Trang

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021


Mối duyên Ngô Mạnh Đạt - Châu Tinh Trì.


( vnexpress )



Châu Tinh Trì và Ngô Mạnh Đạt trong phim " Chuyên gia xảo quyệt " ( 1991 ) của đạo diễn Vương Tinh



Cố tài tử Hong Kong Ngô Mạnh Đạt thường mua một hộp bào ngư ăn chung Châu Tinh Trì, nhường đàn em con to, ngày cả hai chưa nổi danh.


Sau khi Ngô Mạnh Đạt qua đời, trên Weibo, nhiều fan chia sẻ đoạn phim của ông và Châu Tinh Trì trong Vua phá hoại, trong đó, Châu Tinh Trì bắt tay Ngô Mạnh Đạt, nói: "Sau này có cơ hội chúng ta lại hợp tác với nhau". Các khán giả nuối tiếc vì khi "cặp bài trùng" không tái hợp, kể từ phim Đội bóng Thiếu Lâm năm 2001.


Hai diễn viên quen nhau khi làm việc ở đài TVB cuối thập niên 1980. Ban đầu, cả hai không được trọng dụng, diễn những vai vô danh trong các phim truyền hình. 1989 đánh dấu bước ngoặt khi Châu Tinh Trì, Ngô Mạnh Đạt đóng chính phim Cái thế hào hiệp, được khen ngợi diễn xuất. Theo HK01, một số câu cửa miệng Châu Tinh Trì nói trong phim trở thành câu cửa miệng của người Hong Kong, còn được dùng đến nay.


Bấy giờ, nhà Châu Tinh Trì và Ngô Mạnh Đạt đối diện nhau, hai người thường đến trường quay, ra về cùng nhau. Trên Bjnews, Mạnh Đạt từng kể thi thoảng, ông và tài tử kém 11 tuổi hẹn uống cà phê gần nhà, trao đổi với nhau những dự định, mơ ước. Ngô Mạnh Đạt và Châu Tinh Trì còn từng đến nơi các đôi tình nhân hẹn hò, nghe lỏm họ nói gì với nhau. Mạnh Đạt cho biết hai người tính cách trái ngược nhưng trò chuyện hợp gu, vui vẻ.


Đạo diễn Lưu Trấn Vỹ phát hiện tiềm năng của Ngô Mạnh Đạt và Châu Tinh Trì, mời họ đóng Thánh Bài (1990). Các nhà sản xuất không đánh giá cao Châu Tinh Trì, yêu cầu Lưu Trấn Vỹ tìm diễn viên khác song đạo diễn kiên trì thuyết phục. Mỗi lần quay xong cảnh khó, Ngô Mạnh Đạt và Châu Tinh Trì thường mua một hộp bào ngư ăn chung, giá hơn 100 HKD (296 nghìn đồng). Mỗi hộp có hai con, nhiều lúc con to con nhỏ. Ngô Mạnh Đạt thường nhường con to cho Châu Tinh Trì. Quãng thời gian như thế kéo dài khoảng một năm, là kỷ niệm khó quên với Ngô Mạnh Đạt.


Khi phim hoàn thành, nhà đầu tư Ngô Tư Viễn nói với Châu Tinh Trì: "Phim này ra mắt, cậu sẽ không còn là tiểu sinh nữa mà sẽ là người nổi tiếng nhất Hong Kong". Tác phẩm công chiếu, Tinh Trì và Mạnh Đạt đến rạp xem phản ứng của khán giả. Thấy người xem ôm bụng cười, cả hai nhìn nhau, bụm miệng. Phim đạt doanh thu 41 triệu HKD (hơn 121 tỷ đồng) - phá kỷ lục doanh thu phòng vé Hong Kong. Từ đó, hai người thành những diễn viên đắt show, không còn thời gian chia bào ngư với nhau.


Sau thành công của Thánh Bài, hai diễn viên kết hợp trong 20 phim điện ảnh khác, trở thành bộ đôi kinh điển làng điện ảnh. Ngô Mạnh Đạt cho rằng phim ông và Châu Tinh Trì đóng được yêu thích một phần liên quan hoàn cảnh gia đình của hai người. Châu Tinh Trì lớn lên trong gia đình đơn thân còn ông hồi nhỏ sống cùng đòn roi của bố. Nếu không nghe lời, ông thường bị cha phạt quỳ cả tối. Hai diễn viên đều không gần gũi cha. Trên phim, họ thường phá vỡ những quan niệm trưởng bối - hậu bối truyền thống. Khi diễn cha - con, chú - cháu, họ xây dựng mối quan hệ bình đẳng, như những người bạn.


20 năm qua, Châu Tinh Trì và Ngô Mạnh Đạt không hợp tác làm phim cũng không xuất hiện cùng nhau. Trên Zhejiang TV năm 2018, Ngô Mạnh Đạt nói: "Nhiều lúc tôi nghĩ không biết tại sao giờ đây lại như thế, cảm giác chúng tôi đến chết cũng chẳng gặp nhau nữa". 


Những năm cuối đời, Ngô Mạnh Đạt đau đáu tái hợp Châu Tinh Trì, hàn huyên cùng bạn cũ. "Nhưng hiện đẳng cấp của Châu Tinh Trì đã khác, lại giàu có, tư tưởng của tôi và cậu ấy khó mà tương đồng như ngày trước", nghệ sĩ nói năm 2019. Trong chương trình truyền hình cuối cùng Mạnh Đạt tham gia, phát trên Zhejiang TV hồi giữa tháng 2, ông nói: "Tôi chưa chết, Châu Tinh Trì chưa nghỉ hưu thì sẽ có cơ hội tái hợp thôi".


Theo Điền Khải Văn, trưởng hội Nhà làm phim Hong Kong, khi Ngô Mạnh Đạt đổ bệnh, Châu Tinh Trì thường gọi cho ông hỏi han tình hình, đề nghị giúp đỡ nếu Mạnh Đạt cần. Chị của Châu Tinh Trì đến bệnh viện thăm Ngô Mạnh Đạt. Sau khi đồng nghiệp qua đời, Châu Tinh Trì nói: "Những ngày qua tôi luôn theo dõi bệnh tình của Ngô Mạnh Đạt, ít nhiều có chuẩn bị tâm lý. Nhưng hay tin, tôi vẫn rất đau lòng, nuối tiếc. Anh ấy đổ bệnh nhanh, đi vội vã. Anh ấy là cộng sự, là bạn của tôi bao năm qua, bây giờ tôi vẫn chưa thể chấp nhận anh ấy mất".


Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021


vậy ....... mới phong cách  !!!!






Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021


biệt thự vườn ở Cu Chi giá 3,2 tỷ . Nếu hình thật sự đúng như vậy và giá đúng như vậy ( chứ không phải " giá ban đầu " ) thì có thể coi là hợp lý. Biệt thự này nhìn không khác là ở nước ngoài là mấy trong khi có những biệt thự nhìn cũng na ná như vậy mà " hét giá " tới mấy chục tỷ thì không biết cho tới giờ có ai mua chưa hay là chờ mốc meo ra đó  ???







Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021


Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “ trỗi dậy ”?


( nghiên cứu quốc tế )



Trong bối cảnh toàn dân Trung Quốc sôi nổi bàn chuyện “ Nước lớn trỗi dậy ”, tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 12 / 1 / 2008 đăng bài “ Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện trỗi dậy ” của Canh Hân, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ hai bờ Nhật Bản mà chúng tôi tóm tắt giới thiệu dưới đây. Bài này phần nào thể hiện suy nghĩ của một số trí thức Trung Quốc trước vấn đề nhạy cảm nói trên, tuy tác giả viết cho người Trung Quốc nhưng chúng tôi thiển nghĩ có lẽ người Việt Nam cũng nên đọc. 


