|
Người đàn ông ngồi trên bức tường đổ nát gần tòa công sứ Mỹ. Ảnh
này chụp năm 1901, chỉ một năm sau cuộc giao tranh giữa Nghĩa Hòa Đoàn với quân
đội nước ngoài, nên các dấu vết của sự tàn phá vẫn còn in rõ.
|
|
Binh lính ở trại bộ binh số 9 của Mỹ trong khu vực Tử Cấm Thành.
Sau thất bại của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, quân đội nước ngoài chiếm đóng và
cướp phá thành phố, trừng phạt tàn nhẫn những ai bị nghi ngờ là hợp tác với quân
nổi loạn.
|
|
Hoàng tử Su trong bức ảnh được chụp năm 1901. Su là người ủng hộ
ngoại quốc. Trong cuộc nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn, cung điện của Su, nằm liền kề
với tòa công sứ Anh, đã được sử dụng như nơi trú ẩn cho người theo Kitô giáo ở
Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó, Su bị quân đội châu Âu buộc phải đi sơ
tán.
|
|
Hai sinh viên của Đại học Hoàng gia Bắc Kinh đeo băng trắng trên
tay, thể hiện niềm thương tiếc đối với sự qua đời của Từ Hy Thái Hậu vào năm
1908. Từ Hy đã gián tiếp cai quản đất nước qua con trai và cháu trai của mình,
trong quãng thời gian 1861-1908. Bà cũng ủng hộ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Tuy
nhiên, sau khi phong trào thất bại, bà phải chấp nhận cải cách theo châu Âu. Nhà
Thanh trở nên yếu thế và nhanh chóng tan rã sau khi Từ Hy qua
đời.
|
|
Một lính gác bên ngoài tòa công sứ Mỹ.
|
|
Thợ cắt tóc cạo đầu cho khách ngay trên đường phố Bắc Kinh năm
1902. Truyền thống cắt tóc trên đường phố có từ thế kỷ 14, các thợ cắt tóc
chuyên nghiệp mở ra các cửa hàng để thu hút được nhiều khách
hơn.
|
|
Các thương gia giàu có ăn tối trong khi các ca nhân ở bên cạnh
đàn hát mua vui. Từng ở bậc thấp nhất trong bốn nghề trong xã hội Trung Quốc
trước đó, nghề thương mại và các thương nhân ngày càng có vị trí xã hội cao hơn
trong thời Minh và Thanh, do sự phát triển của buôn bán.
|
|
Khách du lịch đi bộ trong sân Cung điện Mùa hè ở Bắc
Kinh.
|
|
Công sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Eki Hioki chụp ảnh cùng với gia
đình trên chiếc xe đỗ trước cửa tòa công sứ Nhật Bản. Trong khi Trung Quốc đang
do dự trước làn sóng văn hóa Tây phương, nhà Minh Trị ở Nhật đã nhanh chóng hấp
thu các phương thức điều hành quốc gia cũng như cả cách ăn mặc.
|
|
Cảnh tượng trên đường phố Bắc Kinh năm 1919.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét