Trang

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018


10 loại bánh mì nổi tiếng của các quốc gia trên thế giới.


( ngoisao.net )


Bánh mì là một món ăn phổ biến trên thế giới và mỗi nơi lại có những biến tấu và sự kết hợp khác nhau mang đặc trưng riêng.


Nhắc đến bánh mì nướng chúng ta có thể nghĩ tới vô vàn cách kết hợp với nhiều loại đồ ăn, từ thịt, phô mai cho tới sữa hay mứt. Mỗi người đều có thể có một cách kết hợp riêng theo khẩu vị của họ. Dưới đây là một vài kiểu kết hợp khá đặc trưng của mỗi quốc gia mà theo đánh giá của các chuyên gia ẩm thực thì chúng khá ngon và thú vị.



Pháp - chỉ bánh mì không đã ngon rồi






Chiếc bánh mì baguette nóng hổi luôn là một phần không thể thiếu trong mỗi bữa sáng truyền thống kiểu Pháp. Nhiều cửa hàng bánh mì hoàn toàn có thể bán hết bánh ngay khi vừa mở cửa. Tại Pháp, người dân thường ăn bánh mì baguette với mứt và bơ.


Tại Singapore và Malaysia - bánh mì nướng kaya mới là chuẩn

Món bánh mì phổ biến ở Singapore và Malaysia chính là kaya. Chúng được làm bằng cách thái lát bánh mì bình thường, sau đó nướng trong lò hoặc nướng than. Bơ và kaya ( một loại mứt truyền thống được làm từ dừa và trứng ) sẽ được phết lên bánh mì nướng rồi kẹp chúng lại với nhau.



Tại Italy - hãy thử fettunta

Fettunta gồm fetta ( lát ) và unta ( dầu ) có nghĩa là miếng dầu. Để làm fettunta, bánh mì sẽ được thái lát sau đó nướng lên, khi bánh nướng vẫn còn ấm người ta sẽ rắc tỏi, muối biển và dầu ôliu lên. Về cơ bản đây là loại bánh mì tỏi kiểu Italy chắc chắn bạn sẽ tò mò muốn thử. 





bài viết này là 1 sự đánh giá khác về vua Lê Chiêu Thống, 1 nhân vật bị xem là " xấu " trong lịch sử, là " nhân vật phụ " bên cạnh các nhân vật chính cùng thời là nhà Trịnh, là Quang Trung Nguyễn Huệ, hơi xa một tí là Nguyễn Ánh Gia Long. Bỏ qua những lời bào chữa về việc các sử liệu chính thức lên án vua Chiêu Thống khi không có chứng cứ rõ ràng ( kiểu như những hành vi trả thù ) thì lời bào chữa của tác giả cũng không được thuyết phục lắm khi cho rằng hầu hết các sử liệu cùng thời toàn nói xấu vua trong khi tác giả chỉ có thể đưa ra 1 hoặc 2 sử liệu có tính bênh vực vua cùng vài người thân cận ....... phủ nhận những sử liệu được coi là chính thức trong khi sử dụng những sử liệu mà cá nhân cho là đáng tin thì làm sao thuyết phục được đây  ??  

nếu lên án hành vi vua Chiêu Thống mượn quân Tàu để cứu ngôi vua thì hành vi của Nguyễn Ánh Gia Long mượn quân Xiêm Thái Lan cũng chẳng khác gì nhau, cái khác cơ bản và cốt yếu nhất là Nguyễn Ánh đã thành công trong việc thống nhất đất nước, còn vua Chiêu Thống thì không. Do đó " được làm vua, thua làm giặc " , mượn quân nước ngoài mà thành công thì không sao, còn nếu không thành công thì sẽ bị cho là bán nước, là kết án muôn đời. Âu đó cũng là lẽ thường tình trong lịch sử chính trị vậy.

dù sao cũng khá khen cho tác giả khi đã cố công bào chữa cho 1 " nhân vật phụ " bị lịch sử của các triều đại miệt thị cùng 1 lối viết khá thu hút và hấp dẫn, câu cú rõ ràng. Cho dù viết 1 câu Tiếng Việt đơn giản hay là viết văn, viết sử, thì cái cơ bản nhất phải là viết để cho người khác hiểu mình đang nói gì. Ngay như công việc dịch thuật, dịch từ tiếng nước ngoài ra Tiếng Việt cũng phải trình bày câu chữ sao cho rõ ràng dễ hiểu, chứ có nhiều tác phẩm hoặc bộ phim dịch ra đọc một hồi rồi chẳng hiểu cái câu đó nó nói cái gì nữa.



Lê Chiêu Thống đáng thương hay đáng trách ?

LÊ DUY KỲ ( 1766 - 1793 ) 

( Nguyễn Duy Chính : lược trích )

LỜI NÓI ÐẦU 

Nói Lê Duy Kỳ có thể ít người biết nhưng nếu nói vua Chiêu Thống thì phần lớn chúng ta đều hình dung ra một ông vua nhiều tội lỗi, đáng nguyền rủa. Vua Chiêu Thống [ dưới triều Nguyễn được đặt tên thụy là Mẫn Ðế nghĩa là ông vua đáng thương ] là vị vua cuối cùng của triều Lê, trị vì chỉ một thời gian rất ngắn. Người lãnh đạo sau cùng của triều đại thường được ghi nhận một cách thiếu thiện cảm – kẻ thất bại bao giờ cũng có lỗi và đáng trách nhiều hơn đáng khen – từ Bảo Ðại nhà Nguyễn, Phổ Nghi nhà Thanh, hay Sùng Trinh nhà Minh. Tuy nhiên không phải lịch sử mãi mãi đều lập lại một quan điểm, trong nhiều giai đoạn nhiều nhân vật đã được đánh giá lại cho chính xác.

Cuối thế kỷ XVIII nước ta đầy biến động, cuộc nổi dậy của anh em Tây Sơn không những chấm dứt vương quyền chúa Nguyễn ở Nam Hà mà còn diệt luôn chúa Trịnh ở miền Bắc đưa đến sự sụp đổ nhà Lê, triều đình chính thống của Việt Nam trong gần 400 năm. Tuy nhiên Tây Sơn cũng không giữ nước được lâu và chỉ chưa đầy 20 năm thì chính họ cũng bị tiêu diệt. Sự thay đổi nhiều thế lực, nhiều vương quyền quá nhanh trong một thời gian ngắn khiến cho sử sách viết về thời kỳ này bao gồm đủ loại khuynh hướng, nếu chỉ nhìn một phía chắc chắn chúng ta sẽ vừa thiếu sót vừa thiên vị. Một triều đại qua đi, những người hoài vọng thường có khuynh hướng đề cao người đi trước và trút trách nhiệm cho người không may mắn phải ở vào vị trí sau cùng.


Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018


LIÊN  HOÀN  CƯỚC  là đây chứ là đâu  !!  





nghe giang hồ đồn đãi người gây ra nghiệp họa này là 1 nữ thí chủ. Sau 1 đêm phong sương tuyết nguyệt cùng các đồng đạo, đang trên đường hạ sơn thì vị nữ thí chủ này bỗng dưng bị tẩu hỏa nhập ma, kinh mạch chấn động nên đã không điều khiển được con chiến mã 4 bánh mà gây ra họa sát thân. Tại hạ thật vô cùng khâm phục nữ thí chủ vì từ trước tới giờ tại hạ chỉ đi xe 2 bánh là cùng ( ngoại trừ hồi nhỏ có đi xe 3 bánh ) , nếu như không may có nhiều người bị " trúng chưởng " mà đi " bái thần tiên " thì vị nữ thí chủ này xứng danh là  ĐỘC  CÔ  CẦU  HỒN  rồi vậy.


sau đây là vài hình ảnh do giới cái bang võ lâm đã nhanh chóng thu thập được :
















Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018


bài này đã đăng cách đây vài năm nhưng đăng lại vì thấy hay và thi vị quá. Có thể nói bánh mỳ là thức ăn chính của cả Châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp, bánh mỳ không cần phải nấu nướng hằng ngày cho nên bánh mì dễ đi vào ẩm thực của các nước Châu Á trong khi ngược lại, gạo không được phổ biến nhiều ở các nước Châu Âu, không phải do quá dở ăn không được mà có lẽ do phải nấu nướng lểnh kểnh so với việc chỉ việc ra tiệm mua bánh mì. Bánh mì gần giống như cơm vì có thể ăn được với mọi loại thức ăn khác như : trứng, bơ, thịt, pate ..... thậm chí còn có thể dùng được với sữa nữa. Nếu như sau này có thêm 1 loạt bài nói về bánh mì thì sẽ tuyệt lắm .


Le, la baguette 


( soi.today : lược trích )


Ở bên Pháp có 2 chuyện đáng kể : thứ nhất là tình yêu và thứ nhì là bánh mỳ. Tình thì vô vàn rắc rối, rừng Boulogne, rừng Vincennes, rừng cao su mâu thuẫn vân vân, tôi chỉ biết kể chuyện bánh mỳ.

