Trang

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020


Chè trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.


( spiderum )


Xôi chè thể hiện mong ước một cưộc sống no đủ, ngọt ngào của người xưa. Tập tục của nhiều dân tộc ở Việt Nam từ xưa đến nay, trong đám lễ ở đình làng, mâm xôi chè — xôi nếp cái hoa vàng, chè con ong ngọt như mật - thường ở trước xôi thịt. Còn ở chùa, những ngày lễ tết, đàn chay, ngoài hương hoa, oản, chuối thường có một mâm chè kho vàng sậm. Lễ xong, mâm chè được cắt ra phát lộc cùng oản, chuối.

Chè là món ăn cổ truyền của dân tộc, chè có mặt trong bữa cỗ của người dân Việt, nhất là trong những ngày lễ, tết và được dùng như món ăn chơi, món tráng miệng sau bữa chính.






Chè Việt Nam có nhiều loại khác nhau, có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh. Khác với món ăn mặn, phần nhiều các món chè truyển thống Việt Nam chế biến khá giản dị nhưng không kém phần tinh tế, đòi hỏi sự tì mỉ trong chọn lựa nguyên liệu, chế biến. Nguyên liệu chính được sử dụng để làm món chè là ngũ cốc như các loại đậu, ngô ; các loại bột như bột năng, bột khoai, bột đao, bột sắn dây ; gạo nếp kết hợp cùng các hương liệu như tinh dầu bưởi, vani, gừng và không thể thiếu là đường

Chè truyền thống là những món chè mà ta thường thấy như chè đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen. Chè nấu từ củ như khoai môn, củ năng, chè bắp, khoai lang. Chè từ trái cây như chè chuối, chè bưởi ..... Chỉ từ 1 món đậu, món khoai cũng có thể chế ra vài ba món chè. Những món chè này hầu như có mật khắp nơi trên 3 miền.

Chè đỗ xanh người ta không dùng đỗ mờ mà kén đỗ hạt tiêu, vàng, thơm hơn và xay sao cho vỡ đôi đều hạt không gãy nát. Chè đỗ đen thì kén loại xanh lòng, cắn giòn, đều hạt, không có hạt rám. Vừng thì chọn vừng nếp, hạt mẩy đều để chè thơm và béo, v.v .....

Các loại hương liệu đặc trưng phù hợp, như chè kho thì có tò ho - thảo quả ; chè bà cốt có gừng ; các loại chè khác thì có hoa nhài, hoa bười hoặc dầu chuối, vani.






Cách rắc đậu, rắc cốm, thả hạt sen khi nấu chè sen, chè cốm, chè hoa cau phải rất khéo, không chìm, không vón, vừa sánh vừa trong. Từ mật mía đến đường bánh, đường phèn đến đường kính, chè đã phát triển nhiều loại, nhiều cách chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau mà tên gọi thường ghép với nguyên liệu. Chè đậu xanh, chè đậu đãi, chè đậu đen, chè đậu trắng, chè đậu ván Huế, chè bắp, chè ngô non ..... , chè khoai môn, chè môn sáp vàng, chè khoai lang, chè khoai tây ..... chè sắn lát, chè sắn bột, chè bột sắn, chè trân châu, chè củ từ, chè củ súng, chè củ mài, chè mã thầy, chè vừng, chè kê, chè lạc, chè đậu phụng, chè hạt sen ( hiên tử canh ), chè chuối, chè thạch lựu, chè long nhãn .....

Ngoài ra còn có tên tượng hình cho chè hoa cau, chè con ong, chè bà cốt ..... hoặc chế biến hỗn hợp đủ thứ thành phần mặn ngọt như chè thưng, chè lạp xưởng, chè thịt quay, chè trứng đỏ, chè trứng trắng và đủ thứ hoa trái bốn mùa như chè thập cẩm.

Chè đỗ đen ngon xúc một thìa đỗ lên thấy hạt không nứt vở mà cắn vào thấy bột bột và tan trong miệng. Nước ngọt vừa đủ để thêm những viên đá trong vắt vào vẫn cảm thấy vị chè. Chè đỗ xanh thì phải được xay nhuyễn một chút. Đun lên hơi đặc sển sệt. Khi trộn với đá vẫn cảm thấy bồn bột và giữ nguyên vị đỗ . Đá cho kèm vào đỗ xanh phải được đập nhỏ, nhưng không quá nhỏ để đá tan từ từ vào đỗ.






Chè Sài Gòn có đặc trưng đó là nước cốt dừa vừa thơm, vừa béo. Chè Hà Nội thì khéo léo phần chọn nguyên liệu và cách trang trí. Đặc biệt và nổi tiếng nhất phải kể đến chè Huế: Có những loại chè thanh tao, sang trọng của chốn cung đình xưa như chè hạt sen, chè nhãn bọc bạt sen, chè hạt lựu ..... Cũng có cả những thứ chè rất bình đân như chè bắp, chè đậu ván, chè môn, chè khoai mài ..... Nếu muốn thưởng thức hết hương vị Cố đô thì chỉ nếm chè, chắc bạn cũng phải ở Huế dài dài .....

Mùa nóng ăn chè lạnh, vừa thưởng thức chè, vừa nhâm nhi những mẩu đá bào mát lim. Trời trở mưa, mọi người lại tụ hội đi ăn chè nóng.




Thị trấn gần Tokyo cho phép khách ngược về 400 năm trước .


( vnexpress )


Đường phố, cửa hàng và lễ hội truyền thống ở thị trấn Sawara mang đến cảm giác về cuộc sống trong thời kỳ Edo của Nhật Bản những năm 1600.







Thời kỳ Edo là giai đoạn lịch sử nổi tiếng của Nhật. Nhưng tại chính thành phố trước đây có tên Edo, Tokyo lại rất khó để tìm thấy những gì còn sót lại của thời kỳ này. Tuy nhiên, có một thị trấn nhỏ nằm không xa Tokyo hiện đại, nơi bạn sẽ thấy mình như vừa bước ra từ cỗ máy thời gian để trở lại thời kỳ thịnh vượng của hơn 400 năm trước.

Sawara, được biết đến với cái tên “ Koedo ” hoặc “ Little Edo ”, là thị trấn nhỏ thuộc thành phố Katori của tỉnh Chiba, cách trung tâm Tokyo một giờ rưỡi lái xe. Trong khu vực trung tâm, hàng quán và nhà cửa được bảo tồn rất tốt từ giai đoạn cuối thời kỳ Edo. Đặc trưng của Sawara là con kênh với hàng cây hai bên rủ bóng xuống mặt nước và những cây cầu gỗ bắc ngang.



' Thịnh vượng hơn cả Edo '

Trước kia, Sawara nằm trên tuyến đường thủy bao quanh địa giới của Chiba và Ibaraki. Đây là tuyến đường quan trọng để vận chuyển nước tương, mì và gạo từ nông thôn lên Edo. Ngày nay, tàu thuyền thương mại đã được thay thế bằng những chiếc tàu nhỏ, đưa du khách tham quan khoảng 500 mét trên sông Ono. Những người sống trong thời Edo thường nói : “ Nếu bạn muốn nhìn thấy Edo, sao không đến thăm Sawara ? Nó thịnh vượng hơn Edo ”.

Ngày nay, các hoạt động thương mại trên đường thuỷ ở Sawara chỉ còn rất ít. Mặc dù thị trấn đã hồi sinh, trở thành điểm du lịch nhưng chưa có nhiều du khách nước ngoài biết đến nơi này. 