                                -----------------------------


Hơn trăm năm nay, Trung Quốc liên tục đưa ra thuyết “ Trỗi dậy ”, “ Nhảy vọt ”, “ Thời hưng thịnh ” ; thế nhưng Nhật Bản, quốc gia cách Trung Quốc một eo biển hẹp, nước phương Đông duy nhất thời ấy được coi là “ nước lớn trỗi dậy ” thì lại có tâm trạng khác với Trung Quốc. Đầu thập niên 1970, Nhật Bản vượt qua các nước lớn Tây Âu nhảy lên vị trí cường quốc kinh tế số 2 thế giới nhưng hồi ấy người Nhật chẳng bàn luận gì về “ trỗi dậy ”, ngược lại họ bàn nhiều về đề tài “ Nước Nhật chìm đắm ”, tên một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng xuất bản năm 1975 của nhà văn Sakyo Komatsu. Ba chục năm sau, năm 2006, kinh tế Nhật lại tăng trưởng 5 năm liền, là một thành tích đáng phấn khởi, thế mà người Nhật lại bỏ ra 2 tỷ Yên làm lại bộ phim “ Nước Nhật chìm đắm ”, có sử dụng công nghệ máy tính và được chính quyền, quân đội hợp tác làm cho bộ phim có nhiều cảnh hấp dẫn hơn.


Ý thức lo âu phòng xa của người Nhật có lịch sử lâu đời. Ngay cả khi kinh tế phát triển tốt, đã thực sự “ trỗi dậy ”, cũng rất hiếm thấy người Nhật tuyên truyền ầm ỹ, huênh hoang tự ca ngợi dân tộc mình ; ngược lại họ càng tỉnh táo, bình tĩnh hơn, luôn tự kiểm điểm bản thân và suy nghĩ lo xa. Điều này đáng để chúng ta tham khảo học tập. Mấy năm nay tuy kinh tế Nhật phát triển tốt nhưng khi đưa tin về vấn đề đó, báo đài Nhật đều giữ thái độ tự trách cứ mình, trong những bài xã luận chúc mừng năm mới chỉ thấy nói nhiều về “ cảnh báo ”. Các doanh nghiệp lớn đều giữ thái độ khiêm tốn khiến người ta quên mất một sự thật là nước Nhật có GDP bình quân đầu người cao tới 40 nghìn USD. Khi Nhật Bản thoát khỏi “ Mười năm đánh mất ”, cựu Tổng Giám đốc hãng Toyota dội một gáo nước lạnh lên đầu đồng bào ông : “ Nhật Bản muốn làm minh chủ châu Á ư ? Không có tư cách và cũng chẳng có sức mà làm đâu ! ”


Thực ra nước Nhật không bao giờ có thể “ chìm ” được. Họ nói thế là chỉ để trau dồi ý thức lo âu phòng xa cho dân chúng mà thôi. Dĩ nhiên chuyện ấy có liên quan tới việc nền kinh tế nước này đã chín muồi, mặt khác, đó còn là do tầng lớp tinh hoa của xã hội Nhật bao giờ cũng phát huy được tác dụng cân bằng của một cái “ van điều tiết ổn định ”, nhất là khi tình hình nước nhà tốt đẹp, tinh thần dân chúng phấn khởi. Ý thức lo âu phòng xa của người Nhật bắt nguồn từ nỗi lo môi trường sinh tồn khách quan, họ thường nói “ Nước nhỏ hẹp, môi trường sống ác liệt, khan hiếm tài nguyên, lắm thiên tai ”. Một ví dụ : lúc nào cũng thấy họ bàn tán om xòm vấn đề thiếu năng lượng, ngay cả người giàu cũng dè xẻn từng giọt nước, từng số điện. Mùa hè vừa qua trời nóng bức, thế mà họ đề xuất : nhiệt độ từ 28 độ C trở lên mới dùng điều hòa nhiệt độ, có cơ quan xí nghiệp còn niêm phong cầu dao cấp điện của hệ thống làm mát. Thực ra nước này đâu có thiếu điện, ngành điện chưa bao giờ mất điện, cắt điện hoặc hạn chế dùng điện. Tính căn cơ dè xẻn ấy khiến người nước ngoài vừa kính trọng vừa ớn người Nhật. Ý thức đó còn bắt nguồn từ sức ép của xã hội. Chẳng hạn một nghiên cứu mới đây cho thấy đến năm 2055, số dân Nhật chỉ còn 89,93 triệu người, người già chiếm 40 % , gấp đôi tỷ lệ hiện nay. 


Ngoài ra Nhật Bản cũng phải chịu sức ép từ các nước xung quanh : vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, tư tưởng chống Nhật của người Hàn Quốc, vấn đề 4 đảo miền Bắc ( hiện bị Nga chiếm ), và sự “ trỗi dậy ” của Trung Quốc. Đặc biệt việc Mỹ đóng quân trên đất Nhật 60 năm nay khiến người Nhật cảm thấy khó chịu nhất tuy việc đó lại có lợi nhất cho họ. Ngoài ra truyền thống văn hóa Nhật cũng là nguồn gốc của tâm lý lo âu phòng xa. Trong lịch sử, người Nhật từng tiếp thu sâu sắc tư tưởng Khổng Mạnh, ví dụ hai câu “ Kẻ không nghĩ xa, tất có nỗi lo buồn gần ” và “ Sống biết lo xa, chết sẽ yên lành ” rất được họ tôn sùng. Do có nguồn gốc sâu xa nói trên nên ý thức lo âu phòng xa của người Nhật rất ổn định, không dễ bị mất đi khi hoàn cảnh có chuyển biến tốt ; khó có thể so sánh người Nhật với những dân tộc tuy có chịu sức ép tương tự nhưng không có truyền thống văn hóa, phó mặc số trời, hoặc các dân tộc tuy có truyền thống văn hóa nhưng lại thiếu sức ép từ bên trong hoặc bên ngoài.


Muốn hiểu được ý thức lo âu phòng xa của người Nhật thì cần tìm hiểu 3 bài học lớn trong quá trình hiện đại hóa đầy trắc trở của họ.


Bài học đầu tiên xảy ra vào giữa thế kỷ 19 khi tàu chiến của Đô đốc hải quân Mỹ Matthew Perry tiến vào vịnh Tokyo ép Nhật ký hiệp ước ngoại giao và buôn bán với Mỹ. Hồi ấy do thấy một nước lớn như Trung Quốc mà còn không chống đỡ nổi sự xâm lăng của phương Tây, phải mở cửa cho họ vào nên người Nhật đã chọn đường lối khiêm tốn cúi đầu nhận làm học trò của phương Tây. Bài học này đã chuyển biến thành ý thức lo âu phòng xa và phấn đấu tự cường của người Nhật. Thế nhưng khi mạnh lên rồi thì họ lại chuyển ý thức nói trên thành tư tưởng bành trướng đi xâm chiếm các nước khác ; ngay cả khi chiến sự bất lợi, chính phủ và báo đài Nhật vẫn điên cuồng tuyên truyền hiếu chiến. Sau khi thua to trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều người Nhật phê phán tầng lớp tinh hoa nước này đã thiếu bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan và tự cảnh tỉnh, làm cho Nhật Bản trở thành kẻ thù của toàn nhân loại. Thất bại nói trên là bài học lịch sử thứ 2 ; từ đó Nhật Bản rời bỏ hàng ngũ nước lớn chính trị trên thế giới, bắt đầu xây dựng lại từ số không, nhịn nhục cần cù lao động với ý thức lo âu phòng xa.


Sau khi trở thành cường quốc kinh tế số 2, cuối thập niên 1980, bong bóng kinh tế nước này bắt đầu phình to, nhiều công ty Nhật Bản đầu tư quy mô lớn ra nước ngoài khiến báo Mỹ kêu la “ Lại một trận Trân châu cảng mới ! ”. Nhưng lần làm liều ấy chỉ khiến cho bong bóng kinh tế Nhật nhanh chóng tan vỡ : hàng loạt công ty lớn và nhà băng phá sản, thị trường nhà đất sụp đổ, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình trệ và suy thoái kéo dài suốt “ 10 năm đánh mất ”. Trong lúc đó kinh tế Mỹ và Trung Quốc lại vững vàng tăng trưởng, điều đó làm cho người Nhật một lần nữa bình tâm trở lại, tăng cường trau dồi ý thức lo âu phòng xa.


Mỗi thất bại đều được người Nhật chuyển hóa thành ý thức tự cảnh tỉnh : Nóng đầu, không lượng sức mình mà làm liều thì sẽ bị vấp ngã, ăn quả đắng ; ngược lại, tỉnh táo bình tâm, miệt mài lao động thì sẽ có lối thoát. Nhật Bản là một tấm gương tốt của Trung Quốc, nhiều cái họ từng trải qua, Trung Quốc cũng có thể sẽ trải qua với phương thức khác. Các bài học lịch sử và kinh nghiệm của người hàng xóm này rất đáng để Trung Quốc chú ý.



Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021


các tên và địa danh của Hàn Quốc được đọc theo âm tiếng Tàu trong bài này do Hàn Quốc vẫn còn dùng chữ Hán tạo cảm giác rất thân thiết và gần gũi cứ như là đang đọc lịch sử của Trung Quốc vậy. Hy vọng rằng từ nay về sau ngoài Trung Quốc ra thì sẽ viết tên riêng của Hàn Quốc và Nhật Bản theo tên tiếng Hán bên cạnh các tên thường gọi của 2 nước này để cho thấy sự tương đồng về văn hóa giữa 3 nước có nền kinh tế hàng đầu Châu Á là Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản vậy.



Hai bộ phim và một cuộc ám sát.


( soi.today )



Ngoài đời .....



Năm 2021, bộ phim “ The Man Standing Next ” ( Người đứng kế vị ) đại diện cho Hàn Quốc để dự giải Oscar thể loại phim nói tiếng nước ngoài. Đề tài của bộ phim là biến cố “ 10. 26 ”, tức sự kiện ám sát tổng thống Phác Chính Hy bởi nhân vật số 2 của chế độ vào năm 1979. Trước đó, năm 2005 cũng nói về biến cố này là bộ phim “ The President’s Last Bang ” được trình chiếu ( nhưng không dự thi ) tại Cannes. 2 bộ phim cùng 1 đề tài nhưng lại rất khác biệt. Sau đây là phần lịch sử.


Lúc đó mới ngoài 19 h 40, thượng tướng Kim Tái Khuê ( Kim Jae-Gyu ), giám đốc Trung ương Tình báo Hàn Quốc ( KCIA ) vừa đi ra ngoài mấy phút và trở lại vào phòng ăn. Ông ngồi xuống và quát “ Sao đại thống lại dùng thằng sâu bọ này làm cố vấn ! ” rồi quay sang trung tá Tra Chí Triết ( Cha Chi Chol ), cận vệ trưởng của tổng thống Phác Chính Hy. Ông Triết chồm người lên vì tính rất hung hăng, có bận một tỉnh trưởng mồi thuốc cho tổng thống Phác mà để lửa to bèn bị trung tá Triết đánh ngay tại chỗ. Nhưng lần này ông vừa mới vung tay thì giám đốc Khuê cầm sẵn súng bắn trúng tay phải. Tổng thống Phác trợn mắt thì giám đốc Khuê bắn luôn vào ngực phải. Tổng thống Phác liền ngả đầu vào vai cô nữ sinh viên 22 tuổi trường diễn viên Đại học Hán Dương, Thân Tại Thuần ( Shin Jae-soon ) phía bên tay phải ông. Ngồi phía trái, tức là 2 cô 2 bên ( thì người ta là tổng thống mà ! ) là ca sĩ đang lên Thẩm Thủ Phong ( Shim Soo-bong ), 24 tuổi. Cô mới nổi vào năm trước với bài hát “ Người ấy ngày xưa ” do chính cô sáng tác và đây là lần thứ 3 cô hát cho tổng thống trong tiệc riêng thân mật. Giám đốc Khuê quay sang phía trung tá cận vệ đang giãy dụa trên sàn định bồi thêm mấy phát thì khẩu súng ngắn tự động bị kẹt đạn và bất khiển dụng.


Đây là một khẩu Walther PPK của Đức, nổi tiếng là vũ khí phòng thân của điệp viên 007 James Bond. Tuy ca líp bé nhưng nó rất tốt và có thể kẹt đạn chỉ vì triệu chứng được gọi là “ cổ tay lỏng lẻo ”, triệu chứng này có thể xảy ra với bất cứ súng ngắn tự động nào nếu xạ thủ không nắm bá cho chắc khi bóp cò. Giám đốc Khuê bèn chạy ra ngoài hô : mang súng lại cho tao ! Đại tá Phác Thiện Hảo ( Park Seon-Ho ), phụ tá của ông chạy đến đưa cho khẩu súng Smith & Wesson nòng ngắn. Đây là súng trái khế, chỉ có thể lép đạn chứ không có chuyện kẹt đạn. Ông Khuê trở vào phòng khi trung tá Triết đã bỏ trốn trong phòng tắm đang lồm cồm bò ra. Bị nã thêm một phát vào bụng, ông chí chết hay Chí Triết giờ ..... chết tốt, ca sĩ Thẩm Thủ Phong hãi quá chuyển sang giọng tông cao và bỏ chạy. Cô sinh viên vẫn ôm tổng thống trong vòng tay học trò nhưng đứng dậy sau khi giám đốc Khuê đến sau lưng ông Phác và bắn thêm một phát vào đầu tổng thống Hàn quốc.


Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021


người thì bỏ quốc tịch Canada, người thì bỏ quốc tịch Mỹ, sau này có lẽ sẽ tới những người mang quốc tịch Anh. Thật tội nghiệp cho các ngôi sao điện ảnh Hong Kong có quốc tịch nước ngoài , chắc là bị " ép " phải bỏ quốc tịch đây. Như vậy sau này những ai muốn " bắt cá 2 tay " , vừa muốn kiếm  NHIỀU  TIỀN  ở Trung Quốc vừa muốn " giông " ra định cư ở nước ngoài chắc là sẽ khó lắm đây.


sống như thế thì thà sang nước ngoài ở, tuy không thể nổi tiếng như khi ở Trung Quốc và chỉ có thể kiếm ba cọc ba đồng nhưng còn hơn là ở Trung Quốc vừa  NỔI  TIẾNG  lại vừa có  TIỀN.



Tạ Đình Phong bỏ quốc tịch Canada.


( vnexpress )


Tài tử Hong Kong Tạ Đình Phong cho biết đang làm thủ tục từ bỏ quốc tịch Canada để "quảng bá tinh thần, văn hóa Trung Quốc". Trong chương trình của CCTV tối 5/9, diễn viên 41 tuổi nói gần đây anh thường xuyên đọc bình luận của khán giả về phim mới phát hành - Nộ hỏa, thấy nhiều người nêu vấn đề quốc tịch, cho rằng anh là người Canada nhưng có nhiều đặc quyền "kiếm tiền ở Trung Quốc". Đình Phong nói : "Đọc bình luận như thế, tôi nghĩ, ơ, sao họ có thể nói vậy. Tôi sinh ở Hong Kong, vốn là người Trung Quốc mà. Thực ra, tôi đã làm thủ tục xin bỏ quốc tịch Canada".


Tạ Đình Phong cho biết càng trưởng thành, anh càng thấy có trách nhiệm truyền bá văn hóa quê hương. Hiện Tạ Đình Phong đảm nhận nhiều vai trò : ca sĩ, diễn viên, đầu bếp, doanh nhân.


Trên HK01, tài tử Tạ Hiền - cha Tạ Đình Phong - nói về quyết định của con : "Đó là ý muốn của Đình Phong, tôi ủng hộ". Gia đình Tạ Đình Phong giàu truyền thống nghệ thuật, Tạ Hiền là ngôi sao hàng đầu thập niên 1960 tới 1980, mẹ anh - Địch Ba Lạp - là diễn viên, Hoa hậu Hong Kong 1973. Từ nhỏ anh sống trong sự chú ý của truyền thông, lên bìa tạp chí khi được một tuần tuổi, cùng cha mẹ tham gia các chương trình giải trí. Lên tám tuổi, Đình Phong theo gia đình định cư ở Vancouver. 15 tuổi, anh tới Tokyo học âm nhạc. Một năm sau, Tạ Đình Phong về Hong Kong gia nhập làng giải trí.


Tạ Đình Phong thông báo từ bỏ tư cách người Canada trong bối cảnh vấn đề quốc tịch của nghệ sĩ gây bàn tán ở Trung Quốc. Trên Weibo, nhiều khán giả cho biết phản cảm việc các sao có lượng fan lớn, kiếm tiền ở Trung Quốc, được tung hô săn đón nhưng "mang tài sản ra nước ngoài để hưởng thụ". Nhiều người yêu cầu những người quốc tịch ngoại quốc không được hoạt động giải trí tại Trung Quốc.


Từ đầu tháng 8, nhiều blogger giải trí đăng bài cho biết cơ quan quản lý văn hóa Trung Quốc hạn chế hoạt động của các sao quốc tịch khác, những người bị ảnh hưởng bao gồm Lưu Diệc Phi, Lý Liên Kiệt, Tạ Đình Phong, Vương Lực Hoành, Triệu Hựu Đình, Hứa Tình, Trương Thiết Lâm ..... Hồi tháng 7, Trần Phi Vũ - con trai đạo diễn Trần Khải Ca - cho biết từ bỏ quốc tịch Mỹ.



Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021




Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn.

Hương Kiều Loan thực hiện 6 / 2001 


( lược trích )







Hương Kiều Loan ( HKL ) : Anh Ngạn cho bà con bạn bè biết sơ qua về tiểu sử anh đi nhé.

Nguyễn Ngọc Ngạn ( NNN ) : Tôi sinh ra tại một làng nhỏ ở ngoại thành Sơn Tây trong 1 gia đình gồm 7 anh chị em. Năm 54 di cư vào sàigòn, chỉ có người chị cả ở lại ngoài bắc với gia đình chồng. Tính đến năm 75, anh em tôi tất cả đều ở trong quân đội trừ cậu em út là Ngọc Trọng thì vừa học xong Chính Trị Kinh Doanh Đà lạt. Hiện nay anh em tôi ra hải ngoại gần đủ. Chỉ có bà chị cả ở Sơn Tây và người em kế tôi ở Sài gòn. Đó là người con trai duy nhất có mặt khi cha mẹ tôi qua đời. Mẹ tôi năm mất năm 91. Cha tôi mất năm 97.

HKL : Gia đình tôi cũng có 7 anh chị em giống anh. Tôi cũng có một bà chị lớn nhất ở lại Hà Nội theo chồng khi nhà di cư vào Nam anh ạ. Trong gia đình, bà chị lớn là người duy nhất giống tôi, thích văn chương và nghệ thuật. Chị vẽ đẹp nữa. Thế bên gia đình anh, ngoài anh ra, trong nhà có ai thiên về nghệ thuật không ?

NNN : Nói cho đúng thì chỉ có cậu út tôi là Ngọc Trọng mê nhạc từ bé. Từ Trung học đã học piano, guitar, nhạc lý, rồi đi hát và sáng tác. Còn tôi, viết văn cũng như lên sân khấu hoàn toàn là do sự đưa đẩy của hoàn cảnh, không hề định hướng từ nhỏ.

HKL : Từ trước có bao giờ anh nghĩ sẽ có ngày anh sinh sống bằng bộ môn này không ?

NNN : Như vừa thưa với chị , tôi chẳng bao giờ hình dung có ngày mình sẽ đứng trước sân khấu cũng như có thể sống bằng " nghề " điều khiển chương trình mà người ta gọi là M.C. Lý do giản dị là từ trước tới nay trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam không có nghề này ! Hoặc có, nhưng ít được chú ý. Việc giới thiệu chương trình, tức M.C.,- hay đúng hơn là làm " host " một show ca nhạc - mặc dù đã thịnh hành từ lâu ở các nước Tây Phương vẫn quá mới mẻ đối với VN. Có lẽ chỉ gần đây vai trò điều khiển chương trình mới dành được chỗ đứng tương đối quan trọng trong các chương trình ca nhạc tổng hợp. Làm văn nghệ cũng như viết văn, bước đầu không ai nghĩ đến tiền vì chẳng biết nó có tiền hay không ! Nhưng lâu dần trở thành một cái nghề tay trái rồi dần dà biến thành nghề tay phải. Tất cả đều là tình cờ hết.

HKL : Đang từ nhà văn, qua điều khiển chương trình văn nghệ, anh có bị gia đình hay độc giả phản đối không ?

NNN : Khi trung tâm Thúy Nga lần đầu mời tôi vào tháng 5 năm 92, tôi không dám nhận lời ngay vì cần hỏi ý kiến người thân. Hỏi ý kiến là vì tôi không tự tin. Lúc ấy bên văn chương, tôi đã có nhiều tác phẩm, và xét ở một chừng mực nào đó thì tôi đã được coi là thành công. Bên sân khấu, tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm nên không khỏi đắn đo. Tất nhiên người đầu tiên tôi tham khảo là nhà tôi. Nói chung thì nhà tôi và đa số người thân trong gia đình đều ngăn cản, không muốn tôi lao vào lãnh vực này. Lý do duy nhất là mọi người sợ tôi thất bại. Độc giả thì sợ tôi cầm micro sẽ bỏ cầm bút. Trước sự dè dặt của mọi người trong gia đình, tôi phân vân suy nghĩ khá lâu. 

Hơn ba tháng sau, tôi mới lên đường làm thử cuốn Paris By Night 17. Động cơ duy nhất lúc bấy giờ thúc đẩy tôi là tôi nghĩ đến cha tôi ở Sàigòn. Tôi không về VN được, mà tôi muốn cha tôi nhìn lại tôi sau hơn 10 năm xa nhà. Băng Thúy Nga thì người ta sang đi sang lại, sang lậu trong nước rất nhiều, thể nào cha tôi cũng trông thấy tôi và nghe tiếng tôi nói. Đó là lý do khiến tôi lên Paris By Night lần đầu. Nhưng thật tình mà nói, thưa với chị, lúc đó tôi chưa biết sức phổ biến rộng lớn của Paris By Night. Nếu biết, tôi đã nhận lời ngay không đắn đo bởi càng về sau tôi càng nhận ra Paris By Night là diễn đàn có tầm quảng bá gần như trong mọi gia đình VN ở hải ngoại cũng như quốc nội. Tôi có thể sử dụng diễn dàn ấy để nói chuyện văn học và lịch sử với các bạn trẻ lớn lên ở nước ngoài.

HKL : Tôi vẫn nhớ Paris By Night số 17 là cuốn anh có mặt. Anh đã thổi một luồng gió mới vào ngành MC của người Việt. Tôi đã nghe bao người khen anh vì họ thấy khác hẳn lối làm M.C từ trước tới giờ của người Việt. Ờ mà hồi đó coi anh khác hẳn bây giờ. Do đâu anh bắt liên lạc được trung tâm Thúy Nga để họ mời anh ?

NNN : Đi ngược dòng thời gian, trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn Paris By Night số 1 năm 1983. Khoảng thời gian đó văn nghệ trong cộng đồng chưa phát triển vì 3 lý do : Thứ nhất, kinh tế cộng đồng chưa phồn thịnh. Thứ hai, phim bộ Trung Hoa chiếm lĩnh thị trường. Thứ ba, cộng đồng còn quá nặng về nhạc đấu tranh, chưa chú ý đến tình ca. Những cuốn băng chủ đề của Thúy Nga chẳng hạn như : " Giã Biệt sàigòn, Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam, Nước Non Nghìn Dặm ra đi ", hoặc băng cải lương cũ trước 75 được đón nhận mạnh mẽ hơn hẳn những chương trình ca nhạc tạp kỹ Paris By Night. Chính vì vậy nhịp độ thực hiện Paris By Night rất chậm. Từ 83 đến 89, Thúy Nga chỉ cho ra đời được 6 cuốn Paris By Night và đều thực hiện theo lối MTV - cũng gọi là music video - nghĩa là chạy tên ca sĩ, tên bản nhạc trên màn ảnh chứ không có người điều khiển chương trình. 

Năm 89, ông Jean Pierre Barrie, tổng giám đốc đài truyền hình Pháp Euromedia mới đề nghị với trung tâm Thúy Nga nên thay đổi hình thức Paris By Night. Thay vì thu MTV thì nên chuyển sang Talk Show là phương thức ăn khách từ lâu tại các nước Tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ. Chẳng hạn Jonhny Carson làm host Tonight Show suốt 30 năm với trên 4000 show từng đêm mà vẫn thu hút hàng chục triệu khán giả. Hình thức này có cái mới lạ là không chỉ thuần túy trình diễn ca vũ nhạc mà còn phỏng vấn, kể chuyện, mạn đàm, tạo không khí gần gũi với khán giả hơn. Thúy Nga làm theo đề nghị của ông Jean Pierrè và bắt đầu chuyển hướng. Muốn làm Talk show thì quan trọng nhất là phải kiếm được người làm HOST, người biết nói chuyện, tức là người điều khiển chương trình. Trung tâm Thúy Nga đi tìm ..... và anh Jo Marcel là người đầu tiên được mời trên Paris By Night số 7. Rồi liên tiếp có nghệ sĩ Trần văn Trạch, Việt Thảo, La Thoại Tân, Ngọc Phu, Kim Anh, Trần Quốc Bảo, Hương Lan, Khánh Ly, Đỗ Văn, Lê Văn và rồi tới tôi ! Cho đến giờ tôi vẫn chưa biết ai đã giới thiệu tôi cho Thúy Nga vì tôi ở quá xa, lại không hề quen biết ai trong trung tâm này cả.








Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021


Khác biệt của món bánh bèo ở các vùng miền Việt Nam.


( vnexpress )



Cùng một tên gọi nhưng món bánh bèo ở Hải Phòng, Nghệ An, Huế ..... không giống nhau. Đặc trưng ẩm thực mỗi vùng miền thể hiện rõ trên món ăn này.



Bánh bèo Hải Phòng


Bánh bèo làm từ bột gạo, có nhân là thịt nạc, mộc nhĩ, hành khô nêm nếm vừa miệng. Nước chấm được chế biến từ nước hầm xương, đậm đà, cho thêm hành hoa, ớt tươi và rắc hạt tiêu thơm lừng. Đặc biệt hơn, người ta thả vào bát nước chấm hai miếng chả quế hoặc chả thịt băm để ăn kèm.


Đây không chỉ là món khoái khẩu của người dân đất cảng mà còn là lựa chọn yêu thích của khách du lịch. Khuôn bánh hình chữ nhật được thái nhỏ vừa miếng khi ăn, đặt trên lớp lá chuối tươi đầy hấp dẫn. Mỗi chiếc bánh bèo Hải Phòng có giá khoảng 12.000 – 20.000 đồng, rất hợp để ăn sáng hoặc các bữa lỡ.






Bánh bèo Nghệ An


Nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên bởi bánh bèo Nghệ An không có nhiều khác biệt so với món bánh lọc của Huế. Đây là một điều thú vị trong cách gọi tên món ăn ở các vùng khác nhau. Bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc. Bột bánh được vắt thành hình tròn dẹt rồi gập đôi lại để giữ nhân bên trong. Bánh hình bán nguyệt, trong vắt, nhìn rõ nhân tôm và thịt nạc rất bắt mắt. Bánh được rắc hành khô và rưới nước mắm lên trên khi thưởng thức. Còn có cả bánh bèo rán và bánh bèo lá để du khách chọn lựa.






Bánh bèo Quảng Bình


Đĩa bánh bèo này khiến du khách dễ dàng hình dung nguồn gốc tên của món ăn. Những miếng bánh tròn mướt xếp sát nhau trên đĩa như những lá bèo trên mặt sông. Bột bánh là bột gạo được hòa với nước theo tỉ lệ chuẩn, cho vào khuôn tròn dẹt đều tăm tắp, chín trong lửa vừa, có màu trắng mướt mắt, thơm dịu.


Người ta quết một lớp mỡ lên mặt bánh rồi rắc phần tôm chấy lên trên. Tôm thơm bùi, đậm vị biển, được xào trên chảo cho đến khi có màu vàng ruộm đầy kích thích. Tóp mỡ giòn rụm cũng là một thành phần thường xuyên được khách xin thêm. Nước chấm mặn ngọt khi rưới lên đĩa bánh làm những miếng tóp mỡ kêu tanh tách. Thực khách nên ăn khi nước chấm còn nóng.


Bánh bèo Quảng Bình có giá 10.000 - 15.000 đồng/đĩa và chắc chắn bạn sẽ gọi thêm đĩa thứ hai cho đỡ thòm thèm.







Bánh bèo Huế


Cố đô Huế nổi tiếng với các món quà bánh, trong số đó bánh bèo chén cũng được nhiều người ưa chuộng. Về thành phần và hương vị, bánh bèo Huế khá giống bánh bèo Quảng Bình, chỉ khác ở cách trình bày món ăn theo đúng phong cách “ ăn hương ăn hoa ” của người dân nơi đây.


Người ta đổ bột bánh vào những chén nhỏ xíu bằng đường kính trái bóng bàn, sau đó bỏ vào nồi hấp. Bánh chín có màu trắng đục, trên mỗi chén có tôm chấy, tóp mỡ và hành lá phi thơm. Khách hàng rưới nước mắm ớt xanh cay thơm lên từng chén và ăn lần lượt. Với kích cỡ chén bé như vậy, khách thường gọi bánh bèo theo đơn vị khay hoặc chục chén trở lên.



Bánh bèo Quảng Nam


Người dân Quảng Nam lại sử dụng những chén dẹt có đường kính to bằng bát ăn cơm để hấp bánh, do đó bánh cũng dày hơn, dùng để ăn no chứ không ăn chơi như ở nơi khác. Bột bánh ở Quảng Nam thơm thoảng mùi lá dứa rất dễ chịu. Bánh chín khéo là bánh có xoáy ở giữa để đổ sốt tôm lên trên.


Phần tôm không được xào khô mà làm thành sốt đặc với bột năng, khá nồng mùi tỏi băm. Nhiều nơi còn rắc lạc rang bùi bùi lên trên. Khi ăn, thực khách chan thêm nước mắm nguyên chất dầm tỏi sống ớt xanh, vừa ăn vừa xuýt xoa vì vị cay đậm đà.


Bánh bèo Quảng Nam hiện trở thành món ngon ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn, nhưng đã được biến tấu đi khá nhiều. Nếu bạn có cơ hội thưởng thức bánh bèo do chính người dân địa phương chế biến thì mới biết vị chuẩn của nó.



Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021


Tại sao nước Anh không thể công nhận sự thật về Winston Churchill ?


( Đàn Chim Việt )


Dường như không có gì có thể được phép làm hoen ố huyền thoại quốc gia — như tôi đã thấy khi tổ chức một cuộc tranh luận ở Cambridge về khía cạnh u ám của ông ta.


Sự im lặng đáng kinh ngạc trước ​​một trong những nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử nước Anh. Bạn đọc có thể say mê không ngừng về việc Winston Churchill “ một mình ” đánh bại Hitler, nhưng đề cập đến quan điểm của ông về chủng tộc hoặc các chính sách thuộc địa của ông ta, bạn sẽ ngay lập tức bị nhận chìm trong một loạt những lời nói cay độc.


Trong một biển sách viết về tiểu sử đáng kính của Churchill, hầu như không có cuốn sách nào xem xét nghiêm túc vấn đề phân biệt chủng tộc của ông đã được ghi lại bằng tài liệu. Dường như không gì có thể được phép làm phức tạp chứ đừng nói đến chuyện làm hoen ố huyền thoại dân tộc về một anh hùng hoàn mỹ : một thần tượng đã “ cứu nền văn minh của chúng ta ” như Boris Johnson tuyên bố, hay “ toàn bộ nhân loại ” như David Cameron đã từng nói. Đưa ra một nhận định không thoải mái về quan điểm của ông ta về quyền tối cao của người da trắng thì những người như Piers Morgan sẽ hỏi : “ Tại sao bạn lại sống ở đất nước này ? ”


Không phải ai cũng hài lòng khi được yêu cầu im lặng vì họ sẽ “ nói tiếng Đức ” nếu không có Churchill. Nhiều người muốn biết thêm về các nhân vật lịch sử mà họ phải ngưỡng mộ không phê bình. Các cuộc biểu tình Black Lives Matter vào tháng 6 năm ngoái — trong đó nhóm chữ “ phân biệt chủng tộc ” được sơn bằng chữ đỏ trên bức tượng của Churchill ở Công trường trước Quốc hội đi kèm với đòi hỏi được giáo dục nhiều hơn về chủng tộc, đế chế và những nhân vật có bức tượng đứng sừng sững trong cảnh quan của chúng ta ngay nay.


Tuy nhiên, việc đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn đã bị làm khó dễ. Các học giả nghiên cứu về những khía cạnh kém nổi tiếng của Churchill bị đối xử thô bạo. Lấy trường Churchill College, Cambridge, nơi tôi là giảng viên làm ví dụ. Để đáp lại lời kêu gọi cung cấp thông tin đầy đủ hơn về người sáng lập, trường đã tổ chức một loạt các sự kiện về Churchill, Đế chế và Chủng tộc. Gần đây tôi đã chủ tọa buổi thứ hai trong những sinh hoạt này, một cuộc thảo luận về “ Những hậu quả về chủng tộc của Churchill ”.


Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021


Hàng xôi "ngon mất người" nức tiếng Hà Nội : ai cũng kêu đắt nhưng vẫn lũ lượt đến ăn.



( Kênh 14 )



Đây cũng là địa chỉ hiếm hoi ở Hà Nội bán món xôi "lục phủ ngũ tạng".


Hà Nội những ngày đầu thu gió lạnh thế này, tự nhiên lại thèm ngay một bát xôi nóng hổi. Mà nhất định phải cho thêm đủ thứ topping thật "chất lượng" : vài miếng thịt kho tàu đã mềm nhừ, quả trứng ốp bên ngoài vàng ươm nhưng bên trong vẫn còn lòng đào, thêm ít pate thơm thơm và đậm vị, rồi cắt vào vài miếng lạp xưởng đỏ ươm, ăn kèm với dưa chuột nữa thì còn gì tuyệt bằng.


Món xôi đó thì có ở nhiều hàng, cũng dễ kiếm được hàng ngon. Nhưng riêng xôi "lục phủ ngũ tạng" thì không phải ở đâu cũng có đâu nhé ! Trong thời điểm Hà Nội đổi mùa thế này, hay là mình thử "đổi gió" đi ăn món xôi đặc biệt này nhé !






Hàng xôi bán món xôi "lục phủ ngũ tạng" này nằm ngay trên phố Thợ Nhuộm, vốn cũng khá quen thuộc với nhiều người sành ăn ở Hà Nội : xôi Nguyệt. Món xôi được coi là "signature" của hàng này chính là xôi tim cật, mà nhiều người thường gọi vui là xôi "lục phủ ngũ tạng". 


Một bát xôi trắng nóng hổi, thơm dẻo ăn kèm với tim rim, cuống hoặc cật rim, không thể thiếu ít dưa chuột cho đưa đẩy. Ai chưa ăn bao giờ thì thấy thật lạ, nhưng càng ăn lại càng thấy "thấm", rồi nghĩ thầm "sao cái kết hợp 'dở hơi' này lại ngon vậy nhỉ" ? Nhưng mà ngon thật nhé ! Hạt xôi dẻo vừa đủ, không khô quá cũng không nhão quá. Tim, cuống, cật rim vừa vị, chừa thêm chút nước để chan vào xôi ăn cho đậm đà.









Bên cạnh "lục phủ ngũ tạng", xôi Nguyệt cũng bán cả các loại topping ăn xôi quen thuộc khác như pate, thịt kho, trứng, giò, chả, ruốc, lạp xưởng .....






So với các hàng xôi khác, mức giá ở đây được xem là khá cao. Một bát xôi với các loại topping "giản dị" có giá 25k, xôi trứng thịt thì khoảng 40k - 50k, xôi "lục phủ ngũ tạng" có giá 65k - 70k. Còn nếu vui mồm mà gọi đầy đủ thì sẽ hết 90k cho một bát xôi thập cẩm. Dù vậy, hàng xôi Nguyệt vẫn thu hút rất nhiều khách hàng tới mỗi ngày, có lẽ chính bởi chất lượng xôi cũng như các món topping. Và có lẽ, ở Hà Nội này, hiếm có nơi nào bán xôi "lục phủ ngũ tạng" như xôi Nguyệt.




Huỳnh Minh Thủy ( Thủy Top ) :






























Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021


đây là thành phố Tiểu Điền Nguyên ( Odawara ) ở tỉnh Thần Nại Xuyên ( Kanagawa ), tuy không phải là thành phố lớn như Tokyo nhưng trông rất đẹp và thu hút, cứ đi ngắm nhìn mãi mà không thấy chán. Qua đây có thể thấy không nhất thiết cứ phải ở Tokyo mà ở bất kỳ thành phố nào của Nhật Bản cũng đều được vì sự phát triển khá đồng đều nhau, hơn nữa còn tránh được tình trạng giá đất quá đắt ở các thành phố lớn, cùng một số tiền mà ở thành phố lớn thì chỉ có thể xây được 1 căn nhà nhỏ trong khi ở ngoại thành hoặc các thành phố vừa và nhỏ thì có thể xây được 1 căn nhà bự hơn do không tốn nhiều tiền vào việc mua đất. 


nếu như vẫn còn giữ chữ Hán thì tuy nói tiếng khác nhau nhưng chỉ cần nhìn vào chữ Hán thì có thể biết được ít nhất tên riêng của người và địa danh của Nhật Bản và Hàn Quốc vì 2 nước này vẫn còn dùng chữ Hán, ngoài ra dùng chữ Hán có thể tránh được tình trạng " đồng âm khác nghĩa " do chữ cái La Tinh chỉ diễn đạt  " âm của tiếng nói " chứ không nói lên được ý nghĩa của từ do bản thân chữ Hán diễn đạt nên. Từ nay về sau bên cạnh cách gọi tên của người Nhật và Hàn Quốc thì sẽ phiên âm ra theo tên tiếng Hán để cho dễ hình dung, nghe cũng rất gần gũi và không thấy xa lại gì.


có thể thấy ở bên Nhật cũng đi bên  TRÁI  giống như nước ANH. Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên  TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe, do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.







vùng đồng quê trông thật đẹp và yên bình, nhìn góc quay trên cao trông thật đã mắt và thu hút. Đàn bò con nào cũng đều thật bự, chăn nuôi có hiệu quả như vậy cho nên giá  THỊT  ở nước ngoài bao giờ cũng RẺ . Cùng là nghề nông nhưng làm nghề  CHĂN  NUÔI  có vẻ sung sướng và nhàn nhã hơn là làm nghề  TRỒNG   TRỌT. 







chà, ngon quá, nhìn mà muốn chảy cả nước miếng  !!






Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021


Tôm : Há cảo – cao thủ chỉ cần một chưởng.


( soi.today )



Tôm lấy làm súp bisque, đem nướng, đem luộc ..... đều ngon. Nhưng ngoài ra tôm còn là nguyên liệu chính cho cái món “ kinh điển ” của Tàu, và món ấy chính là món há cảo. Chữ “ há ” có nghĩa là tôm, chữ “ cảo ” là bánh gói nhỏ, thế nên há cảo có nghĩa bánh gói tôm bé bé xinh xinh. Món này ngon phải biết, nhắc đến tôm thì không thể bỏ quên há cảo.




Món há cảo trắng hồng



Khổ nỗi tôi ..... mù tịt món Tàu, thế nên đụng món này là tôi phải mon men đi học đạo ở nhà cô Thanh ( tôi gọi là cúa má – tức cô lớn ) và cô Quỳnh ( gọi là cúa ché – tức cô nhỏ ). Hai cô là hai chị em gốc Hoa, làm nghề thợ may ở quận 10. Tôi hay nhờ hai cô may dùm áo, bộ jinbei ( đồ bộ kiểu Nhật ) và cũng biết hai cô khéo tay, thích nấu ăn, biết nhiều món Tàu. Lúc hỏi hai cô về há cảo, cô nhỏ – rành tiếng Việt hơn – chỉ rất nhiệt tình.


Cô nhỏ bảo há cảo hồi xưa thịnh ở các vùng ven sông ven biển, phần bột gạo bọc ở ngoài rất dày, phần nhân là tôm trộn mỡ heo và măng tươi bằm nhuyễn. Ngày nay gần như chẳng ai bỏ măng bằm vào nhân há cảo nữa, và rất ít nơi còn giữ thói quen trộn măng vào nhân.


Bây giờ thì nhân há cảo thường chỉ có tôm và mỡ heo. Tôm băm rồi quết cho dai, cô nhỏ nói một nửa tôm có thể băm và quết, nửa còn lại để nguyên. Mỡ heo cắt hạt lựu càng nhỏ càng tốt và đem trộn với chút đường. Cô bảo vụ trộn đường không bắt buộc, nhưng đây là mẹo của nhà hàng Tàu vì mỡ heo sau khi trộn đường sẽ trong veo ra, đem trộn với thịt tôm thì lúc hấp xong, màu tôm sẽ át màu mỡ. Phần nhân há cảo lúc đó chỉ thấy mỗi tôm, không còn thấy dấu tích của mỡ heo nữa, rất chi là lừa phỉnh. Truyền thống thì ta chỉ nên nêm muối tiêu cho nhân, còn muốn theo gương Tàu hiện đại là phải cho bột ngọt. Không thích tọng hóa chất vào người thì cho muối thôi. Cô nhỏ cũng chỉ dùng muối.


Đúng ra nhân chỉ có tôm và mỡ heo, nhưng vài nhà hàng Tàu muốn bớt tôm lại hòng giảm giá thành ( do tôm đắt mà ) nên họ “ độn ” thêm chút giò heo vào. Kiểu Việt Nam hơn thì độn thêm củ sắn, và nhà hàng bình dân giờ toàn xài củ sắn do nó ..... rẻ. Nếu muốn xơi đúng há cảo ngon là chỉ nên dùng tôm và mỡ heo thôi, ngại mùi nồng của hai thứ này thì bào nhuyễn chút gừng vào nhân để át bớt mùi, chứ không được độn thêm nguyên liệu khác vào.


Bột gói thì làm từ bột gạo với bột năng, tỷ lệ 1:1 tức 75g bột gạo sẽ pha với 75g bột năng. Và hỗn hợp 150g bột sẽ cần một thìa nhỏ dầu ăn và 220g nước sôi. Nhấn mạnh chữ sôi, do bột phải nửa chín nửa sống, màu hơi trong suốt thì mới cán thành bột gói há cảo được. Với lại bột năng phải gặp nước sôi thì nó mới dai thành bột, chứ nước ngội là bột năng không hấp thụ được. Vì thế bột này không ai lấy tay nhào như bột bánh mì, mà phải lấy đũa quậy thành khối quánh. Quậy xong bột cũng nguội bớt, lót giấy kiếng lên bàn bếp rồi đeo bao tay ni-lông vào, đổ bột lên bàn bếp và bắt đầu nhồi bột ( phải lót giấy kiếng vào đeo bao tay do lúc này bột rất dính ). Cuối cùng phải dùng giấy kiếng đậy bột hoặc nhúng nước tấm vài mùng phủ lên bột để khối bột không bị khô. Sau đó ngắt từng viên nhỏ từ khối bột và cán tròn, cán không tròn lắm thì lấy khuôn cắt.


Viên bột dính khi cán thì rẩy bột năng lên để nó bớt dính. Thực chất thì cán là kiểu làm bột há cảo a-ma-tơ, do đầu bếp chuyên nghiệp không ai cán há cảo cho mất thời gian. Tôi từng chứng kiến ảnh ông bếp Tàu lấy con dao phay ..... đập viên bột cái bụp là nó dẹp lép lẫn tròn. Nhìn chung đầu bếp Tàu hay dùng mỗi con dao bản to này để làm đủ thứ, vừa bằm thịt vừa chặt xương ( cao thủ còn lấy bằm hành, tỉa củ ), vì bản to nên họ có thể dùng dao hớt nguyên liệu rồi thảy vào chảo. Hoặc trong trường hợp này là để đập bột.

 

 

 

Dùng con dao này đập xuống viên bột như chưởng thần công là ra ngay vỏ há cảo tròn, thế nên mấy đầu bếp này có thể làm ra vỏ gói há cảo cực nhanh, độ một giây một cái. Nhanh tới mức họ không thèm phủ vải ướt hay giấy kiếng lên viên bột làm gì. Bột chưa kịp khô là đã dẹp lép hết để chuẩn bị gói nhân tôm rồi.



Nhưng chiêu nhất chưởng đó là kỹ thuật của cao thủ, “ người phàm ” chỉ có thể cán bột thôi.

 



Cán bột mỏng, lấy khuôn cắt cho tròn rồi gói thành há cảo


 


Cận cảnh cách gói há cảo : gấp nếp một nửa phần bột, phần còn lại để thẳng


 


Nhét nhân vào trong rồi bóp dính phần gấp nếp với phần thẳng suôn. Bột này rất dễ dính, trừ khi ta để nó trực tiếp ngoài không khí quá lâu thì nó sẽ khô, không dính nổi nữa.



Một xửng há cảo chừng 25 cái sẽ hấp khoảng 10 phút với lửa nhỏ, nước sôi liu riu. Thời xưa bột há cảo rất dày, nhưng ngày nay bột há cảo phải mỏng mới ngon, càng mỏng càng tốt. Cô nhỏ bảo bột phải mỏng để sau khi hấp xong ta sẽ thấy nhân hồng hồng bên trong, chứ trắng nhách là bột quá dày, không đẹp và ăn không ngon. Nếu làm nhiều hơn hay ít hơn mà không chắc thời gian hấp thì chỉ cần nhìn lớp bột gạo, khi nó trong veo làm lộ thịt tôm hồng là há cảo đã chín.

