền giả sử rằng các mã đề thi khác nhau có độ khó ngang nhau.

Đề thi gồm 50 câu, được làm trong 90 phút không kể thời gian phát đề. Nghĩa là, nếu muốn làm bài thi trọn vẹn, trung bình mỗi câu phải làm trong 1 phút 48 giây.

Đang lúc bận bù đầu vì nhiều việc, công và tư, lại còn phải xem World Cup, cho nên tôi chỉ dành dụm được từng khoảng thời gian ngắn để làm bài.

Dù có lý do ấy, khiến tôi không thể đặt đồng hồ để tính giờ, tôi nghiêm chỉnh thừa nhận rằng, 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu của đề thi. Tôi cũng không tin rằng có thầy cô giáo dạy Toán THPT nào có thể giải kịp 50 câu của đề Toán trong vòng 90 phút. Có rất nhiều câu đòi hỏi phải tính toán trong 10 đến 15 phút.

Cô bé con anh bạn tôi làm đúng 27 câu đầu tiên, khiến tôi rất ấn tượng, và cho rằng cô ấy học rất vững vàng. Tuy nhiên, từ câu 28 đến câu 35, cô bé chỉ chọn đúng 1 đáp số. Rõ ràng, từ câu 28, cô bé sắp hết giờ, và đành khoanh bừa đáp số theo cảm giác. Làm thử đến bài 35, tự thấy đã nhận đủ thông tin, tôi dừng, vì vừa mệt vừa chán.

Lâu nay, dư luận lên án thi trắc nghiệm Toán ghê quá. Kỳ thi năm ngoái lại dễ khiến cho 30 điểm vẫn trượt Đại học phòng cháy chữa cháy. Có lẽ vì thế năm nay Bộ GDĐT chỉ đạo ra đề thật khó. Nhưng bản chất cái " khó " của đề năm nay nằm ở phần tự luận còn rơi rớt lại tuy học trò không phải trình bày lời giải. Cái dở của trắc nghiệm vẫn còn đó : học trò không cần và do đó sẽ không biết cách trình bày bài giải, không rèn rũa cách suy luận, chỉ cắm cổ tính cho thật nhanh; người khoanh kết quả đúng chưa chắc là người giải đúng.

Đề thi " khó " nhưng sẽ không phân loại được học trò.

Năm nay dự kiến điểm đỗ vào đại học sẽ thấp. Học trò rất vững vàng về kiến thức có lẽ chỉ được chừng 5,5 đến 6 điểm Toán. Các bạn học sinh năm nay đừng buồn nhé. Tôi biết các bạn không kém như điểm số mà các bạn thu được.

Dự đoán rằng sang năm đề thi lại thật dễ. 

Đất nước tôi mọi thứ đều theo từng đợt sóng, kể cả đề thi.



Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018


cho dù có học giỏi đến mấy, có đỗ đầu trạng nguyên gì đi chăng nữa thì chẳng em gái nào thèm ngó tới, đến khi nghe nói dứt áo đi tu thì mấy em lại bu theo đông quá trời. Đời đúng là bể khổ  !!









nếu như ai cũng học tập và làm theo tấm gương của vị trạng nguyên đi tu này thì sinh linh sẽ bớt khổ đau đi rất nhiều . 










trích trong Thần đồng đất Việt tập 115 . Tập này rất hay, trong đó có nói đến cách kiếm số lượng dầu còn lại cùng cách đong dầu rất thông minh .