Kiri Falls, một khách du lịch, chia sẻ trên trang blog của cô : “ Tôi ghé thăm nơi này hồi cuối tháng 1/2018, khuôn mặt người nước ngoài duy nhất tôi thấy là hình ảnh phản chiếu của tôi qua lớp kính cửa sổ, trong một nhà hàng ở Sawara. Có thể tôi đến đây vào mùa thấp điểm, nhưng vì thế tôi đã có được một chuyến đi yên bình vào buổi sáng. Dọc theo những con phố vắng vẻ, tôi có thể để thỏa trí tưởng tượng ”.




không có 1 quốc gia nào giàu có và phát triển mà  TƯ  DUY  không phát triển, cứ nhìn top 10 các nước giàu nhất thế giới hiện nay thì có nước nào giàu mà nền học vấn và thi cử không khó với các trường đại học danh tiếng  ??  Việc thi cử quá dễ như thi Đại Học ở những năm gần đây dễ tạo ảo giác rằng ai cũng sẽ đạt được điểm 10 chẳng có gì hay, thậm chí còn làm thụt lùi tư duy của cả dân tộc dẫn đến những mánh khóe khôn vặt và lừa đảo kiểu như của Trạng Quỳnh. 

không phải cứ học giỏi ở trường rồi sau này sẽ giàu nhưng không có ai làm giàu mà không có 1 đầu óc giỏi, những người không được học ở trường mà sau này thành công thì phải vất vả rất nhiều lần so với những người được đi học ở cùng lứa tuổi, và khi thành công thì họ cũng cho con cháu mình đi học ở trường đàng hoàng tử tế chứ không có ai muốn cho con cháu mình thất học bao giờ cả. Nếu học được ở trường chuyên thì càng tốt, khả năng thành công là rất cao vì đã có sẵn tư duy tốt rồi, dễ đậu Đại Học, ra trường thường là với thành tích khá, cho dù có làm trái ngành thì những ngành nghề đòi hỏi nhân lực cao như bán xe hơi Mercedez hoặc khách sạn 5 sao cũng thường ưu tiên cho những người học giỏi hơn là những người bình thường khác .






Bàn về chiếc giấy khen và sự xaolon của quân mõm vuông học dốt.


( Người Phố Cổ )


Đến hẹn lại lên, y như rằng bất kỳ sự vụ gì hot hot của giáo dục là ta lại có thể lọc ra những thằng con học dốt, IQ 80 đổ lùi và hay xaolon trên mạng, xuất hiện các tút vật vã, trăn trở, bỉ bôi giáo dục nước nhà và nâng tầm logic phụ hồ rằng kết quả học tập không quan trọng, cháu bé mai sau sẽ làm sếp còn bọn cầm giấy khen làm thuê, học ngu mới tốt, học dốt mới hay, thật vô cùng hamcac.

Chỉ cần thoáng tia rất nhanh, các bạn sẽ thấy các background chung, nhất quán, quen thuộc của lũ thối mồm này : Dâm chủ, KOLs, sịp cầu vồng, trí thức đến từ vùng vĩ độ dốt toán, nhà báo, me Tây và singlemom. Thực ra tôi có thể đoán bọn này sẽ thở ra cái gì từ trước khi sự việc xảy ra, tôi biết chính xác nếu muốn giết ai đó chúng sẽ nhân danh cái gì, gặp những sự việc xã hội tiêu cực chúng sẽ đổ lỗi cho ai, chúng nó hay dẫn việc Âu Mỹ ra sao, hay quote những bài chiết lý cứt nát từ các page xamlon nào. Và dù chưa bao giờ tới chơi tư gia, tôi thậm chí còn biết gian thờ nhà chúng treo thư pháp chữ Cuốc Ngữ và trình duyệt web máy tính đặt trang chủ là báo Tuổi Trẩu hoặc Tàu Nhanh nữa cơ, thế mới tài.