 




Há cảo trắng hồng. Cô nhỏ và cô lớn hấp một lúc 25 cái trên xửng inox chứ không hấp lắt nhắt vài cái. Nên cô nói nếu dùng xửng inox thì ta phải bôi chút dầu lên xửng để há cảo không dính vào. Có người sẽ lấy củ cà-rốt và cắt khoanh thật mỏng để lót há cảo lúc hấp thay vì bôi dầu.


 


Há cảo lót bằng cà-rốt cắt mỏng





Há cảo tôm hùm, bột dày hơn để phân biệt với há cảo tôm thường



Công đoạn làm há cảo nghe có vẻ nhiêu khê, siêng thì nên làm cho biết, còn không thì ..... ra ngoài ăn nhỉ ?




Trekking 'con đường tơ lụa' của Nhật Bản.


( vnexpress )



Nakasendo nằm ở thung lũng Kiso, miền nam tỉnh Nagano, là tuyến đường bộ có từ thế kỷ 17. Vào thời Edo ( 1603 - 1868 ), đây là con đường duy nhất để người dân xưa có thể xuyên đảo lớn Honshu để di chuyển từ cố đô Kyoto tới trung tâm thủ phủ Edo ( nay là Tokyo ). Thời đó Nakasendo là con đường huyết mạch dẫn từ các địa danh tới trung tâm đất nước, vì thế với người Nhật Bản, tuyến đường này quan trọng không kém "con đường tơ lụa" với các nước Tây Âu xưa kia.


Trước đây, cung đường dài khoảng 533 km, chạy qua 69 điểm dừng chân. Mỗi điểm đó lại mở rộng tới 10 km, cung cấp chỗ nghỉ và nhiều dịch vụ giải trí cho những lữ khách mỏi chân, nhà buôn, samurai, nhà sư .....





Du khách giờ đây vẫn có thể đi trên cung đường Nakasendo, băng qua thung lũng Kiso trong khoảng 3 - 4 ngày vì đường đã được tôn tạo và gìn giữ rất tốt.


Uốn lượn qua các ngọn núi, con đường vẫn còn nhiều điểm dừng chân với đủ những dịch vụ cần thiết cho dân đi bộ đường dài. Vì thế, dù bước chân vào vùng đất hoang dã vào ở ngay trung tâm Nhật Bản, du khách vẫn có thể tìm thấy các quán cà phê thủ công, những hàng tạp hóa, cửa hiệu đồ thủ công hiếm có chỉ ở vùng đó, hay các kiểu nhà nghỉ từ phòng trọ ryokan truyền thống cho tới thuê B&B hiện đại.





Những ngày đầu khi con đường mới hình thành, hành trình đi từ Kyoto tới Tokyo kéo dài tới 12 ngày đi bộ ròng rã. Nakasendo là tuyến đường rất hiểm nguy với các nhà buôn mang ngổn ngang các bao tải hàng, hay dân bê vác phải gồng gánh kiệu các tướng quân hay những người thuộc giới quý tộc khác.


Tuy vậy, trên con đường dài đó du khách sẽ bắt gặp những chặng đẹp nao lòng và gần như còn nguyên vẹn như đoạn Tsumago - Magome ( điểm dừng số 42 và 43 trên cung Nakasendo thời Edo ). Chặng đường này đưa du khách qua nhiều dạng địa hình khác nhau từ cánh đồng lúa trải dài, rặng tre xanh mát và cả rừng rậm phủ kín các sườn đồi thấp ở vùng núi của tỉnh Nagano.


Không như nhiều điểm dừng khác của Nakasendo thường ẩn mình trong các khe thung lũng sâu, Magome nằm dọc theo sườn đồi, nhìn ra con đường trải dài cả hai hướng, phía đông dẫn về Tokyo và phía tây nam dẫn về Kyoto.


Chuyến tản bộ qua ngôi làng Magome đưa khách qua hàng chục quán cà phê, nhà hàng, tiệm đồ thủ công, mỹ phẩm và một số bảo tàng nhỏ như Waki-Honjin, nơi từng là nhà nghỉ cho các samurai.


Phong cảnh và những mùa hoa sẽ thay đổi bên đường theo từng mùa. Từ sắc hồng các loài sakura mùa xuân, những mảng xanh tươi của rừng tre trúc mùa hè, cho tới sắc cam nhạt của những chùm quả mọng, lá mùa thu.






Trên cung đường Nakasendo, giữa Tsumago và Magome có một điểm dừng đã chuyển thành tiệm trà tên là Tateba Chaya. Hiện tại, nhân viên ở tiệm hầu hết là những tình nguyện viên làm việc, pha chế trà bán cho khách đi đường.


Khi đến với Tsumago du khách sẽ tìm thấy các tiệm bánh ngọt có tiếng như Sawadaya chuyên làm bánh hạt dẻ kuri-kinto. Dường như khách nào ghé qua cũng dừng lại mua bánh và tiệm này luôn đông người chờ ở quầy thanh toán. Còn nếu ghé tiệm Wachinoya, hẳn bạn sẽ gặp Hara-san, nghệ nhân chuyên làm bánh bao nhân rau củ oyaki.


Các du khách đi bộ trong ngày hay dài ngày đều thích các điểm dừng chân cho lại sức, mà bánh bao oyaki của Wachinoya là món bánh rất nhiều năng lượng. Bánh có thể nướng hoặc hấp chín, dùng nguyên liệu chọn lọc như ngải cứu, bí ngô, lá cải nozawana muối cho nhân mặn, và mứt đậu đỏ, hạt óc chó cho nhân ngọt.






Để nghỉ qua đêm trên đường khám phá cung đường Nakasendo, du khách nên thử trải nghiệm nhà nghỉ truyền thống Fujioto Ryokan. Đây là nhà trọ trăm tuổi ở Tsumago có các phòng nghỉ trải chiếu tatami, phục vụ bữa tối kaiseki với 8 món nhỏ vào đúng 18h. Khách ở đây còn được nhâm nhi trà ngon khi nhìn ngắm khu vườn xanh của nhà nghỉ.


Một nơi không thể bỏ qua nữa ở Tsumago là Waki Honjin, cho bạn góc nhìn bao quát về đời sống trong honjin ( nhà trọ ryokan cao cấp ) thời Edo. Khói bốc lên từ bếp lửa bao trùm không gian, làm nổi bật những tia nắng chiếu vào gian phòng từ cửa thông gió.


Tsumago trải qua ít trận cháy hơn Magome nên trạm dừng chân này vẫn còn giữ nhiều nét truyền thống từ những con đường nhỏ chia đôi làn cho tới các ngôi nhà gỗ bách cổ xưa.






Để tới Nakasendo và bắt đầu chuyến khám phá, du khách đi tàu hoặc buýt tới Nagoya, hoặc đến thẳng Magome ở tỉnh Gifu - điểm xuất phát nhiều người chọn nhất. Cung đường bộ đẹp và dễ đi nhất là từ Magome tới Tsumago hiện chỉ tốn 2 - 2,5 giờ di chuyển. Các biển chỉ dẫn bên đường đều có song ngữ Anh - Nhật. Hiện tour đi bộ Nakasendo kéo dài 3 - 10 ngày được nhiều công ty Nhật khai thác và bán giá từ khoảng 1.400 USD / người ( hơn 32 triệu đồng ).




các quý ông, quý anh tinh nghịch, phong cách lịch lãm là đây.



SIR  TAILOR