Năm nay hai trăm năm kỷ niệm Cách mạng Tư sản Pháp, nói chuyện bánh mỳ không khỏi nhớ đến vợ chồng con cái Louis Thập Lục. Nhà này cũng được quần chúng mến yêu gọi là “ Ông làm bánh mỳ ”, “ Bà làm bánh mỳ ” và “ Cậu bé làm bánh mỳ ” ( Đông Cung Thái Tử, Dauphin de france, le petit mitron ) , tựa như là ta được thóc được gạo vẫn cho đó là ơn vua vậy. Thế mà bà Marie - Antoinette ( “ con mẹ người Áo ” ) lúc dân chúng biểu tình đòi bánh mỳ lại bất nhẫn thốt ra câu “ Chúng nó không có bánh mỳ thì cho chúng ăn bánh ngọt ”. Chữ “ bánh ngọt ” ở đây là brioche, người Mỹ dịch là cake. “ Qu’ils mangent de la brioche – Let them eat cake ” là một câu nhanh nhẩu khôi hài ( đen ) làm người đời nhớ mãi. Bánh brioche đời bà ta tôi không biết chứ đời nay ra tiệm mua nó đắt hơn bánh mỳ tiêu chuẩn những sáu bảy lần, nhiều khi người ta còn cho cả tóp mỡ ( lardon ) vào, ăn rất ngon. Thành thử ra vài năm sau đó, người ta có lôi bà này ra chặt béng đầu cùng với ông chồng Cả Đụt của bà tôi thấy cũng phải tuy tôi không là người khát máu. Điển tích này chỉ để nói ở bên Tây dù là Hoàng Gia, Hoàng Hậu gì đi chăng nữa, cái chuyện bánh mỳ chẳng thể đùa được.

Đã lỡ nhắc đến họ nhà này, lại kỷ niệm hai trăm năm 1789, tôi nhớ Prévert có bài thơ mang tựa “ Những gia tộc lớn ” để tặng họ. Nhớ mang máng thôi, xin đừng gọi điện thoại đến bắt bẻ :





Cu ba, bác Phi đen và Chê điếc.


( Ngầu Pín )


- Bác Phi đen 

Biên nhân dịp VN để quốc tang bác.

Cuba là 1 quốc đảo, cách miami có nhõn 120km, dân cuba vì vậy bị cấm sở hữu thuyền, bất kì cái gì nổi đc trên mặt nước đều bị cấm đéo nói nhiều. đương nhiên dân sợ đéo gì, lũ cứng cổ ôm phản lao ra biển là thường, người dân Mĩ dang tay chào đón. trước thời Bác Phiden, Cuba là nước giàu tương đối nói thì nói, bác Phi lên thì vẫn giàu, nhưng ko phất lắm, đéo tiến nhưng đéo lùi . 

1950 họ kiếm 2000$ / năm/ người.

2015 họ vẫn 2000$ / năm/ người. Đéo cần tiến.

Tuy nhiên chỉ số hạnh phúc thì hơn nhiều cái xứ hình rươi. Nhòm những người cuba da đen mắt sáng vóc dáng hiền hòa ngày câu cá, chiều cầm li rum, miệng ngậm điếu xì ga lahabana, nghe lũ cẩu búng ghita và đêm đêm quay cuồng trong vũ điệu sămpa máu - lửa. Đến tỷ phú mĩ đi nghỉ Holliday cũng chỉ bằng 1 anh dân xoàng cu ba. Người cuba ăn chơi khá tất tay, tích tiền làm đéo gì, đằng nào cũng ko mua được du - thuyền. Bác Phiden do thù hằn nhỏ nhen Mĩ đéo tiếp đón lịch sự đâm ghét Mĩ, chơi với liên xô, 1 quốc gia cộng sản ở tận bên kia địa cầu. Cũng đéo ai phiền nếu Bác ko ok cho liên xô bê vài đầu đạn hạt nhân xây bệ, nhằm thẳng Waishington DC trực chỉ.

Nguyên thời chiến tranh lạnh, Mĩ và Liên Xô dọa phang nhau bằng vũ khí hạt nhân, Liên xô làm toán tên lửa Mỹ bắn tới Mát chỉ mất 15 phút từ căn cứ ở Thổ nhĩ Kì, còn liên xô thì bắn mất 45 phút, delay 30 phút, tức cùng khai hỏa thì Mát thành tro trước, mĩ có 30 phút phòng thủ, đéo ổn tý nào. Liên Xô đc cu ba cho đặt bệ phóng, mất 10 phút là Hoa thịnh Đốn ra tro. Mĩ sợ vãi cứt non, bác Phi oách lắm, bác phát biểu úp mở đại ý bố mày cũng có hàng nóng đó, mĩ chả là cái đéo. Mĩ xuống nước, đi đêm với Liên Xô, thu hàng nóng ở Thổ, bù lại LX cũng thu về, bác Phi quê độ. Lòi đuôi chỉ là con tốt thí trên bàn cờ các cường quốc ...

Sau vụ này, Mĩ tặng bác Phi 1 lệnh cấm vận, lệnh này khiến giới thèm xe cổ đổ về lahabana vì Phà ơi, vào năm 2016 mà trên phố của Cuba toàn xe cổ niên đại 195x.

.
.
.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018


nhà đương kim vô địch cờ vua thế giới Magnus Carlsen ( Na Uy ) đang vội phi thân để đến chỗ chơi cờ , nhìn giống y hệt như Châu Nhuận Phát cầm súng nhảy qua tường ở cuối phim để đi trả thù cho đồng chí của mình đã bị các thế lực thù địch và bọn phản động giết hại trong bộ phim hành động Hong Kong nổi tiếng Anh hùng bản sắc 2 ( 1987 ) của đạo diễn Từ Khắc vậy .






Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018



Câu chuyện bánh mì : Vị cứu tinh cổ kim. 


( soi.today )

Bánh mì, cái món tưởng đơn giản nhưng có khả năng lật đổ cả một chế độ. Cách đây mấy trăm năm thôi, tại châu Âu, một gia đình Hoàng tộc vì bao đời ăn chơi hoặc vì dốt – lắm khả năng là vì cả hai – đã khiến dân chúng không có đến bánh mì để ăn. Nghe đồn rằng một người trong Hoàng gia ấy hỏi dân chẳng có bánh mì sao không ăn bánh ngọt, thế là dân nổi điên lên, trỗi dậy làm cách mạng, khiến Vua cùng bao gia đình quý tộc khác bị lôi ra chém bay đầu. Thiếu thốn ngũ cốc nói chung, hoặc thiếu bánh mì trong trường hợp phương Tây nói riêng, rất dễ dẫn đến loạn dân. Chứ chưa thấy ai làm loạn vì thiếu thịt, thiếu rau, hay thiếu bánh ngọt.





Bánh mì “ công thức cổ ”.





Mù Cang Chải.


( Trí Thức Trẻ )


Mùa thu tới cũng là thời điểm cung đường đèo Khau Phạ đưa ta đến với Mù Cang Chải trở nên nhộp nhịp hơn bao giờ hết. Từng đoàn người nối nhau về đây để được tận hưởng mùa thu một cách trọn vẹn nhất : trong hương lúa thơm ngào ngạt khắp các cánh đồng, trong màu vàng rực rỡ trên các thửa ruộng bậc thang, trong tiếng cười nói rôm rả của bà con dân tộc khi một vụ mùa mới đang về.

Khi các cung đường miền Tây Bắc bước vào mùa lúa vàng đẹp nhất trong năm cũng là thời điểm mà những người yêu du lịch trong và ngoài nước lại nô nức lên kế hoạch cho những chuyến hành trình khám phá cung đường miền núi thơm mùi lúa chín. Từ trung tuần tháng 9 cho đến đầu tháng 10, lúa ở Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ và cả Tú Lệ ( Yên Bái ) đều đã chuyển sang một sắc vàng rực rỡ khó có thể kiềm lòng.

Đặc biệt, mùa lúa chín chỉ kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần, nên nếu không muốn bỏ lỡ trải nghiệm rực rỡ với mùa vàng Mù Cang Chải, bạn hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ nhé !

Trải qua gần 9 tiếng đồng hồ trên xe khách, chúng tôi đến Mù Cang Chải khi trời chưa sáng hẳn. Cả thị trấn còn im lìm trong màn sương mờ ảo giăng giăng giữa các đỉnh núi. Tiết trời se lạnh khiến những kẻ đang quen với cái nóng thành thị có đôi chút rùng mình, thế nhưng vẫn không ngăn nổi niềm háo hức được khám phá bên trong chúng tôi. Về đến homestay sắp xếp quần áo xong, chúng tôi quyết định không ngủ nữa mà ngồi đợi đến bình minh, để được nhìn nơi này rõ hơn một chút.

Mù Cang Chải là một cái tên gần gũi với khách du lịch, bởi nơi đây nổi tiếng với hàng trăm hecta ruộng bậc thanh của 3 xã : La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình. Nơi đây cũng được công nhận là một trong những danh thắng độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam.

Đến Mù Cang Chải mùa này, đặc biệt nếu may mắn gặp những ngày nắng đẹp, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh quan thiên nhiên quá đỗi mỹ lệ, khi từng bậc thang lúa chín vàng như tỏa sáng lấp lánh dưới ánh nắng ngập tràn, xa xa là những dãy núi hùng vĩ, vừa hư lại vừa thực.









đây là 1 sự đánh giá rất khách quan của 1 sử gia người Anh và có chút gượng gạo khi nói rằng người Mỹ thua trận ở VN nhưng lại thắng về mặt văn hóa kinh tế. Thua trận là thua trận, nếu người Mỹ biết rằng sau này sẽ thắng ở các lĩnh vực khác thì đâu cần đưa quân đội vào VN làm gì, cứ để cho quân đội Cộng Sản tràn vào rồi sau đó thay đổi từ từ cũng được vậy. Với lại những gì mà người dân VN hiện nay ảnh hưởng từ văn hóa, giáo dục cho tới thể thao bóng đá và kinh tế tư bản gì gì đó đều là theo kiểu của người Châu Âu mà người ta thường hay gọi là phương Tây ( ví dụ như nước Anh ) chứ không phải là từ Mỹ đâu nhé. Nên phân biệt giữa Châu Âu và Mỹ để tránh có 1 sự nhầm lẫn như thế.



Max Hastings về cuộc chiến VN : ' Không phe nào đáng chiến thắng ' .


( BBC tiếng việt )


Sử gia nổi tiếng của Anh, Sir Max Hastings, vừa ra mắt cuốn sách hơn 700 trang, Vietnam : An Epic Tragedy 1945 - 1975 ( Việt Nam : Một bi kịch vĩ đại 1945 - 1975 ) . Sinh năm 1945, Max Hastings lần đầu tới miền Nam Việt Nam khi mới 24 tuổi với tư cách phóng viên. Ngày 20 / 3 / 1975, ông có mặt ở Sài Gòn và như ông kể, nghĩ rằng ông chỉ tường thuật một chiến dịch nữa mà không biết cuộc chiến sắp sửa kết thúc. Trong sự nghiệp báo chí của mình, Max Hastings từng là tổng biên tập của tờ Daily Telegraph ( 1986 - 1995 ) và Evening Standard ( 1996 - 2002 ) . Ông cũng là một sử gia quân sự, đã viết 26 cuốn sách về các cuộc chiến lớn như Thế chiến thứ Nhất và thứ Hai. Ông được nước Anh phong tước hiệp sĩ năm 2002 và nhận giải thưởng 100.000 đôla cho thành tựu cả đời từ Thư viện Quân sự Pritzker của Chicago năm 2012.

Xem Việt Nam là nơi ông từ bỏ " ảo tưởng thơ ấu về vinh quang quân sự " , Sir Max Hastings bắt đầu có những chuyến đi Mỹ và Việt Nam năm 2016 để phỏng vấn cho cuốn sách. Đã nhiều sách do người Pháp và Mỹ viết nhưng họ thường có xu hướng đặt người Mỹ là nhân vật chính hay nạn nhân chính trong cuộc chiến. Tôi muốn khác đi, để đây là cuốn sách chủ yếu về người Việt. Đã có ước tính cứ một người Mỹ chết ở Việt Nam thì có hơn 40 người Việt chết. Khi nghiên cứu cho sách, tôi tập trung vào người Việt cả cộng sản và chống cộng. Tôi đã đọc hàng ngàn trang bản dịch các tài liệu và hồi ký, tôi làm phỏng vấn ở cả Mỹ và Việt Nam.


' Thiếu tin cậy ' tư liệu từ Việt Nam.

Một vấn đề cho người viết sử là có vô số tư liệu trong kho của Mỹ, Pháp, nhưng ở Hà Nội không có nhiều tư liệu hàm chứa các nguồn đáng tin cậy. Đọc hồi ký của những người lính miền Bắc, phỏng vấn người Việt - những điều đó rất có ích. Nhưng nhiều diễn giải chính thức của Hà Nội không đáng tin.


Phương Tây ' hiểu lầm về cuộc chiến ' .