Cơ bản thì xã hội nào cũng có một cộng đồng người như thế này, tự nhận mình ở phe khác biệt, thiểu số, có cái nhìn out of the box, khai phóng và hào sảng ..... Rất khó định nghĩa được bọn chúng bằng một khái niệm bao quát sử dụng một logic người phổ quát nên tôi hay gọi chung là bọn cánh tả hoặc bolero. Không biết từ bao giờ, các anh chị cánh tả truyền tai nhau một huyền thoại ngulon rằng học dốt mai sau sẽ giàu, học giỏi đi làm thuê. Học chăm thì thành gà công nghiệp, còn bỏ học thì thành tỉ phú công nghệ với 2 ví dụ kinh điển là anh Bill hay Mark.

Bọn này có một tư duy giống như câu chuyện về thằng mù chữ, khi để ý thì thấy bọn biết chữ đều đeo kính, nó tin rằng muốn biết chữ thì cũng phải đeo kính, sau đó bán ruộng và mua kính đeo, cuối cùng trở thành hiệp sĩ. Cơ mà chúng nó quên mẹ là 2 anh Mark và Bill đều bỏ học từ Havard với điểm SAT đầu vào thuộc hàng lịch sử ( Mark thậm chí đạt điểm SAT 1600 / 1600 ), bao giờ các anh chị đạt tới trí tuệ này thì hãy há mồm ra xaolon về việc học nhiều, về giấy khen và nền giáo dục. Còn chừng nào vẫn ngậm tăm trước bài giải phương trình bậc 2 của con, cắm hương xì sụp xin lộc biển Hạ Mã ở Văn Miếu, quyển sách duy nhất được đọc trong đời là Lịch Vạn Niên thì hãy im mẹ nó mồm đi.

Để thành một kỹ sư tin học kê đít ở thung lũng Silicon, các anh chị cần 1000 giờ học lập trình và một nền tảng toán vững như bê tông từ thời tiểu học. Đéo có cái gì không phải là học cả. Thậm chí nhiều anh chị đánh đồng bọn học dốt, lười học là có thiên hướng " sáng tạo " và sẽ thành danh trong các ngành " sáng tạo " như thiết kế thời trang hay âm nhạc, hỡi ôi cocaimaulon.

Ví dụ để trở thành nhà soạn nhạc, các anh chị cần 8 năm ngồi Nhạc Viện, 1 vạn giờ tập luyện trên ít nhất 4 nhạc cụ, và quá đen là vẫn phải giỏi toán, thậm chí phải cực giỏi. Chắc lũ học dốt không biết rằng có cả một tạp chí tên là Toán Học và Âm Nhạc, tất cả các ký hiệu trên một sheet nhạc thực tế đều là toán học. Đúng như Pythagos đã nói rằng : " Có hình học trong tiếng vo ve của dây đàn, và có âm nhạc trong khoảng cách của các hình cầu ". Âm nhạc chính là dạng toán học lâu đời nhất của loài người và đéo có một thằng nhạc sĩ nào học dốt toán mà sáng tác được nhạc bao giờ cả. Tương tự thiết kế thời trang, nếu ngu hình học không gian, các anh chị sẽ trượt ngay từ bài vẽ tĩnh vật tô chì chứ đừng nói tới đỗ khối V trường vét, cocaimaulon mà thành được Givenchy hay Coco Chanel nói cho nhanh.




Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020


thật thú vị khi được xem đạo diễn thiên tài Kitano Takeshi đóng trong 1 clip quảng cáo. Quay quảng cáo cho dù chỉ từ 30 giây - 1 phút mà muốn thu hút sự chú ý của người xem là rất khó, Nhật Bản với Hàn Quốc trung bình mỗi năm có vài clip quảng cáo coi hay cũng đã là quá nhiều rồi, là quá giỏi.







đàn gia súc trông thật đã, con nào cũng đều to và bự. Có lẽ do chăn nuôi là chủ yếu mà người nông dân ai cũng đều mập. 1 ngành nông nghiệp muốn phát triển thì phải lấy chăn nuôi làm chủ đạo, nếu có trồng trọt thì chia theo tỉ lệ " trồng trọt : chăn nuôi = 1 : 3 " . Trong clip có cảnh làm thịt gà rồi bỏ vào bao trông rất sạch sẽ, làm thịt gà nguyên con thì lấy thịt dễ hơn là chặt ra từng khúc bởi vì từng khúc có dính xương, lọc thịt ra khỏi xương rất khó và mệt.









nếu như có nhiều người làm theo kiểu quay ngược lại như clip gốc thì chắc là sẽ tếu lắm đây.



Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020


Chuyến xe du lịch ẩm thực miền Tây Australia.


( vnexpress )


Trong chuyến ' Lexus Esacape to Amazing ' , du khách có dịp thưởng thức các loại rượu nho thượng hạng, vị cay nồng của ẩm thực Australia.


Margaret River là một trong những lãnh địa rượu vang danh tiếng trên thế giới với hơn 200 trang trại trồng nho, 187 hầm rượu, nơi sản xuất ra những chai rượu thượng hạng. Mới đây, đoàn xe của Lexus vượt gần 300 cây số theo hướng Nam-Tây-Nam từ Perth, thủ đô bang Western Australia đến Margaret River để trải nghiệm phong cách sống hạng sang trong một hành trình mà họ gọi là Escape to Amazing ( Chuyến tẩu thoát kỳ thú ).

Đó là một chuỗi giờ phút thăng hoa bên bàn tiệc, nơi các nghệ nhân sáng tạo ẩm thực kết hợp với sự tinh tế của chuyên gia pha chế rượu vang nổi tiếng thế giới. Mùa này, tất cả mọi người đều đổ dồn về lễ hội ẩm thực lớn nhất năm, thu hút những đầu bếp trứ danh như Marco Pierre White, người từng được phong 3 sao Michelin trẻ nhất thế giới, David Chang, đầu bếp gốc Hoa ở New York, người giúp bánh bao thịt heo trở thành tinh hoa ẩm thực toàn cầu.




1. Rượu vang hảo hạng.












P. Linh :

































một chuyện rất bình thường, có thể xảy ra với hầu hết những ai đã từng sống trước kia. Cái " không bình thường " ở chỗ là dù những sự kiện đó chẳng có gì đặc biệt nhưng cứ khiến cho người ta đọc đến hết mà thôi. Đây chính là nghệ thuật viết văn, dù là viết những chuyện tầm phào hay viết chuyện chính sự, chuyện đâm chém, giật gân, lừa đảo ....... nếu không biết cách viết sao cho hay thì cho dù chỉ là truyện ngắn cũng chẳng ai thèm đọc. Với những chuyện nội dung càng không có gì, thậm chí rời rạc nhưng nếu như lôi cuốn khiến cho người xem đọc đến hết thì chứng tỏ nghệ thuật của người viết càng điêu luyện.


Một chuyện rất bình thường. [ trích trong tác phẩm " Chân ướt chân ráo " của nhà văn hải ngoại Lê Thiệp ( 1944 - 2013 ), sinh ra ở Sơn Tây, sau đó di cư vào Nam. ]


Sau vài lần, tôi biết ông từ một thị trấn nhỏ ở phía nam, lái xe gần bốn tiếng để chỉ ăn một tô phở, chạy loăng quăng một hồi rồi lái về. Đều đều cứ khoảng một tháng lại thấy ông, lần nào cũng một tô chín gầu và một ly cà phê đen không đường. Ngày một ngày hai, câu chuyện thành hình dần dần, một câu chuyện rất bình thường.

***

Tôi bị tù cải tạo như bất cứ sĩ quan VNCH nào. Ngày tan tác, tôi đeo trung úy, đi bộ thất thểu từ Cầu Xa Lộ về nhà, vai vẫn khoác khẩu M16, khẩu Colt nhét phía trong tay áo. Lính Bắc Việt đi xe GMC nhìn tôi chả thèm nói năng, tôi nhìn họ ngỡ ngàng. Về đến nhà, vợ tôi sợ xanh mặt, lôi tôi vào trong bắt thay ngay bộ đồ nhà binh, hai khẩu súng đem ra quăng đại bên đường. Đời binh nghiệp của tôi kết thúc đột ngột và giản dị như vậy. Cuộc sống tù đầy cũng chả có gì khác những anh em đồng cảnh ngộ. Tôi đi trình diện ở trường Gia Long, tưởng chỉ đi học tập cải tạo dăm bữa nửa tháng nhưng đến tận đầu 1981 mới được thả. Vâng, có gì để nói đâu. Anh em đã nói ra cả, sách vở viết về tù cải tạo dễ có đến trăm quyển, ông cứ mở quyển nào cũng được, đọc sẽ rõ.

Cái may mắn là vừa đi tù về, tôi được ông bạn thân đang tổ chức vượt biên cho đi chùa. Cái ơn này rất lớn chả cần phải nói nhiều. Tôi ở trại tỵ nạn hơn một năm thì được một nhà thờ Lutheran [ Tin Lành ] nhận bảo trợ. Tôi đến Mỹ, hai ngày sau bắt đầu đi làm. Tôi không biết gì về Welfare, nhà thờ cũng không đề cập gì đến trợ cấp xã hội. Họ giúp tôi đủ thứ, cố thu xếp để tôi và nhà tôi có việc làm. Ông cũng biết, thôi thì đủ thứ việc.

Việc đầu tiên là đi sơn bánh xe. Cái bánh xe Mỹ dựng lên dễ cao đến gần ngang ngực. Tôi sơn trắng hai cái vành, công việc xem ra dễ. Phải cái nó to quá, nặng quá, tôi vần không nổi, làm sao được như ông đồng nghiệp Mỹ đen hai tay nhẹ nhàng bê cả cái bánh quăng vào một xó ? Tối về tôi đau như dần, các bắp thịt cứng lại. Tôi đổi hết việc này đến việc khác cho đến khi thi đậu vào Sở Bưu điện. Tôi làm bưu điện nay đã hơn mười tám năm rồi. Vợ tôi đi làm ở siêu thị Food Lions từ ngày đầu, bắt đầu bằng việc lựa rau hư, rau thối vứt sang một bên. Ấy vậy mà bây giờ bà ấy là supervisor, công việc nhàn ra phết.

Tôi kể ông nghe về Noel đầu tiên ở Mỹ. Tôi không đi chùa nhưng trên nguyên tắc, tôi tự coi mình là Phật tử. Mẹ tôi là Phật tử thuần thành, giờ này bà vẫn sống ở Việt Nam, làm công quả cho một ngôi chùa nhỏ ở Phú Bình. Tôi bảo trợ nhưng bà không đi, nói ở đâu cũng thế. Bà quen chay tịnh ở chùa, ở Việt Nam phải hơn. Vốn tự coi là Phật tử, tôi không có thói quen ăn lễ Giáng Sinh. Năm đầu tiên ở Mỹ, vợ chồng con cái tôi vẫn còn hoang mang trước cuộc sống mới. Hai đứa nhỏ học tiểu học có xe buýt đưa đi đón về, đã bập bẹ nói được tiếng Anh. Buổi chiều ngày 24 năm đó, tôi được về sớm, đang tính kho một ít cá thì có tiếng gõ cửa. Mở ra thì thật ngạc nhiên. Hai cô giáo và cỡ gần ba chục đứa nhỏ đứng đó với gói lớn gói nhỏ. Vợ chồng tôi ngạc nhiên. Mọi người cười nói tiến vào căn apartment [ chung cư ] dựng cây thông lên, chăng đèn, bày quà tùm lum. Vâng thưa ông, chả là khi cô giáo hỏi, các con tôi nói nhà tôi không có quà, không có cây Giáng Sinh, không nấu gì để mừng sinh nhật Chúa, có nghĩa là rất nghèo, hai cô giáo từ tâm bèn gọi điện thoại tới các phụ huynh và tổ chức “ ủy lạo ” gia đình tôi.

