Trang

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020


khung cảnh đường phố nhà cửa ở Nhật Bản thật đẹp và huyền ảo, cứ đi ngắm nhìn mãi mà không thấy chán, chứng tỏ trình độ kiến trúc thẩm mỹ của người Nhật rất cao, không phải cứ có nhiều tiền là có thể làm được. Nếu như không biết cách làm thì cho dù có nhiều tiền đến mấy cũng sẽ xấu và dở.


có thể thấy ở bên Nhật cũng đi bên  TRÁI  giống như nước ANH. Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên  TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe, do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.






vùng thôn quê ở nước Anh trông thật là đẹp, cuộc sống tuy bình dị nhưng thật tuyệt vời, đàn bò rất nhiều và bự, không biết chăn nuôi kiểu nào mà hay quá. Có lẽ do ở Châu Âu chủ yếu là chăn nuôi nên người nông dân trông thật nhàn nhã và khỏe mạnh vì sản phẩm của chăn nuôi chủ yếu là  THỊT  và  SỮA , không lo bị đói vì toàn những chất có dinh dưỡng cao. Trong khi sản phẩm của trồng trọt chủ yếu là cây ăn trái mang tính tráng miệng, không phải là thức ăn chính, ăn hoài không thể nào no nên người nông dân ở những nước chuyên về trồng trọt trông ai cũng gầy yếu.






Hong Kong thời kỳ còn là  THUỘC  ĐỊA  của nước Anh trông thật phồn vinh và yên bình, chả bù cho sau này.







Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020



Cách làm 4 món lắc ăn vặt đơn giản ngon khó cưỡng.


( Kiến Thức )





Nui lắc phô mai là một trong các món lắc được chị em mê mệt. Nguyên liệu : Nui, bột phô mai, bơ, dầu ăn, giấy thấm dầu. Làm nóng dầu, cho nui vào muỗng thủng, thả vào chảo. Chiên trong 15 giây thì nhấc nui ra, đổ vào rổ đã lót sẵn giấy thấm dầu.





Cho miếng bơ vào phần nui nóng vừa chiên trộn đều để bơ ngấm vào từng miếng nui. Sau đó đổ phô mai vào, trộn đều lên. Đổ phần nui phô mai ở trên vào túi bóng lắc thật đều để bột phô mai bám đều từng miếng nui. Có thể dùng luôn hoặc để nguội cho và hộp kín ăn dần.



Trái cây lắc. Nguyên liệu : Xoài ương, ổi, cóc, đường, nước mắm, ớt, ớt bột, nước. Hòa đường, nước mắm, nước cho tan, đặt lên bếp đun nhỏ lửa khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp để nguội. Xoài gọt vỏ, thái miếng dày 0,7cm, ổi và cóc tương tự





Khi hỗn hợp nước mắm đã nguội, đổ phần trái cây thập cẩm, thêm muối ớt, ớt bột vào, đậy nắp lại, lắc đều cho hỗn hợp ngấm nhanh hơn. Đợi 30 phút là có thể thưởng thức.





Cóc lắc chà bông. Nguyên liệu : Cóc thái, đường vàng, nước mắm, muối tôm, bột ớt, ruốc ( chà bông ).





Cóc gọt vỏ, bổ đôi. Cho cóc vào lọ, thêm các loại gia vị nước nắm muối rồi lắc đều lên là xong. Thêm một ít ruốc lên trên rồi thưởng thức


Khoai lang lắc phô mai. Nguyên liệu : Bột chiên giòn, bột năng, khoai tây, bột phô mai, đường, muối. Khoai lang gọt vỏ, thái miếng cỡ con chì, rửa qua cho hết nhựa rồi để ráo.





Pha hỗn hợp bột năng với chút nước cho sánh mịn rồi thả khoai vào trộn đều. Cho khoai vào chảo ngập dầu chiên giòn, vớt ra cho ráo dầu.





Cho khoai lang chiên vào túi giấy, thêm bột phô mai vào, lắc đều là được. Món này ăn kèm tương ớt cực ngon.



Chơi đêm ở Đà Nẵng.


( vnexpress )


Hòa mình vào điệu nhảy sôi động ở Bà Nà Hills, nhâm nhi đồ uống từ quán bar cao nhất thành phố là những trải nghiệm đêm bạn nên thử.

Đà Nẵng về đêm tiết trời mát mẻ, dù vào giữa mùa hè. Ra đường hóng mát, bạn sẽ không có cảm giác nóng hổi của những cơn gió phả vào mặt, hay mồ hôi dính trên người vì oi bức. Thành phố cũng không quá ồn ào, tấp nập. Người dân hiền lành, thân thiện. Các dịch vụ, hàng quán mở dọc hai bên đường, thuận tiện cho du khách đi ăn đêm, nhâm nhi cà phê.


Những điểm vui chơi về đêm

Bà Nà Hills : Một trong những khu du lịch có hoạt động về đêm sôi nổi, phục vụ nhu cầu giải trí cho du khách là Bà Nà Hills, nằm trên dãy Trường Sơn cách trung tâm thành phố 25 km. Tại đây, chương trình đốt lửa trại diễn ra mỗi đêm với hoạt náo viên vui nhộn và dàn nhạc cùng các nghệ sĩ trẻ. Trong tiếng nhạc sôi động, du khách xếp thành vòng tròn, cùng nhau nhảy múa, lắc lư theo những điệu nhạc, bài hát vui nhộn.

"Trong khoảnh khắc này, tôi không còn thấy sự xa cách giữa những người khách đến từ mọi miền tổ quốc và cả quốc tế. Chúng tôi chỉ thấy sự thân thiện, vui vẻ trên gương mặt mỗi người khi cùng nhau nhảy theo điệu nhạc. Đó quả thật là hoạt động vui vẻ, xả stress. Các con tôi cũng rất thích chương trình này", chị Thu Anh, du khách đến từ Hà Nội, chia sẻ.

Kết thúc hoạt động đốt lửa trại cũng là thời điểm du khách di chuyển tới quán Beer Plaza ngay gần đó để ăn buffet tối. Ngay khi đặt chân vào nhà hàng, bạn sẽ nghe thấy những âm thanh vui nhộn sôi động không kém được phát ra từ một ban nhạc gồm các nghệ sĩ quốc tế. Sân khấu được dựng giữa nhà hàng, và cao hơn các khu vực xung quanh. Tại đây, các nghệ sĩ say sưa biểu diễn, chơi đàn. Phía dưới, ngay khu vực biểu diễn là một khoảng trống lớn, đủ cho 20-30 người đứng tụ tập phía dưới để nhảy theo ban nhạc.

Phía sau sân khấu là các bàn bày đồ ăn. Thực khách chọn món rồi trở về các bàn ăn được kê gần đó, vừa nhâm nhi bia Đức, vừa thưởng thức các tiết mục trình diễn trên sân khấu.

Kết thúc bữa tối cũng là thời điểm thích hợp để bạn tản bộ, khám phá khung cảnh Bà Nà về đêm. Đây là trải nghiệm thú vị cho các cặp đôi hoặc những du khách mong muốn tìm kiếm khung cảnh yên tĩnh và lãng mạn như ở châu Âu. Làng Pháp trên đỉnh Bà Nà được xây dựng theo lối kiến trúc châu Âu, với những con đường nhỏ rải sỏi sạch sẽ, hai bên đường là hàng quán, spa ..... Cảnh đêm ở nơi đây vô cùng yên tĩnh, không khí se lạnh như mùa thu, dù bạn đang ở giữa những ngày tháng 7 nắng như đổ lửa.

Để có trải nghiệm về đêm tại đây, du khách cần phải thuê khách sạn qua đêm tại làng Pháp. Giá thuê phòng đắt hơn một số khách sạn ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, nhưng theo đánh giá của nhiều du khách đã qua đêm ở đây, điều này là xứng đáng.

Anh Thành Đông, một du khách đến từ Hà Nội đưa gia đình lên đây nghỉ dưỡng chia sẻ, có ba lý do mà bạn nên nghỉ một đêm trên đỉnh Bà Nà. "Thứ nhất, bạn có thể tham gia hết các hoạt động vui chơi giải trí về đêm. Thứ hai, khoảng chiều tối và sáng sớm hôm sau khu du lịch này rất vắng khách, do khách đi Bà Nà trong ngày đã về hết. Bạn có thể thoải mái tận hưởng không gian yên tĩnh, chụp những bức ảnh đẹp nhất mà xung quanh không có ai. Đây là điều mà bạn khó có thể thực hiện được từ 9h đến 15h hàng ngày", anh nhận định.

"Bạn có thể dậy sớm từ 4h, rồi đi chuyến cáp treo đầu tiên lúc 4h30 ra cầu Vàng chụp ảnh, ngắm bình minh. Lúc này trên cầu rất vắng, vợ và hai con gái của tôi chụp được hàng trăm bức ảnh, mà bức nào cũng rất đẹp, ưng ý. Thứ ba, vào những tháng hè ban ngày Đà Nẵng khá nắng, nóng. Nếu mua tour trong ngày, nhiều gia đình đi có con nhỏ, người già sẽ bị mệt", anh Đông bày tỏ.






tẩy chay phim Mỹ có yếu tố Trung Quốc, hàng hóa Mỹ sản xuất tại Trung Quốc và các cửa hàng Mỹ có chi nhánh tại Trung Quốc để chứng tỏ mình là  NGƯỜI  YÊU  NƯỚC  đi nào  !!!!!



Disney khấu đầu cảm ơn kẻ độc tài.



( Đàn Chim Việt )


Tôi không ghi tên coi phim trên Disney Plus. Nhưng ngay cả khi làm vậy, tôi cũng sẽ không chi gần 30 đô la để xem phim Hoa mộc Lan “ Mulan ” mới làm lại đã được Disney quảng cáo rùm beng. Theo một số bỉnh bút đã xem, cuốn phim 200 triệu đô la là một tác phẩm điện ảnh tầm thường. Nó phản ảnh “ sự rụt rè và chủ đề trống rỗng được nghiên cứu kỹ lưỡng, tránh mọi ý tưởng hoặc câu hỏi cụ thể có thể khiến bất kỳ ai ở bất kỳ đâu khó chịu ” như Peter Suderman viết. “ Mulan chiến đấu vì danh dự, vì gia đình, để tìm lại bản thân và có sức mạnh của mình, có nghĩa là Hoa Mộc Lan chiến đấu vì những điều tầm thường mơ hồ và không gây khó chịu ”.

Trên tờ Wall Street Journal, bỉnh bút Joe Morgenstern gọi nó là “ đứng đắn, thường vụng về và đáng chú ý là thiếu niềm vui ”, rồi kết luận rằng “ tổng thể bộ phim thiếu sự rõ ràng của phiên bản hoạt hình trước đây, chưa kể đến kỹ thuật vui nhộn của phiên bản trước : đồ hình tuyệt đẹp, phạm vi cảm xúc rộng lớn ”. Joshua Rivera đánh giá “ Mulan ” cho The Verge, nói rằng nó là “ sự hạ xuống từ cực điểm ..... chỉ đơn thuần là một bộ phim có thể xem được và khá dễ bị lãng quên ”.

Tuy nhiên, vấn đề thực sự của “ Mulan ” không phải là sự thất bại về mặt nghệ thuật mà là sự nhẫn tâm về mặt đạo đức của nó. Không giống như bản gốc năm 1998 của Disney với chủ đề chính là quyền tự quyết và tự do cá nhân, bản làm lại lần này nhấn mạnh nhiều vào lòng trung thành với gia đình và cộng đồng. Ở Trung Hoa, nơi bộ phim lấy làm bối cảnh, lòng trung thành cũng là một giá trị được nhấn mạnh đến nhiều — lòng trung thành với nhà nước và Đảng Cộng sản cầm quyền. Không phải ngẫu nhiên mà phim “ Hoa Mộc Lan ” củng cố một học thuyết rất quan trọng đối với chế độ độc tài Trung Hoa vì Disney đã hợp tác với chính quyền để làm bộ phim.


Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020



Những hình ảnh đẹp bởi cảnh vật và cách chụp hình :






Đà Lạt




















 Hội An, Đà Nẵng







làng Hallstatt , nước Áo






Lạng Sơn





Quy Nhơn






Đắk Lắk





Quảng Bình





Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020


Ngày cuối tuần các bạn thường làm gì ?


( Trí Thức Trẻ )





Ngủ nướng đến trưa, ăn brunch ở một nhà hàng xinh xắn mới mở với món egg benedict béo ngậy, sau đó buổi chiều ngồi cafe và chụp 1 nghìn tấm ảnh hashtag #weekend #chilling, buổi tối sẽ đi ăn ở một nhà hàng sang xịn mịn nào đó, rồi đi xem phim, đi club hoặc tổ chức ăn uống tiệc tùng linh đình ở nhà đến tối muộn. Một cuối tuần điển hình của đa số chúng ta, nhưng có bao giờ bạn cảm thấy ..... chán vì cái vòng quay đều đặn, với từng đấy bức ảnh, từng đấy hoạt động thay phiên nhau diễn ra vào ngày cuối tuần hay không ?

Tôi thì có, và tôi chắc chắn là tuyệt đại đa số cũng giống như mình. Mọi hoạt động ấy đều thú vị và thư giãn theo cách riêng của nó, là sự giải trí cho chúng ta sau cả một tuần dài căng như dây đàn, nhưng liệu nó có giúp chúng ta sạc đầy niềm cảm hứng và thật sự giúp bản thân nghỉ ngơi hay không ? Tôi nghĩ là có, nhưng khi lặp đi lặp lại quá nhiều, nó trở thành sự nhàm chán.

Nhưng thật sự, chúng ta không có nhiều lựa chọn. Bạn không đủ giàu đến mức đi trốn cuối tuần ở Hội An, Đà Lạt hay một vùng biển xa xôi, một vùng núi mát lành mới mẻ nào đó. Nhưng bạn nhớ cảm giác khao khát một chuyến đi, thèm thuồng cảm giác ngồi trên xe ô tô và nhìn ra cửa kính thấy những thành phố, những con đường trôi qua trước mặt, thèm cảm giác thức dậy ở một nơi nào đó không phải thành phố chật chội này.

Vậy là bạn có những chuyến đi cuối tuần, những chuyến #weekendgetaway ở ngoại ô, trong một căn biệt thự xinh xắn nào đó.









Nơi có kim chi ngon nhất .


( vnexpress )


Thành phố Gwangju là nơi có những nguyên liệu ẩm thực chất lượng hàng đầu và nhiều món ăn phổ biến nhất Hàn Quốc.

Gwangju ( có nghĩa là thành phố của ánh sáng ) được coi là nơi khai sinh ra món kim chi. Thành phố tổ chức lễ hội kim chi hàng năm. Du khách có thể ghé thăm " Kimchi Town – Thị trấn Kim chi " để tự tay làm kim chi. Năm 2010, Gwangju được chọn để đặt Viện nghiên cứu kim chi thế giới. Từ đó, các nhà nghiên cứu ở Gwangju đã tìm tòi các yếu tố tạo nên hương vị kim chi bao gồm lên men, vi khuẩn axit lactic và các đặc tính sinh hóa khác.

Kimchi không chỉ là một món ăn, nó còn ảnh hưởng lớn đến văn hóa Hàn Quốc. Khi Yi Soyeon, một người gốc Gwangju, trở thành phi hành gia Hàn Quốc đầu tiên bay lên vũ trụ vào năm 2008, chính phủ đã dành nhiều năm nghiên cứu và  hàng triệu USD để tạo ra " kim chi vũ trụ ", giúp cô có thể ăn được trong môi trường không trọng lực. " Nếu một người Hàn Quốc lên vũ trụ, kim chi cũng phải có mặt ở đó ", một nhà khoa học của Viện nghiên cứu thực phẩm Hàn Quốc nói.

Chợ Yangdong là thiên đường của món kim chi nổi tiếng. Mỗi cửa hàng có một vị kim chi khác nhau, phụ thuộc vào lượng gia vị bỏ vào. " Bạn phải sử dụng bột ớt và jeotgal ( hải sản lên men trong muối ) chất lượng cao nhất. Các bà, các mẹ - những người nhiều kinh nghiệm đã dạy cho chúng tôi bí quyết cũng như công thức nấu ăn và phương pháp chuẩn bị ", Yoo Minji, 32 tuổi, làm việc ở một cửa hàng kim chi trong chợ, cho hay.






Kimchi ở Gwangju được cho là ngon nhất nước. 



Theo Kim – giám khảo MasterChef – siêu đầu bếp Hàn Quốc, bí mật của ẩm thực Gwangju là jeotgal, một loại nước sốt hải sản lên men – bao gồm tôm, mực, sò và bất kỳ loại cá nào. Trái ngược với các loại muối, xì dầu hay gia vị khác ngoài thị trường, jeotgal cần một thời gian nhất định để sản xuất.

Du khách tham quan thành phố có thể thưởng thức bibimbap ( cơm trộn ) được chế biến đa dạng, cải bắp và củ cải trồng trong dòng nước suối Muju ; các món hải sản lấy từ Mokpo, bao gồm kkotge ( cua xanh ), gejang ( cua ướp đậu nành ), mineo ( cá lù đù ) ; và yukjeon ( thịt bò hảo hạng ) từ Damyang. 

Được biết đến với những nguyên vật liệu chất lượng hàng đầu, Gwangju trở thành nơi tập trung quy mô lớn các món ăn đặc trưng của Hàn Quốc. Điều đó tương tự Thành Đô ở Tứ Xuyên, Trung Quốc ; Belo Horizonte ở Minas Gerais, Brazil ; thành phố Oaxaca ở Mexico hay New Orleans ở Mỹ. 

" Bạn nên đi qua tỉnh Jeolla, cách thuận tiện nhất để đến thành phố Gwangju. Văn hóa nhà hàng ở đó cũng rất đa dạng. Bạn có thể ghé thăm thành phố Yeosu hoặc Mokpo ", là chia sẻ của Kim Hooni, chủ nhà hàng Danji ở New York, nhà hàng Hàn Quốc đầu tiên được gắn sao Michelin.

Gwangju cũng có nhiều nopo, nhà hàng gia đình mang tính biểu tượng đã hoạt động ít nhất 50 năm. Trong " Hướng dẫn xanh " năm 2012 về Hàn Quốc, các chuyên gia ẩm thực của Michelin đánh giá cao nhà hàng Cheongwon Momil. Mì lạnh của quán được phục vụ từ năm 1960. Phiên bản súp của món mì này ăn kèm cá, cơm và rau. Nhưng điểm nhấn trong thực đơn nhà hàng phải kể đến bánh bao vua, kích thước to và nhân được làm từ thịt lợn hoặc rau củ.

Nhiều năm qua, Gwangju còn được chọn để tổ chức các sự kiện quốc tế lớn về thực phẩm, mỹ thuật. Một trong những lý do là thành phố có dân số trẻ với 24% là sinh viên. " Giới học sinh, sinh viên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa ẩm thực thành phố ", Rani Cheema, người sáng lập Gwangju Foodies và là cựu biên tập viên chuyên mục thực phẩm của Gwangju News, chia sẻ. 

Ví dụ tại cửa hàng Glacier Hong, bạn có thể ăn kem socola cùng rượu gạo. Những thứ cơ bản như kem gelato có thể được phục vụ quanh năm. Song có những món không được yêu thích, nên không tồn tại được lâu – điển hình là caramen mặn ăn cùng các loại hạt. Cửa hàng luôn tạo ra những hương vị mới, vậy nên các thực khách sẽ không thấy nhàm chán. 

Tương tự, tại quán Café Overall ở khu phố Dongmyeong-dong của Gwangju, ông chủ Lee Bumjun giải thích về sự phổ biến của bánh bí ngô ngọt tại cửa hàng mình : Khác với các loại bánh làm từ lớp bánh mì, bánh của cửa hàng sử dụng bánh quy giòn, được phủ kem phô mai và bí ngô ngọt. Lớp trên cùng rắc thêm vụn bánh quy khác. Đó là món làm nên thương hiệu của quán.




thêm 1 bài viết nữa cũng rất hay và hài hước của nhà văn Lê Thiệp sống ở hải ngoại. Qua bài viết này có thể thấy được sự tôn trọng và cố gắng gìn giữ  TIẾNG  VIỆT   của những người ở xa quê hương là rất khó khăn, trong khi cũng là sống ở nước ngoài mà người  HÀN  QUỐC  giữ gìn văn hóa và tiếng nói của mình rất tốt . Đó cũng là 1 điều mà người Việt Nam dù ở trong nước hay nước ngoài đều phải kém xa người Hàn Quốc vậy.

bài viết này chỉ nói đến những câu chuyện hết sức giản dị và đời thường, không đao to búa lớn, mà đã đọc rồi thì cứ phải đọc đến hết bài. NGHỆ  THUẬT  VĂN  HỌC  là nằm ở chỗ đó, chứ  NGHỆ  THUẬT  không phải là quá xa xăm mờ ảo, triết lý đời sống ghê gớm đau khổ, phải tưởng tượng ra những hình ảnh ẩn dụ ghê gớm qua các con chữ. Những ai đau khổ quá thì đã chết rồi chứ chẳng rảnh hơi đâu mà ngồi đó viết văn, còn những người viết về sự đau khổ thì thường là những người sống sung sướng dư dả, cứ xem Victor Hugo và Lev Tolstoi thì sẽ thấy : Victor Hugo vốn là con nhà giàu, sống không khổ 1 ngày nào, vậy mà viết " Những người khốn khổ " cứ y như thật, còn Lev Tolstoi lại là địa chủ cỡ bự, đất đai bạt ngàn. Cả 2 viết văn giống như là thú vui tao nhã hơn là để kiếm sống vì tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi.



Xin các hạ bình thân.


Ông Phan Lạc Phúc là ký giả hàng đầu, ký giả cứng cựa đàn anh của làng báo Việt Nam. Ông lại là dân lính - Trung Tá Phúc của tôi - dày dạn gió sương, kể cả sương gió trong trại cải tạo. Ra khỏi nước dần dà, ông cầm bút trở lại và cuốn sách Bè Bạn Gần Xa của ông là một cuốn nên đọc, đáng đọc và có lẽ cần đọc để thấy trên tất cả vẫn là cái tình người, cái còn lại nhân bản nhất. Cuốn sách có đoạn ông kể chuyện chơi đùa với đứa cháu ngoại và trong cái tình ông cháu, ông cũng toan âm mưu dạy cho đứa cháu gái bé bỏng tí tiếng Việt, lấp ló đâu đó là chút ít vốn liếng đời sống văn hóa Việt Nam. Ông không nói rõ lắm, nhưng có thể hiểu ông nói toàn tiếng Việt với cháu và cố gắng để đứa cháu ngoại nói tiếng Việt với ông. 

Phương pháp ai cũng bắt gặp trong kinh nghiệm này là dịch những chữ tiếng Anh ra tiếng Việt và nhắc đứa bé lặp lại. Cháu nũng nịu ngồi trên lòng ông Lô Răng đòi “ I want the cake ” thì ông Lô Răng sẽ lặp đi lặp lại “ Con muốn chiếc bánh ”, và bắt đứa cháu nói theo cho bằng được mới lòi chiếc bánh ra. Hai ông cháu chơi ngoài vườn nắng ấm, khi con sáo mỏ vàng, chân vàng, mắt như hạt cườm bay đi, đứa cháu đưa tay vẫy vẫy, miệng nói “ Bye bye, chim ”. Ký giả Lô Răng định dịch cho cháu câu nói nửa Việt nửa Mỹ thành một câu tiếng Việt hoàn toàn thì khựng lại. Dịch làm sao ? Chào chim ? Và ông kết luận “ Ngẫm ra tiếng Việt đâu có dễ  ! ” Ông Phan Lạc Phúc cả đời chữ nghĩa còn gặp khó trong một câu nói giản dị, những kẻ như chúng ta thì còn gay cấn đến thế nào ?

***

Ông nhà văn Hoàng Khởi Phong - cũng là một ông lính khác - vừa hoàn tất phần đầu cuốn trường thiên tiểu thuyết Người Trăm Năm Cũ. Đây chắc chắn sẽ là một tác phẩm lớn, chưa bàn đến nội dung. Chỉ phần đầu nói đến Đề Thám và núi rừng Yên Thế đã dày trên 800 trang. Ông Hoàng Khởi Phong dự định sẽ viết tiếp bộ lịch sử tiểu thuyết này cho đến năm 1975 mới chấm dứt, tức chúng ta sẽ được đọc về cuộc kháng chiến chống Pháp sau giai đoạn Cần Vương - có 
Nguyễn Thái Học rồi giai đoạn Việt Minh - sau đó là Nam Bắc với Nga, Tàu, Mỹ. Nói về Hoàng Khởi Phong như vậy chỉ muốn xác định rằng tiếng Việt của ông rất cừ nhưng tôi lại nhớ đến đứa con của ông. 

Chuyện cách đây cả chục năm khi ông Hoàng Khởi Phong lui cui gà trống nuôi con. Ông là nhà văn nên cái cách của ông rất thơ. Ông lôi cuốn Kiều của Nguyễn Du bắt con học thuộc lòng, từ đầu “ Trăm năm trong cõi người ta ” cho đến “ Mua vui cũng được một vài trống canh ”. Ông lý luận rằng bây giờ chưa hiểu thì mai mốt lớn lên cháu nó sẽ hiểu, cứ để ăn sâu vào tiềm thức đã. Tôi phục quá, hỏi ông có giảng Kiều cho cháu không ? “ Thiện tâm ở tại lòng ta ” thì dễ nhưng đến những đoạn như “ Nhụy đào thà bẻ cho người tình chung ” thì sao ? Ông Phong cười, thú nhận bận đi hàn xì kiếm cơm phờ người nên cái vụ giảng giải thì chưa. “ Ấy, nhưng rồi ông coi, mai mốt nó sẽ phải cám ơn tôi ”. 

Khi ghé thăm, gặp cháu nhỏ tôi khen “ Cháu thuộc Kiều tới đâu rồi ? ”. Ông bố Hoàng Khởi Phong chắc cũng muốn biểu diễn tí ti, hét con “ Đọc cho chú nghe đi ”. Cháu bé cỡ hơn mười tuổi bèn đọc vài câu. Ngay khi bố Phong vào bếp lấy la-de đãi bạn, chú nhỏ nói khẽ với tôi “ Daddy is crazy. This book is stupid ”. Chuyện đó đã mười năm. Mới đây qua điện thoại, tôi hỏi vụ truyện Kiều, ông Hoàng Khởi Phong hãnh diện “ Ông thấy không. Ông con tôi bây giờ nói tiếng Việt như sấm ! ”

***

Chuyện sau cũng đã xẩy ra cỡ hơn chục năm về trước khi các cuốn phim bộ của Tàu bắt đầu tràn lan trong cộng đồng Việt Nam. Ông Đỗ Đình Duyệt vốn là một người rất phóng khoáng nhưng thỉnh thoảng cũng ngồi dán mắt xem Càn Long du Giang Nam. Một buổi sáng chủ nhật cũng đã trễ, tôi gõ cửa bấm chuông. Thằng con trai lớn mắt nhắm mắt mở hé cửa gật đầu chào. Tôi hỏi :

- Bố có nhà không cháu ?

Thằng bé nhìn tôi và bỗng tay chưởng tay quyền cung kính chào theo đúng luật giang hồ :

- Bẩm phụ vương còn ngự trên lầu. Xin các hạ bình thân, bình thân.

Tôi bước vào phòng khách, trên ghế xa lông bừa bãi chăn gối và cả chục băng phim Tàu vứt ngổn ngang. Khi thấy anh Duyệt, tôi phì cười :

- Ối anh ơi, sao thằng Ngọc nói đặc sệt Tàu Chợ Lớn vậy ?

- Xin huynh đài bớt giận, để trẫm sẽ giáo huấn hoàng nhi.

Ngọc giờ này đã trưởng thành, có vai vế trong xã hội và nói tiếng Việt rất sõi.

***

Hồi đó tôi ở Connecticut hay đi lại với ông Trần Văn Huy. Ông Huy trẻ hơn tôi nhiều, giỏi chữ Hán chữ Nôm và tỏ ra rất cương quyết trong lập trường văn hóa. Cấm nói tiếng Mỹ trong nhà. Trừ trường hợp bất khả kháng vì có lần vợ ông hỏi “ Khi đang lái xe trên xa lộ, em muốn đổi lane nhưng không biết lane tiếng Việt nói làm sao ? ”, ông Huy nghĩ nát óc không ra, tìm sách vở để kiếm tiếng Việt tương đương không thấy. Vợ ông có lần lo lắng sợ 2 đứa nhỏ dốt tiếng Mỹ thì ông thản nhiên bảo “ Đừng lo nó dốt tiếng Mỹ, chỉ sợ nó không nói được tiếng Việt ”. Khi thân phụ và thân mẫu ông Huy từ Nữu Ước lên thăm con cháu, ông rủ tôi tới gặp các cụ cho vui. Khoảng xế trưa, khi 2 cụ vừa bước vào cửa, đứa cháu giương mắt nhìn. Ông Huy quát con :

- Sao không chào ông bà nội ?

Thằng lớn quay sang hỏi bố nó :

- Hai đứa này, chào đứa nào trước, đứa nào sau ?

Mới đây hai đứa nhỏ - nay đã thành người có danh vọng - đến thăm tôi và chào hỏi rất có tôn ti trật tự :

- Bác có khỏe không ? Bác gái đâu, bác ? Các em học lớp mấy rồi ?

***

Mỗi người có cách đối phó riêng. Khi nhà tan nước mất, cả triệu dân Việt Nam bừng mắt dậy thấy mình đang sống ở đất nước người và ngày ngày phải nói một thứ tiếng lạ tai. Cái lo sợ về đời sống dần dần rồi cũng nguôi ngoai và khi đã có được chỗ ở tử tế, một việc làm vững chải, ngoài nỗ lực đối phó với đời sống bên ngoài, những vấn đề bên trong bắt đầu xuất hiện. Con cái vốn còn trinh nguyên đã nhập vào đời sống chung quanh rất nhanh. Bạn bè, trường học, tivi ..... ngoảnh đi ngoảnh lại bỗng thấy con mình nói toàn tiếng ngoại quốc. Thay vì gọi Bố gọi Mẹ, nay chúng ta là Dad, là Mom. Không có chuyện thưa gửi gì hết. Ngôi thứ nhì là You. Ngôi thứ ba là He, She ..... Chẳng còn tôn ti trật tự gì ráo. Thế này thì không được. Thế này thì còn ra thể thống gì nữa ..... Cuộc chiến đấu bắt đầu. “ Bảo Tồn Văn Hóa ”, “ Duy Trì Nếp Sống Việt Nam ”, “ Bốn Nghìn Năm Văn Hiến ”, “ Con Lạc Cháu Hồng ” .....

Trong cộng đồng khắp nơi bắt đầu có Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ Hai Bà Trưng. Báo chí lúc đầu chú tâm đến chuyện mất nước, chuyện Cộng Sản đàn áp, bỏ tù anh em bà con bên nhà, đời sống cơ cực ở Việt Nam ..... Nhưng chỉ ít lâu sau bắt đầu có những bài viết cổ võ cho nỗ lực phải giữ lại cái phần Việt Nam trong đời sống, phải dạy dỗ con cái về lịch sử về văn hóa Việt Nam ..... Trong gia đình, xung đột ngôn ngữ xem ra trầm trọng hơn. Bố mẹ lo sinh tồn, lo kiếm cơm, lo học tiếng của quốc gia định cư, còn con cái thì mỗi ngày một quên và quên hẳn tiếng Việt. Văn hóa, văn hiến xa quá, to quá. Thôi hãy cứ cố dạy tụi nhỏ tí tiếng Việt trước đã. 

Nhưng công việc xem ra không dễ dàng ! Không giống như đời sống ở Việt Nam, nơi đây mọi người đều phải đi làm, vợ một sở, chồng một sở, và làm việc thật sự. Tối về cơm nước xong là phờ người. Ngó đến con cái thì tụi nhỏ còn lo đánh vật với bài vở nhà trường, chưa kể những sinh hoạt ngoài học đường như thể thao, âm nhạc. Thì giờ đâu dạy con tiếng Việt – chỉ là tiếng Việt u ơ hàng ngày - chưa nói đến lịch sử văn hóa ..... Tất nhiên là phải cố gắng. Nhưng trong nỗ lực này đa số vấp phải hai yếu tố. Khả năng dạy dỗ tức phương pháp sư phạm, và sau đó là tài liệu sách vở để dạy con. Ông bố nóng tính dạy được vài chữ là quát tháo om sòm giống như ngày xưa ông nội đã quát tháo vậy. Bà mẹ thương con thôi thì xí xóa. Cuộc chiến bỗng như trứng chọi đá, như anh David đánh nhau với ông khổng lồ. Hệ thống giáo dục trường ốc nơi đây tiến bộ nhất thế giới cung cấp cho tụi nhỏ đầy đủ nhu cầu học hỏi, sau đó là truyền hình, rồi còn áp lực bạn bè. Mỗi lúc đứa nhỏ cứ xa dần xa dần không chỉ là văn hóa Việt mà ngay đến cái tình phụ tử mẫu tử cũng đổi đi, nhạt đi.

***

Cuộc chiến sẽ còn dai dẳng kéo dài từ gia đình này đến gia đình khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Khi Việt Cộng còn đóng chặt cửa chưa cho tụi Ngụy về thăm Việt Nam, ông bạn tôi nhìn người bạn Đại Hàn thèm thuồng. Hễ cứ hè là gia đình người Đại Hàn thu xếp cả nhà về Hán Thành nghỉ hè. Con cái họ nói sõi tiếng Đại Hàn và tụi nhỏ có một khái niệm khá rõ về quê hương của cha mẹ tổ tiên. Những năm sau này, khi nhà cầm quyền Hà Nội có hẳn một chính sách o bế Việt kiều thì ông bạn tôi cứ loay hoay trong ý định đem con cái trở lại Việt Nam. Hẳn rằng ông cũng muốn được như gia đình Đại Hàn nhưng cứ dùng giằng. Hỏi thì ông nói : - Kỳ lắm. Tôi cố bắt đài truyền hình của Hà Nội nhưng chỉ nghe độ nửa phút là tắt đi. Tôi kiếm báo ở trong nước đọc - dễ lắm, qua internet đầy rẫy - mà không bao giờ đọc hết được một trang. Tôi tự hỏi không biết có nên để con cái của mình nhiễm cái loại ngôn ngữ kỳ dị đó không ? 

Đấy chỉ là ý kiến cá nhân. 

Giữa cái lối nói xách mé của công nhân, cán bộ nhà nước kiểu “ Anh kia muốn gì ? ” và của cháu Ngọc con anh Đỗ Đình Duyệt “ Xin các hạ bình thân ” không hiểu có cách nào hay hơn chăng ?