Trong lúc chiến tranh diễn ra, Washington và Phương Tây luôn tin rằng hành vi của miền Bắc, tức Hà Nội, là do Trung Quốc và Nga giật dây. Nhưng khi bạn nghiên cứu về chuyện này, bạn thấy không đúng. Thực tế cả Liên Xô và Trung Quốc đều không mấy nhiệt tình với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam, một phần là vì họ luôn lo lắng Mỹ sẽ can thiệp quân sự. Trong giai đoạn đầu họ thậm chí lo ngại Mỹ có khi dùng vũ khí hạt nhân. Cả Bắc Kinh và Moscow đều không hào hứng với cuộc chiến, khác với điều các chính trị gia Phương Tây tưởng.

Ở Phương Tây, người ta nghĩ rằng Hồ Chí Minh cho đến khi qua đời năm 1969 luôn là người chỉ đạo cuộc đấu tranh của miền Bắc. Dĩ nhiên giờ đây chúng ta đã biết từ khoảng năm 1962 , mặc dù Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục quan trọng nhưng Lê Duẩn đã chỉ đạo các nỗ lực chiến tranh. Có một số bằng chứng rằng từ giữa thập niên 1960, một phe ở Hà Nội - có thể trong đó có ông Hồ - cân nhắc khả năng thỏa hiệp hòa bình nhưng Lê Duẩn luôn khẳng định phải đạt được chiến thắng.

Một việc mà nhiều người ở Phương Tây chưa biết : Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường được cho là người chỉ đạo chính cho hoạt động quân sự của Hà Nội nhưng trong một giai đoạn dài Tướng Giáp mất uy thế, thậm chí ở nước ngoài, trong lúc một số lượng đáng kể người thân tín của ông ấy bị bắt tù.


' Sự tàn nhẫn của miền Bắc '

Trong cuốn sách, tôi cho rằng mình đã trình bày công bằng về tầm mức thất bại, sự ngu dốt ( stupidity ) của người Mỹ, những điều tệ hại mà họ làm. Nhưng chúng ta cũng cần nhận ra sự tàn bạo ( brutality ) của miền Bắc : sự thờ ơ của Lê Duẩn trước tầm mức thương vong của quân miền Bắc để đạt được mục tiêu thống nhất ; tầm mức các chiến dịch gây khiếp sợ ở miền Nam và ở cả miền Bắc sau 1954 như Cải cách Ruộng đất, hợp tác hóa.

Hồ Chí Minh và Việt Minh luôn xứng đáng được người Việt Nam ngưỡng mộ, biết ơn vì đấu tranh loại bỏ người Pháp khỏi Việt Nam. Nhưng mặt khác, sự tàn nhẫn và thất bại về kinh tế theo sau việc đưa chủ nghĩa cộng sản vào miền Bắc và sau này trên cả nước đã áp đặt một cái giá quá lớn lên người Việt. Với tôi, một trớ trêu là người Mỹ đã thất bại về quân sự nhưng ngày hôm nay về văn hóa và kinh tế, các giá trị và văn hóa Mỹ lại chiến thắng.

Mặc dù một chính thể độc đoán vẫn đang cai trị, mọi người được phép kiếm tiền theo kiểu Mỹ. Những nhà cách mạng thời kỳ đầu hẳn sẽ phát hoảng nếu họ nhìn thấy Sài Gòn hôm nay vì thành phố trông hệt như cách mà người Mỹ muốn thấy. Thật trớ trêu khi người Mỹ thất bại về quân sự nhưng đã chiến thắng về văn hóa và kinh tế. Nhưng tôi cho rằng người dân Việt Nam cần tự hào vì lòng dũng cảm, ý chí nhân dân ở cả hai phía trong một cuộc chiến áp đặt lên họ bởi cả người cộng sản lẫn Phương Tây. Trong sách, tôi viết cả hai phe đều không xứng đáng chiến thắng. Cả hai phe đều cư xử tệ với nhân dân Việt Nam.

Trong sách tôi cũng nói một lý do đằng sau thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là ở mọi giai đoạn, người Mỹ không hành động dựa theo mong muốn, lợi ích của nhân dân Việt Nam. Lúc nào chính sách của họ cũng xuất phát từ lợi ích của Mỹ, như thế Hà Nội luôn có lợi thế tuyên truyền to lớn. Lý do căn bản người Mỹ đã thua, người cộng sản thắng là vì người Việt căm ghét sự can thiệp của nước ngoài. Rõ ràng sự can thiệp của Mỹ đã đem lại sự đau khổ cho nhân dân Việt Nam.