Trang

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017



Nobel Banquet .


( soi.today )

Một mùa trao giải Nobel nữa lại đến. Chúng ta sẽ cùng điểm qua từng thập niên với những sự kiện lịch sử của mỗi thời kì để xem thời đó người ta ăn gì nhé.







Khách mời đang đi lên sàn khiêu vũ sau bữa ăn tại Blue Hall ( tiếng Thụy Điển : Blå hallen ) của Tòa thị chính Stockholm. 



Thời kì đầu tiên 1901 - 1910


Thực đơn của Nobel Banquet duy trì theo truyền thống châu Âu cho đến tận năm 2004 là chỉ viết bằng tiếng Pháp, từ 2005 mới thêm tiếng Anh và tiếng Thụy Điển cho dễ đọc. Đến thời điểm hiện tại, thực đơn chiêu đãi của Nữ hoàng Anh ở điện Buckingham vẫn chỉ viết bằng tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ “ quốc tế ” của các Hoàng gia Âu châu. Viết bằng tiếng Pháp thì bao giờ cũng có những món mở màn gọi là hors d’oeuvres ( o-đợp-voa ). Những món “ lót dạ ” này khác với entrée ( on-truây ).





thật khổ thân cho những người trước đây được quốc tế ca ngợi và trao giải thưởng để rồi bây giờ phải đắn đo giữa quyền lợi của dân tộc ( và nhân dân ) mà phải bị quốc tế lên án . Nghe nói ở nước khác trước đây có người được trao giải Hòa Bình nhưng không thèm nhận có khi như vậy mà lại hay  !!  Thà đừng nhận thì không ai nói gì, chứ nhận giải rồi sau đó nếu không theo đúng ý người ta thì người ta đòi lại còn bị quê hơn gấp cả trăm lần .



Bà Suu Kyi phải đối mặt với án diệt chủng ?


( BBC tiếng việt )


Ông Zeid Ra'ad Al Hussein quyết tâm đưa những kẻ gây thảm họa cho người Rohingya ra đối mặt trước pháp luật. Ông là người đứng đầu cơ quan theo dõi nhân quyền trên toàn thế giới của Liên Hiệp Quốc nên ý kiến của ông có trọng lượng. Điều này có thể dẫn tới những lãnh đạo cao nhất, ông không loại trừ khả năng lãnh đạo dân sự là bà Aung San Suu Kyi và người đứng đầu quân đội Myanmar, tướng Aung Min Hlaing, có thể phải đối mặt với bản án về tội diệt chủng một ngày trong tương lai.

Hồi đầu tháng 12 , ông Zeid nói trước Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ( UNHRC ) rằng việc người Rohingya ở Myanmar bị ngược đãi một cách có hệ thống và trên diện rộng có nghĩa tội diệt chủng không thể được loại trừ.

" Vì mức độ lớn của hoạt động quân sự, rõ ràng đây là các quyết định được đưa ra ở cấp cao " vị cao ủy UNHRC nói khi chúng tôi gặp gỡ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva trong chương trình BBC Panorama.


Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017



1 trích đoạn đối thoại tiếp theo trong tác phẩm " Vòng tròn ma thuật " của Arthur Koestler trong đó ngoài việc giải thích lý do tại sao phải " tiễn đưa " nhân vật chính thì còn cho biết thêm công dụng hữu ích của " kẻ thù " và " bọn phản động " đối với công cuộc Cách Mạng . Vì vậy thân phận của nhân vật chính và những người cùng chịu chung số phận dường như bị đảo ngược lại hoàn toàn : từ " nạn nhân oan ức của chế độ " trở thành " những con người đáng nguy hiểm cho nhân loại " do muốn đem Cách Mạng Vô Sản ra ngoài thế giới và sẽ bị chính các đồng chí của mình loại bỏ bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp vậy .



--------------------------------------


“ Khi Cách mạng mới thành công chúng ta tin rằng nhân dân các nước khác cũng sẽ theo gương chúng ta. Nhưng làn sóng phản cách mạng đã trỗi dậy và suýt nữa nhấn chìm ngay chính chúng ta. Đảng chia thành hai phe. Phe thứ nhất là những kẻ phiêu lưu, để xuất khẩu cách mạng họ sẵn sàng hi sinh tất cả thành quả mà chúng ta đã giành được. Anh thuộc nhóm này. Đảng đã nhận ra tính chất nguy hiểm của nó và đã ra tay tiêu diệt.

Đường lối của Quốc Tế phải phù hợp với chính sách của nước ta. Bất cứ kẻ nào không hiểu điều đó sẽ bị thủ tiêu. Tất cả những cán bộ tốt nhất của chúng ta ở châu Âu cũng sẽ bị thủ tiêu. Vì quyền lợi của Cách mạng, chúng ta sẽ kiên quyết đập tan ngay cả các tổ chức của chúng ta ở nước ngoài. Chúng ta sẵn sàng hợp tác với các chính phủ phản động trong việc đàn áp các phong trào cách mạng nếu nó diễn ra không đúng lúc. Để bảo vệ tiền đồn của Cách mạng, chúng ta sẵn sàng phản bội lại bạn bè và thoả hiệp với chính kẻ thù của mình. Đấy là nhiệm vụ mà lịch sử đã giao phó cho chúng ta. Những kẻ thiển cận, những nhà đạo đức học không thể nào hiểu được chuyện này. 

Trên tinh thần đó, Công tố viên sẽ kết án tử hình anh ” .



Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017



Giới chính khách giàu có ở Philippines .


( Vi Yên )


Trong lịch sử Philippines, có lẽ chưa ai từng mang đến hy vọng cho người dân bằng diễn viên điện ảnh Joseph Estrada và cũng chưa ai khiến họ thất vọng hơn vị cựu tổng thống này.

Kể từ cuộc cách mạng năm 1986 loại bỏ những tay chính khách cướp bóc, những tưởng đời sống người dân Philippines sẽ cải thiện nhưng rồi người ta lại quá ngán ngẩm với tình trạng bất bình đẳng không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Thế rồi tới năm 1998, ứng cử viên Estrada kia giương cao khẩu hiệu tranh cử “  vì người nghèo ” . Điều đó khiến dân chúng Philippines đứng về phía ông với mức tín nhiệm cao chưa từng có.

Nhưng rồi Estrada bị lật đổ khi chưa hết nhiệm kỳ và ra tòa với tội danh tham nhũng. Cáo trạng cho thấy ông biển thủ từ 78 tới 80 triệu đô-la Mỹ. Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines giai đoạn 1972 – 1986 cũng ước tính biển thủ khoảng 5 tới 10 tỷ đô-la.

Ở Philippines, chính trị về cơ bản là trò chơi quyền lực của một nhóm nhỏ gồm những chính trị gia giàu có như Marcos hay Estrada. Người ta gọi đó là nền chính trị đầu sỏ ( oligarchy politics ) .

Các gia tộc chính trị ( political dynasty )

Từ thời Philippines còn là thuộc địa của Tây Ban Nha ( 1565 - 1898 ) , giới địa chủ kiểm soát phần lớn đất đai và chi phối luôn nền chính trị nước này.

Dưới thời kỳ thuộc địa của Mỹ ( 1898 - 1946 ) , quyền lực của những người này không những không bị phá hủy mà còn được củng cố. Họ có thể sử dụng địa vị của mình trong chính quyền thuộc địa để mở rộng kiểm soát sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại và ngân hàng.

Bằng việc nắm quyền trong một thời gian dài, nhiều chính trị gia đã coi chức vụ chính trị như thuộc về gia đình để truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Điều đó có nghĩa là quyền lực chính trị được vĩnh viễn hóa dẫn đến sự xuất hiện của các gia tộc chính trị.

Từ khi độc lập năm 1946 tới trước thời của Tổng thống Marcos, Philippines đã trải qua nhiều thay đổi. Các thiết chế dân chủ đại diện theo mô hình phương Tây được thiết lập. Tuy nhiên cấu trúc quyền lực thực tế vẫn như cũ khi mà quyền lực luôn nằm trong tay các gia tộc giàu có ấy.

Năm 1965 , Marcos lên nắm quyền và điều hành đất nước bằng thiết quân luật từ năm 1972 đến năm 1981. Dựa vào đó, ông thay thế những tay đầu sỏ thời hậu chiến bằng nhóm của riêng mình gọi là Marcoses. Nhưng rồi ông bị lật đổ trong cuộc cách mạng Quyền lực Nhân dân ( EDSA ) sau 21 năm tại vị , nhường chỗ cho giới giàu có quay trở lại và tái lập sự cai trị mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Giờ đây, nhìn con số thu nhập quốc gia gia tăng hàng năm của Philippines, ít ai nghĩ rằng hết ba phần tư số này nằm trong tay 40 người giàu nhất đất nước.

Chính trị như một trò chơi riêng của giới chính khách

Theo số liệu năm 2013, Philippines có khoảng 178 gia tộc chính trị. Những cái tên như Aquinos, Cojuangcos, Aranetas hay là Lopezes không có gì là xa lạ với người dân xứ này.

Họ chi phối nền chính trị của Philippines bằng cách đưa người trong gia tộc hoặc có quan hệ với gia tộc vào trong các thiết chế quan trọng như quốc hội, đảng phái. Họ còn ra sức chiếm giữ các chức vụ địa phương.

Trong một bài báo đăng trên tờ Rappler, nhà nghiên cứu Ronald U. Mendoza đưa ra những con số đáng kinh ngạc. Tính tới năm 2012 , người của các gia tộc chính trị chiếm tới 68 % số hạ nghị sĩ và 80 % số thượng nghị sĩ tại Quốc hội. Thành viên của họ cũng chi phối các đảng chính trị lớn .

Người nghèo gần như không có đại diện trong các đảng, vì lẽ đó mà họ không có tiếng nói trong quá trình ra quyết sách của chính phủ.

Có thể mô tả nền chính trị của Philippines như là một cuộc đấu tranh quyền lực trong giới đầu sỏ, những người quan tâm nhiều đến quyền lợi cá nhân và giai tầng riêng của họ thay vì quyền lợi của đa số người nghèo. Chức vụ trở thành tài sản gia đình được giới này dùng để bảo vệ các lợi ích kinh doanh và các lợi ích khác của các gia tộc, bảo vệ họ khỏi các đe dọa chính trị.

Điều đáng tiếc là tuy quyền lực ngày càng tập trung nhưng lại không được dùng để thúc đẩy chính sách quốc gia như các quốc gia tập quyền kiểu Trung Quốc hay Singapore mà nó bị gom vào tay các nhóm chính trị có khuynh hướng khư khư lo giữ lấy ghế của mình. Philippines tự thể hiện mình như một quốc gia dân chủ, cơ cấu quyền lực như một quốc gia độc tài nhưng lại chẳng mang được chút ưu điểm nào của cả hai thể chế.






Kem tươi .


( soi.today )


Mọi người uống trà chiều ăn bánh phủ phê chưa ? Giờ tới lúc thú tội nhé !


Chuyện là thế này, ai rành về trà chiều cũng biết rằng cái không thể thiếu trong tiệc trà của dân Ăng-lê là bánh scone ( một loại bánh nướng đơn giản ) ăn kèm mứt và kem. Trong bài trà chiều tôi cố tình lờ vấn đề này đi vì giải thích kem nó rất mệt, đành phải dành cho nó bài riêng.





Trà chiều Anh không thể thiếu bánh kem mứt. Nhưng kem ở đây là kem gì ? 



Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017






đứng thẳng để ném trúng còn khó, xoay mông lại để ném trúng còn khó hơn .