nếu như Mỹ không đồng ý thì Trung Quốc chưa chắc đã dám đánh Việt Nam. Với những ai đang căm thù Trung Quốc gây ra cuộc chiến tranh trước đây thì việc căm thù Mỹ, kẻ đã hỗ trợ cho " kẻ thù phương Bắc " từ lời nói cho tới hành động cũng là điều tất yếu. Vậy khi đã hiểu rõ nguồn cơn rồi thì bắt đầu từ nay có thể tẩy chay nước Mỹ, không đi du lịch, không đi định cư, thậm chí không xem phim, không xài hàng hóa của Mỹ có được chưa ???
Sưu tầm, tổng hợp và tham luận về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam – 1979, nhìn từ góc nhìn qua sự can thiệp, ảnh hưởng, của các nước lớn có liên quan.
( Mai Dương )
Phần I – Vai trò của Bố Mỹ, nếu không có sự ủng hộ của Mỹ, liệu Trung Quốc có dám tấn công Việt Nam ?
***
Những ngày cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình trực tiếp thực hiện một loạt các động thái ngoại giao nối tiếp nhau, liên tiếp trong 9 ngày, Đặng tới Thái Lan, Malaysia và Singapore, những quốc gia được mô tả trong mục đích của chuyến đi là những quốc gia “ không Cộng Sản ”. Cuốn sách “ Huynh đệ tương tàn – Lịch sử Đông Dương sau khi Sài Gòn sụp đổ ” viết rằng, Đặng quay lại ve vãn các nước không Cộng Sản, trấn an họ về hảo ý của Trung Hoa như là “ người giữ gìn An ninh khu vực và ủng hộ các nước này đối đầu với Việt Nam ”.
Cần phải nhận thức rằng Thái Lan hay Malaysia vẫn luôn duy trì nỗi sợ hãi về việc Trung Quốc tài trợ cho các Đảng Cộng Sản ngay trong lòng chính các quốc gia này, và mục đích của Đặng Tiểu Bình chỉ đơn giản vỗ vai trấn an là sẽ không có chuyện đó, rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa cho hòa bình của Đông Nam Á, mối đe dọa đó không phải ai khác mà chính là Việt Nam. Lời cam kết không tài trợ cho Đảng Cộng Sản của các quốc gia Thái Lan, Malaysia đến từ Đặng tất nhiên được đưa ra đính kèm với thông điệp bóng gió rằng cần phải ngồi yên và ủng hộ Trung Quốc trước một biện pháp thích đáng nhằm “ trừng phạt Việt Nam – vì sự ổn định của vùng Đông Nam Á ”.
Xong việc ở Đông Nam Á, Đặng Tiểu Bình quyết định thực hiện chuyến ngoại giao quan trọng nhất – sang Mỹ !
***
Lịch sử ghi nhận rằng cuối tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình tiến hành “ chuyến thăm lịch sử ” đến Mỹ. Hai siêu cường được xem là hai anh lớn trong câu chuyện đối đầu về ý thức hệ đã ngồi lại với nhau theo tinh thần “ như những người bạn, thậm chí hơn cả các quốc gia đồng minh ”. Đặng “ lên án những hành động của Liên Xô ở Trung Đông và Nam Á ”, kêu gọi sự hợp tác của Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm chống Liên Xô, “ Hoa Kỳ và Trung Quốc có một kẻ thù chung và do đó nên hợp tác một cách thân thiết ”, thông điệp này nhận được sự hưởng ứng từ phía Mỹ bởi bản thân Mỹ cũng rất lo sợ sự bành trướng thần tốc của Liên Xô. Trên cơ sở đó, Đặng đề xuất một cuộc gặp riêng với Jimmy Carter để ngăn chặn “ những tham vọng điên cuồng của Việt Nam và cho một bài học thích đáng ” đã được người đứng đầu Trung Quốc đẩy đưa tới tổng thống Mỹ.
Kế hoạch tấn công của Trung Quốc đối với Việt Nam tất nhiên sẽ không được thảo luận chi tiết nhưng Đặng Tiểu Bình đã bóng gió với Jimmy Carter rằng “ sẽ được giới hạn trong phạm vi và thời gian ”. Các kịch bản cơ bản khác về các khả năng chiến tranh cũng được đặt ra, nếu thành công, nếu thất bại, nếu sa lầy. Đặng chính thức yêu cầu từ Mỹ một “ sự động viên tinh thần ” bởi “ cả 2 nước Trung Hoa và Hoa Kỳ đã tiếp xúc lâu dài và không ưa thích gì Cộng Sản Việt Nam ”.
***
Mỹ quyết định ngầm ủng hộ Trung Quốc tấn công Việt Nam. Nhưng cái cách thức mà Mỹ ủng hộ rất kín kẽ và khéo léo. Người ta tổ chức thêm một cuộc gặp cá nhân sau đó giữa hai người đứng đầu hai nhà nước, Carter trao cho Đặng Tiểu Bình một bức thư tay, bức thư tay đó tất nhiên sẽ khuyến nghị Trung Quốc cần có những kiềm chế và cân nhắc các hậu quả quốc tế có thể xảy ra sau cuộc chiến. Một bức thư tay của cá nhân tổng thống sẽ không thể là căn cứ xác định “ sự cấu kết chính thức ” giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc trong việc hỗ trợ những thứ công khai xâm lược bằng quân sự đồng thời bức thư tay đó sẽ không đưa Mỹ vào thế khó nếu Trung Quốc bị lên án tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Chuyến thăm của Đặng Tiểu Bình được đánh giá là thành công lớn, sau một số quốc gia ở Đông Nam Á thì tới lượt Mỹ cũng đã chính thức ngầm ủng hộ. Sự ngầm ủng hộ này còn được thể hiện bằng nghệ thuật ngoại giao khi Đặng Tiểu Bình rời Mỹ, cố vấn an ninh tổng thống Mỹ đến tận bãi đáp trực thăng để chào tạm biệt. Hành động này “ nhấn mạnh đến sự ủng hộ của tổng thống ”, Đặng tất nhiên hiểu ra điều đó. Bình luận chính trị sau này, người ta nói rằng “ Carter đã chọn một con đường thoát ra rất nhẹ nhàng bằng một sự phản đối mang tính hình thức và một cái nháy mắt ra dấu ”.
Đặng rời Mỹ và Mỹ ngồi lại, bàn với nhau giải pháp phát ngôn sau khi Trung Quốc chính thức hành động. Giải pháp thống nhất đưa ra là Mỹ sẽ lên án đãi bôi một lúc cả hai, Trung Quốc nên rút quân ra khỏi Việt Nam và Việt Nam sẽ rút quân ra khỏi Campuchia. Mỹ tính rằng Việt Nam không thể chấp nhận và thực hiện được vào lúc đó, đồng nghĩa với việc sự bao che của Mỹ dành cho Trung Quốc là có lý do chính đáng.
***
“ Tình huống Liên Xô ” là tình huống luôn luôn nằm trong mọi tính toán của Trung Quốc và Mỹ, hẳn nhiên họ hiểu rằng một khi Trung Quốc tấn công Việt Nam thì chắc chắn sẽ gặp phản ứng từ Liên Xô. Cần phải nhớ rằng trước đó, Liên Xô và Việt Nam đã ký một hiệp ước phòng thủ chung vào ngày 3 / 1 / 1978, đánh Việt Nam để đong đếm giá trị của hiệp ước này cũng là một mục tiêu của Trung Quốc.
Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã thống nhất gửi thông điệp tới Liên Xô rằng “ không nên có hành động làm trầm trọng thêm tình hình bằng cách triển khai quân sự hoặc các hình thức khác của hành động quân sự. Thông điệp này cũng bao hàm cả việc Hoa Kỳ cũng đã chuẩn bị để thực hiện sự kiềm chế tương tự ”. Con bài mà Mỹ đưa ra ép Liên Xô nằm im là đưa Hiệp ước Hạn chế số lượng vũ khí tấn công chiến lược mà Liên Xô là một thành viên quan trọng trong đó. Mỹ liên tục gieo thông điệp “ cảnh báo Liên Xô rằng bất kỳ sự hiện diện quân sự được tổ chức nào của Liên Xô, đặc biệt là sự hiện diện của Hải quân ở Việt Nam, sẽ ép buộc chúng tôi [ bố Mỹ ] phải đánh giá lại vị trí an ninh của chúng tôi ở Viễn Đông ”.
Nói một cách dễ hiểu, Mỹ lúc này đóng vai trò như thằng đi can gián đánh nhau theo hợp đồng ngầm với Đặng Tiểu Bình nhưng chỉ ôm thằng anh Xô và thả lỏng cho Đặng đấm thằng em Việt thoải mái. Liên Xô vì Mỹ mà cẩn trọng, Trung Quốc vì Mỹ mà được đà, và Việt Nam xác định là sẽ phải lãnh đủ ! Dù sao thất bại cay đắng trên chiến trường miền Nam Việt Nam của Mỹ vẫn còn đó, vậy ngu gì không ủng hộ khi có thằng thay mình vác bom đạn đến tẩn Việt Nam ?!
Ngày 17 / 2 / 1979, quân đội Trung Quốc chính thức khai chiến, một trận chiến với những số liệu khủng khiếp nhắm vào Việt Nam. Người ta nói rằng “ đây là một trong những cuộc tấn công quân sự chủ động có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ”.
II – Lý do phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Cuộc chiến “ chớp nhoáng ” của Trung Quốc nhắm vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam tuy chỉ kéo dài chưa tròn 3 tuần lễ nhưng lại được đánh giá “ là một trong những cuộc tấn công quân sự chủ động có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ”. Đúng 5h sáng ngày 17.02.1979, đạo bộ binh 120.000 quân ồ ạt tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, cuộc chiến được mở đầu bằng mô tả “ hàng trăm trọng pháo bắn nát vùng biên giới, hàng trăm đại bác 130 ly, đại bác tầm xa 122 ly, các dàn phóng hỏa tiễn đa năng đổ lửa xuống biên giới Việt Nam với mức độ mỗi giây một quả ”.
Pháo binh mở đường cho xe tăng và bộ binh Trung Quốc tấn công tổng lực vào 26 điểm khác nhau dọc biên giới 2 nước, Trung Quốc tấn công theo 5 hướng dẫn tới các thành phố lớn trong khi một số lực lượng ngoại vi mở rộng mạng lưới để tiêu diệt các đồn bốt Việt Nam ở xung quanh.
***
Có nhiều cách để lý giải nguyên nhân của cuộc chiến này, một Việt Nam thống nhất với ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực cũng như quan hệ thân thiết với Liên Xô đã khiến Trung Quốc bực tức. Nhưng nguyên nhân trực tiếp hơn cả vẫn là do Việt Nam đã đưa quân vào diệt trừ Khmer Đỏ, đồng minh chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc coi Việt Nam tấn công Campuchia là hành vi “ vỗ thẳng mặt ” Trung Quốc của liên minh Việt Nam & Liên Xô, xâm phạm vào vùng lãnh thổ đang nằm dưới sự chi phối của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, đó là một nỗi nhục mang tầm thể diện quốc gia và cuộc chiến nhắm vào Việt Nam là cuộc chiến trả đũa một Việt Nam đã không chỉ dám “ đi ra ngoài quỹ đạo ” mà còn dám “ xem thường ” Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình tuyên bố không thể nào tha thứ cho một Cu Ba ở phương Đông. Các tài liệu từ Trung Quốc cũng thừa nhận nguyên nhân này bên cạnh một số nguyên nhân khác, cuộc tấn công Việt Nam không chỉ nằm trong kế hoạch trả đũa ngắn hạn mà còn là một chiến lược làm cho Việt Nam suy yếu lâu dài. Thực tế chứng minh rằng sau khi cuộc chiến 1979 kết thúc, Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng sức ép lên Việt Nam bằng các phát ngôn và hành vi đe dọa nhũng nhiễu ở biên giới trong hầu hết thập kỷ 80, họ luôn luôn nói về việc hoàn toàn có thể tái hiện lại cuộc chiến 1979 thêm một lần nữa.
Một Việt Nam suy yếu cũng sẽ đồng nghĩa với việc đó là một lợi ích mang tính chiến lược của Trung Quốc. Các tài liệu ghi nhận rằng phá hoại kinh tế Việt Nam là một trong những tác động quan trọng đến các giải pháp quân sự của Trung Quốc “ mặc dù đến cuối tháng 5 / 1979, quân đội Trung Quốc đã trở lại trạng thái bình thường nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì một một số lượng lớn quân đội dọc theo biên giới hai nước trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ở trong một tình trạng tồi tệ hơn lúc nào hết kể từ sau năm 1975 ”. Việc Trung Quốc khiến Việt Nam liên tục phải dồn nguồn lực ít ỏi cho quốc phòng đã đẩy Việt Nam vào những khó khăn chồng chất trong suốt 1 thập kỷ sau cuộc chiến.
***
Cuộc chiến 1979 là một cuộc chiến cơ bản thành công cho cả Trung Quốc lẫn cá nhân Đặng Tiểu Bình. Về khía cạnh đối nội, khi Đặng chính thức nắm quyền lực vào năm 1978, với mong muốn thực hiện một chương trình cải cách mở cửa toàn diện thì việc đầu tiên Đặng làm là phải xác lập cho được quyền lực cá nhân trong bối cảnh nội bộ đấu đá lúc ấy khá phức tạp. Quyền lực đi trước cải cách, và phát động chiến tranh là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Trên phương diện quốc tế, việc gây chiến với Việt Nam chính là việc Trung Quốc đang tranh thủ ghi điểm với Mỹ. Không ai khác, chính Mỹ mới là quốc gia có thể giúp Trung Quốc nhiều nhất về vốn và kỹ thuật trong quá trình mở cửa. Tài liệu Trung Quốc ghi nhận “ người Mỹ vừa mới tháo chạy nhục nhã ra khỏi Việt Nam, vậy tại sao chúng ta lại giúp cho người Mỹ hả giận ? Thực ra không phải vì Mỹ mà là vì chúng ta, vì cải cách mở cửa. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa nếu không cần đến sự hỗ trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ có cuộc chiến này mà Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự cho Trung Quốc. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững và Liên Xô sụp đổ. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ! ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét