Trang

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018



1 bài luận cực kỳ hay, hài hước, phải suy nghĩ từng câu chữ, vừa đọc vừa cười sặc sụa . Ai cũng nhân danh  NHÂN  DÂN  hết thì hóa ra  NHÂN  DÂN  đã bị chia 5 sẻ 7 rồi ư  ??  Trong bài viết có nói tới ví dụ Myanmar cùng bà Aung Suu Kyu thì cũng thật khó khăn cho bà khi mà từ trước tới giờ bà luôn đấu tranh cho  NHÂN  DÂN  ( tức là cho SỐ  ĐÔNG ) , vậy khi đám đông quần chúng nhân dân đã không chấp nhận thành phần thiểu số thì bà ta còn làm gì được nữa đây  ??  Nhẹ thì Nhân Dân ( Số Đông ) sẽ không bầu cho Đảng của bà ta nữa, nặng thì nhân dân sẽ cho là bà đang đi theo con đường độc tài như chế độ quân phiệt trước đây và những thành tích đấu tranh cho DÂN  CHỦ  trước đây của bà ta coi như  MẤT  TRẮNG   !!  Vậy còn con đường nào khác đây  ??? Chẳng lẽ cứ giữ chế độ độc đảng ( không cho Nhân Dân bầu cử ) như hiện giờ lại còn tốt hơn chăng  ??? 


đố vui có thưởng : theo các bạn thì đây có phải là tiếng nói của  NHÂN  DÂN  hay không  ??








nhân dân là ai ?

( Bac Van Vuong )


" nhân dân là gì ? ", " nhân dân là ai ? ", câu hỏi lẩm cẩm này có đáng để mất thời gian suy tư không ? tương tự như cú nhăn trán vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng, câu hỏi " ta là ai ? " chẳng mấy khi được người đời quan tâm. ta là ta, hiển nhiên quá, sao phải hỏi phải trả lời. cũng như ( chúng ) ta là nhân dân, hỏi gì ngu thế.

ta cứ hồn nhiên là ta, hồn nhiên là nhân dân, ta không thắc mắc, không đặt câu hỏi rồi cố gắng trả lời, kết cuộc như chúng ta đang thấy, tất cả chúng ta không khác gì một lũ hề.

" nhân dân là ai ? " là một câu hỏi lớn. nó lớn vì nó đụng tới rất nhiều vấn đề thuộc phạm trù triết học chính trị. ở bài viết này, tôi sẽ cố gắng vắn tắt sao cho gọn nhất, trước hết, để đáp ứng nhu cầu " đọc ngắn ", " đọc dễ " của quí vị, sau nữa là cho vừa với khuôn khổ một bài chính luận trên " nhật báo mõm vuông ".


bên trên có viết rằng đây là câu hỏi lẩm cẩm. nó lẩm cẩm vì ai cũng ( tưởng ) biết rồi sao còn phải hỏi. định nghĩa nhân dân đơn giản thôi mà nhân dân là tất cả mọi người sống trong một cộng đồng, một xã hội. tôi là nhân dân, anh là nhân dân. 

tới đây thì nẩy sinh thắc mắc, tại sao tất cả đều là nhân dân mà có người bị kết tội " phản bội nhân dân " ? phản bội nhân dân là phản bội ai ? chính tôi chăng ? rồi mệnh đề được ghi vào hiến pháp " đất đai thuộc sở hữu toàn dân " cùng cái thực tế là không ai có quyền sở hữu đất đai ( cuốn " sổ hồng " , " sổ đỏ " chỉ là quyền sử dụng đất chứ không phải quyền sở hữu đất ) cho ta một suy diễn logic rằng : nhân dân / toàn dân là không ai cả ( ?) . 

cách đây một năm, dịp bầu cử quốc hội, trên mạng youtube lan truyền một clip rất hay : hai cô gái trẻ đi phỏng vấn các nhà dân chủ. trong khi người phỏng vấn hòa nhã thì các nhà dân chủ rất hầm hố. thế rồi một nhà dân chủ chỉ tay thẳng vào người phỏng vấn mà rằng " trở về với nhân dân đi rồi hãy tới đây phỏng vấn ".

mệnh lệnh của nhà dân chủ này khiến tôi suy ngẫm. à, như vậy ta là nhân dân, đồng bọn ( cùng ý hướng, chính kiến, cảm xúc ) của ta là nhân dân, còn tất cả những ai không cùng xúc cảm, ý nghĩ với ta đều không phải là nhân dân ( ?) .

một cách hiểu cảm tính, mơ hồ khác : nhân dân là những người cùng khổ, yếu thế, giới lao động, bình dân. cách hiểu phi lí trí này được chắp cánh bởi các nhà văn nhà thơ, " tôi đứng về phe nước mắt ". phe nước mắt đồng nghĩa với cái thiện, phe cười ngoác ( người giầu, và các thành phần " không yếu thế " khác ) đồng nghĩa với cái ác. và thế là một đám đông độc tài hình thành. kẻ không nghèo cần phải bị tiêu diệt trong khi thực tế không như vậy. người không nghèo cũng là nhân dân. nhân dân thiểu số .

cách qui giản nhân dân thành số đông, đồng hóa nhân dân là kẻ cùng ý thức hệ là con đường ngắn nhất, giản tiện nhất để đi tới độc tài.

cơ quan ngôn luận của đảng ta là nhật báo " nhân dân " và đảng ta luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng đảng ta vì nhân dân. gần đây đảng bảo " bản chất của đảng là vì nhân dân " ( hơi khác với trước đây, đảng ta là đảng tiên phong, vì / của giai cấp tiên phong ) , thế rồi các nhà dân chủ chửi đảng ta cũng với danh nghĩa " vì nhân dân ". có mâu thuẫn gì ở đây không nhỉ ( ? ) 

như vậy ý thức hệ địch / ta, nó không phải nhân dân vì nó khác ta. nó phản bội nhân dân vì nó không đứng trong hàng ngũ của ta. và chúng ta đều nhân danh nhân dân để chửi nhau. tất cả những điều đó đều xuất phát từ ý thức độc tài. thứ độc tài hội nhóm, độc tài ý thức. những đám đông độc tài.

nhân dân không là ai khi nhân dân chỉ là một khái niệm trìu tượng để tất cả những thế lực độc tài lợi dụng nếu chúng ta không trả lời câu hỏi một cách rốt ráo, để nhân dân không phải là khái niệm trừu tượng mà phải là khái niệm cụ thể.

nhân dân là danh từ chung chỉ tất cả chúng ta. nhưng chúng ta vốn dĩ khác nhau, khác nhau về trình độ nhận thức, về nền tảng tri thức, tài sản, văn hóa, sở thích ..... v.....v..... , vậy thì làm sao chúng ta có thể tự cho phép mình ( hoặc ai đó ) bỏ chung tất cả vào một rọ " nhân dân " để rồi nhân danh nó ?

khi một nhà dân chủ ( hoặc đảng phái, chính phủ ) tuyên bố : " tôi / chúng tôi vì nhân dân. chúng tôi đấu tranh lao tâm khổ tứ là vì nhân dân " ấy là khi họ đang mỵ dân. họ cố tình mỵ dân hoặc họ đang ngộ nhận.

tình trạng ngộ nhận này sẽ dẫn tới ý thức hệ độc tài. ta và nó không thể chung sống. hoặc theo ta thì là nhân dân, không theo ta là phản bội nhân dân. ý thức này còn dẫn tới thứ ý thức lố bịch : ta vì dân, ta " hy sinh vì sự nghiệp của nhân dân " nên dân phải cảm ơn ta. trong khi về mặt lí trí lẫn đạo lí cảm tính thì dân chẳng cần mang ơn bất kì ai, các nhà đấu tranh dân chủ hay đảng phái nào, nhà nước nào. các nhà dân chủ đấu tranh không cho toàn bộ nhân dân nên tất yếu sẽ có những bộ phận nhân dân chẳng những không cần cảm ơn các nhà dân chủ mà còn có thể phê phán họ. cũng như nhà nước ( theo nghĩa đại diện ) có trách nhiệm vì dân. làm những gì tốt nhất cho nhân dân là trách nhiệm của nhà nước chứ không phải sự ban ơn. nhà nước dù làm tốt việc của mình tới đâu thì nhân dân vẫn không phải hàm ơn.

nhìn chung mọi tuyên ngôn nhân danh nhân dân đều ( dẫn tới ) mỵ dân. các nhà dân chủ không có quyền nhân danh nhân dân bởi họ chỉ đại diện cho những người cùng xúc cảm, nhận thức với họ, những nhân dân cụ thể. tương tự nhà nước cũng không có quyền tự hào " vì ", " tại ", " bởi " nhân dân ( dẫn tới tư tưởng ban phát ). nhà nước vì dân là trách nhiệm của nhà nước. trách nhiệm thì không cần hô hào, vỗ ngực.

nhân danh nhân dân bừa bãi sẽ nhanh chóng dẫn tới chống lại nhân dân. trường hợp bà san suu kyi là một ví dụ tốt cho nhận định này bởi tính thời sự của nó. những ngày qua báo chí phương tây liên tục cho đăng tải những bài viết kiểu " thần tượng sụp đổ ", " điều gì đang xẩy ra với biểu tượng nhân quyền " .....v.....v..... để nói về người đàn bà từng đoạt giải nobel hòa bình vì thành tích " đấu tranh bất bạo động cho dân chủ và nhân quyền ". trong sự nghiệp đấu tranh của mình, bà san suu kyi cũng nhân danh vì nhân dân, kết quả là giờ đây bà bật đèn xanh cho cuộc đàn áp chia rẽ sắc tộc, tôn giáo ( đàn áp người rohingya ) .

hãy nhớ rằng dù là thiểu số, dù khác biệt văn hóa, tôn giáo, trình độ nhận thức .....v.v..... thì họ vẫn cứ là nhân dân. và chẳng có lý luận nào, đạo lý nào của tư tưởng nhân quyền cho phép kì thị , đàn áp thiểu số, sự khác biệt.

làm cho rõ ràng khái niệm danh từ chung " nhân dân " không chỉ là chuyện hình thức, ngôn ngữ, mà khi khái niệm rõ ràng sẽ dẫn tới nhận thức mạch lạc, tránh tình trạng mỵ dân và tự lừa mỵ . 

chỉ khi đảng ta không còn tự hào vì dân mà phải hiểu rằng vì dân là trách nhiệm. chỉ khi các nhà dân chủ không đao to búa lớn yêu nước thương nòi, không " nguyện hy sinh vì nhân dân " thì khi đó nhân dân mới được chỉ mặt điểm tên, nhân dân mới trở nên cụ thể, và nhân dân không còn bị nhân danh, lợi dụng.


bonus :

nhân danh bừa bãi dẫn tới không chỉ mỵ dân, nó còn dẫn tới những ý thức hệ nguy hiểm như chủ nghĩa dân tộc, thanh trừng sắc tộc, bài ngoại ..... v.v..... nhưng đù má viết hết thì dài .



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét