Trang

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016




Cắm trại ở đồi Tà Năng .


( Trí Thức Trẻ / Kênh 14 )



Thú thật là lúc tôi gật đầu tham gia chuyến hành trình xuyên rừng từ Lâm Đồng xuống Bình Thuận này, tôi không hề hình dung được những gì mình sắp trải qua. Trong đầu tôi khi ấy, Tà Năng chỉ tồn tại vẻn vẹn qua vài ba tấm hình về một đồng cỏ nắng cháy xém, cùng vài dòng review khen bâng quơ trên mạng. Nhưng tôi đang có 1 tuần tồi tệ đến nỗi chỉ muốn nhanh chóng thoát được khỏi cái thành phố ngột ngạt này càng sớm càng tốt, chỉ đợi có người rủ, vậy là tôi gật. Tà Năng hả ? Nghe đồn cũng đẹp đó, đi đâu cũng được mà, đi thôi !




















quả là 1 vị nữ hoàng quý phái và sang trọng từ trẻ cho tới lúc già . Chả trách sao dân Nhật vẫn quý mến và tôn trọng Nhật hoàng của mình đến thế. Đúng là vua chúa thì từ trang phục cho tới phong cách vẫn khác hẳn dân thường không thể lẫn vào đâu được  !!  Cứ nhìn vào những đất nước nào vẫn còn chế độ hoàng gia thì thấy vua chúa ăn mặc như thế nào thì người dân nước đó cũng giống y như vậy, không có chuyện vua chúa ăn mặc tầm thường xấu xí mà dân chúng nước đó ăn mặc đẹp hơn được , Th L là 1 ví dụ . Bỗng dưng lại nhớ tới Nam Phương hoàng hậu và vua Bảo Đại mà nếu như chế độ hoàng gia vẫn còn tồn tại cho tới bây giờ thì có lẽ dân chúng từ cách ăn mặc cho tới xe cộ nhà cửa nhìn đã khác chứ không xấu xí loạn xà ngầu như từ trước đến giờ vẫn vậy . Là cây tốt thì bao giờ cũng sinh quả ngon, còn cây xấu thì bao giờ cũng sinh quả xấu . Không thể nào mà có chuyện ngược lại được  !



vài tấm ảnh về vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu có thể nói là cùng thời với hoàng thái hậu Nhật Bản bây giờ để thử so sánh xem như thế nào .





Nam Phương hoàng hậu lúc còn trẻ








vua Bảo Đại lúc còn trẻ






vua Bảo Đại lúc còn trẻ






vua Bảo Đại và công chúa Phương Mai , năm 1955




Phong cách thời trang đẳng cấp của hoàng hậu Nhật 82 tuổi .


( vnexpress )




Từ thời trẻ đến nay, Shoda Michiko luôn giữ được phong thái sang trọng và quyền quý, một phần nhờ cách ăn mặc.






Sinh năm 1934 tại Tokyo, Shoda Michiko là hoàng hậu được yêu mến nhất tại Nhật Bản. Bà là biểu tượng của cái đẹp về cả nhan sắc lẫn trí tuệ, tâm hồn. Michiko sinh ra trong gia đình trí thức, thừa hưởng nền giáo dục toàn diện, kết hợp truyền thống và phương Tây. Bà được học tiếng Anh, các môn nghệ thuật như hội họa, chơi dương cầm, nấu ăn ..... Năm 1957, bà tốt nghiệp cử nhân loại xuất sắc ngành Văn học Anh. Thời sinh viên, Michiko ăn mặc giản dị, toát lên vẻ nhẹ nhàng, thanh lịch.





Kết hôn với hoàng thái tử Akihito năm 1959.






Ngoài những bộ kimono truyền thống, bà ưu ái những chiếc áo vest bẻ cổ rộng, chân váy midi hay váy liền thân khoét nách cổ điển, đi kèm găng tay, mũ đội đầu và vòng ngọc trai.







Với gu mặc thanh lịch, Shoda Michiko được tôn vinh là một trong những phụ nữ hoàng gia mặc đẹp nhất .







Trang phục hiện đại của phương Tây được bà phối khéo léo với chiếc quạt giấy truyền thống của Nhật, tạo nên một cuộc giao thoa văn hóa thời trang.







Tùy từng sự kiện, hoàng hậu chọn váy dài đến mắt cá chân hoặc váy ngắn qua gối.






Những thiết kế tối giản tôn lên vẻ thanh tao của bà Michiko. Mũ cài đầu và găng tay luôn là phụ kiện hỗ trợ đắc lực cho bà để tạo phong cách.








Hoàng hậu Michiko và thiên hoàng thứ 125 của Nhật - Akihito.




Không chỉ được đánh giá cao về diện mạo, gu thời trang, bà Michiko còn được nhắc tới là người vợ đảm đang của hoàng gia. Bà tự mình nuôi dạy con, gồm hai hoàng tử và một công chúa. Hoàng hậu Michiko thường xuyên tự tay làm cơm trưa và cẩn thận gói cho các con mang đến trường. Cùng thiên hoàng Akihito, hoàng hậu Michiko tạo ra hình ảnh cặp vợ chồng bình dị, hạnh phúc, cùng nhảy với nhau và chơi đùa với các con.







1 bài viết khơi gợi lại lịch sử của người Việt tị nạn trước đây rất hay và thú vị . Có thể nói ngoài chiến tranh ra thì  KINH  TẾ  cũng là lý do chính đáng để cho người Việt Nam trước đây phải đi tị nạn , nhưng như thế thì sẽ chẳng có nước nào mà chứa cho nổi ( cho dù là nước giàu nhất thế giới ) , cho nên không chỉ ở Hong Kong mà bất cứ nơi nào nhận người Việt tị nạn trước đây cũng đều phải từ chối . Vì thế  KINH  TẾ  vẫn là vấn đề chủ yếu chứ không phải là để được quyền này quyền kia mà người ta đi tị nạn , nếu có quyền này quyền kia mà đất nước vẫn  NGHÈO  thì người ta vẫn đi " tị nạn " ở  NƯỚC  GIÀU  mà thôi. Đến lúc đó đừng quá trông mong vào các  NƯỚC  GIÀU  vì không có ai lại đi nhận 1 số lượng người vô hạn ở các nước nghèo mãi được , và rồi người ta cũng sẽ lấy lý do này lý do kia để mà từ chối thôi . Kết cục :  NƯỚC  NGHÈO  vẫn cứ là   NƯỚC  NGHÈO  và vẫn sẽ bị người ta lừa bịp cho ăn cái bánh vẽ mãi mà thôi  !!



Người Việt tị nạn tại Hương Cảng .


( Tiêu )



“ Bắt đầu từ nay ”

“ Pất lầu tùng lai ” là cách phát âm cụm từ 不漏洞拉  ( HV : bất lậu động lạp ) trong tiếng Quảng Đông của người Hương Cảng. Bổn thân cụm từ nầy không có nghĩa mà nó chỉ là cách phát âm theo giọng địa phương của người Hương Cảng cụm từ “ Bắt-đầu-từ-nay ” trong tiếng Việt. Cụm từ nầy đã trở nên rất phổ biến và rất nổi tiếng. Những sự việc liên quan tới cụm từ nầy đã gây ra một số ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới xã hội Hương Cảng lúc bấy giờ.

Thời kì sau 1975, Việt Nam gần như đóng cửa với truyền thông bên ngoài ( cớ như Bắc Hàn bây giờ ) , những thông tin liên quan tới Việt Nam rất được thế giới quan tâm. Một số đồng bào “ tị nạn ” người Việt đã có những hành vi, hành động không khác gì “ bôi lọ ” dân tộc. Trong những trại tị nạn, dầu không đói khát nhưng họ sẵn sàng chém giết nhau chỉ vì một miếng ăn, một lời nói hay đơn giản là vì họ mạnh hơn ......

Rồi một ngày nào đó, tại một nước nào đó, những người “ tị nạn ” ngày đó sẽ kể cho con em họ nghe về ngày xưa họ chịu bao nhiêu là nguy với hiểm, đói với khát, khổ với sở như thế nào ..... nhưng họ có kể cho con em họ nghe là ngày xưa họ mài thanh sắt để chém đồng bào của mình, vạt ống nước để đâm đồng bào của mình ..... ra làm sao không ?

Trong tình cảnh kiểm soát ngặt nghèo ở những trại tị nạn Hương Cảng thì người Việt “ tị nạn ” vẫn “ chế ” ra được những thứ võ khí như vầy để giết nhau với những đồng bào cùng cảnh ngộ với mình. Nhìn người Nhựt xếp hàng ngay ngắn nhận thức ăn, nước uống hồi bị động đất với sóng thần rồi nghĩ tới mấy người Việt “ tị nạn ” nước mình ở Hương Cảng sao mà oải quá !

***

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016



Nhà Kehlstein, là ngôi nhà trên đỉnh núi Kehlstein do Đảng Quốc Xã Đức xây và tặng cho Adolf Hitler nhân dịp sinh nhật lần thứ 50 .







Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016






hình trên là vua Bảo Đại với 1 phong cách vừa quý tộc điển trai vừa mang dáng vẻ ăn chơi theo đúng kiểu phương Tây . Vua Bảo Đại còn là 1 ông vua theo đúng nghĩa Châu Á phương Đông khi có NHIỀU  VỢ bên cạnh bà vợ chính thức là Nam Phương Hoàng Hậu . Nếu như nhà Nguyễn không bị Đảng Công Nông lật đổ và vẫn còn tồn tại dù chỉ là hình thức như các nước trên thế giới bây giờ thì đàn ông nước Nam đã được  LẤY  NHIỀU  VỢ  ( bắt chước kiểu Tàu ) chứ không phải là bắt chước bên Tây bên Mỹ là chỉ được lấy 1 vợ thôi đâu .......... hihihihihi




Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016




trước đây khi coi phim " Thủy hử " thì tôi rất thích các hình tượng anh hùng hảo hán chống triều đình . Nhưng sau này khi được đọc tác phẩm " Thủy hử " và suy nghĩ lại thì tôi thấy quả thật là " Thủy hử " có vấn đề , những suy nghĩ đó cũng rất trùng hợp  như trong bài viết này , đó là tác phẩm " Thủy hử " đọc rất chán cùng với việc khắc họa các nhân vật y chang như Tam Quốc Chí : Lý Quỳ và Lỗ Trí Thâm là hình tượng đất sét của Trương Phi , Ngô Dụng là tên có vài mẹo vặt chuyên chùi rửa toalet so với Gia Cát Lượng , còn Tống Giang trượng nghĩa như thế nào thì không biết, chỉ biết đó là 1 tên thọt dái ngựa ( kiêm chùi rửa  XÁC  CHẾT  ) so với Lưu Bị . 


có thể nói các " anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc đó " chỉ là 1 đám bất tài không được quần chúng nhân dân ủng hộ rộng rãi , bởi nếu có tài thì đã không phải quy thuận triều đình ( tức là đã nhiều lần đánh trận thua thì mới phải  ĐẦU  HÀNG  triều đình vậy ) , còn nếu được quần chúng nhân dân ủng hộ rộng rãi thì lực lượng phải càng lúc càng lớn mạnh chứ đâu phải chỉ là 1 đám  CHÍ  PHÈO  trốn trên núi trên rừng rồi bị triều đình đánh cho tan tác như vậy   ???


ngoài ra cũng có thể xét tác phẩm " Thủy hử " theo 1 khía cạnh khác , đó là tác giả Thi Nại Am đã cố tình khắc họa 1 cách dễu cợt và méo mó các nhân vật là để châm biếm đám phường chèo lấy danh nghĩa chống triều đình để làm chuyện trộm cướp đó chăng  ??  Cái khẩu hiệu " cướp của người giàu chia cho người nghèo " thực chất chẳng qua cũng chỉ là đi ăn cướp mà thôi , và có lẽ cũng chính vì những kẻ cướp được tung hê 1 cách ngang nhiên và công khai như thế cho nên chả trách sao trước đây lại có 1 lý tưởng là đi ăn cướp ruộng đất của người giàu để chia cho người nghèo dưới danh nghĩa là " Cải cách ruộng đất " vậy . Cho nên làm việc gì cũng phải nghĩ đến nhân quả sau này , nếu cứ cho " Nghèo là đúng , Giàu là sai " , " Phản loạn là đúng, Triều đình là sai " thì rồi thể nào trong tương lai cũng sẽ có cái kiểu ăn cướp trắng trợn như của Lương Sơn Bạc mà thôi .



Bình luận Thủy Hử 

Phần 1 : Đỉnh cao của sự kém cỏi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật


( duc the )


Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký, Thủy Hử, Sử ký Tư Mã Thiên, Đông Chu liệt quốc là những tác phẩm văn học Trung Quốc được tôi đọc từ hồi còn bắt đầu học đánh vần cho đến tận bây giờ vẫn còn nghiền ngẫm. Nói chung Tam Quốc, Đông Chu, Tây Du Ký và Sử ký luôn là những tác phẩm mà tôi tâm đắc. Mặc dù Thủy Hử cũng thuộc nhóm chuyện yêu thích nhưng từ nhiều năm nay, trong tôi luôn có những băn khoăn về tiểu thuyết này, băn khoăn về việc không rõ nó có đúng như những gì mà người ta ca tụng không. Sau một thời gian, tôi đã quyết định mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình về tiểu thuyết này và có thể bạo gan mà đưa ra một kết luận “ Thủy Hử – Đỉnh cao của sự kém cỏi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ” – một thất bại của Thủy Hử trong lòng tôi.






Nam Kinh – thành phố đế vương giữa lòng Trung Quốc .



( vnexpress )



Những nét thanh lịch, tao nhã và lối kiến trúc cổ kính của thành phố Nam Kinh, một trong bốn cố đô lớn của Trung Quốc, được lưu lại trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Sun Chen.









Nhiếp ảnh gia Sun Chen, 50 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Từ khoảng 10 năm trước, ông ghi lại hình ảnh thành phố khi một phần Nam Kinh đứng trước nguy cơ bị biến đổi và thay thế bởi những tòa nhà cao tầng. Trong ảnh là đường Jimingsi trong mùa hoa anh đào nở rộ vào tháng 3 và kéo dài khoảng 3 - 4 ngày.








Vẻ đẹp thanh lịch và tao nhã của Đại học Nam Kinh với lối kiến trúc hòa quyện giữa phương Đông và phương Tây. “ Nơi đây mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng biệt, nhưng tôi thích nhất là mùa thu, khi lá vàng rụng đầy khắp sân trường ” , Sun cho biết.








Lối kiến trúc trước năm 1949 là điểm nhấn của Nam Kinh, một đặc điểm không thể lẫn với bất kỳ thành phố nào khác.




Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016





cái này có thể gọi là " thắng không được thì đạp đổ " không nhỉ   ??  Đã chấp nhận bầu cử tức là phải chấp nhận luật chơi  " thiểu số chấp nhận đa số " không cần biết đa số đó có đúng hay không , có trình độ hiểu biết gì hay không  !!  Đằng này lại hằn học chê bai cho người ta là thấp kém ngu dốt . Nếu đã biết phần đông dân chúng đều là dân trí thấp như thế ( giống như trong 1 lớp học thì học sinh trung bình bao giờ cũng nhiều hơn học sinh khá và giỏi ) thì cứ kêu gào bầu cử tự do để mà làm gì , thà cứ để cho chính quyền tự điều hành tự chọn người theo kiểu vua chúa phong kiến trước đây thì còn hay hơn . 






Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016



thung lũng Bắc Sơn  ( Lạng Sơn ) .