Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020



khung cảnh đường phố thật đông vui và nhộn nhịp cùng hàng chục ngàn người đi bộ trên con phố này. Các cửa hàng cũng rất đẹp và rực rỡ đủ sắc màu, nhìn mãi mà không thấy chán, thỉnh thoảng chen vào các dãy nhà là những công trình đang được xây dựng. 

có thể thấy ở bên Nhật cũng đi bên TRÁI  giống như nước Anh. Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.











nhìn lò nướng bánh mì và cách làm bánh mì mà thấy thật đã. Không có miếng bánh mì nào nhỏ chứng tỏ giá cả ăn uống bên đó rất  RẺ  cho nên mới có thể làm những miếng bánh lớn đến như vậy . 











buổi sáng trong lành uống 1 ly cà phê thì thật tuyệt vời, có thể ngồi cả ngày ở quán cà phê mà không thấy chán.








Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020



Căn hộ Hà Nội thoáng ra nhiều lần nhờ bớt một phòng ngủ.


( vnexpress )


Ngôi nhà gây chú ý với không gian mở, ' thư viện hộp ' hướng ra hồ, cây xanh.


Toàn bộ không gian phòng khách được bố trí tối giản, với tông màu ghi, trắng, màu gỗ.







Khu vực phòng ngủ trước kia được bố trí lại thành không gian phòng bếp rộng rãi, theo kết cấu mở.




Phần kệ ngăn cách giữa hai không gian được tận dụng là nơi để đồ tiện dụng.






Điểm đặc biệt trong ngôi nhà này là khu vực đọc sách gần cửa sổ.





Nó giống như một " hộp thư viện " nho nhỏ, nơi thư giãn cho gia chủ mỗi ngày. Góc đọc sách hướng ra công viên, hồ, cây xanh.




Khu vực phòng bếp cũng được bố trí tối giản.



Gỗ là vật liệu chính được sử dụng xuyên suốt trong ngôi nhà.



Tủ đựng giầy dép, đồ bố trí ngay cửa ra vào.






Khu vực làm việc chỉ sắp đặt những dụng cụ tối quan trọng.






Phòng ngủ đơn giản nhưng vẫn mang cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng.











đúng là phong cảnh Châu Âu điển hình và quá đẹp  !!  Sau này nếu có cơ hội thì sẽ phải đi du lịch Châu Âu mới được.




Choáng ngợp trước vẻ đẹp siêu thực của ngôi làng không xe hơi được mệnh danh là thiên đường mùa đông ở Thụy Sĩ.


( kênh 14 )


Thụy Sĩ được biết đến là nơi có những ngôi làng sở hữu khung cảnh đẹp như mơ khiến các tín đồ du lịch trên thế giới phải trầm trồ ngưỡng mộ. Nhắc đến đây, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến làng Grindelwald hay Gimmelwald thế nhưng nếu đã một lần đặt chân đến Bettmeralp vào mùa đông, đảm bảo bạn sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp siêu thực của ngôi làng này.

Tuy không quá nổi tiếng nhưng ngôi làng Bettmeralp lại được mệnh danh là thiên đường mùa đông những tưởng chỉ có trong truyện cổ tích. Bettmeralp là một ngôi làng nhỏ nằm trên một triền đồi cao 2000m nhìn xuống thung lũng Rhône. Từ đây, bạn có thể thấy những đỉnh núi tuyết đẹp nhất ở bang Valais.











Những mái nhà phủ đầy tuyết trắng chính là nét đặc trưng của Bettmeralp vào mùa đông.



Đây là một trong số những ngôi làng không xe hơi tại Thụy Sĩ. Để di chuyển, bạn chỉ có cách là đi bộ hoặc đi cáp treo nếu muốn di chuyển đến những vùng lân cận. Có lẽ cũng chính bởi điều này mà làng Bettmeralp lúc nào cũng bình yên giữa bốn bề là núi cao hùng vĩ.













Đứng ở độ cao 2000m, ta có thể nhìn thấy vô vàn các đỉnh núi trùng trùng điệp điệp. Phía xa là ngọn núi Matterhorn nổi danh thế giới, cách mặt nước biển 4478m và là một trong những đỉnh núi thuộc hạng " đỉnh " nhất châu Âu.






Ngọn núi Matterhorn - biểu tượng của Thụy Sĩ



Nếu như vào những ngày nắng ấm, Bettmeralp đẹp duyên dáng với những ngôi nhà nhỏ xinh nằm trên những triền cỏ xanh mướt thì khi tuyết phủ dày đặc, cả ngôi làng khoác lên mình một màu trắng xóa khiến ai đã một lần chứng kiến cũng đều phải trầm trồ.






Ngoài vẻ đẹp vốn có của ngôi làng không khói xe, đừng bỏ lỡ cơ hội được sải bước theo đường mòn trên đỉnh núi để ngắm nhìn Grosser Aletschgletscher, dòng sông băng dài nhất dãy Alps ở châu Âu. Dòng sông dài đến 26km này xuất phát từ trung tâm vùng Jungfrau.

Nơi đây chủ yếu là đồi núi, chính vì vậy hãy tập luyện và đảm bảo có được sức khỏe thật dẻo dai để có thể chinh phục và khám phá hết mọi ngóc ngách của ngôi làng đẹp như tranh vẽ này.


nếu như Mỹ không đồng ý thì Trung Quốc chưa chắc đã dám đánh Việt Nam. Với những ai đang căm thù Trung Quốc gây ra cuộc chiến tranh trước đây thì việc căm thù Mỹ, kẻ đã hỗ trợ cho " kẻ thù phương Bắc " từ lời nói cho tới hành động cũng là điều tất yếu. Vậy khi đã hiểu rõ nguồn cơn rồi thì bắt đầu từ nay có thể tẩy chay nước Mỹ, không đi du lịch, không đi định cư, thậm chí không xem phim, không xài hàng hóa của Mỹ có được chưa  ???




Sưu tầm, tổng hợp và tham luận về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam – 1979, nhìn từ góc nhìn qua sự can thiệp, ảnh hưởng, của các nước lớn có liên quan.


( Mai Dương )


Phần I – Vai trò của Bố Mỹ, nếu không có sự ủng hộ của Mỹ, liệu Trung Quốc có dám tấn công Việt Nam ?

***

Những ngày cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình trực tiếp thực hiện một loạt các động thái ngoại giao nối tiếp nhau, liên tiếp trong 9 ngày, Đặng tới Thái Lan, Malaysia và Singapore, những quốc gia được mô tả trong mục đích của chuyến đi là những quốc gia “ không Cộng Sản ”. Cuốn sách “ Huynh đệ tương tàn – Lịch sử Đông Dương sau khi Sài Gòn sụp đổ ” viết rằng, Đặng quay lại ve vãn các nước không Cộng Sản, trấn an họ về hảo ý của Trung Hoa như là “ người giữ gìn An ninh khu vực và ủng hộ các nước này đối đầu với Việt Nam ”.

Cần phải nhận thức rằng Thái Lan hay Malaysia vẫn luôn duy trì nỗi sợ hãi về việc Trung Quốc tài trợ cho các Đảng Cộng Sản ngay trong lòng chính các quốc gia này, và mục đích của Đặng Tiểu Bình chỉ đơn giản vỗ vai trấn an là sẽ không có chuyện đó, rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa cho hòa bình của Đông Nam Á, mối đe dọa đó không phải ai khác mà chính là Việt Nam. Lời cam kết không tài trợ cho Đảng Cộng Sản của các quốc gia Thái Lan, Malaysia đến từ Đặng tất nhiên được đưa ra đính kèm với thông điệp bóng gió rằng cần phải ngồi yên và ủng hộ Trung Quốc trước một biện pháp thích đáng nhằm “ trừng phạt Việt Nam – vì sự ổn định của vùng Đông Nam Á ”.

Xong việc ở Đông Nam Á, Đặng Tiểu Bình quyết định thực hiện chuyến ngoại giao quan trọng nhất – sang Mỹ !

***

Lịch sử ghi nhận rằng cuối tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình tiến hành “ chuyến thăm lịch sử ” đến Mỹ. Hai siêu cường được xem là hai anh lớn trong câu chuyện đối đầu về ý thức hệ đã ngồi lại với nhau theo tinh thần “ như những người bạn, thậm chí hơn cả các quốc gia đồng minh ”. Đặng “ lên án những hành động của Liên Xô ở Trung Đông và Nam Á ”, kêu gọi sự hợp tác của Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm chống Liên Xô, “ Hoa Kỳ và Trung Quốc có một kẻ thù chung và do đó nên hợp tác một cách thân thiết ”, thông điệp này nhận được sự hưởng ứng từ phía Mỹ bởi bản thân Mỹ cũng rất lo sợ sự bành trướng thần tốc của Liên Xô. Trên cơ sở đó, Đặng đề xuất một cuộc gặp riêng với Jimmy Carter để ngăn chặn “ những tham vọng điên cuồng của Việt Nam và cho một bài học thích đáng ” đã được người đứng đầu Trung Quốc đẩy đưa tới tổng thống Mỹ.

Kế hoạch tấn công của Trung Quốc đối với Việt Nam tất nhiên sẽ không được thảo luận chi tiết nhưng Đặng Tiểu Bình đã bóng gió với Jimmy Carter rằng “ sẽ được giới hạn trong phạm vi và thời gian ”. Các kịch bản cơ bản khác về các khả năng chiến tranh cũng được đặt ra, nếu thành công, nếu thất bại, nếu sa lầy. Đặng chính thức yêu cầu từ Mỹ một “ sự động viên tinh thần ” bởi “ cả 2 nước Trung Hoa và Hoa Kỳ đã tiếp xúc lâu dài và không ưa thích gì Cộng Sản Việt Nam ”.

***

Mỹ quyết định ngầm ủng hộ Trung Quốc tấn công Việt Nam. Nhưng cái cách thức mà Mỹ ủng hộ rất kín kẽ và khéo léo. Người ta tổ chức thêm một cuộc gặp cá nhân sau đó giữa hai người đứng đầu hai nhà nước, Carter trao cho Đặng Tiểu Bình một bức thư tay, bức thư tay đó tất nhiên sẽ khuyến nghị Trung Quốc cần có những kiềm chế và cân nhắc các hậu quả quốc tế có thể xảy ra sau cuộc chiến. Một bức thư tay của cá nhân tổng thống sẽ không thể là căn cứ xác định “ sự cấu kết chính thức ” giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc trong việc hỗ trợ những thứ công khai xâm lược bằng quân sự đồng thời bức thư tay đó sẽ không đưa Mỹ vào thế khó nếu Trung Quốc bị lên án tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.

Chuyến thăm của Đặng Tiểu Bình được đánh giá là thành công lớn, sau một số quốc gia ở Đông Nam Á thì tới lượt Mỹ cũng đã chính thức ngầm ủng hộ. Sự ngầm ủng hộ này còn được thể hiện bằng nghệ thuật ngoại giao khi Đặng Tiểu Bình rời Mỹ, cố vấn an ninh tổng thống Mỹ đến tận bãi đáp trực thăng để chào tạm biệt. Hành động này “ nhấn mạnh đến sự ủng hộ của tổng thống ”, Đặng tất nhiên hiểu ra điều đó. Bình luận chính trị sau này, người ta nói rằng “ Carter đã chọn một con đường thoát ra rất nhẹ nhàng bằng một sự phản đối mang tính hình thức và một cái nháy mắt ra dấu ”.

Đặng rời Mỹ và Mỹ ngồi lại, bàn với nhau giải pháp phát ngôn sau khi Trung Quốc chính thức hành động. Giải pháp thống nhất đưa ra là Mỹ sẽ lên án đãi bôi một lúc cả hai, Trung Quốc nên rút quân ra khỏi Việt Nam và Việt Nam sẽ rút quân ra khỏi Campuchia. Mỹ tính rằng Việt Nam không thể chấp nhận và thực hiện được vào lúc đó, đồng nghĩa với việc sự bao che của Mỹ dành cho Trung Quốc là có lý do chính đáng.

***

“ Tình huống Liên Xô ” là tình huống luôn luôn nằm trong mọi tính toán của Trung Quốc và Mỹ, hẳn nhiên họ hiểu rằng một khi Trung Quốc tấn công Việt Nam thì chắc chắn sẽ gặp phản ứng từ Liên Xô. Cần phải nhớ rằng trước đó, Liên Xô và Việt Nam đã ký một hiệp ước phòng thủ chung vào ngày 3 / 1 / 1978, đánh Việt Nam để đong đếm giá trị của hiệp ước này cũng là một mục tiêu của Trung Quốc.

Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã thống nhất gửi thông điệp tới Liên Xô rằng “ không nên có hành động làm trầm trọng thêm tình hình bằng cách triển khai quân sự hoặc các hình thức khác của hành động quân sự. Thông điệp này cũng bao hàm cả việc Hoa Kỳ cũng đã chuẩn bị để thực hiện sự kiềm chế tương tự ”. Con bài mà Mỹ đưa ra ép Liên Xô nằm im là đưa Hiệp ước Hạn chế số lượng vũ khí tấn công chiến lược mà Liên Xô là một thành viên quan trọng trong đó. Mỹ liên tục gieo thông điệp “ cảnh báo Liên Xô rằng bất kỳ sự hiện diện quân sự được tổ chức nào của Liên Xô, đặc biệt là sự hiện diện của Hải quân ở Việt Nam, sẽ ép buộc chúng tôi [ bố Mỹ ] phải đánh giá lại vị trí an ninh của chúng tôi ở Viễn Đông ”.

Nói một cách dễ hiểu, Mỹ lúc này đóng vai trò như thằng đi can gián đánh nhau theo hợp đồng ngầm với Đặng Tiểu Bình nhưng chỉ ôm thằng anh Xô và thả lỏng cho Đặng đấm thằng em Việt thoải mái. Liên Xô vì Mỹ mà cẩn trọng, Trung Quốc vì Mỹ mà được đà, và Việt Nam xác định là sẽ phải lãnh đủ ! Dù sao thất bại cay đắng trên chiến trường miền Nam Việt Nam của Mỹ vẫn còn đó, vậy ngu gì không ủng hộ khi có thằng thay mình vác bom đạn đến tẩn Việt Nam ?!

Ngày 17 / 2 / 1979, quân đội Trung Quốc chính thức khai chiến, một trận chiến với những số liệu khủng khiếp nhắm vào Việt Nam. Người ta nói rằng “ đây là một trong những cuộc tấn công quân sự chủ động có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ”.


II – Lý do phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Cuộc chiến “ chớp nhoáng ” của Trung Quốc nhắm vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam tuy chỉ kéo dài chưa tròn 3 tuần lễ nhưng lại được đánh giá “ là một trong những cuộc tấn công quân sự chủ động có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ”. Đúng 5h sáng ngày 17.02.1979, đạo bộ binh 120.000 quân ồ ạt tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, cuộc chiến được mở đầu bằng mô tả “ hàng trăm trọng pháo bắn nát vùng biên giới, hàng trăm đại bác 130 ly, đại bác tầm xa 122 ly, các dàn phóng hỏa tiễn đa năng đổ lửa xuống biên giới Việt Nam với mức độ mỗi giây một quả ”.

Pháo binh mở đường cho xe tăng và bộ binh Trung Quốc tấn công tổng lực vào 26 điểm khác nhau dọc biên giới 2 nước, Trung Quốc tấn công theo 5 hướng dẫn tới các thành phố lớn trong khi một số lực lượng ngoại vi mở rộng mạng lưới để tiêu diệt các đồn bốt Việt Nam ở xung quanh.

***

Có nhiều cách để lý giải nguyên nhân của cuộc chiến này, một Việt Nam thống nhất với ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực cũng như quan hệ thân thiết với Liên Xô đã khiến Trung Quốc bực tức. Nhưng nguyên nhân trực tiếp hơn cả vẫn là do Việt Nam đã đưa quân vào diệt trừ Khmer Đỏ, đồng minh chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc coi Việt Nam tấn công Campuchia là hành vi “ vỗ thẳng mặt ” Trung Quốc của liên minh Việt Nam & Liên Xô, xâm phạm vào vùng lãnh thổ đang nằm dưới sự chi phối của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, đó là một nỗi nhục mang tầm thể diện quốc gia và cuộc chiến nhắm vào Việt Nam là cuộc chiến trả đũa một Việt Nam đã không chỉ dám “ đi ra ngoài quỹ đạo ” mà còn dám “ xem thường ” Trung Quốc.

Đặng Tiểu Bình tuyên bố không thể nào tha thứ cho một Cu Ba ở phương Đông. Các tài liệu từ Trung Quốc cũng thừa nhận nguyên nhân này bên cạnh một số nguyên nhân khác, cuộc tấn công Việt Nam không chỉ nằm trong kế hoạch trả đũa ngắn hạn mà còn là một chiến lược làm cho Việt Nam suy yếu lâu dài. Thực tế chứng minh rằng sau khi cuộc chiến 1979 kết thúc, Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng sức ép lên Việt Nam bằng các phát ngôn và hành vi đe dọa nhũng nhiễu ở biên giới trong hầu hết thập kỷ 80, họ luôn luôn nói về việc hoàn toàn có thể tái hiện lại cuộc chiến 1979 thêm một lần nữa.

Một Việt Nam suy yếu cũng sẽ đồng nghĩa với việc đó là một lợi ích mang tính chiến lược của Trung Quốc. Các tài liệu ghi nhận rằng phá hoại kinh tế Việt Nam là một trong những tác động quan trọng đến các giải pháp quân sự của Trung Quốc “ mặc dù đến cuối tháng 5 / 1979, quân đội Trung Quốc đã trở lại trạng thái bình thường nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì một một số lượng lớn quân đội dọc theo biên giới hai nước trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ở trong một tình trạng tồi tệ hơn lúc nào hết kể từ sau năm 1975 ”. Việc Trung Quốc khiến Việt Nam liên tục phải dồn nguồn lực ít ỏi cho quốc phòng đã đẩy Việt Nam vào những khó khăn chồng chất trong suốt 1 thập kỷ sau cuộc chiến.

***

Cuộc chiến 1979 là một cuộc chiến cơ bản thành công cho cả Trung Quốc lẫn cá nhân Đặng Tiểu Bình. Về khía cạnh đối nội, khi Đặng chính thức nắm quyền lực vào năm 1978, với mong muốn thực hiện một chương trình cải cách mở cửa toàn diện thì việc đầu tiên Đặng làm là phải xác lập cho được quyền lực cá nhân trong bối cảnh nội bộ đấu đá lúc ấy khá phức tạp. Quyền lực đi trước cải cách, và phát động chiến tranh là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Trên phương diện quốc tế, việc gây chiến với Việt Nam chính là việc Trung Quốc đang tranh thủ ghi điểm với Mỹ. Không ai khác, chính Mỹ mới là quốc gia có thể giúp Trung Quốc nhiều nhất về vốn và kỹ thuật trong quá trình mở cửa. Tài liệu Trung Quốc ghi nhận “ người Mỹ vừa mới tháo chạy nhục nhã ra khỏi Việt Nam, vậy tại sao chúng ta lại giúp cho người Mỹ hả giận ? Thực ra không phải vì Mỹ mà là vì chúng ta, vì cải cách mở cửa. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa nếu không cần đến sự hỗ trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ có cuộc chiến này mà Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự cho Trung Quốc. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững và Liên Xô sụp đổ. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ! ”.



Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020


1 buổi tối thật yên bình và lặng lẽ cùng khung cảnh nhà cửa đường phố và cửa hàng rất đẹp, nhìn thu hút từ bên trong những con đường hẻm nhỏ cho tới đường phố phía bên ngoài. Có thể đi dạo ngắm cảnh mãi mà không thấy chán.


có thể thấy ở bên Nhật cũng đi bên TRÁI  giống như nước Anh. Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.







1 clip ngắn diễn tả đời sống nông thôn ở nước Anh rất hay cùng khung cảnh đồng quê rất thơ mộng điển hình ở các nước Châu Âu. Đàn gia súc con nào cũng đều rất to và bự, vừa chăn nuôi nhiều vừa có hiệu quả như vậy chả trách sao giá  THỊT  ở các nước này đều rất rẻ. Clip này có thể dùng để làm quảng cáo được.








1 cuộc biểu tình ôn hòa của những người nông dân Hàn Quốc yêu cầu quân đội Mỹ phải bồi thường vì đã gây ra đám cháy và giết chết những người dân oan. Cùng biểu tình chống Mỹ với nông dân là những  SINH  VIÊN  Hàn Quốc  YÊU  NƯỚC , trong đó có ghi những dòng chữ " Người Mỹ hãy về nước đi ". Sinh viên Hàn Quốc là 1 lực lượng rất quan trọng trong công cuộc biểu tình đòi  DÂN  CHỦ  trước đây ở Hàn Quốc chống lại chính quyền độc tài quân sự và rất được người dân Hàn Quốc yêu mến. Đám đông biểu tình rất lớn, trong đó có cả trẻ em, và bị sự đàn áp dã man của cảnh sát chống bạo động.


các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc bắt nguồn từ các phong trào đấu tranh dân chủ chống chính quyền quân phiệt trước đây và có nơi những người biểu tình đã bị thảm sát như ở Gwangju năm 1980 , 1 sinh viên biểu tình bị đánh chết trong đồn cảnh sát năm 1987 để rồi sau này Hàn Quốc có được 1 chính quyền dân chủ do dân bầu lên cùng các cuộc biểu tình phản đối các chính sách của chính phủ cùng các cuộc biểu tình chống Mỹ như đã và đang xảy ra.











Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020



Nơi đón mùa thu sớm nhất ở Nhật Bản.


( vnexpress )


Nằm gần cực bắc, tỉnh Hokkaido có khí hậu mát mẻ và cũng là nơi đón mùa thu sớm nhất ở " xứ sở mặt trời mọc ".





Mùa thu nước Nhật thường bắt đầu từ giữa tháng 10 đến tháng 12. Tuy nhiên, đảo Hokkaido ở phía bắc lại đón mùa lá rụng từ tháng 9. Trong khung cảnh mùa thu, công viên Date Jidaimura với 20 toà nhà cổ hiện lên đẹp như một bức tranh. Tái hiện lại Nhật Bản thời Edo với văn hóa samurai và ninja, đây là điểm đến thích hợp cho những du khách đam mê lịch sử và khảo cổ. 


Tới đây, du khách không nên bỏ lỡ buổi biểu diễn Ninja và Oiran, một trong những chương trình nghệ thuật nổi tiếng của Nhật Bản. Du khách cũng có thể đi bộ xung quanh ngôi làng có mô hình nhà Edo và khám phá nền văn minh cận đại. Ở đây còn cho thuê trang phục samurai hoặc ninja trong lúc tham quan. 






Ở thành phố Noboribetsu có một địa danh nổi tiếng mang tên Jigokudani hay còn gọi là thung lũng địa ngục. Tại đây, du khách có thể đi bộ dọc theo những con đường, băng qua khu rừng lá đỏ và ngắm nhìn những dòng nước nóng tự nhiên. 






Thung lũng địa ngục nằm ở bên trên điểm tắm nước nóng Noboribetsu Osen. Ở đây có các lối đi dạo bằng gỗ để giữ an toàn cho du khách khi tham quan. Xung quanh đường đi, những đám mây hơi nước bốc lên tạo nên một khung cảnh mờ ảo.


Cách Noboribetsu không xa, hồ Toya là nơi lý tưởng dành cho người yêu thích phong cảnh thiên nhiên. Hồ nằm bên trong Công viên Quốc gia Shikotsu-Toya, được bao quanh bởi núi sửa đang hoạt động Usu. Lần phun trào gần đây nhất của Usu là vào năm 2000. Toya còn nổi tiếng với nhiều suối nước nóng truyền thống của Nhật Bản.


Ngoài ra, thành phố Otaru cũng là địa điểm được nhiều người dân Nhật Bản yêu thích. Với vị trí gần bến cảng, hải sản là mặt hàng chủ lực của Otaru. Tới đây, du khách sẽ có dịp thưởng thức món miếng sushi hải sản hay sashimi ngon nhất vùng Hokkaido.


