Trang

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019



TRÀ VỚI NƯỚC ANH – NGƯỜI BẠN MỚI NHƯNG ĐẬM TÌNH.


( spiderum.com )


Thế kỷ thứ 17, trà đến các nước Tây và Bắc Âu như là một sản vật do thành quả của ngành hàng hải và những cuộc phát kiến địa lý. Từ lúc người Anh và Bồ Đào Nha mang những gói trà đầu tiên đến Châu Âu, cho đến khi nó trở thành loại thức uống phổ biến trên toàn “ lục địa già ”, đó là một quá trình dài gắn liền những giai đoạn lịch sự quan trọng. Tuy Châu Á là quê hương của cây trà, nhưng khi đến Châu Âu, trà lại đóng một vai trò không nhỏ trong việc định hình văn hoá ẩm thực của nhiều quốc gia tại lục địa này, một trong số đó không thể không kể đến Vương quốc Anh.

Nếu bạn nghĩ người Anh phát hiện ra cây trà và mang nó đến Châu Âu thì bạn đã nhầm. Nhiều tài liệu cho rằng hoàng gia Bồ Đào Nha mới là những người Châu Âu đầu tiên mang trà về từ Trung Quốc. Về mặt thương mại, thương nhân Hà Lan mới là những người nhập những lô trà đầu tiên vào Châu Âu ( 1606 ) và rất nhanh sau đó, trà đã lan rộng khắp Tây và Bắc Âu.


Trà đến Anh hơi muộn

Năm 1658, tờ Mercurius Politicus Luân Đôn cho đăng một bài viết về loại thức uống đến từ Trung Quốc đang được bán tại một quán café trong thành phố. Tại thời điểm đó trà chưa thực sự phổ biến và nó là một loại hàng hoá cực kì sang chảnh và đắt đỏ. Mặc dù được báo giới để mắt tới nhưng trà chưa thực sự gây được ấn tượng lớn trong xã hội Anh, mãi cho đến khi cô gái trẻ tên Catherine thuộc họ Braganza ( Hoàng tộc Bồ Đào Nha ) kết hôn với Vua Charles Đệ nhị ( Anh ) vào năm 1662, lúc ấy trà mới bắt đầu lên ngôi.

Trước đến với Vua Charles Đệ nhị, cô tiểu này đã bị hương trà làm cho say đắm. Và tất nhiên khi trở thành nữ hoàng của Anh quốc, Catherine đã gieo rắc thói quen dùng trà trong khắp hoàng gia. Để trở nên tân thời, hoàng tộc Anh thời đó cũng phải học uống trà !

Cũng tại thời điểm này, vua Charles đã trao quyết định cho Công ty Đông Ấn Anh quốc ( East Indian Company ) độc quyền trong việc giao thương với Ấn Độ và các nước Châu Á. Công ty này đã chiếm tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn ở thế kỷ tiếp theo, trong đó có việc nhập khẩu trà từ Ấn Độ và Trung Quốc. Chưa hết, Bombay ( Munbai, Ấn Độ - thuộc địa của Anh lúc bấy giờ ) cũng là “món quà” mà Charles đã trao cho công ty này, việc này làm cho Bombay trở thành trung tâm sản xuất trà không lâu sau đó.





Quy Nhơn xanh biếc nhìn từ trên cao.


( vnexpress )


Đến các làng chài, hòn đảo quanh Quy Nhơn, du khách sẽ được ngắm đã mắt màu xanh ngọc bích của nước biển nơi đây.






Thành phố Quy Nhơn có nhiều vùng biển đảo đẹp, thích hợp để tắm, lặn ngắm san hô. Một trong số đó là bãi biển trong làng chài Nhơn Hải. Nơi này cách trung tâm thành phố gần 20 km, bạn có thể thuê taxi (250.000 đồng một chiều, 4 chỗ) hoặc xe máy để chạy đến đây.







Để đến Nhơn Lý, Nhơn Hải, từ trung tâm thành phố du khách đều phải qua cầu Thị Nại. Đây từng là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (2,5 km), trước khi cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, Hải Phòng đưa vào hoạt động.






Thành phố Quy Nhơn nhìn từ núi Vũng Chua. Đây được coi là nơi đẹp nhất để ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao. Nhiều du khách thường chọn ngọn núi này để dã ngoại, ngắm bình minh hoặc hoàng hôn.