Sau cái kinh nghiệm đó, dù là Phật tử - vâng, nay tôi đã quy y, pháp danh Thiện Tâm - hễ cứ đến Giáng Sinh là tôi đi tậu một cây thông về, bày giữa nhà, lôi mấy cái hộp không ra, gói giấy xanh xanh đỏ đỏ bày ở góc, lại còn cẩn thận dặn hai đứa nhỏ phải trình với cô giáo rằng nhà mình có cây thông đẹp lắm. Tôi cũng quyết định sống sao cho hội nhập với dòng sống mới, ráng trở thành một người như mọi người chung quanh.

Ông bảo là Mỹ hóa ? Vâng, thì cứ gọi thế đi. Tôi chỉ nghĩ sống sao cho giống họ, thế thôi. Tôi bắt đầu cuộc cách mạng bằng ngôn ngữ. Tôi và nhà tôi bắt đầu nói với con cái bằng tiếng Anh vì sợ con mình cứ nói tiếng Việt mãi thì đến bao giờ mới giỏi tiếng Anh ? Ông có biết sao không ? Tôi chợt nhận ra rằng vợ tôi giỏi tiếng Anh hơn tôi. Tôi tuyệt giao với người Việt. Có nhiều lý do lắm, ông ạ. Nơi đây hồi nào có hơn chục gia đình người Việt, mới đầu thì thân nhau nhưng dần dần có xích mích, có kèn cựa, lời ong tiếng ve. Lại như họ không thích chúng tôi nên tôi lờ luôn. Tôi bắt đầu không ăn cơm đều nữa. Món Mỹ tiện, dễ nấu và bổ dưỡng hơn. Thỉnh thoảng xót ruột lắm tôi ăn mì gói và cả tháng nhà tôi mới nấu cơm một lần. Các con tôi lần nào về đúng hôm có cơm Việt Nam, nó kêu hôi ầm ĩ.

Tôi xem Tivi rất chăm chỉ và nghe nhạc Rock, nhạc Jazz ..... Vâng, ông nói cũng phải, Jazz khó nghe, không phải ai cũng thích. Tôi cũng đâu có thích nhưng vẫn phải nghe. Rồi tôi để ý đến football, cái khoản thể thao dễ nên tôi theo dõi kỹ để có thể nói chuyện với hàng xóm, với người đồng sở. Câu chuyện thời tiết xong thì biết gì để nói ngoài chuyện football, baseball [ bóng chày ] ..... ? Nó cho mình cái cảm tưởng gần gũi với người xung quanh, nói cái tiếng nói của họ, vui cái vui của họ, cảm cái cảm của họ. Tôi thi được vào sở bưu điện và cuộc sống mỗi lúc một thăng hoa. Các con tôi mỗi ngày một lớn và tôi hãnh diện thấy chúng hoàn toàn là người Mỹ, từ cách ăn uống đến cách suy nghĩ. Căn nhà chúng tôi mua ở khu khá, toàn Mỹ trắng, không rào dậu, cỏ xanh mát. Tôi đang hoàn thành giấc mơ ấp ủ từ lâu. Tôi ngửng cao mặt, hãnh tiến. Tôi thấy sao Việt Nam mình nhiều thói xấu thế.

Ông hỏi, tôi không tiện trả lời nhưng ông cứ kiếm Người Trung Quốc Xấu Xí hay Tổ Quốc Ăn Năn đọc thì biết hết. Hồi đó tôi suy nghĩ như hai tác giả của những cuốn sách đó. Cảm ơn ông hỏi về mấy đứa nhỏ. Chúng là Mỹ, con Mỹ, sống đời sống của chúng. Đứa lớn có vợ Mễ sống ở Dallas, đứa con gái ở tận Chicago có hai con với đời chồng trước, nay đang ở với boyfriend.

Như ông đã rõ, vì cái Noel đầu tiên được ủy lạo, tôi đã nguyện đổi đời cho đến một hôm mùa hè mấy năm trước. Trời hôm đó thật đẹp, tôi sắp xếp lại mấy cái thùng gỗ và một gói giấy lòi ra. Trong đó, tôi còn giữ được cái thẻ Quân Nhân. Tôi bắc ghế ra cửa ngồi, cầm chai Bud với cái thẻ. Trông tôi hồi đó trẻ quá. Người hàng xóm lui cui cắt cỏ giơ tay hello. Tôi nhìn ông ta. Chúng tôi là hàng xóm nhưng chưa bước chân vào nhà nhau, chưa bao giờ vay mượn nhau cái gì. Có nói chuyện cũng là đứng ở đất nhà mình nói chõ sang.

Tôi chợt thấy mình xa lạ. Tôi chợt thấy mình không thể giống cái ông Mỹ to dềnh dàng lúc nào cũng “ Isn’t it good ”. Tôi chợt nhớ đến ông Đồng hàng xóm Việt Nam, khi nào tôi đi hành quân về phép cũng lôi tôi sang nhậu cho bằng được. Tôi nhìn cái Thẻ Quân Nhân có ba sọc đỏ và nhớ ra lúc này đi đâu tôi đều phải dùng driver license [ bằng lái xa ]. Hai cái đều là căn cước nhưng cái nào mới thực sự là căn cước của tôi ?

***

Cuối tuần đó tôi lái xe lên đây, vào tiệm này ăn phở. Có dễ đến hơn chục năm tôi mới lại vừa ăn phở vừa nghe Lệ Thu hát Đêm Đông. Tôi nghe tiếng Việt lao xao quanh mình. Tôi thấy một ông ngồi bàn bên kia cầm cái tăm xỉa răng tỉnh queo. Tôi thấy một ông khác đứng lên không đẩy cái ghế lại chỗ cũ. Tôi nhìn thấy cái vệt nước mắm đọng muối trắng nơi cái vòi. Tôi không thấy chướng ông ạ, thế mới lạ. Lúc về tôi lượm một lô báo biếu. Tôi đọc hết, kể cả những tin hội đoàn chia hai phe bôi tro trát trấu nhau, hoặc tin đang có một chính phủ lưu vong được thành lập ở Cali. Tôi đọc tuốt và tối đó tôi ngủ ngon.

Vâng. Nay tôi không uống được cà phê tan ngay mà phải cà phê phin đen nóng giống như ngày xưa uống cà phê của bà Thái Chi. Ồ, ông cũng uống ở đó à ? Bà ấy vẫn còn sống ? Ước gì giờ này được ngồi ở cái đẩu trong cái quán bé tí tẹo của bà Chi, nhâm nhi ly cà phê đen đặc quánh. Vâng, năm nay trời ấm quá, gần Noel rồi mà cứ như mùa Xuân. Ồ, tôi không dựng cây Noel từ mấy năm rồi. Ừ nhỉ, tại sao năm nay tôi lại không đi kiếm một cây thông về cho ấm cúng, cho nhớ lại cây thông đầu tiên trên đất Mỹ ?


Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020


khung cảnh đường phố nhà cửa và các cửa hàng buôn bán đẹp quá, đi dạo vòng quanh mãi mà không thấy chán. Tất cả đều là do cách làm, cho dù có nhiều tiền mà không biết làm thì cũng không thể nào mà đẹp được như vậy.

có thể thấy ở bên Nhật cũng đi bên TRÁI  giống như nước Anh. Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.







pho mai trông ngon quá, lúc đổ từng miếng pho mai ra từng khoảnh nhìn giống y như cách làm đậu hủ ở đây vậy. Pho mai được làm từ sữa, do sữa không để lâu được nên người Châu Âu nghĩ ra cách làm pho mai để có thể để dành lâu được. Rất hay.









quảng cáo của Hàn Quốc hay quá. Không những về kinh tế hay công nghệ mà sau này ngành ăn uống của Hàn Quốc còn vượt qua các nước khác luôn nữa.