Một trong những điểm dừng chân mà bạn nên đến khi ghé thăm thành phố này là kênh đào Otaru. Công trình này được xây dựng vào năm 1923 và bao quanh bởi một lối đi dạo dọc theo bờ sông. Khi màn đêm buông xuống, ánh sáng hắt ra từ những cửa hàng đèn châu Âu khiến khung cảnh nơi này càng trở nên lãng mạn và ấm cúng. 






Otaru cũng là cái nôi của ngành công nghiệp sản xuất hộp âm nhạc có tiếng ở Nhật Bản. Nơi tốt nhất để tìm hiểu thêm về các hoạt động sản xuất là Bảo tàng Hộp nhạc Otaru. Ở đây, du khách có thể chiêm ngưỡng các hộp nhạc được sản xuất từ hàng chục năm trước. 


Hành trình khám phá Hokkaido không thể thiếu công viên Shiroi Koibito, nằm trong " thành phố kẹo ngọt " Sapporo. Nơi đây thu hút du khách nhí bởi những toà lâu đài, xe ngựa, nhà trên cây và xe buýt nhỏ. Khi tới Shiroi Koibito, du khách nên thử món bánh kẹp socola trắng trứ danh. 






các quý ông, quý anh tinh nghịch, phong cách lịch lãm là đây .





SIR  TAILOR :
































1 nhà toán học thần bí rất kỳ lạ của Ấn Độ và có thể nói là hiếm hoi trong lịch sử đã được nhà toán học người Anh tên là Hardy phát hiện ra và bồi dưỡng, giới thiệu cho cả thế giới biết đến. Tuy Ấn Độ và Hong Kong lúc đó đang là thuộc địa của nước Anh thế nhưng người Anh đã không hành xử quá câu nệ đối với những người dân ở các xứ thuộc địa này.



Thiên tài toán học Srinivasa Ramanujan : Một công thức lạ.


( Tia Sáng )


Một bức thư lạ lùng


Ngày 31 tháng 1 năm 1913, nhà Toán học G.H. Hardy, giáo sư tại trường Đại học Cambridge, London, nhận được một phong thư khá dày từ một địa chỉ nào đó ở tận miền Nam Ấn Độ xa xôi. Tác giả bức thư tự giới thiệu như sau :

“ Thưa ông,

Tôi xin phép được tự giới thiệu tôi là thư ký kế toán hãng Port Trust ở bến cảng Madras, lương 20 bảng Anh một năm. Bây giờ tôi được 23 tuổi, ..... ”.

Tiếp theo là 9 trang với hàng trăm công thức Toán, có công thức nhà Toán học Hardy biết là đúng, có công thức nhà Toán học chưa thấy bao giờ, không có một lời chứng minh hoặc giải thích nào đi kèm cả. Cuối thư có những hàng sau đây :

“ Tôi nghèo, nếu ông tin tưởng ở giá trị những gì tôi viết ở đây, tôi muốn nhờ ông cho công bố chúng. Tôi hoàn toàn tin tưởng ở những lời hướng dẫn của ông. Tôi xin lỗi đã làm phiền ông ”.

Có quá nhiều công thức lạ, nhưng đáng ngạc nhiên nhất là khởi đầu mấy trang Toán có công thức : 1 + 2 + 3 + 4 + ..... = - 1 / 12 

Ai cũng biết tổng của các số dương không thể là một số âm, tổng của các số nguyên không thể là một phân số, hơn nữa tổng của chuỗi số này bằng vô cực, sao bằng một số hữu hạn được ? Có gì lầm lẫn ở đây không ? Nhìn qua một số công thức phức tạp nhưng chính xác trong phần sau, nhà toán học Hardy không thể giải thích cái sai ở công thức đầu tiên này. Thì ra nhà toán học được xem là “ người ngoài hành tinh ” Ramanujan ấy đã đi trước chúng ta gần 100 năm khi đưa ra công thức ấy mà không một lời giải thích. Ngày nay công thức ấy được gọi là tổng Ramanujan và được dùng trong lý thuyết dây ( string theory ), đặc biệt là để giải nghĩa cho hiện tượng được gọi là hiệu ứng Casimir ( Casimir Effect ) trong cơ học lượng tử. Về phía Ramanujan, mãi về sau mới nói cho Hardy biết rằng ông đã cố tình đưa công thức này lên đầu để gây sự chú ý cho Hardy.