Đảng this đảng that.


( Ngầu Pín )


Đảng Cộng sản là đại diện cho anh em khố rách, nghèo vãi cứt ra, anh em nghèo đc cái là rất lì đòn, bản lĩnh, chịu cực khổ quen, nếm mật nằm gai và đéo sợ chết, nghèo thì còn gì mà mất ? Các Đảng phái lớn ở VN đều do anh em Nghệ An bùng sang Thái rồi Tầu, lập đảng bên tầu rồi về VN quậy, cướp đc chính quyền. Anh em Đảng viên rất nhiều, vào đảng thì hoạn lộ thênh thang, cũng đỡ hơn anh em no - Đảng. Dĩ nhiên anh em nghèo làm thủ lĩnh Đảng thì phải nghèo, giả vờ mặc áo vá, mặc giản dị, đong gạo phải bớt ra 1 nắm để cho anh em nghèo, đéo dám xoạc ẩu, có thịt bò rán thì chỉ dám cắn khẽ khàng mà thôi. Anh em nghèo dĩ nhiên làm kinh tế như c.ứt, chỉ đánh nhau là giỏi, còn đâu đi xin viện trợ các nước giàu hơn, nói nôm na là ăn mày khi phá hết các thứ đánh cướp đc. 

Đỉnh điểm là dân đói thối mồm dạo 198x, lạm phát lên cả 10.000 % , đói hơn anh em Venezuela bây giờ nhiều. Đảng sợ vãi lon ra, lập tức thay đổi, hóa ra tư bản theo cơ chế thị trường giữ cái đuôi " định hướng XHCN " để chữa thẹn, 1990 là mở cửa bắt tay với anh em thế giới. Từ đó VN giàu dần đều, từ cái đài hay xe đạp phải mang đi đăng kiểm, giờ anh em lái ô tô tắc cả đường. Mình ban khen đảng, anh em Đảng đã thực sự thành tư bản đỏ. Cứ dân giàu nước mạnh là ok, dù còn nhiều thằng con mất nết nhưng con đường đang đi là đúng. Đảng dù đang mang tên cộng sản cũng đé0 quan trọng, Nó chỉ là cái màu áo đỏ của 1 anh tư bản.

Quý anh ra khỏi Đảng thì cứ ra, nhưng khi vào đảng các anh thề bồi ở cùng với nó mấy chục năm, vinh thân phì gia, dù đéo cám ơn đảng 1 câu nhưng khi ra đi thì đừng nói lời cay đắng, cứ lặng ngắt mà đi. Oang oang cái mồm chỉ chứng minh các anh là quân lật lọng đáng khinh. Cái gì cũng có lí do của nó, quý anh chị thiện lành ạ, mình phân tích nhân vật NN lừng danh là anh chị hiểu vấn đề. Anh em cần nhớ năm 1932, Nam kì là đất Pháp, gọi là thuộc địa, công dân thuộc địa có đặc quyền hơn công dân bảo hộ. ví dụ người Annam phải cần visa để vào đất pháp như nam ky, hanoi haiphong .....v.v.... , thời kỳ đó gọi là giấy thông hành, phải xin rất khổ, lôi theo thầy Lý nuôi ăn nó mấy ngày trên tỉnh để nó nhận thực cho ....v.v....v.v.v

Có thể nói suốt tuổi thơ ngài trung thành với lí tưởng cộng sản. Sau Geneva, ngài tập kết ra Bắc như những anh em Nam sản và vẫn như anh em Nam sản, ngài lộn lại Nam Kì để oánh chết mẹ bọn Mĩ. Ngài N là cộng sản đời đầu, tức là đứng bên anh em nghèo từ trứng nước, ngài chứng kiến anh em nghèo làm cách mạng, đánh tư sản, đổi tiền ....v.v... ngài nghĩ nghèo là số dách rồi. Nhưng hỡi ôi con tạo xoay vần, trong khi ngài không theo kịp thời cuộc, Đảng của ngài đã đổi mới tư duy do nhận ra rằng : chả hay ho đé.o gì khi tất cả cùng nghèo  !!!!!  Nghèo nghĩa là phải đi vay, đi xin, đôi khi xin đểu aka ăn cướp. ngài LêthanhNghị đáng kính với đội ăn mày của ngài vẫn lừng danh khối XHCN vì hỡi ôi, vác rá đi xin viện trợ. Dân đói méo mồm.

