Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019
( Người Phố Cổ )
Mối liên quan duy nhất giữa Việt Nam và Venezuela đó là tên hai nước đều bắt đầu bằng chữ V, thế thôi, ngoài ra tôi chả thấy có bất kỳ một sự liên hệ gì về tình trạng kinh tế, thể chế lãnh đạo, đường lối ngoại giao hay địa chính trị , thế mà đảo chính bên đấy vẫn khiến các trí thức Annam cố rặn ra được nỗi trăn trở lườm mắt đánh động thượng tầng kiểu đấy nhé, nhìn mà làm gương đi nhé, như đúng rồi mới tài chứ lại. Khó thế mà sao chúng nó cũng nghĩ ra được. Các anh chị cứ yên tâm rằng những biến động quốc tế khiến Việt Nam phải lo lắng chắc chắn là có, tuy nhiên lại rất tập trung chỉ ở vài quốc gia mà thôi. Nếu là đảo chính ở Seoul thủ đô của đối tác kinh tế và nhà đầu tư hàng đầu, hay FED tăng lãi suất, hay Trung Quốc đuổi Đông Lào tiểu bá ra khỏi Nhất Đới Nhất Lộ thì mới cần phải lo vì nó thiết thực miếng cơm manh áo. Còn các sự kiện vớ vẩn như xả súng, đánh bom khủng bố, đảo chính bạo loạn thì đối với Annam ta cũng chỉ như khạc bãi đờm xuống Hồ Tây mà thôi. Bớt xạo lồn lại đi, có phải cứ cố đưa mõm vẩu ra khỏi biên giới là thành trí thức cấp tiến level cuốc tế đéo đâu à cơ ???
Muốn hiểu về hoàn cảnh của Venezuela cũng như các quốc gia Nam Mỹ và bi kịch của tộc người Latin da nâu dưới sự bá quyền của Mỹ từ thời học thuyết Monroe, tôi gợi ý các anh chị đọc tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của Gabriel Garcia Marquez. Các trí thức Saigon có thể bỏ qua không đọc vì để hiểu cuốn này cần mức IQ tương đối, dưới 120 không bao giờ nuốt được. Câu chuyện chính trị ở Mỹ Latin cực kỳ phức tạp với nhiều di sản từ lịch sử và như thường lệ, nó lại bắt đầu ở Venezuela.
Năm 1812, một trận động đất ở Caracas giết chết hơn 10.000 người, Giáo Hội La Mã lên tiếng cho rằng đó là lời cảnh báo của Chúa đối với sự nổi loạn ở Nam Mỹ chống lại Tây Ban Nha ( khu vực này do đích thân Giáo Hoàng chia biên giới cho 2 đứa con cưng Iberia là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ). Một người lãnh đạo của phe nổi loạn đã tuyên bố nếu thiên nhiên chống lại chúng tôi, chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại nó kể cả đó là ý của Chúa Trời. Người nổi loạn đó chính là Bolivar - người có chân dung được in trên những tờ tiền vô giá trị của Venezuela ngày nay. Bolivar là hiện thân của đại tá Aureliano Buendia trong Trăm Năm Cô Đơn, chỉ có điều con cháu ông ngày nay sẽ không còn con cá vàng nào nữa cả.
Venezuela - cái nôi cách mạng Nam Mỹ nhưng đã không bao giờ tạo ra được một Washington. Lý tưởng Cách mạng Nam Mỹ thế kỷ 19 vĩ đại tới mức những đoàn quân tiên phong trong các chiến dịch cuối cùng tiêu diệt quân Tây Ban Nha và phe Bảo Hoàng hầu hết đều là chí nguyện quân đến từ Anh, Ireland và Châu Âu lục địa. Nhưng chẳng có súng đạn nào thay đổi được những thứ vốn thuộc về tự nhiên : Venezuela không thể trở thành nước Mỹ. Những con tàu đầu tiên chở người Tây Ban Nha di cư - hầu hết là những thanh niên độc thân nghèo khổ, kết hôn với thổ dân bản địa và nô lệ châu Phi được mang sang sau đó đã tạo ra một di sản Nam Mỹ hỗn tạp về chủng tộc và văn hoá không thể nào thay đổi dù tất cả các quốc gia Nam Mỹ đều ngồi trên những mỏ vàng, bạc, khoáng sản và lương thực dồi dào. Trong di chúc của mình, người anh hùng Bolivar đúc kết ngắn gọn rằng Mỹ Latin không thể cai trị.
