Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022
hay quá, tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc là đây chứ là đâu !!
Thủ tướng Imran Khan nổi giận với phương Tây vì thúc ép Pakistan lên án Nga.
( vnmedia.vn )
Thủ tướng Pakistan Imran Khan hôm qua ( 6/3 ) đã lên án các chính phủ phương Tây về việc kêu gọi Pakistan lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, ám chỉ rằng các nước này đang đối xử với nước ông như nô lệ.
Tuần trước, 22 nhà ngoại giao ở Islamabad đã viết một bức thư chung gửi đến chính phủ Pakistan để đề nghị nước này tham gia vào nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc lên án cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine. Pakistan đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết này.
Trong bức thư đó, các nhà ngoại giao, nhiều trong số đó đại diện cho các nước EU, đã viết : “ Với tư cách là trưởng phái đoàn ngoại giao của các nước tại nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, chúng tôi kêu gọi Pakistan tham gia cùng chúng tôi trong việc lên án các hành động của Nga ”.
" Các bạn nghĩ gì về chúng tôi? Chúng tôi là nô lệ của các bạn à ..... bất kỳ cái gì các bạn nói thì chúng tôi sẽ phải làm à ? ", ông Khan đã phát biểu như vậy trong một cuộc mít tinh chính trị.
" Tôi muốn hỏi các đại sứ của Liên minh Châu Âu : Các bạn có viết một bức thư như vậy gửi tới Ấn Độ không ? ", ông Khan nói thêm đồng thời nhấn mạnh rằng Ấn Độ cũng bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc tấn công vào Ukraine, ông Khan đã đến thăm Moscow trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 2 ngày.
" Chúng tôi là bạn với Nga, chúng tôi cũng là bạn với Mỹ ; chúng tôi cũng là bạn với Trung Quốc và với Châu Âu, chúng tôi không ở phe nào cả ”, Thủ tướng Khan nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Pakistan cho biết ông muốn giữ đất nước ông ở vị trí trung lập trong cuộc xung đột hiện nay và sẽ hợp tác với những người tìm cách kết thúc cuộc chiến tranh.
Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022
người da đỏ là chủ nhân thực sự của lãnh thổ ngày nay được gọi là nước Mỹ, vậy mà bây giờ họ lại là dân tộc thiểu số ngay trên đất nước của mình. Tất cả những ai yêu mến các dân tộc bị áp bức trên thế giới hãy kêu gọi người Mỹ trả lại đất đai cho người da đỏ đi nào !!
Người da đỏ chỉ trích quảng cáo của Johnny Depp.
( vnexpress )
Ngưởi da đỏ (người Mỹ bản địa) phản đối phim quảng cáo nước hoa Sauvage của tài tử Johnny Depp vì cho rằng từ này miệt thị họ.
Theo Washington Post, ngày 31/8, hãng Dior giới thiệu phim quảng cáo dòng nước hoa Sauvage do Johnny Depp đóng chính trên mạng xã hội. Nhiều người chỉ trích hãng thời trang Pháp vì gắn văn hóa của người da đỏ bản địa Mỹ với từ "Sauvage" (tiếng Pháp: hoang dại, mọi rợ, dã man). Diễn viên người Anh-điêng Dallas Goldtooth cho biết: "Chiến dịch này ngu ngốc và đầy tính phân biệt chủng tộc. Các người thừa biết ý nghĩa của từ đó trước khi chọn hình thức quảng cáo như vậy". Trong quá khứ, từ đồng nghĩa trong tiếng Anh - "Savage" - thường được dùng tại Mỹ với ý miệt thị người thổ dân da đỏ.
Anh-điêng là phiên âm tiếng Việt của chữ Indian (người Ấn Độ) - cách gọi thổ dân bản địa Mỹ. Khi Columbus tìm ra Tân thế giới, ông đã gọi những cư dân ở đó là người Indian (người Ấn Độ), vì ông tưởng nhầm đặt chân đến tới miền Đông Ấn.
Johnny Depp cho biết đoạn phim không mang ý miệt thị mà giống một bức thư tình với văn hóa da đỏ. Năm 2011, tài tử từng bị chỉ trích vì nhận có tổ tiên là người Anh-điêng và từng đặt tên ban nhạc của mình theo nhân vật Tonto - anh hùng da đỏ giả tưởng nổi tiếng. Họ nói anh mượn hình ảnh người da đỏ để quảng bá sản phẩm nghệ thuật và không có bằng chứng về nguồn gốc của mình. Khi đóng The Lone Ranger (năm 2013), Johnny được chính trị gia người Anh-điêng LaDonna Harris nhận làm con nuôi.
Laura Harris - giám đốc chiến dịch quảng cáo của Dior - nói với AP đã lường trước sự lên án của dư luận trước khi phát hành. Cô cho biết chiến dịch có sự tham gia của nhiều người Anh-điêng và muốn truyền tải các giá trị văn hóa và triết lý sống của người dân da đỏ.
Sau khi nhận chỉ trích, Dior đã gỡ đoạn phim khỏi các kênh mạng xã hội của mình. Ngày 1/9, hãng thời trang đăng tải phiên bản khác, không sử dụng các diễn viên da đỏ trên Youtube.
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022
Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022
Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022
Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022
Cáp treo FANSIPAN, chương mới của du lịch Sapa.
( vnexpress )
Trong lễ kỷ niệm 5 năm thành lập khu du lịch Sun World Fansipan Legend diễn ra hồi tháng 4, ông Hầu A Lềnh là một người con Sa Pa, nhắc nhớ lại thời khắc khi ông và các lãnh đạo tỉnh Lào Cai cắt băng khánh thành công trình cáp treo Fansipan.
“ 5 năm qua, công trình thế kỷ cáp treo Fansipan cùng các công trình du lịch hình thành sau đó của tập đoàn Sun Group tại mảnh đất Sa Pa đã góp phần hết sức to lớn vào việc phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai, vùng Tây Bắc và du lịch cả nước. Các công trình còn giữ gìn, phát huy giá trị cốt lõi, vẻ đẹp của bản sắc văn hoá vùng cao ”, ông Hầu A Lềnh nhận định.
Công trình thế kỷ tới nóc nhà Đông Dương
Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tức là sau hai chục năm nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác Lặng lẽ Sa Pa ( 1970 ), thị trấn trong sương vẫn chưa thôi lặng lẽ, đìu hiu. Sau 7-8 tiếng ngồi tàu từ Hà Nội tới Lào Cai, du khách lại theo những chiếc xe khách cà khổ, lầm lũi lên con đường dốc dựng đứng, mặt đường lỗ chỗ đá lẫn sỏi. Trung tâm thị trấn ngày ấy vắng tanh, lác đác những mái nhà sâu trong rừng mận, vườn thảo mộc .....
Ông Phạm Cao Vỹ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ( HHDL ) Sa Pa hồi tưởng, khách Tây ngày ấy tìm đến Sa Pa phần nhiều là vì dấu tích của những khu nghỉ dưỡng người Pháp từ trăm năm trước, cũng như thiên nhiên hoang sơ cùng nét đẹp văn hóa bản địa của vùng đất này. Người ta cũng mong muốn một lần được chinh phục ngọn núi cao nhất Việt Nam thông qua quãng đường đi bộ khoảng 40 km, xung quanh um tùm rừng rậm, mà người bản phải vừa đi vừa phát cây làm dấu.
Người dân Sa Pa khi ấy đón và phục vụ khách du lịch theo bản năng và những gì sẵn có của địa phương. Họ không biết ngoại ngữ, khách sạn và nhà hàng để phục vụ khách du lịch hầu như không có, số lượng hướng dẫn viên đời đầu như ông Vỹ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Những năm từ 2004 về sau, ông Vỹ được chứng kiến từng dòng xe nối nhau chở khách về thị trấn. Các khách sạn, homestay “ không có sao ” được xây dựng để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách đến Sa Pa. Các dịch vụ mới cũng xuất hiện nhà hàng, tắm lá người Dao, massage .....
Nhưng dù có đông vui hơn trước thì Sa Pa khi ấy vẫn chỉ đón chưa tới 500.000 lượt khách / năm và "chưa đủ hấp dẫn" để níu khách lưu trú quá 2 ngày. Đây là một con số quá khiêm tốn với một nơi được thiên nhiên ưu đãi từ cảnh quan đẹp hút hồn đến khí hậu dễ chịu và văn hoá đặc sắc như Sa Pa. Dịch vụ du lịch chưa phát triển, du khách tới đây không có nhiều trải nghiệm, chỉ có thể tham quan vài danh thắng như suối Vàng, thác Tình yêu, các bản Lao Chải Tả Van là hết Sa Pa. Đỉnh Fansipan khi ấy chỉ dành cho khách nước ngoài hoặc thanh niên Việt Nam ưa mạo hiểm, đủ sức khoẻ bởi đường đi quá khó khăn, phải mất tới 2 ngày đêm leo rừng, ngủ núi mới đến được “ Nóc nhà Đông Dương ”.
Với những người làm dịch vụ du lịch ở Sa Pa thời ấy đều thấy thực tế, lượng du khách đông song doanh thu từ du lịch không cao bởi khách không chi tiêu nhiều và chỉ lưu trú ngắn hạn. Thêm nữa, du lịch phát triển nóng nên bắt đầu xuất hiện tình trạng chặt chém, đeo bám, chèo kéo mua đồ bởi phụ nữ và trẻ em bản địa. Không ít người kém mặn mà với điểm đến này.
Năm 2009, ông Nguyễn Văn Vịnh, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, với mong muốn huy động các nguồn lực để phát triển tỉnh nhà, đã trân trọng mời các doanh nghiệp lớn, trong đó có tập đoàn Sun Group về đầu tư tại Sa Pa. Thời điểm đó, dự án cáp treo Bà Nà của Sun Group mới hoàn thành, Việt Nam lại đang ở giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nên mãi đến tháng 3/2013, lãnh đạo Sun Group mới có chuyến khảo sát đầu tiên tới Sa Pa.
“ Những băn khoăn, day dứt trước thực trạng một nơi có khí hậu độc đáo, cảnh sắc tuyệt vời và giàu bản sắc dân tộc, lại chỉ đón hơn 500.000 lượt khách trong cả năm 2012, khách lưu trú cũng không quá 2 ngày, du lịch chưa phát triển xứng tầm ..... đã thôi thúc chúng tôi quyết định đầu tư vào Sa Pa ”, ông Trần Minh Sơn- Ủy viên Hội đồng Sáng lập Sun Group chia sẻ.
Sau 7 tháng khảo sát và nghiên cứu cùng với đơn vị tư vấn, các chuyên gia từ Doppelmayr Garaventa - tập đoàn cáp treo nổi tiếng thế giới của Thụy Sĩ, công trình cáp treo Fansipan chính thức được khởi công. Hơn 2 năm sau, ngày 2/2/2016, hệ thống cáp treo nối Sa Pa với “ Nóc nhà Đông Dương ” đã chính thức khánh thành, với hai kỷ lục Guinness “ Cáp treo ba dây dài nhất thế giới ( 6.292,5 m ) ” và “ Cáp treo 3 dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới 1.410 m ”. Đỉnh Fansipan giờ đây đã không còn là “ tấm huy chương ” của riêng các phượt thủ dày dặn kinh nghiệm nữa mà đã trở thành “ điểm đến đời người ” dành cho bất cứ ai, từ trẻ em đến người già và những người có hoàn cảnh đặc biệt như chàng trai xương thủy tinh Vũ Ngọc Anh.
"Tôi đã xác định trước, người anh thân thiết cùng tôi băng rừng chinh phục Fansipan cũng có thể là người đưa xác tôi về nếu gặp bất trắc", ánh mắt Vũ Ngọc Anh sáng lên, bật cười khi nhớ về dự định "điên rồ" là leo Fansipan bằng đầu gối vào năm 2011. Nhưng dù đã chuẩn bị tinh thần là vậy, kế hoạch của Ngọc Anh vẫn phải tạm gác vì chưa đủ kinh phí và sức khỏe. Đến năm 2016, Ngọc Anh cuối cùng cũng đã “ cán đích ” sau 15 phút đi cáp treo và 1h30 phút di chuyển qua những bậc đá bằng sức của bàn tay kéo cơ thể và bước đi bằng đầu gối trong sự cổ vũ của bạn đồng hành và du khách đi cùng. “ Tôi hướng về phía cục inox mà mình vẫn ước mơ chạm đến từ bấy lâu rồi thì thầm : Anh mày lên được rồi đó", Ngọc Anh hãnh diện kể lại.
Không chỉ dừng lại ở hệ thống cáp treo Fansipan, Sun Group trong 5 năm qua đã liên tục kiến tạo những sản phẩm du lịch mới mang tinh thần “ chất lượng - đẳng cấp - khác biệt ” của Tập đoàn như quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend, khách sạn 5 sao đầu tiên của Sa Pa : Hotel de la Coupole – MGallery, tạo ra sức hút cạnh tranh cho các doanh nghiệp đầu tư vào Sa Pa. Sa Pa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các khách sạn, nhà hàng và sản phẩm du lịch cao cấp thay thế cho những sản phẩm chất lượng thấp nhưng có giá đắt đỏ trước kia.
Bà Trần Thị Thanh, trưởng bộ phận kinh doanh Sa Pa Green, một doanh nghiệp địa phương nhận định, cao tốc Nội Bài - Lào Cai cùng tuyến cáp treo đi vào vận hành có thể coi là một bước đột phá của ngành du lịch Sa Pa. Đặc biệt, khu du lịch cùng cáp treo đã tạo tiếng vang lớn khi liên tục ghi danh vào các giải thưởng, kỷ lục thế giới, thu hút du khách và mang đến nguồn lợi trực tiếp cho các doanh nghiệp tại địa phương. Trong đó, khách sạn của Sa Pa Green ra mắt năm 2008, chỉ có vỏn vẹn 20 phòng homestay và một phòng massage nay cũng mở rộng quy mô lớn hơn với 60 phòng nghỉ, 40 phòng massage, một nhà hàng công suất 200 khách.
“ Sau một loạt công trình có chất lượng và khách sạn 3-4 sao ra đời, thì nhà nghỉ bị đào thải hàng loạt. Điểm du lịch, hay các sản phẩm du lịch truyền thống mang tính chất tự nhiên không được khai thác đầu tư bài bản thì lượng khách suy giảm rất nhiều. Điều này cho thấy xu thế phát triển của Sa Pa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách ”, bà Thanh nói.
Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai, đánh giá cao vai trò của tập đoàn Sun Group trong việc đánh thức tiềm năng du lịch Sa Pa và góp phần tạo ra bước đột phá trong du lịch tỉnh Lào Cai.
“ Tuyến cáp treo cùng các sản phẩm du lịch của tập đoàn khánh thành, đi vào hoạt động là niềm vui và tự hào lớn của du lịch tỉnh Lào Cai. Sự hiện diện của những sản phẩm du lịch mang đẳng cấp quốc tế không chỉ thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mà còn có tác động lớn đến việc hoàn chỉnh quy hoạch hạ tầng đô thị Sa Pa ”, ông nói.
Năm 2016, khi tuyến cáp treo được khánh thành, lần đầu tiên khách du lịch đến Sa Pa cán mốc 1,2 triệu lượt ; lượng khách của toàn tỉnh Lào Cai là 2 triệu lượt. Giai đoạn 2016-2019, lượng khách tới tỉnh tăng 144 %. Cuối năm 2019, doanh thu từ du lịch của tỉnh là 19.200 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2016. Dịp Tết dương lịch 2021, Sa Pa đón 70.000 khách du lịch.
Những số phận được đổi đời
Sinh ra và lớn lên trong bản nghèo thuộc phường Sa Pả, thị trấn Sa Pa, Má A Tông cũng như bao người dân bản sống nhờ nghề bám nương làm rẫy. Sợ đời mình sẽ phải tiếp tục khổ như đấng sinh thành, chàng trai người H'Mông ôm mộng đổi đời từ nghề hướng dẫn viên. Chạy vạy khắp nơi để đi học, số tiền vay nợ của A Tông lên tới hàng chục triệu đồng mà vẫn không đủ. Anh phải bỏ dở học hành, về làm porter gùi đồ lên Fansipan.
Năm 2014, khi nghe tin công ty cáp treo cần tìm người làm an ninh, trông coi công trình trên đỉnh Fansipan với mức thu nhập cao, A Tông nộp đơn ứng tuyển. Nhanh chóng được nhận vào làm việc vì là người địa phương, đã quen với địa hình, thời tiết nơi đây, Tông như vớ được "phao cứu sinh" của đời mình.
Mùa đông năm ấy, trước khi lên đường đi làm, Tông gom được tất cả số tiền mình có là 150.000 đồng để lại cho vợ con, mang theo nỗi lo những đêm mưa gió, chỉ mình vợ thức canh hứng dột trong ngôi nhà xiêu vẹo bên sườn đồi.
Trong đợt rét kỷ lục, những cơn gió lạnh căm thổi về từ đèo Ô Quy Hồ, mang theo mưa tuyết tạt rát buốt vào những thân trai tráng, A Tông phải leo bộ lên đỉnh Fansipan phủ trắng tuyết, nhiều công nhân dưới xuôi "vừa đi vừa khóc" vì chuột rút, mất thân nhiệt. Tất cả mọi người khi ấy ở trong lán dựng tạm, cả tháng mới dám tắm một lần vì thiếu nước. Chưa kể đến những ngày đợi đồ ăn lên núi, họ phải chia nhau từng gói mì tôm để cầm cự.
"Nhiều ngày đứng giám sát công trình, mái tóc mình phủ cứng đơ, đến thở cũng thấy sợ vì hơi lạnh tỏa buốt lồng ngực. Tất cả mọi người đóng mình trong lớp áo dày sụ, chân đi ủng mấy tháng bốc mùi kinh khủng đến mức nghĩ lại không muốn ăn cơm", A Tông cười hồi tưởng.
Ở trên đỉnh có khi đến 3-4 tháng liên tục, nhiều lần nhớ nhà, nhớ con, A Tông cũng không thể về, một phần vì đường leo bộ xa xôi, phần còn lại vì trách nhiệm trong công việc. Lần về sớm nhất là khi nhận được tháng lương thử việc đầu tiên, A Tông xin phép được về nhà bởi vợ con không còn gì để ăn, trên đường anh mua thêm mắm, thêm gạo và mang cả những hân hoan, mong nhớ về cho gia đình.
Trong 2 năm bám trụ trên đỉnh Fansipan, A Tông được chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ của vùng đất, khi điện lưới được kéo lên, cáp treo được hình thành. Cũng giống như sự thay đổi của cuộc đời anh, từ người chỉ biết lo từng bữa ăn, nay có việc làm ổn định để chăm lo cho gia đình.
"Ban đầu mình đi làm chỉ vì cần một công việc, thậm chí còn không biết 'tập đoàn' là gì nhưng sau nhiều năm gắn bó, Sun Group chính là ngôi nhà thứ 2, nơi mình được sống, được đào tạo cùng anh em, bạn bè và làm lại cuộc đời", A Tông nói.
Năm 2017, nhờ quỹ "Hoa mặt trời ” của tập đoàn, A Tông đã được hỗ trợ tiền để xây dựng một ngôi nhà kiên cố mà cả đời anh chưa dám mơ tới trên chính mảnh đất cha mẹ để lại. Xung quanh nhà A Tông giờ đây còn trồng nhiều loài hoa lan bản địa, tươi tắn, đẹp đẽ như chính những năm tháng hiện tại và tương lai của gia đình anh.
Cũng giống như A Tông, Chảo Láo Ú, sinh năm 1996, lớn lên cùng cái nghèo khó ở bản Kim, xã Thanh Bình, Sa Pa. Chưa đầy 20 tuổi, anh phải đối mặt với nhiều cú sốc của cuộc đời. Mẹ mất năm 2012, đúng thời điểm thi chuyển cấp, thiếu lao động chính, gia đình thường trực bữa đói bữa no. Sau khi kiên trì hoàn thành bậc phổ thông, Ú làm thợ xây ở các công trình quanh địa phương để kiếm tiền cho gia đình.
Thời điểm 2014-2015, Sa Pa có một số công trình du lịch lớn sắp vận hành, cần huy động lao động địa phương làm dài lâu. Theo chân trai tráng trong bản đi Sa Pa tìm việc, Ú xin được việc tạp vụ trong bếp một nhà hàng của Sun World Fansipan Legend khi đó đang hoàn thiện. “ Tôi chẳng ngại bất kể việc gì bởi trước đó, nhiều việc từng làm còn khó nhọc hơn nhiều ”, Ú chia sẻ.
Tháng lương đầu tiên, Ú nhận được hơn 2,9 triệu đồng, anh vỡ òa trong hạnh phúc vì cả đời chưa bao giờ được cầm nhiều tiền đến vậy. Lúc bấy giờ, người bản anh kiếm ra 1 triệu đồng đã là nhiều. Cuộc sống Ú và gia đình cũng thay đổi “ 360 độ ” kể từ đó, như lời Ú kể.
Sau 5 năm nỗ lực học hỏi, Chảo Láo Ú được đề xuất lên phụ bếp món Á, món Âu và giờ chuyên làm bánh. Cả đời anh chưa bao giờ nghĩ, đôi bàn tay chai sần vì cầm cuốc, bê gạch nay có thể uyển chuyển tạo hoa kem trên bánh. Mức thu nhập đã đủ để anh giúp vợ, con có cuộc sống đầy đủ hơn.
Năm 2020, niềm vui như được nhân đôi khi Ú có tên trong danh sách những cán bộ, nhân viên được Sun Group hỗ trợ xây nhà. Ngôi nhà siêu vẹo trong bản cách thị trấn Sa Pa chừng 30 km nay đã khang trang, hiện đại hơn gấp nhiều lần. Nhìn vào những tấm giấy khen của con gái lớn treo trên tường ngôi nhà mới xây, Ú cho biết sẽ quyết tâm cho các con học cao hơn, để cuộc đời chúng không trải qua những giai đoạn quá khổ như anh và vợ từng trải qua.
Sun World Fansipan Legend không chỉ tạo ra công ăn việc làm mà còn là mái nhà thứ 2 của gần 200 cán bộ công nhân viên vùng Tây Bắc. Trước đây, phần lớn họ sống dựa vào nông nghiệp, nghề rừng, nghề thủ công hoặc không có công việc ổn định. Trong khu du lịch, không hiếm các cặp vợ chồng, anh em trong gia đình hay người cùng thôn bản cùng làm việc, 68 hộ gia đình cán bộ công nhân viên đang ở tại Sun Home, khu nhà Sun Group xây dành riêng cho cán bộ nhân viên công ty.
Từ ngày có công việc ổn định tại khu du lịch, điều họ nhận được không chỉ là sự thay đổi về kinh tế, mà còn cả tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của học tập, đào tạo để đầu tư cho thế hệ con em. Nhưng quan trọng hơn, họ được chứng kiến nơi "chôn rau cắt rốn" lột xác sau khi làm du lịch. Thị xã Sa Pa từ lác đác nhà nghỉ và quán xá đốt than củi, nay hiện diện nhiều khách sạn, nhà hàng 5 sao, khiến họ không khỏi tự hào. Nhiều nhân viên ở Sun World Fansipan Legend trước đó lang thang dưới xuôi tìm kế sinh nhai, sau đó họ lại trở về quê hương ổn định cuộc sống. Từ những người lo cái ăn cái mặc từng ngày, thì giờ đây họ biết ăn sạch mặc đẹp và có cuộc sống no đủ, đầm ấm.
Trong một bài phỏng vấn về văn hóa du lịch Sa Pa, thạc sĩ Trịnh Lê Anh, giảng viên Du lịch và Sự kiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định trong vài năm trở lại đây, người dân tộc bản địa trong các hoạt động của Sa Pa đang dần vắng bóng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn đang có sự đầu tư để đào tạo cho những người dân tộc địa phương được làm việc tại các khách sạn, nhà hàng .....
"Tôi đã thấy dấu ấn ấy trên Fansipan. Khi người dân tộc nhoẻn miệng cười với tôi, tôi thấy ấm áp lắm. Sun Group đã rất cầu kỳ khi đưa người dân tộc trên đó, mặc đồng phục đấy nhưng vẫn nụ cười người Mông, người Dao. Đấy là một điển hình để chúng ta hướng tới việc làm du lịch tốt hơn."
Sun World Fansipan Legend một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong, trong việc bảo tồn, tôn trọng những giá trị văn hóa, con người để cân bằng cùng phát triển du lịch. Ngày nay đến với Sa Pa, du khách không khó để bắt gặp những chàng trai, cô gái người bản địa làm việc tại các điểm du lịch. Trong những bộ đồng phục lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống, họ nở nụ cười duyên dáng, nói lời xin chào du khách đến với mảnh đất quê hương họ một cách mộc mạc nhưng cũng đầy chuyên nghiệp.
Theo ông Vương Trinh Quốc, chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, sự ra đời và phát triển đồng bộ của khu du lịch, đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai và cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã Sa Pa không chỉ tạo việc làm trực tiếp, mà còn góp phần phát triển mạnh các dịch vụ phụ trợ như vận chuyển, hàng hóa, lưu trú và vành đai thực phẩm vùng nông thôn. Đặc biệt, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp, làm việc trong môi trường cao cấp đã góp phần nâng cao trình độ, nhận thức của chính người dân tham gia hoạt động du lịch, qua đó góp phần tích cực trong việc thay đổi bộ mặt của ngành du lịch địa phương.
Giữ gìn và lan tỏa bản sắc văn hóa trong sản phẩm du lịch
Ở độ cao 3.000 m trên đường lên đỉnh Fansipan, trong mây trắng ngợp ngời, giữa trùng điệp núi non, bỗng một tiếng khèn vang lên réo rắt kéo theo âm điệu dồn dập của trống Dao, của đàn môi, của tre, nứa ..... Du khách ngay lập tức bị cuốn vào màn nhảy sạp sôi động, những vũ điệu độc đáo mang âm hưởng của các dân tộc H'Mông, Tày, Giáy ..... và chung vui với một đám cưới rực rỡ đậm bản sắc của người Dao. Vẻ đẹp mãn nhãn, muôn màu này, vốn tưởng đã dần mai một, nay đã được "gói ghém" trọn vẹn trong show diễn công phu, độc đáo mang tên "Vũ điệu trên mây".
Ra mắt lần đầu năm 2019 tại Khu du lịch Sun World Fansipan Legend, show diễn "Vũ điệu trên mây ” kể về câu chuyện tình huyền thoại của chàng Đỗ, nàng Quyên - biểu trưng của núi rừng Hoàng Liên - do "phù thủy sân khấu" Phạm Hoàng Nam dàn dựng đã được đón nhận nồng nhiệt, tạo ra dấu ấn không nhỏ trong cộng đồng yêu nghệ thuật và du lịch. Lần đầu tiên, du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung có một show diễn nghệ thuật được đầu tư công phu và bài bản từ âm nhạc, vũ đạo đến dàn dựng, trang phục…khai thác và tôn vinh những chất liệu văn hoá Tây Bắc độc đáo. Lần đầu tiên Việt Nam có kỷ lục “ Show diễn nghệ thuật thể hiện đặc trưng văn hóa Tây Bắc độc đáo nhất Việt Nam ”. Và cũng nhờ “ Vũ điệu trên mây ”, lần đầu tiên du lịch Việt Nam được xướng tên trong giải thưởng được mệnh danh là “ Oscar của ngành du lịch thế giới ” World Travel Awards ở hạng mục “ Điểm du lịch văn hoá hàng đầu thế giới ” ( 2019 ) dành cho Sun World Fansipan Legend. Những nét văn hoá riêng có của vùng biên viễn được khai thác đầy nghệ thuật và sáng tạo đã dẫn dắt biết bao du khách khám phá nóc nhà Đông Dương, những bản sắc vùng cao một cách đầy mê hoặc.
Đến năm 2021, một lần nữa, du khách đến với đỉnh Fansipan lại được du ngoạn giữa mênh mang núi rừng Hoàng Liên, qua những vũ điệu và âm nhạc đã được “ nâng cấp ” còn Tây Bắc hơn trước. Bắt đầu với không gian vui tươi, hứng khởi, màn trình diễn tràn ngập tiếng gió thổi, tiếng khèn, tiếng trống, tiếng thoi đưa, nhịp khung cửi rộn ràng và tre, nứa gõ lách cách. Xung quanh là những chàng trai với nét đẹp khỏe khắn và những cô gái với nụ cười duyên dáng của vùng cao say sưa nhảy múa. Đan xen cùng những vũ đạo uyển chuyển là dải thổ cẩm muôn màu sắc, là màn nhảy sạp rộn ràng, vui tươi. Tất cả được tái hiện trong bối cảnh khu nhà sàn bằng tre nứa, phiên chợ và đám cưới vùng cao.
Giữa một Tây Bắc đẹp rạng rỡ như thế, câu chuyện của chàng Đỗ, nàng Quyên tiếp tục được kể bằng ngôn ngữ của nghệ thuật múa đương đại cùng kỹ thuật múa Duo đặc sắc, đem đến những xúc cảm viên mãn, tròn đầy. Để rồi, khi sự viên mãn ấy đạt đến nấc cao nhất, cũng là lúc câu chuyện của đời sống tâm linh trong mỗi bản thể con người mở ra. Trong bối cảnh bản làng sương khói, từng động tác múa khoan thai và tà áo trắng phất phơ trong gió của các nghệ sĩ để lại trong xúc cảm mỗi du khách là sự an yên, tĩnh lặng trong khung cảnh thiên nhiên kỳ vỹ, thuần khiết.
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam chia sẻ, để tạo ra một "Vũ điệu trên mây" chắt chiu văn hóa Tây Bắc, ông cùng nhạc sỹ Mạnh Tiến và ekip đã bôn ba nhiều tháng liền, đi sâu vào từng bản làng heo hút nhất trên đại ngàn Hoàng Liên để lùng sục những tài liệu liên quan đến văn hóa vùng cao. Họ tìm gặp cho được từng nghệ nhân dân tộc để ghi âm một đoạn khèn, một vài tiếng trống hay nhiều ngày đi vào rừng sâu thu lại âm thanh sống động của thiên nhiên.
Sự kỳ công tỉ mỉ đầy tâm huyết của ekip đã tạo nên một sản phẩm văn hoá đỉnh cao, thổi sức sống mới đồng thời lan toả mạnh mẽ những nét văn hóa truyền thống của Sa Pa, vốn là "đặc sản" níu chân khách du lịch nhưng đang dần mai một, pha tạp sau quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế, du lịch. Với ekip, show diễn giống như một món quà dành cho du khách quốc tế và trong nước, để họ có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp đặc sắc và những giá trị văn hóa không đâu có của vùng Tây Bắc trong chuyến đi. “ Vũ điệu trên mây ” cũng là một minh chứng sống động cho thấy tâm huyết và triết lý làm du lịch của Sun Group: phát triển du lịch bền vững dựa trên những giá trị cốt lõi và tinh hoa của văn hóa truyền thống, từ đó nâng tầm và thăng hạng du lịch cho những vùng đất giàu tiềm năng.
Điều đó không chỉ thể hiện ở "Vũ điệu trên mây". Đến Fansipan mùa nào cũng vậy, du khách đều sẽ được đắm mình trong bản sắc vùng cao từ những chi tiết thiết kế của công trình, trang phục của nhân viên cho đến các lễ hội, sự kiện văn hoá được tổ chức quanh năm. Tết đến xuân về là Lễ hội Khèn hoa với cuộc thi múa khèn của những nghệ nhân hàng đầu Tây Bắc. Lễ hội hoa Đỗ quyên, lễ hội hoa Fansipan tôn vinh những loài hoa huyền thoại trên đỉnh Fansipan. Giải đua Vó ngựa trên mây là nơi các kỵ sĩ dân tộc tranh tài. Lễ hội Ẩm thực chiêu đãi du khách đủ món ngon đặc sản Tây Bắc ..... Lễ hội nào cũng vậy, sẽ là những điệu múa với nếp váy xoè thổ cẩm muôn màu, là những trò chơi dân gian sôi động như leo cột mỡ, ném còn, đua cà kheo ..... , là thơm lừng mùi trâu gác bếp, rượu nếp nương, thắng cố ..... Sun World Fansipan Legend mùa lễ hội không khác gì một Tây Bắc thu nhỏ, với đầy đủ vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá và con người.
Không chỉ làm sống lại hồn cốt văn hoá vùng cao, sự xuất hiện của quần thể tâm linh và cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Fansipan cũng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đỉnh Fansipan hoang vu, huyền bí ngày nào nay đã trở thành niềm tự hào mang tên Việt Nam, và cũng là chốn tâm linh nhiệm màu, “ khơi dậy nguồn tâm linh dồi dào, đem đến sự an lạc cho tất cả mọi người ” như lời Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam từng nhận định.
Xây dựng đi đôi với bảo tồn, không ngừng phát triển nhưng cũng vẫn luôn luôn tìm về nguồn cội, những doanh nghiệp làm du lịch như Sun Group đã góp phần định hình lại du lịch Sa Pa để rồi từ đó đưa vùng đất này ngày càng khởi sắc, thăng hạng trên bản đồ du lịch thế giới, từ chính những giá trị cốt lõi của mình.
Năm 2020, khi ngành du lịch thế giới gặp khủng hoảng, thị xã nhỏ bé Sa Pa lại vươn lên lọt top những điểm đến mới nổi lại Châu Á và tiếp tục được xướng tên với hai giải thưởng tại World Travel Awards 2020 : "Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn hàng đầu thế giới 2020" và "Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới 2020". “ Sun World Fansipan Legend đã đưa trải nghiệm chinh phục đỉnh cao nhất Đông Dương, nơi có vẻ đẹp choáng ngợp, trở nên dễ dàng cho tất cả mọi người. Nhờ vậy mà Sun World Fansipan Legend đã giành được số phiếu thuyết phục từ World Travel Awards, để đạt được danh hiệu này ”, ông Graham Cooke - người sáng lập kiêm Chủ tịch WTA lý giải.
Trong 5 năm hình thành và phát triển, tuyến cáp treo và khu du lịch Sun World Fansipan Legend đã mang đến những đóng góp to lớn trong việc thu hút du khách đến Sa Pa, Lào Cai từ chính sản phẩm du lịch cao cấp, lấy trọng tâm từ những giá trị cốt lõi của văn hóa bản địa.
Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đánh giá cao vai trò của tập đoàn Sun Group trong việc đánh thức tiềm năng, thế mạnh của du lịch Sa Pa và góp phần tạo ra bước đột phá trong du lịch tỉnh Lào Cai.
Tới năm 2025, Lào Cai phấn đấu đạt 10 triệu lượt khách, trong đó có 1,5 triệu lượt khách nước ngoài; tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 44.500 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 1.400 cơ sở lưu trú với 10.000 buồng khách sạn từ 3 đến 5 sao .....
Định hướng tới năm 2030, Khu du lịch quốc gia Sa Pa sẽ trở thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái – nhân văn tầm cỡ quốc tế, với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại. Vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa ( Đô thị du lịch Sa Pa ) có thương hiệu quốc tế về các giá trị cảnh quan tự nhiên, môi trường, đặc trưng văn hóa, chất lượng dịch vụ và các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn trong nước và quốc tế.
Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021
Mối duyên Ngô Mạnh Đạt - Châu Tinh Trì.
( vnexpress )
Châu Tinh Trì và Ngô Mạnh Đạt trong phim " Chuyên gia xảo quyệt " ( 1991 ) của đạo diễn Vương Tinh
Cố tài tử Hong Kong Ngô Mạnh Đạt thường mua một hộp bào ngư ăn chung Châu Tinh Trì, nhường đàn em con to, ngày cả hai chưa nổi danh.
Sau khi Ngô Mạnh Đạt qua đời, trên Weibo, nhiều fan chia sẻ đoạn phim của ông và Châu Tinh Trì trong Vua phá hoại, trong đó, Châu Tinh Trì bắt tay Ngô Mạnh Đạt, nói: "Sau này có cơ hội chúng ta lại hợp tác với nhau". Các khán giả nuối tiếc vì khi "cặp bài trùng" không tái hợp, kể từ phim Đội bóng Thiếu Lâm năm 2001.
Hai diễn viên quen nhau khi làm việc ở đài TVB cuối thập niên 1980. Ban đầu, cả hai không được trọng dụng, diễn những vai vô danh trong các phim truyền hình. 1989 đánh dấu bước ngoặt khi Châu Tinh Trì, Ngô Mạnh Đạt đóng chính phim Cái thế hào hiệp, được khen ngợi diễn xuất. Theo HK01, một số câu cửa miệng Châu Tinh Trì nói trong phim trở thành câu cửa miệng của người Hong Kong, còn được dùng đến nay.
Bấy giờ, nhà Châu Tinh Trì và Ngô Mạnh Đạt đối diện nhau, hai người thường đến trường quay, ra về cùng nhau. Trên Bjnews, Mạnh Đạt từng kể thi thoảng, ông và tài tử kém 11 tuổi hẹn uống cà phê gần nhà, trao đổi với nhau những dự định, mơ ước. Ngô Mạnh Đạt và Châu Tinh Trì còn từng đến nơi các đôi tình nhân hẹn hò, nghe lỏm họ nói gì với nhau. Mạnh Đạt cho biết hai người tính cách trái ngược nhưng trò chuyện hợp gu, vui vẻ.
Đạo diễn Lưu Trấn Vỹ phát hiện tiềm năng của Ngô Mạnh Đạt và Châu Tinh Trì, mời họ đóng Thánh Bài (1990). Các nhà sản xuất không đánh giá cao Châu Tinh Trì, yêu cầu Lưu Trấn Vỹ tìm diễn viên khác song đạo diễn kiên trì thuyết phục. Mỗi lần quay xong cảnh khó, Ngô Mạnh Đạt và Châu Tinh Trì thường mua một hộp bào ngư ăn chung, giá hơn 100 HKD (296 nghìn đồng). Mỗi hộp có hai con, nhiều lúc con to con nhỏ. Ngô Mạnh Đạt thường nhường con to cho Châu Tinh Trì. Quãng thời gian như thế kéo dài khoảng một năm, là kỷ niệm khó quên với Ngô Mạnh Đạt.
Khi phim hoàn thành, nhà đầu tư Ngô Tư Viễn nói với Châu Tinh Trì: "Phim này ra mắt, cậu sẽ không còn là tiểu sinh nữa mà sẽ là người nổi tiếng nhất Hong Kong". Tác phẩm công chiếu, Tinh Trì và Mạnh Đạt đến rạp xem phản ứng của khán giả. Thấy người xem ôm bụng cười, cả hai nhìn nhau, bụm miệng. Phim đạt doanh thu 41 triệu HKD (hơn 121 tỷ đồng) - phá kỷ lục doanh thu phòng vé Hong Kong. Từ đó, hai người thành những diễn viên đắt show, không còn thời gian chia bào ngư với nhau.
Sau thành công của Thánh Bài, hai diễn viên kết hợp trong 20 phim điện ảnh khác, trở thành bộ đôi kinh điển làng điện ảnh. Ngô Mạnh Đạt cho rằng phim ông và Châu Tinh Trì đóng được yêu thích một phần liên quan hoàn cảnh gia đình của hai người. Châu Tinh Trì lớn lên trong gia đình đơn thân còn ông hồi nhỏ sống cùng đòn roi của bố. Nếu không nghe lời, ông thường bị cha phạt quỳ cả tối. Hai diễn viên đều không gần gũi cha. Trên phim, họ thường phá vỡ những quan niệm trưởng bối - hậu bối truyền thống. Khi diễn cha - con, chú - cháu, họ xây dựng mối quan hệ bình đẳng, như những người bạn.
20 năm qua, Châu Tinh Trì và Ngô Mạnh Đạt không hợp tác làm phim cũng không xuất hiện cùng nhau. Trên Zhejiang TV năm 2018, Ngô Mạnh Đạt nói: "Nhiều lúc tôi nghĩ không biết tại sao giờ đây lại như thế, cảm giác chúng tôi đến chết cũng chẳng gặp nhau nữa".
Những năm cuối đời, Ngô Mạnh Đạt đau đáu tái hợp Châu Tinh Trì, hàn huyên cùng bạn cũ. "Nhưng hiện đẳng cấp của Châu Tinh Trì đã khác, lại giàu có, tư tưởng của tôi và cậu ấy khó mà tương đồng như ngày trước", nghệ sĩ nói năm 2019. Trong chương trình truyền hình cuối cùng Mạnh Đạt tham gia, phát trên Zhejiang TV hồi giữa tháng 2, ông nói: "Tôi chưa chết, Châu Tinh Trì chưa nghỉ hưu thì sẽ có cơ hội tái hợp thôi".
Theo Điền Khải Văn, trưởng hội Nhà làm phim Hong Kong, khi Ngô Mạnh Đạt đổ bệnh, Châu Tinh Trì thường gọi cho ông hỏi han tình hình, đề nghị giúp đỡ nếu Mạnh Đạt cần. Chị của Châu Tinh Trì đến bệnh viện thăm Ngô Mạnh Đạt. Sau khi đồng nghiệp qua đời, Châu Tinh Trì nói: "Những ngày qua tôi luôn theo dõi bệnh tình của Ngô Mạnh Đạt, ít nhiều có chuẩn bị tâm lý. Nhưng hay tin, tôi vẫn rất đau lòng, nuối tiếc. Anh ấy đổ bệnh nhanh, đi vội vã. Anh ấy là cộng sự, là bạn của tôi bao năm qua, bây giờ tôi vẫn chưa thể chấp nhận anh ấy mất".
Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021
Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021
biệt thự vườn ở Cu Chi giá 3,2 tỷ . Nếu hình thật sự đúng như vậy và giá đúng như vậy ( chứ không phải " giá ban đầu " ) thì có thể coi là hợp lý. Biệt thự này nhìn không khác là ở nước ngoài là mấy trong khi có những biệt thự nhìn cũng na ná như vậy mà " hét giá " tới mấy chục tỷ thì không biết cho tới giờ có ai mua chưa hay là chờ mốc meo ra đó ???
Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021
Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “ trỗi dậy ”?
( nghiên cứu quốc tế )
Trong bối cảnh toàn dân Trung Quốc sôi nổi bàn chuyện “ Nước lớn trỗi dậy ”, tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 12 / 1 / 2008 đăng bài “ Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện trỗi dậy ” của Canh Hân, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ hai bờ Nhật Bản mà chúng tôi tóm tắt giới thiệu dưới đây. Bài này phần nào thể hiện suy nghĩ của một số trí thức Trung Quốc trước vấn đề nhạy cảm nói trên, tuy tác giả viết cho người Trung Quốc nhưng chúng tôi thiển nghĩ có lẽ người Việt Nam cũng nên đọc.
-----------------------------
Hơn trăm năm nay, Trung Quốc liên tục đưa ra thuyết “ Trỗi dậy ”, “ Nhảy vọt ”, “ Thời hưng thịnh ” ; thế nhưng Nhật Bản, quốc gia cách Trung Quốc một eo biển hẹp, nước phương Đông duy nhất thời ấy được coi là “ nước lớn trỗi dậy ” thì lại có tâm trạng khác với Trung Quốc. Đầu thập niên 1970, Nhật Bản vượt qua các nước lớn Tây Âu nhảy lên vị trí cường quốc kinh tế số 2 thế giới nhưng hồi ấy người Nhật chẳng bàn luận gì về “ trỗi dậy ”, ngược lại họ bàn nhiều về đề tài “ Nước Nhật chìm đắm ”, tên một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng xuất bản năm 1975 của nhà văn Sakyo Komatsu. Ba chục năm sau, năm 2006, kinh tế Nhật lại tăng trưởng 5 năm liền, là một thành tích đáng phấn khởi, thế mà người Nhật lại bỏ ra 2 tỷ Yên làm lại bộ phim “ Nước Nhật chìm đắm ”, có sử dụng công nghệ máy tính và được chính quyền, quân đội hợp tác làm cho bộ phim có nhiều cảnh hấp dẫn hơn.
Ý thức lo âu phòng xa của người Nhật có lịch sử lâu đời. Ngay cả khi kinh tế phát triển tốt, đã thực sự “ trỗi dậy ”, cũng rất hiếm thấy người Nhật tuyên truyền ầm ỹ, huênh hoang tự ca ngợi dân tộc mình ; ngược lại họ càng tỉnh táo, bình tĩnh hơn, luôn tự kiểm điểm bản thân và suy nghĩ lo xa. Điều này đáng để chúng ta tham khảo học tập. Mấy năm nay tuy kinh tế Nhật phát triển tốt nhưng khi đưa tin về vấn đề đó, báo đài Nhật đều giữ thái độ tự trách cứ mình, trong những bài xã luận chúc mừng năm mới chỉ thấy nói nhiều về “ cảnh báo ”. Các doanh nghiệp lớn đều giữ thái độ khiêm tốn khiến người ta quên mất một sự thật là nước Nhật có GDP bình quân đầu người cao tới 40 nghìn USD. Khi Nhật Bản thoát khỏi “ Mười năm đánh mất ”, cựu Tổng Giám đốc hãng Toyota dội một gáo nước lạnh lên đầu đồng bào ông : “ Nhật Bản muốn làm minh chủ châu Á ư ? Không có tư cách và cũng chẳng có sức mà làm đâu ! ”
Thực ra nước Nhật không bao giờ có thể “ chìm ” được. Họ nói thế là chỉ để trau dồi ý thức lo âu phòng xa cho dân chúng mà thôi. Dĩ nhiên chuyện ấy có liên quan tới việc nền kinh tế nước này đã chín muồi, mặt khác, đó còn là do tầng lớp tinh hoa của xã hội Nhật bao giờ cũng phát huy được tác dụng cân bằng của một cái “ van điều tiết ổn định ”, nhất là khi tình hình nước nhà tốt đẹp, tinh thần dân chúng phấn khởi. Ý thức lo âu phòng xa của người Nhật bắt nguồn từ nỗi lo môi trường sinh tồn khách quan, họ thường nói “ Nước nhỏ hẹp, môi trường sống ác liệt, khan hiếm tài nguyên, lắm thiên tai ”. Một ví dụ : lúc nào cũng thấy họ bàn tán om xòm vấn đề thiếu năng lượng, ngay cả người giàu cũng dè xẻn từng giọt nước, từng số điện. Mùa hè vừa qua trời nóng bức, thế mà họ đề xuất : nhiệt độ từ 28 độ C trở lên mới dùng điều hòa nhiệt độ, có cơ quan xí nghiệp còn niêm phong cầu dao cấp điện của hệ thống làm mát. Thực ra nước này đâu có thiếu điện, ngành điện chưa bao giờ mất điện, cắt điện hoặc hạn chế dùng điện. Tính căn cơ dè xẻn ấy khiến người nước ngoài vừa kính trọng vừa ớn người Nhật. Ý thức đó còn bắt nguồn từ sức ép của xã hội. Chẳng hạn một nghiên cứu mới đây cho thấy đến năm 2055, số dân Nhật chỉ còn 89,93 triệu người, người già chiếm 40 % , gấp đôi tỷ lệ hiện nay.
Ngoài ra Nhật Bản cũng phải chịu sức ép từ các nước xung quanh : vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, tư tưởng chống Nhật của người Hàn Quốc, vấn đề 4 đảo miền Bắc ( hiện bị Nga chiếm ), và sự “ trỗi dậy ” của Trung Quốc. Đặc biệt việc Mỹ đóng quân trên đất Nhật 60 năm nay khiến người Nhật cảm thấy khó chịu nhất tuy việc đó lại có lợi nhất cho họ. Ngoài ra truyền thống văn hóa Nhật cũng là nguồn gốc của tâm lý lo âu phòng xa. Trong lịch sử, người Nhật từng tiếp thu sâu sắc tư tưởng Khổng Mạnh, ví dụ hai câu “ Kẻ không nghĩ xa, tất có nỗi lo buồn gần ” và “ Sống biết lo xa, chết sẽ yên lành ” rất được họ tôn sùng. Do có nguồn gốc sâu xa nói trên nên ý thức lo âu phòng xa của người Nhật rất ổn định, không dễ bị mất đi khi hoàn cảnh có chuyển biến tốt ; khó có thể so sánh người Nhật với những dân tộc tuy có chịu sức ép tương tự nhưng không có truyền thống văn hóa, phó mặc số trời, hoặc các dân tộc tuy có truyền thống văn hóa nhưng lại thiếu sức ép từ bên trong hoặc bên ngoài.
Muốn hiểu được ý thức lo âu phòng xa của người Nhật thì cần tìm hiểu 3 bài học lớn trong quá trình hiện đại hóa đầy trắc trở của họ.
Bài học đầu tiên xảy ra vào giữa thế kỷ 19 khi tàu chiến của Đô đốc hải quân Mỹ Matthew Perry tiến vào vịnh Tokyo ép Nhật ký hiệp ước ngoại giao và buôn bán với Mỹ. Hồi ấy do thấy một nước lớn như Trung Quốc mà còn không chống đỡ nổi sự xâm lăng của phương Tây, phải mở cửa cho họ vào nên người Nhật đã chọn đường lối khiêm tốn cúi đầu nhận làm học trò của phương Tây. Bài học này đã chuyển biến thành ý thức lo âu phòng xa và phấn đấu tự cường của người Nhật. Thế nhưng khi mạnh lên rồi thì họ lại chuyển ý thức nói trên thành tư tưởng bành trướng đi xâm chiếm các nước khác ; ngay cả khi chiến sự bất lợi, chính phủ và báo đài Nhật vẫn điên cuồng tuyên truyền hiếu chiến. Sau khi thua to trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều người Nhật phê phán tầng lớp tinh hoa nước này đã thiếu bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan và tự cảnh tỉnh, làm cho Nhật Bản trở thành kẻ thù của toàn nhân loại. Thất bại nói trên là bài học lịch sử thứ 2 ; từ đó Nhật Bản rời bỏ hàng ngũ nước lớn chính trị trên thế giới, bắt đầu xây dựng lại từ số không, nhịn nhục cần cù lao động với ý thức lo âu phòng xa.
Sau khi trở thành cường quốc kinh tế số 2, cuối thập niên 1980, bong bóng kinh tế nước này bắt đầu phình to, nhiều công ty Nhật Bản đầu tư quy mô lớn ra nước ngoài khiến báo Mỹ kêu la “ Lại một trận Trân châu cảng mới ! ”. Nhưng lần làm liều ấy chỉ khiến cho bong bóng kinh tế Nhật nhanh chóng tan vỡ : hàng loạt công ty lớn và nhà băng phá sản, thị trường nhà đất sụp đổ, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình trệ và suy thoái kéo dài suốt “ 10 năm đánh mất ”. Trong lúc đó kinh tế Mỹ và Trung Quốc lại vững vàng tăng trưởng, điều đó làm cho người Nhật một lần nữa bình tâm trở lại, tăng cường trau dồi ý thức lo âu phòng xa.
Mỗi thất bại đều được người Nhật chuyển hóa thành ý thức tự cảnh tỉnh : Nóng đầu, không lượng sức mình mà làm liều thì sẽ bị vấp ngã, ăn quả đắng ; ngược lại, tỉnh táo bình tâm, miệt mài lao động thì sẽ có lối thoát. Nhật Bản là một tấm gương tốt của Trung Quốc, nhiều cái họ từng trải qua, Trung Quốc cũng có thể sẽ trải qua với phương thức khác. Các bài học lịch sử và kinh nghiệm của người hàng xóm này rất đáng để Trung Quốc chú ý.
Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021
các tên và địa danh của Hàn Quốc được đọc theo âm tiếng Tàu trong bài này do Hàn Quốc vẫn còn dùng chữ Hán tạo cảm giác rất thân thiết và gần gũi cứ như là đang đọc lịch sử của Trung Quốc vậy. Hy vọng rằng từ nay về sau ngoài Trung Quốc ra thì sẽ viết tên riêng của Hàn Quốc và Nhật Bản theo tên tiếng Hán bên cạnh các tên thường gọi của 2 nước này để cho thấy sự tương đồng về văn hóa giữa 3 nước có nền kinh tế hàng đầu Châu Á là Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản vậy.
Hai bộ phim và một cuộc ám sát.
( soi.today )
Ngoài đời .....
Năm 2021, bộ phim “ The Man Standing Next ” ( Người đứng kế vị ) đại diện cho Hàn Quốc để dự giải Oscar thể loại phim nói tiếng nước ngoài. Đề tài của bộ phim là biến cố “ 10. 26 ”, tức sự kiện ám sát tổng thống Phác Chính Hy bởi nhân vật số 2 của chế độ vào năm 1979. Trước đó, năm 2005 cũng nói về biến cố này là bộ phim “ The President’s Last Bang ” được trình chiếu ( nhưng không dự thi ) tại Cannes. 2 bộ phim cùng 1 đề tài nhưng lại rất khác biệt. Sau đây là phần lịch sử.
Lúc đó mới ngoài 19 h 40, thượng tướng Kim Tái Khuê ( Kim Jae-Gyu ), giám đốc Trung ương Tình báo Hàn Quốc ( KCIA ) vừa đi ra ngoài mấy phút và trở lại vào phòng ăn. Ông ngồi xuống và quát “ Sao đại thống lại dùng thằng sâu bọ này làm cố vấn ! ” rồi quay sang trung tá Tra Chí Triết ( Cha Chi Chol ), cận vệ trưởng của tổng thống Phác Chính Hy. Ông Triết chồm người lên vì tính rất hung hăng, có bận một tỉnh trưởng mồi thuốc cho tổng thống Phác mà để lửa to bèn bị trung tá Triết đánh ngay tại chỗ. Nhưng lần này ông vừa mới vung tay thì giám đốc Khuê cầm sẵn súng bắn trúng tay phải. Tổng thống Phác trợn mắt thì giám đốc Khuê bắn luôn vào ngực phải. Tổng thống Phác liền ngả đầu vào vai cô nữ sinh viên 22 tuổi trường diễn viên Đại học Hán Dương, Thân Tại Thuần ( Shin Jae-soon ) phía bên tay phải ông. Ngồi phía trái, tức là 2 cô 2 bên ( thì người ta là tổng thống mà ! ) là ca sĩ đang lên Thẩm Thủ Phong ( Shim Soo-bong ), 24 tuổi. Cô mới nổi vào năm trước với bài hát “ Người ấy ngày xưa ” do chính cô sáng tác và đây là lần thứ 3 cô hát cho tổng thống trong tiệc riêng thân mật. Giám đốc Khuê quay sang phía trung tá cận vệ đang giãy dụa trên sàn định bồi thêm mấy phát thì khẩu súng ngắn tự động bị kẹt đạn và bất khiển dụng.
Đây là một khẩu Walther PPK của Đức, nổi tiếng là vũ khí phòng thân của điệp viên 007 James Bond. Tuy ca líp bé nhưng nó rất tốt và có thể kẹt đạn chỉ vì triệu chứng được gọi là “ cổ tay lỏng lẻo ”, triệu chứng này có thể xảy ra với bất cứ súng ngắn tự động nào nếu xạ thủ không nắm bá cho chắc khi bóp cò. Giám đốc Khuê bèn chạy ra ngoài hô : mang súng lại cho tao ! Đại tá Phác Thiện Hảo ( Park Seon-Ho ), phụ tá của ông chạy đến đưa cho khẩu súng Smith & Wesson nòng ngắn. Đây là súng trái khế, chỉ có thể lép đạn chứ không có chuyện kẹt đạn. Ông Khuê trở vào phòng khi trung tá Triết đã bỏ trốn trong phòng tắm đang lồm cồm bò ra. Bị nã thêm một phát vào bụng, ông chí chết hay Chí Triết giờ ..... chết tốt, ca sĩ Thẩm Thủ Phong hãi quá chuyển sang giọng tông cao và bỏ chạy. Cô sinh viên vẫn ôm tổng thống trong vòng tay học trò nhưng đứng dậy sau khi giám đốc Khuê đến sau lưng ông Phác và bắn thêm một phát vào đầu tổng thống Hàn quốc.
Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021
người thì bỏ quốc tịch Canada, người thì bỏ quốc tịch Mỹ, sau này có lẽ sẽ tới những người mang quốc tịch Anh. Thật tội nghiệp cho các ngôi sao điện ảnh Hong Kong có quốc tịch nước ngoài , chắc là bị " ép " phải bỏ quốc tịch đây. Như vậy sau này những ai muốn " bắt cá 2 tay " , vừa muốn kiếm NHIỀU TIỀN ở Trung Quốc vừa muốn " giông " ra định cư ở nước ngoài chắc là sẽ khó lắm đây.
sống như thế thì thà sang nước ngoài ở, tuy không thể nổi tiếng như khi ở Trung Quốc và chỉ có thể kiếm ba cọc ba đồng nhưng còn hơn là ở Trung Quốc vừa NỔI TIẾNG lại vừa có TIỀN.
Tạ Đình Phong bỏ quốc tịch Canada.
( vnexpress )
Tài tử Hong Kong Tạ Đình Phong cho biết đang làm thủ tục từ bỏ quốc tịch Canada để "quảng bá tinh thần, văn hóa Trung Quốc". Trong chương trình của CCTV tối 5/9, diễn viên 41 tuổi nói gần đây anh thường xuyên đọc bình luận của khán giả về phim mới phát hành - Nộ hỏa, thấy nhiều người nêu vấn đề quốc tịch, cho rằng anh là người Canada nhưng có nhiều đặc quyền "kiếm tiền ở Trung Quốc". Đình Phong nói : "Đọc bình luận như thế, tôi nghĩ, ơ, sao họ có thể nói vậy. Tôi sinh ở Hong Kong, vốn là người Trung Quốc mà. Thực ra, tôi đã làm thủ tục xin bỏ quốc tịch Canada".
Tạ Đình Phong cho biết càng trưởng thành, anh càng thấy có trách nhiệm truyền bá văn hóa quê hương. Hiện Tạ Đình Phong đảm nhận nhiều vai trò : ca sĩ, diễn viên, đầu bếp, doanh nhân.
Trên HK01, tài tử Tạ Hiền - cha Tạ Đình Phong - nói về quyết định của con : "Đó là ý muốn của Đình Phong, tôi ủng hộ". Gia đình Tạ Đình Phong giàu truyền thống nghệ thuật, Tạ Hiền là ngôi sao hàng đầu thập niên 1960 tới 1980, mẹ anh - Địch Ba Lạp - là diễn viên, Hoa hậu Hong Kong 1973. Từ nhỏ anh sống trong sự chú ý của truyền thông, lên bìa tạp chí khi được một tuần tuổi, cùng cha mẹ tham gia các chương trình giải trí. Lên tám tuổi, Đình Phong theo gia đình định cư ở Vancouver. 15 tuổi, anh tới Tokyo học âm nhạc. Một năm sau, Tạ Đình Phong về Hong Kong gia nhập làng giải trí.
Tạ Đình Phong thông báo từ bỏ tư cách người Canada trong bối cảnh vấn đề quốc tịch của nghệ sĩ gây bàn tán ở Trung Quốc. Trên Weibo, nhiều khán giả cho biết phản cảm việc các sao có lượng fan lớn, kiếm tiền ở Trung Quốc, được tung hô săn đón nhưng "mang tài sản ra nước ngoài để hưởng thụ". Nhiều người yêu cầu những người quốc tịch ngoại quốc không được hoạt động giải trí tại Trung Quốc.
Từ đầu tháng 8, nhiều blogger giải trí đăng bài cho biết cơ quan quản lý văn hóa Trung Quốc hạn chế hoạt động của các sao quốc tịch khác, những người bị ảnh hưởng bao gồm Lưu Diệc Phi, Lý Liên Kiệt, Tạ Đình Phong, Vương Lực Hoành, Triệu Hựu Đình, Hứa Tình, Trương Thiết Lâm ..... Hồi tháng 7, Trần Phi Vũ - con trai đạo diễn Trần Khải Ca - cho biết từ bỏ quốc tịch Mỹ.
Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021
Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn.
Hương Kiều Loan thực hiện 6 / 2001
( lược trích )
Hương Kiều Loan ( HKL ) : Anh Ngạn cho bà con bạn bè biết sơ qua về tiểu sử anh đi nhé.
Nguyễn Ngọc Ngạn ( NNN ) : Tôi sinh ra tại một làng nhỏ ở ngoại thành Sơn Tây trong 1 gia đình gồm 7 anh chị em. Năm 54 di cư vào sàigòn, chỉ có người chị cả ở lại ngoài bắc với gia đình chồng. Tính đến năm 75, anh em tôi tất cả đều ở trong quân đội trừ cậu em út là Ngọc Trọng thì vừa học xong Chính Trị Kinh Doanh Đà lạt. Hiện nay anh em tôi ra hải ngoại gần đủ. Chỉ có bà chị cả ở Sơn Tây và người em kế tôi ở Sài gòn. Đó là người con trai duy nhất có mặt khi cha mẹ tôi qua đời. Mẹ tôi năm mất năm 91. Cha tôi mất năm 97.
HKL : Gia đình tôi cũng có 7 anh chị em giống anh. Tôi cũng có một bà chị lớn nhất ở lại Hà Nội theo chồng khi nhà di cư vào Nam anh ạ. Trong gia đình, bà chị lớn là người duy nhất giống tôi, thích văn chương và nghệ thuật. Chị vẽ đẹp nữa. Thế bên gia đình anh, ngoài anh ra, trong nhà có ai thiên về nghệ thuật không ?
NNN : Nói cho đúng thì chỉ có cậu út tôi là Ngọc Trọng mê nhạc từ bé. Từ Trung học đã học piano, guitar, nhạc lý, rồi đi hát và sáng tác. Còn tôi, viết văn cũng như lên sân khấu hoàn toàn là do sự đưa đẩy của hoàn cảnh, không hề định hướng từ nhỏ.
HKL : Từ trước có bao giờ anh nghĩ sẽ có ngày anh sinh sống bằng bộ môn này không ?
NNN : Như vừa thưa với chị , tôi chẳng bao giờ hình dung có ngày mình sẽ đứng trước sân khấu cũng như có thể sống bằng " nghề " điều khiển chương trình mà người ta gọi là M.C. Lý do giản dị là từ trước tới nay trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam không có nghề này ! Hoặc có, nhưng ít được chú ý. Việc giới thiệu chương trình, tức M.C.,- hay đúng hơn là làm " host " một show ca nhạc - mặc dù đã thịnh hành từ lâu ở các nước Tây Phương vẫn quá mới mẻ đối với VN. Có lẽ chỉ gần đây vai trò điều khiển chương trình mới dành được chỗ đứng tương đối quan trọng trong các chương trình ca nhạc tổng hợp. Làm văn nghệ cũng như viết văn, bước đầu không ai nghĩ đến tiền vì chẳng biết nó có tiền hay không ! Nhưng lâu dần trở thành một cái nghề tay trái rồi dần dà biến thành nghề tay phải. Tất cả đều là tình cờ hết.
HKL : Đang từ nhà văn, qua điều khiển chương trình văn nghệ, anh có bị gia đình hay độc giả phản đối không ?
NNN : Khi trung tâm Thúy Nga lần đầu mời tôi vào tháng 5 năm 92, tôi không dám nhận lời ngay vì cần hỏi ý kiến người thân. Hỏi ý kiến là vì tôi không tự tin. Lúc ấy bên văn chương, tôi đã có nhiều tác phẩm, và xét ở một chừng mực nào đó thì tôi đã được coi là thành công. Bên sân khấu, tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm nên không khỏi đắn đo. Tất nhiên người đầu tiên tôi tham khảo là nhà tôi. Nói chung thì nhà tôi và đa số người thân trong gia đình đều ngăn cản, không muốn tôi lao vào lãnh vực này. Lý do duy nhất là mọi người sợ tôi thất bại. Độc giả thì sợ tôi cầm micro sẽ bỏ cầm bút. Trước sự dè dặt của mọi người trong gia đình, tôi phân vân suy nghĩ khá lâu.
Hơn ba tháng sau, tôi mới lên đường làm thử cuốn Paris By Night 17. Động cơ duy nhất lúc bấy giờ thúc đẩy tôi là tôi nghĩ đến cha tôi ở Sàigòn. Tôi không về VN được, mà tôi muốn cha tôi nhìn lại tôi sau hơn 10 năm xa nhà. Băng Thúy Nga thì người ta sang đi sang lại, sang lậu trong nước rất nhiều, thể nào cha tôi cũng trông thấy tôi và nghe tiếng tôi nói. Đó là lý do khiến tôi lên Paris By Night lần đầu. Nhưng thật tình mà nói, thưa với chị, lúc đó tôi chưa biết sức phổ biến rộng lớn của Paris By Night. Nếu biết, tôi đã nhận lời ngay không đắn đo bởi càng về sau tôi càng nhận ra Paris By Night là diễn đàn có tầm quảng bá gần như trong mọi gia đình VN ở hải ngoại cũng như quốc nội. Tôi có thể sử dụng diễn dàn ấy để nói chuyện văn học và lịch sử với các bạn trẻ lớn lên ở nước ngoài.
HKL : Tôi vẫn nhớ Paris By Night số 17 là cuốn anh có mặt. Anh đã thổi một luồng gió mới vào ngành MC của người Việt. Tôi đã nghe bao người khen anh vì họ thấy khác hẳn lối làm M.C từ trước tới giờ của người Việt. Ờ mà hồi đó coi anh khác hẳn bây giờ. Do đâu anh bắt liên lạc được trung tâm Thúy Nga để họ mời anh ?
NNN : Đi ngược dòng thời gian, trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn Paris By Night số 1 năm 1983. Khoảng thời gian đó văn nghệ trong cộng đồng chưa phát triển vì 3 lý do : Thứ nhất, kinh tế cộng đồng chưa phồn thịnh. Thứ hai, phim bộ Trung Hoa chiếm lĩnh thị trường. Thứ ba, cộng đồng còn quá nặng về nhạc đấu tranh, chưa chú ý đến tình ca. Những cuốn băng chủ đề của Thúy Nga chẳng hạn như : " Giã Biệt sàigòn, Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam, Nước Non Nghìn Dặm ra đi ", hoặc băng cải lương cũ trước 75 được đón nhận mạnh mẽ hơn hẳn những chương trình ca nhạc tạp kỹ Paris By Night. Chính vì vậy nhịp độ thực hiện Paris By Night rất chậm. Từ 83 đến 89, Thúy Nga chỉ cho ra đời được 6 cuốn Paris By Night và đều thực hiện theo lối MTV - cũng gọi là music video - nghĩa là chạy tên ca sĩ, tên bản nhạc trên màn ảnh chứ không có người điều khiển chương trình.
Năm 89, ông Jean Pierre Barrie, tổng giám đốc đài truyền hình Pháp Euromedia mới đề nghị với trung tâm Thúy Nga nên thay đổi hình thức Paris By Night. Thay vì thu MTV thì nên chuyển sang Talk Show là phương thức ăn khách từ lâu tại các nước Tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ. Chẳng hạn Jonhny Carson làm host Tonight Show suốt 30 năm với trên 4000 show từng đêm mà vẫn thu hút hàng chục triệu khán giả. Hình thức này có cái mới lạ là không chỉ thuần túy trình diễn ca vũ nhạc mà còn phỏng vấn, kể chuyện, mạn đàm, tạo không khí gần gũi với khán giả hơn. Thúy Nga làm theo đề nghị của ông Jean Pierrè và bắt đầu chuyển hướng. Muốn làm Talk show thì quan trọng nhất là phải kiếm được người làm HOST, người biết nói chuyện, tức là người điều khiển chương trình. Trung tâm Thúy Nga đi tìm ..... và anh Jo Marcel là người đầu tiên được mời trên Paris By Night số 7. Rồi liên tiếp có nghệ sĩ Trần văn Trạch, Việt Thảo, La Thoại Tân, Ngọc Phu, Kim Anh, Trần Quốc Bảo, Hương Lan, Khánh Ly, Đỗ Văn, Lê Văn và rồi tới tôi ! Cho đến giờ tôi vẫn chưa biết ai đã giới thiệu tôi cho Thúy Nga vì tôi ở quá xa, lại không hề quen biết ai trong trung tâm này cả.
Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021
Khác biệt của món bánh bèo ở các vùng miền Việt Nam.
( vnexpress )
Cùng một tên gọi nhưng món bánh bèo ở Hải Phòng, Nghệ An, Huế ..... không giống nhau. Đặc trưng ẩm thực mỗi vùng miền thể hiện rõ trên món ăn này.
Bánh bèo Hải Phòng
Bánh bèo làm từ bột gạo, có nhân là thịt nạc, mộc nhĩ, hành khô nêm nếm vừa miệng. Nước chấm được chế biến từ nước hầm xương, đậm đà, cho thêm hành hoa, ớt tươi và rắc hạt tiêu thơm lừng. Đặc biệt hơn, người ta thả vào bát nước chấm hai miếng chả quế hoặc chả thịt băm để ăn kèm.
Đây không chỉ là món khoái khẩu của người dân đất cảng mà còn là lựa chọn yêu thích của khách du lịch. Khuôn bánh hình chữ nhật được thái nhỏ vừa miếng khi ăn, đặt trên lớp lá chuối tươi đầy hấp dẫn. Mỗi chiếc bánh bèo Hải Phòng có giá khoảng 12.000 – 20.000 đồng, rất hợp để ăn sáng hoặc các bữa lỡ.
Bánh bèo Nghệ An
Nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên bởi bánh bèo Nghệ An không có nhiều khác biệt so với món bánh lọc của Huế. Đây là một điều thú vị trong cách gọi tên món ăn ở các vùng khác nhau. Bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc. Bột bánh được vắt thành hình tròn dẹt rồi gập đôi lại để giữ nhân bên trong. Bánh hình bán nguyệt, trong vắt, nhìn rõ nhân tôm và thịt nạc rất bắt mắt. Bánh được rắc hành khô và rưới nước mắm lên trên khi thưởng thức. Còn có cả bánh bèo rán và bánh bèo lá để du khách chọn lựa.
Bánh bèo Quảng Bình
Đĩa bánh bèo này khiến du khách dễ dàng hình dung nguồn gốc tên của món ăn. Những miếng bánh tròn mướt xếp sát nhau trên đĩa như những lá bèo trên mặt sông. Bột bánh là bột gạo được hòa với nước theo tỉ lệ chuẩn, cho vào khuôn tròn dẹt đều tăm tắp, chín trong lửa vừa, có màu trắng mướt mắt, thơm dịu.
Người ta quết một lớp mỡ lên mặt bánh rồi rắc phần tôm chấy lên trên. Tôm thơm bùi, đậm vị biển, được xào trên chảo cho đến khi có màu vàng ruộm đầy kích thích. Tóp mỡ giòn rụm cũng là một thành phần thường xuyên được khách xin thêm. Nước chấm mặn ngọt khi rưới lên đĩa bánh làm những miếng tóp mỡ kêu tanh tách. Thực khách nên ăn khi nước chấm còn nóng.
Bánh bèo Quảng Bình có giá 10.000 - 15.000 đồng/đĩa và chắc chắn bạn sẽ gọi thêm đĩa thứ hai cho đỡ thòm thèm.
Bánh bèo Huế
Cố đô Huế nổi tiếng với các món quà bánh, trong số đó bánh bèo chén cũng được nhiều người ưa chuộng. Về thành phần và hương vị, bánh bèo Huế khá giống bánh bèo Quảng Bình, chỉ khác ở cách trình bày món ăn theo đúng phong cách “ ăn hương ăn hoa ” của người dân nơi đây.
Người ta đổ bột bánh vào những chén nhỏ xíu bằng đường kính trái bóng bàn, sau đó bỏ vào nồi hấp. Bánh chín có màu trắng đục, trên mỗi chén có tôm chấy, tóp mỡ và hành lá phi thơm. Khách hàng rưới nước mắm ớt xanh cay thơm lên từng chén và ăn lần lượt. Với kích cỡ chén bé như vậy, khách thường gọi bánh bèo theo đơn vị khay hoặc chục chén trở lên.
Bánh bèo Quảng Nam
Người dân Quảng Nam lại sử dụng những chén dẹt có đường kính to bằng bát ăn cơm để hấp bánh, do đó bánh cũng dày hơn, dùng để ăn no chứ không ăn chơi như ở nơi khác. Bột bánh ở Quảng Nam thơm thoảng mùi lá dứa rất dễ chịu. Bánh chín khéo là bánh có xoáy ở giữa để đổ sốt tôm lên trên.
Phần tôm không được xào khô mà làm thành sốt đặc với bột năng, khá nồng mùi tỏi băm. Nhiều nơi còn rắc lạc rang bùi bùi lên trên. Khi ăn, thực khách chan thêm nước mắm nguyên chất dầm tỏi sống ớt xanh, vừa ăn vừa xuýt xoa vì vị cay đậm đà.
Bánh bèo Quảng Nam hiện trở thành món ngon ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn, nhưng đã được biến tấu đi khá nhiều. Nếu bạn có cơ hội thưởng thức bánh bèo do chính người dân địa phương chế biến thì mới biết vị chuẩn của nó.