Từ khi đổi mới năm 1990, Đảng bắt tay với anh em khác buông con phóng lợn, vứt cái chai vỡ, ngừng rạch mặt, đéo dọa láng giềng nữa, rút quân ở Căm về và búp 1 phát, vn đang từ đói ăn thành xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Từ đó đến nay cứ 3 tháng 1 đường cao tốc mới đc xây, các cao ốc 1 ngày mọc thêm 69 căn, dân càng giàu thì càng mua ô tô lái, phim ngày xưa đạp xe đạp có bông hồng buộc ở dây phanh với cái đài pin ở hông thì gọi là tay chơi, nay diễn viên lái BMW mui trần mép phun khói xì gà cuba hạng nhất. Ngài NN của chúng ta vỡ mộng, với 1 não bộ suốt đời theo đảng và đc nhồi nhét rằng nghèo là cao quý, ngài đéo hiểu sao lũ nghèo hiện giờ bị coi như cứt. Thưa quý ngài NN, sau 1990, Đảng đã nhận ra đéo hay ho gì lũ đói thối mồm, adua với chúng là chết, đó là lí do họ phải tự đổi mới.

Dân nghèo đã bớt đi rất nhiều, 1980 tôi từng ăn cơm với nước rau, bữa nào có da lợn xào cong lên, tôi thả miếng bì vào bát và khoe với mẹ tôi : con thuyền này mẹ ơi. tôi với anh tôi vớt từng miếng tóp mỡ trong bát canh và nhem nhem nhau khi vớt đc : tóp mỡ đây này  !!!  Đảng phải đứng bên người nghèo, đúng ko  ???  sai rồi, người nghèo đã ít đi rất nhiều và phần đông trong số đó là quân mạt hạng mà thôi. Cứ chăm chỉ làm ăn là giàu, người giàu không có lỗi. Ra khỏi Đảng đi hỡi quý anh, đảng ko thuộc về bọn nghèo nữa, anh ko thể chấp nhận sự thật đó đâu.

Và hỡi anh em dân chủ lẫn đối kháng, anh em có nhận ra chính anh em mới là cộng sản đời nay khi anh em bênh lũ nghèo hệt như đảng méo mồm mùa 1932 khói lửa  ???

Tản mạn tý thôi.





( ảnh chụp ở hỏa lò : anh em tiền thân của Annam cộng sản Đảng, nói thật, chả khác đéo phường trộm chó )




Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019



Kim chi vụn hào : Cái gì ngon là phải ăn nhanh. 


( soi.today )


Hồi tháng 3, tôi đã rị mọ chỉ mọi người tự làm dầu hào từ con hào. Dầu hào tự làm ngon, lại yên tâm là không có “ chất gì ” ở trỏng.

Phụ phẩm thừa ra từ quá trình làm dầu hào này là một nhúm thịt hào chin, đã xay vụn cho nát bét. Mớ vụn hào này bỏ rác cũng được, nhưng do thấy phí ( thực chất là không muốn bỏ thực phẩm ) nên tôi đem chúng bỏ vào ngăn đông lạnh, để chờ nghĩ ra món có thể vận dụng. Sau khi đọc thông tin nói rằng một số vùng ở Hàn Quốc có muối kim chi với hải sản – tức cho hào, cá nhỏ, tôm ..... vào kim chi thay vì chỉ muối mỗi cải thảo – tôi đã thử lấy vụn hào này ra để làm kim chi.

Cách làm kim chi nhìn chung cũng giống như đã chỉ trong bài “ Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã ”.  Ban đầu cũng là xát muối vào bẹ cải rồi để qua đêm cho muối rút nước từ cải ra. Một vài bạn nói muối làm cho cải nhũn, tôi thì thấy rằng mua cải trồng tử tế, sau đó chỉ xát muối nhẹ lên phần bẹ cứng như đã hướng dẫn là cải vẫn bình thường, còn xát nhiều vào cả phần bẹ lẫn phần lá là cải nhanh nhũn lắm.

Xát muối xong là đến phần ngâm làm kim chi, cách pha gia vị muối cũng có thể làm giống bài cũ, chỉ khác một chỗ là cho thêm vụn hào rã đông vào. Cách làm sau đấy vẫn y thế. Mọi người chịu khó tham khảo lại bài cũ.

Đối với những ai thích thí nghiệm cái mới, tôi có mày mò ra cách pha gia vị khác, đỡ cực hơn cách đầu, nhưng tốn tiền mua nguyên liệu hơn. Gia vị ngâm kim chi mới bao gồm :


Nước nhểu ra từ cải thảo sau khi xát muối

Sốt tương ớt gochujang của Hàn Quốc

Nước tương ( có thể thêm một ít nước mắm nếu khoái đậm đà )

Đường thô ( hoặc mật mía )

Muối

Ớt bột Hàn ( Ớt bột Việt cũng được, nhưng nên cẩn thận do ớt bột Việt cay hơn )

Vụn hào


Liều lượng ra sao tuỳ chúng ta muối nhiều hay ít, thích cay/mặn ..... đến đâu. Thường thì sốt tương ớt pha với nước cải thảo muối là nguyên liệu nhiều nhất, cứ lấy nước cải thảo ra trước – lấy một lượng vừa đủ với cải mình sắp ủ kim chi, nếu cải cho nhiều nước quá thì phần còn dư có thể giữ lại muối cái khác hoặc đổ đi – sau đó pha sốt tương gochujang vào nước cải thảo. Pha đủ tương cho hỗn hợp sền sệt ( gochujang rất quánh, tương dẻo như đường mạch nha, nên pha loãng vừa phải là nó nom sền sệt ) là nêm ớt bột, muối đường nước tương ..... tuỳ hỷ.

Dưới đây là hai hãng tương gochujang mà tôi từng sử dụng :

Tương gochujang của Kisoondo

Tương gochujang của JookJang

Tại sao dùng gochujang ? Đây là tương ớt của Hàn, tương truyền thống thường sẽ ủ từ bột đậu nành lên men, bột đại mạch, bột nếp, muối, bột ớt ..... Không có gochujang là chúng ta phải mất công quậy bột nếp bột gạo bù vào, nhưng có gochujang rồi là chỉ cần pha sệt nó xong nêm nếm là có thể đem ủ kim chi, bớt được khoản nấu bột gạo lên. Gochujang tử tế thường cũng sẽ có đậu nành lên men ( nên mới gọi là tương ), thành ra nó tốt cho ruột, không làm tổn hại bao tử. Bạn nào muốn ăn chay, muối kimchi y thế này thì bỏ vụn hào ra.

Theo kinh nghiệm cá nhân, gochujang của hai hãng Kisoondo và Jookjang rất ngon, cả hai đều là do gia đình hoặc làng xã sản xuất, không làm công nghiệp đại trà, và bản thân tương cũng không dùng hóa chất, phụ gia. Kisoondo của gia đình bà chủ Ki lấy muối kim chi ngon hơn ( lấy ướp thịt cá, xào rau củ ..... cũng ngon ), còn Jookjang dùng pha sốt chấm sẽ vừa miệng hơn.

Pha ra hỗn hợp ủ từ tương ớt rồi là chỉ cần trét chúng lên từng bẹ cải, sau đó cho vào hũ ủ tiếp chừng 1,2 ngày là có kim chi ăn. Do có vụn hào trong đó, mỗi ngày nên mở hũ kimchi ra và kiểm tra xem “ tình hình ” có ổn không. Nhà tôi hay được khen là môi trường có nhiều khuẩn tốt nên chỉ cần một ngày là kimchi đã ngon lành, có thể đem bỏ tủ lạnh.

Thí nghiệm cho vui thế, nhưng may mắn thay, kim chi vụn hào ngon ngoài sức tưởng tượng. Màu của nó không đỏ tươi như kim chi thường, nhưng lại có “ hải vị ” thơm phức. Khuyết điểm của nó là do có hải sản nên không trữ lâu được như kim chi thường, phải ăn ngay trong vòng 3,4 ngày. Tuy nhiên nó ngon quá nên ai nấy cũng chén sạch trong mấy cú gắp.

Kim chi này có thể ăn cùng cơm nóng hoặc lấy nấu canh súp, nấu mì. Ai nấy đều vui do vừa có món ăn ngon vừa không phải bỏ phí vụn hào.

*

Mua gochujang : Thị trường Việt Nam – đặc biệt là các siêu thị Hàn – có bán gochujang, nhưng hầu như là gochujang của các hãng công nghiệp. Thực ra công nghiệp cũng có cơ sở làm đàng hoàng, nên tương nó như thế nào là tuỳ vào hãng sản xuất chúng ta chọn mua. Các loại gochujang này đa số nằm trong hộp nhựa, và mua ở Việt Nam luôn dễ hơn.

Ai thích dùng gochujang “ làng xã, gia đình trị ” giống tôi ( tương bỏ trong hũ thủy tinh ) có thể bấm vào facebook HASU House nhờ đặt mua. Bạn chủ bên này có người quen hay đi Hàn, thực ra bạn ấy chẳng có bán buôn tương gì nhưng do tôi ..... năn nỉ quá nên bạn lấy về hộ ( với lời hứa là sẽ làm kim chi cho ăn, nhưng tới giờ vẫn chưa có gì cho tại cả nhà cứ thế xơi gần hết, không kịp chừa, thành thật xin lỗi bạn ). Do lấy lẻ tẻ mất công nên bạn ấy thường chờ nhiều người đặt tương một lúc, hoặc ai đó đặt nhiều ( cỡ 6,7 hũ ) thì bạn ấy mới gom mua một lần để đỡ mệt. Bạn ấy cũng sẽ mua được nước tương xịn ( ủ từ 1-3 năm ) của Nhật và rượu Mirin hữu cơ của Nhật.




Những điểm đến đẹp bậc nhất châu Âu để ngắm lá vàng, đỏ.



( vnexpress )


Từ tháng 9 đến tháng 11, du khách có thể đến Pháp hoặc Croatia để chiêm ngưỡng mùa cây thay lá ở châu Âu.






Thung lũng Loire, Pháp


Dù nước Pháp có nhiều điểm đến lãng mạn trong mùa thu, thung lũng Loire vẫn được coi là một trong những nơi đẹp nhất để tham quan. Gần 750 km2 diện tích trồng nho ở đây đồng loạt chuyển sang màu vàng, cam và đỏ rực khi thu đến. Trải nghiệm nên thử tại đây là nếm rượu vang làm từ nho trong thung lũng, với các loại từ phổ thông đến hảo hạng. Ngoài ra, nhiều du khách tới đây thích thuê xe đạp, men theo những con đường mòn dài vô tận để ngắm nhìn thung lũng.








Hồ Bled, Slovenia


Vùng hồ Bled sở hữu phong cảnh đẹp quanh năm, nhưng nhiều du khách và các blogger du lịch thích nhất điểm đến này vào mùa thu. Hồ hình thành từ kỷ Băng hà, được tô điểm bởi một nhà thờ cổ trên hòn đảo nhỏ giữa hồ. Mùa thu là thời gian thích hợp cho các hoạt động ngoài trời như chèo thuyền, đạp xe, leo núi và dã ngoại. Vùng ven hồ giống như một tổ hợp nghỉ dưỡng, cung cấp nhiều dịch vụ du lịch cho du khách quanh năm. 








Dãy núi Carpathian, Romania


Phần phía nam của dãy núi Carpathian thuộc lãnh thổ Romania mang đến những khung cảnh đáng chiêm ngưỡng, nhất là khi cây cối thay đổi màu sắc. Ở Romani, con đường nằm ở trên cao mang cho người dân và khách du lịch tầm nhìn toàn cảnh vùng núi là Transfagaraan. Con đường nhiều khúc cua bắt đầu từ làng Bascov sẽ đưa du khách đến những đỉnh núi cao nhất của Romania. Trên đường đi, khách tham quan có thể dừng chân tại thành cổ Poenari, hồ Vidraru và thác Capra. Transfagaraan thường đóng cửa từ cuối tháng 10 đến hết tháng 6 hàng năm vì tuyết và thời tiết xấu, du khách nên lựa chọn hành trình từ tháng 9 đến tháng 10 để không bỏ lỡ khung cảnh mùa thu tại đây. 







New Forest, Anh


Trong số 15 công viên quốc gia của Anh, New Forest được đánh giá là nơi có mùa thu đẹp nhất, đón tới 15 triệu lượt khách tham quan hàng năm. Con đường dẫn đến khu rừng đi qua nhiều ngôi làng đẹp như ảnh in trong các tấm bưu thiếp. Bên cạnh đó, khu rừng còn là ngôi nhà của hàng nghìn con ngựa, hươu, nai và bạn có thể bắt gặp chúng dễ dàng. Thời gian đẹp nhất để đến New Forest là tháng 10, 11, khi sắc màu mùa thu bao phủ khắp khu rừng. 




( Người Phố Cổ )


Mối liên quan duy nhất giữa Việt Nam và Venezuela đó là tên hai nước đều bắt đầu bằng chữ V, thế thôi, ngoài ra tôi chả thấy có bất kỳ một sự liên hệ gì về tình trạng kinh tế, thể chế lãnh đạo, đường lối ngoại giao hay địa chính trị , thế mà đảo chính bên đấy vẫn khiến các trí thức Annam cố rặn ra được nỗi trăn trở lườm mắt đánh động thượng tầng kiểu đấy nhé, nhìn mà làm gương đi nhé, như đúng rồi mới tài chứ lại. Khó thế mà sao chúng nó cũng nghĩ ra được. Các anh chị cứ yên tâm rằng những biến động quốc tế khiến Việt Nam phải lo lắng chắc chắn là có, tuy nhiên lại rất tập trung chỉ ở vài quốc gia mà thôi. Nếu là đảo chính ở Seoul thủ đô của đối tác kinh tế và nhà đầu tư hàng đầu, hay FED tăng lãi suất, hay Trung Quốc đuổi Đông Lào tiểu bá ra khỏi Nhất Đới Nhất Lộ thì mới cần phải lo vì nó thiết thực miếng cơm manh áo. Còn các sự kiện vớ vẩn như xả súng, đánh bom khủng bố, đảo chính bạo loạn thì đối với Annam ta cũng chỉ như khạc bãi đờm xuống Hồ Tây mà thôi. Bớt xạo lồn lại đi, có phải cứ cố đưa mõm vẩu ra khỏi biên giới là thành trí thức cấp tiến level cuốc tế đéo đâu à cơ  ???

Muốn hiểu về hoàn cảnh của Venezuela cũng như các quốc gia Nam Mỹ và bi kịch của tộc người Latin da nâu dưới sự bá quyền của Mỹ từ thời học thuyết Monroe, tôi gợi ý các anh chị đọc tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của Gabriel Garcia Marquez. Các trí thức Saigon có thể bỏ qua không đọc vì để hiểu cuốn này cần mức IQ tương đối, dưới 120 không bao giờ nuốt được. Câu chuyện chính trị ở Mỹ Latin cực kỳ phức tạp với nhiều di sản từ lịch sử và như thường lệ, nó lại bắt đầu ở Venezuela.

Năm 1812, một trận động đất ở Caracas giết chết hơn 10.000 người, Giáo Hội La Mã lên tiếng cho rằng đó là lời cảnh báo của Chúa đối với sự nổi loạn ở Nam Mỹ chống lại Tây Ban Nha ( khu vực này do đích thân Giáo Hoàng chia biên giới cho 2 đứa con cưng Iberia là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ). Một người lãnh đạo của phe nổi loạn đã tuyên bố nếu thiên nhiên chống lại chúng tôi, chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại nó kể cả đó là ý của Chúa Trời. Người nổi loạn đó chính là Bolivar - người có chân dung được in trên những tờ tiền vô giá trị của Venezuela ngày nay. Bolivar là hiện thân của đại tá Aureliano Buendia trong Trăm Năm Cô Đơn, chỉ có điều con cháu ông ngày nay sẽ không còn con cá vàng nào nữa cả. 

Venezuela - cái nôi cách mạng Nam Mỹ nhưng đã không bao giờ tạo ra được một Washington. Lý tưởng Cách mạng Nam Mỹ thế kỷ 19 vĩ đại tới mức những đoàn quân tiên phong trong các chiến dịch cuối cùng tiêu diệt quân Tây Ban Nha và phe Bảo Hoàng hầu hết đều là chí nguyện quân đến từ Anh, Ireland và Châu Âu lục địa. Nhưng chẳng có súng đạn nào thay đổi được những thứ vốn thuộc về tự nhiên : Venezuela không thể trở thành nước Mỹ. Những con tàu đầu tiên chở người Tây Ban Nha di cư - hầu hết là những thanh niên độc thân nghèo khổ, kết hôn với thổ dân bản địa và nô lệ châu Phi được mang sang sau đó đã tạo ra một di sản Nam Mỹ hỗn tạp về chủng tộc và văn hoá không thể nào thay đổi dù tất cả các quốc gia Nam Mỹ đều ngồi trên những mỏ vàng, bạc, khoáng sản và lương thực dồi dào. Trong di chúc của mình, người anh hùng Bolivar đúc kết ngắn gọn rằng Mỹ Latin không thể cai trị.

Với cơ cấu nhân chủng học hơn một nửa là người lai Mestizo, Venezuela không bao giờ thoát ra được lời nguyền chủng tộc. Quốc gia duy nhất ở lục địa này từng đạt tới sự thịnh vượng ( với mức sống tương đương Pháp ) là Argentina - quốc gia có 82 % là người da trắng. Các cuộc cách mạng ở Mỹ Latin xưa nay đều được lãnh đạo bởi những gia đình da trắng tinh hoa ( như nhà Castro ở Cuba ). Người Mỹ dựng nước bằng những nền tảng rất rõ ràng : Đạo Tin Lành, quyền tư hữu tài sản được bảo vệ bằng Hiến Pháp và những công dân gốc Anglosaxon / Irish thuần khiết cùng sự cấm pha trộn chủng tộc với dân bản địa hay nô lệ da đen nghiêm ngặt được ghi rõ ràng vào trong luật. Nước Mỹ được khai sinh bằng súng, mồ hôi và kinh thánh của những người da trắng. Bất kỳ quốc gia nào hấp thụ các lý tưởng nước Mỹ tuyên truyền ngày nay ( tự do, bình đẳng, dân chủ ..... ) thì đều ăn cứt vì nó chỉ là làm màu và sai hoàn toàn với lịch sử. Cho đến tận những năm 70 ở một số bang của Mỹ, việc giết thổ dân Anh Điêng vẫn là hợp pháp.

Các quốc gia Mỹ Latin hầu hết đều thất bại trong phát triển kinh tế xã hội vì nguyên nhân văn hóa giáo dục và chủng tộc chứ không phải vì thể chế dù đã giành được độc lập từ thế kỷ 19. Bất kể nỗ lực thế nào, hiện thân của Nam Mỹ vẫn là nàng Isaura cô tì nữ lai đen trong bộ váy nữ hoàng với ước mơ duy nhất là được tự do, nhưng làm gì với tự do thì nàng không biết. Mỹ Latin là ví dụ về vấn đề chủng tộc đối với một quốc gia. Lũ cánh tả mặt lồn luôn nói rằng đa văn hóa, hòa trộn các tộc người với nhau thành một thì thế giới sẽ hòa bình tràn ngập yêu thương, hãy đưa chúng sang Nam Mỹ để nếm thử đặc sản cách mạng, bắt cóc giết người và cartel ma túy của lục địa này. Tất cả các nền dân chủ ở Mỹ Latin đều giả hiệu vì như đã nói, người Mỹ Latin thích tự do chứ không phải dân chủ, mà dân chủ để làm gì ? Các đồng minh đắc lực nhất của Mỹ ở đây xưa nay là Batista và Pinochet. Đừng xạo lồn nữa nhức đầu lắm các trí thức Annam khố rách ạ.

Mỗi quốc gia đều có hoàn cảnh riêng. Người dân, nền văn hoá, vị trí địa lý, tất cả sẽ tạo nên những đặc điểm riêng biệt cho từng nước. Hệ thống cai trị chỉ là hệ điều hành sao cho phù hợp với phần cứng có sẵn mà thôi. Chính bản thân Bolivar cũng muốn xây dựng chế độ chuyên chế sau 16 nắm quyền vì bất lực trong việc xây dựng một nền dân chủ mô phỏng Hoa Kỳ. Venezuela không cần dân chủ, nước này cần một nhà độc tài doanh nhân, người khát khao làm giàu cũng phải nhiều như khát máu, đó là cách duy nhất để cai trị thành công một lục địa Mỹ Latin nóng bức, hỗn tạp và tăm tối. Đừng nghe bọn nước ngoài xạo lồn, cái chúng quan tâm ở Venezuela không phải là người dân trên mặt đất mà chỉ là mỏ dầu dưới lòng đất mà thôi.