Với cơ cấu nhân chủng học hơn một nửa là người lai Mestizo, Venezuela không bao giờ thoát ra được lời nguyền chủng tộc. Quốc gia duy nhất ở lục địa này từng đạt tới sự thịnh vượng ( với mức sống tương đương Pháp ) là Argentina - quốc gia có 82 % là người da trắng. Các cuộc cách mạng ở Mỹ Latin xưa nay đều được lãnh đạo bởi những gia đình da trắng tinh hoa ( như nhà Castro ở Cuba ). Người Mỹ dựng nước bằng những nền tảng rất rõ ràng : Đạo Tin Lành, quyền tư hữu tài sản được bảo vệ bằng Hiến Pháp và những công dân gốc Anglosaxon / Irish thuần khiết cùng sự cấm pha trộn chủng tộc với dân bản địa hay nô lệ da đen nghiêm ngặt được ghi rõ ràng vào trong luật. Nước Mỹ được khai sinh bằng súng, mồ hôi và kinh thánh của những người da trắng. Bất kỳ quốc gia nào hấp thụ các lý tưởng nước Mỹ tuyên truyền ngày nay ( tự do, bình đẳng, dân chủ ..... ) thì đều ăn cứt vì nó chỉ là làm màu và sai hoàn toàn với lịch sử. Cho đến tận những năm 70 ở một số bang của Mỹ, việc giết thổ dân Anh Điêng vẫn là hợp pháp.
Các quốc gia Mỹ Latin hầu hết đều thất bại trong phát triển kinh tế xã hội vì nguyên nhân văn hóa giáo dục và chủng tộc chứ không phải vì thể chế dù đã giành được độc lập từ thế kỷ 19. Bất kể nỗ lực thế nào, hiện thân của Nam Mỹ vẫn là nàng Isaura cô tì nữ lai đen trong bộ váy nữ hoàng với ước mơ duy nhất là được tự do, nhưng làm gì với tự do thì nàng không biết. Mỹ Latin là ví dụ về vấn đề chủng tộc đối với một quốc gia. Lũ cánh tả mặt lồn luôn nói rằng đa văn hóa, hòa trộn các tộc người với nhau thành một thì thế giới sẽ hòa bình tràn ngập yêu thương, hãy đưa chúng sang Nam Mỹ để nếm thử đặc sản cách mạng, bắt cóc giết người và cartel ma túy của lục địa này. Tất cả các nền dân chủ ở Mỹ Latin đều giả hiệu vì như đã nói, người Mỹ Latin thích tự do chứ không phải dân chủ, mà dân chủ để làm gì ? Các đồng minh đắc lực nhất của Mỹ ở đây xưa nay là Batista và Pinochet. Đừng xạo lồn nữa nhức đầu lắm các trí thức Annam khố rách ạ.
Mỗi quốc gia đều có hoàn cảnh riêng. Người dân, nền văn hoá, vị trí địa lý, tất cả sẽ tạo nên những đặc điểm riêng biệt cho từng nước. Hệ thống cai trị chỉ là hệ điều hành sao cho phù hợp với phần cứng có sẵn mà thôi. Chính bản thân Bolivar cũng muốn xây dựng chế độ chuyên chế sau 16 nắm quyền vì bất lực trong việc xây dựng một nền dân chủ mô phỏng Hoa Kỳ. Venezuela không cần dân chủ, nước này cần một nhà độc tài doanh nhân, người khát khao làm giàu cũng phải nhiều như khát máu, đó là cách duy nhất để cai trị thành công một lục địa Mỹ Latin nóng bức, hỗn tạp và tăm tối. Đừng nghe bọn nước ngoài xạo lồn, cái chúng quan tâm ở Venezuela không phải là người dân trên mặt đất mà chỉ là mỏ dầu dưới lòng đất mà thôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét