Trang

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015





Bánh mì cuộn trứng phô mai : không ăn thử là tiếc ngẩn ngơ .



( Trí Thức Trẻ )



Nguyên liệu để làm món bánh mì cuộn trứng gồm :


- 3 lát bánh mì sandwich 

- 2 quả trứng

- 3 lát phô mai

- 3 cây xúc xích










Cùng bắt tay vào thực hiện nào :



Bước 1 :


- Đầu tiên, các bạn cắt bỏ viền bánh mì rồi dùng cây cán bột lăn đều cho bánh mềm và mỏng.









Bước 2 :


- Đánh tan trứng với 1 thìa nước nhỏ cùng một chút xíu gia vị nhé !










Bước 3 :


- Tiếp theo, mình đun chảo nóng vừa rồi tráng 1 lớp dầu ăn thật mỏng.


- Bây giờ, bạn đổ 1 lớp trứng mỏng vào chảo, nhanh tay xếp lần lượt bánh mì, phô mai, xúc xích lên trên.












Bước 4 :


- Sau đó, chúng ta tắt bếp, nhẹ nhàng cuộn cuộn trứng lại. Tiếp sau, bạn bật bếp và lăn đi lăn lại cuộn bánh mì khoảng 1' để lớp trứng chín hoàn toàn.









Bước 5 :



- Làm tương tự với 2 cuộn bánh còn lại.



- Cuối cùng, bạn nhớ đợi cho bánh mì cuộn trứng phô mai nguội khoảng 5 phút rồi hãy cắt để thưởng thức nhé !











Bánh mì cuộn trứng phô mai tuyệt đỉnh thơm ngon đã hoàn thành rồi đây !








Trứng chiên vàng ruộm, bánh mì thơm mềm quyện với lớp phô mai béo ngậy bọc lấy nhân xúc xích đậm đà, ôi thôi, ngon không phải bàn.








Xịt thêm tương cà chua hay sốt mayonaise ăn kèm thì thích mê mẩn luôn đó !









' Mỹ nhân Nhật Bản ' ngọt ngào trong váy cưới .




( vnexpress )





 


Người mẫu khoe vẻ ngọt ngào trong những thiết kế bồng bềnh, màu sắc lãng mạn.



 




Vẻ khả ái của người mẫu, diễn viên xứ hoa anh đào.





 




















Hòa bình của nấm mồ .



Cuối năm 1979, Cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, người ít khi lên tiếng từ khi sống lưu vong sau tháng Tư 1975, đã dành cho tạp chí Spiegel của Đức một cuộc phỏng vấn dài về kết cục của Chiến tranh Việt Nam.



Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979 .



Phạm Thị Hoài ( dịch )




Spiegel : Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để  " bóp nát trái tim Hoa Kỳ " . Vì sao ông lại cản trở như vậy ?


Nguyễn Văn Thiệu : Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp ; hậu quả của nó ở Việt Nam là bằng chứng rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.

Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.



Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015




Thưởng thức quà vặt quanh Đà Lạt .



( depplus.vn ) 



Ở phố núi, đa số các hàng quán đều nằm trên những con đường chính và khá gần nhau. Bạn có thể kết hợp một tour dạo phố, khám phá những món ăn vặt nổi tiếng phố núi.


Bánh bèo, xắp xắp ( gỏi khô bò ) , kem bơ ..... là những món quà vặt không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt. Nếu khéo léo sắp xếp, bạn có thể thưởng thức tất cả món ăn vặt nổi tiếng trong một hay hai buổi.



Bánh bèo 


Chuyến hành trình khám phá món ăn vặt Đà Lạt bắt đầu với việc “ nạp năng lượng ” bằng một dĩa bánh bèo thơm ngon. Bánh bèo ở Đà Lạt khá lạ vì được ăn kèm với nước sốt tôm thịt màu đo đỏ, bên trên rắc thêm hành lá, hành phi bắt mắt và những miếng da heo chiên giòn giòn. Cắn một miếng bánh bèo, vị béo của nước sốt tôm thịt hòa cùng vị ngọt thanh của bột bánh như tan trong vòm miệng. Ăn hết dĩa mà vẫn còn thòm thèm, muốn ăn thêm dĩa nữa.



Thưởng thức quà vặt quanh Đà Lạt



Xắp xắp


Món xắp xắp ở Đà Lạt thật ra là món gỏi khô bò khá phổ biến ở Sài Gòn, nhưng được gọi tên theo tiếng kéo cắt khô bò nên nghe lạ tai. Khô bò ở đây mềm và dai, ăn kèm với sợi đu đủ bào nhuyễn và ớt xay nhuyễn cay the the khá ngon miệng. Bánh bèo chén và bánh flan ở đây cũng được ưa chuộng, nếu vẫn chưa no thì bạn nên thưởng thức.



Gần quán có chùa Linh Sơn, một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở Đà Lạt, bạn có thể dành chút thời vãn cảnh chùa để “ giải phóng ” bớt năng lượng.



Bánh mì xíu mại 



Những viên xíu mại nhỏ xíu bỏ trong chén nước dùng trong và ngọt, khi ăn cho thêm một ít sa tế, bẻ miếng bánh mì thả vào nước dùng cho thấm mềm, xắn nửa viên xíu mại. Múc một muỗng bánh mì và xíu mại cho vào miệng, vị cay và nóng lan tỏa, vừa ăn vừa hít hà khiến bạn cảm thấy ấm hơn giữa trời se lạnh của phố núi.



Bánh tráng nướng 


Bánh tráng nướng cũng là lựa chọn khác cho món ăn vặt nóng giòn của phố núi. Ngồi bên bếp than hồng, nhìn cô chủ tay thoăn thoắt nướng từng chiếc bánh tráng thơm ngon, khiến bạn chỉ muốn thưởng thức “ ngay và luôn ” . Bánh tráng có rất nhiều nhân ăn kèm như : thịt băm, trứng gà, khô bò, phô mai, pa tê nên bạn có thể yêu cầu cô chủ nướng bánh theo sở thích.




Thưởng thức quà vặt quanh Đà Lạt




Kem bơ 


Khi đã “ lưng lưng ” bụng, bạn có thể tráng miệng bằng món kem bơ béo ngậy. Bơ được xay nhuyễn thành sinh tố, viên kem thả lên trên và rắc thêm vài sợi dừa nạo. Khi ăn, vị béo của bơ và kem hòa tan vào nhau, sợi dừa sần sật, thêm chút cảm giác lạnh lạnh rất thú vị.

Quán kem bơ Thanh Thảo cũng nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi nên khá thuận tiện. Ngoài kem, quán còn nổi tiếng với món trái cây dĩa, chè Thái và sinh tố.



Chè Hé 


Sở dĩ quán có tên gọi Chè Hé vì cánh cửa luôn khép hờ. Quán bán đầy đủ các loại chè nóng-lạnh như chè đậu thập cẩm, chè bà ba, chè khoai môn ..... tha hồ cho bạn lựa chọn. Quán nằm kế bên tiệm bánh mì Liên Hoa nên bạn đừng lo khó tìm.


Sau khi ăn chè xong, dạo một vòng quanh chợ đêm Đà Lạt là hoạt động lý tưởng nhất. Chợ đêm dành cho du khách nên khá nhộn nhịp và sầm uất, bày bán hàng hóa từ quần áo, quà lưu niệm cho đến rau củ quả Đà Lạt.




Bắp nướng - khoai lang nướng chợ Đà Lạt



Cầu thang dẫn xuống chợ đêm Đà Lạt được xem là “ thiên đường ăn uống ” cho những tín đồ mê ăn vặt. Nơi đây nổi tiếng với những món nướng xin que nhưng thu hút nhất vẫn là món bắp nướng - khoai lang nướng. Nhâm nhi trái bắp nướng rưới mỡ hành béo ngậy hay vừa thổi vừa bóc vỏ củ khoai lang nướng nóng hổi có thể giúp bạn quên đi cảm giác lạnh khi đi bộ vào buổi tối.



Thưởng thức quà vặt quanh Đà Lạt




Sữa đậu nành 



Nếu muốn tìm một nơi nghỉ chân và làm ấm người thì bạn nên uống sữa đậu nành trên đường Tăng Bạt Hổ, phía sau chợ Đà Lạt. Ly sữa đậu nành sẽ thêm phần thú vị khi được dùng kèm với bánh su kem. Bẻ một miếng bánh su kem, chấm vào ly sữa đậu nành, vị ngọt của sữa hòa cùng vị kem béo, bánh xốp mềm tan trong miệng, ăn hoài không thấy ngán.







Tự tin diện short tới công sở - Tại sao không ?



( 2Sao.vn )


Khéo léo lựa chọn kiểu dáng, chất liệu và tinh tế khi phối đồ bạn gái hiện đại hoàn toàn có thể diện short trẻ trung tới công sở.



Chọn chất liệu


Với sự phát triển vượt bậc của thời trang, ngày nay quần short được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như chất liệu jean khỏe khoắn, chất liệu kaki, thô thanh lịch, chất liệu ren gợi cảm hay chất liệu da cá tính .....


Tuy nhiên, cũng tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà bạn gái có sự lựa chọn chất liệu quần short cho phù hợp và đẹp mắt nhất. Chất liệu được nhiều cô gái trẻ diện để tới công sở là chất liệu thô, kaki. Chất liệu này mang đến sự thanh lịch, sang trọng cho người mặc đồng thời cũng là chất liệu mát mẻ, dễ chịu trong những ngày hè nóng nực.


















bài viết đã được lược bớt và chỉnh sửa rất nhiều những đoạn rườm rà không cần thiết và sai chính tả . Và cũng đã lược bớt những trích dẫn từ các sách sử mà tác giả nên đưa vào phần ghi chú cuối bài để cho bài viết được mạch lạc và dễ theo dõi .




CHƯƠNG 1 : NGUYÊN NHÂN, CHỦ TRƯƠNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA CUỘC NAM TIẾN .








( Đổng Thành Danh )




Nam tiến là một sự kiện lịch sử quan trọng, nó thể hiện chiều hướng phát triển của dân tộc. Xu thế phát triển đó không phải vô cớ mà có, có những động lực, nguyên nhân đưa đến quá trình mở cõi về phía Nam của dân tộc Việt. Những nguyên nhân đó đã đưa đến xu thế Nam tiến của người Việt, nhưng phải cần có những tiền đề, những điều kiện để thực hiện cuộc Nam tiến ấy.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải biết cách thức, phương pháp của người xưa để thực hiện cuộc Nam tiến, trong đó có hệ thống những chủ trương, đối sách của các triều đại, các ông vua, chúa, đây là một vấn đề rất quan trọng. Những chủ trương, đối sách rất rất cần thiết khi nghiên cứu, thực hiện đề tài này, vì từ đó ta có thể hiểu được diễn biến công cuộc Nam tiến sau này. Mặt khác, chúng ta cũng cần nên quan tâm đến những thành phần, lực lượng từ quan lại, đến nhân dân đã tham gia, đóng góp vào quá trình Nam tiến.

Những vấn đề trên sẽ được chúng tôi trình bày trong chương này : chúng tôi chia nội dung phần này ra làm hai phần : một là hoàn cảnh lịch sử đưa đến việc tiến hành Nam tiến, thứ hai là những đối sách, chủ trương, những thành phần lực lượng tham gia vào quá trình này.



1. Bối cảnh lịch sử, những nguyên nhân của cuộc Nam tiến.


Từ trước đến nay khi nói đến nguyên nhân đưa đến cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, chúng ta thường thấy nói rằng : vì nước Việt Nam phía Bắc đối diện với Trung Quốc hùng mạnh, lúc nào cũng đe dọa đến sự tồn vong, đến nền độc lập Đại Việt. Do đó để phát triển lãnh thổ, cũng như tăng cường sức mạnh, tạo ra những đề kháng trước phương Bắc ( Trung Quốc )  tổ tiên chúng ta phải Nam tiến vì phía Tây nước ta giáp với Lào có dãy Trương Sơn hùng vĩ ngăn trở, địa hình khó khăn để đi qua và liên kết, trong khi nhìn về phía Đông lại là biển nên người Việt không thể mở ra. Chỉ có phương Nam là dễ tiếp xúc, dễ liên kết, phương Nam lại là vùng đất mới tuy là lãnh thổ của dân tộc khác, nhưng đất đai chưa khai phá hết, càng về phương Nam đất đai lại càng trù phú, người Việt chỉ có thể mở cõi về phương Nam để mưu cái lợi sau này.

Nói như vậy có thể đúng nhưng lại chưa đủ. Nước Việt Nam, từ bao đời nay lúc nào cũng lo lắng cho sự trường tồn của mình trước một đế quốc Trung Hoa, một đế quốc lúc nào luôn lăm le xâm chiếm nước ta. Nhưng đó chưa phải là tất cả lý do để người Việt thực hiện cuộc Nam tiến. Việc đưa ra nguyên nhân trên để giải thích Nam tiến có chỗ không xác đáng, ở chỗ người Việt không cần phải mở đất về Nam họ vẫn có thể đối chọi với Trung Quốc và khi họ đã Nam tiến thì đâu có nghĩa là Trung Quốc không có tham vọng xâm lược nước Việt nữa, đó là những điều không xác đáng của nguyên nhân này. Có lẽ người ta đưa ra nguyên nhân này để cố biện minh cho sự Nam tiến là bắt buộc, là hoàn cảnh khó xử của nước Việt. Xem thế, thì nguyên nhân này không đủ là lý do của cuộc Nam tiến, nó không giúp chúng ta lý giải được nguyên nhân thực tế, nguyên nhân xâu xa của công cuộc Nam tiến, từ nguyên nhân này chúng ta không thể xem Nam tiến như là một xu thế phát triển của đất nước, một xu thế tự nhiên, tất yếu được.

Trong bài viết này, tôi muốn trình bày nguyên nhân của quá trình Nam tiến như là một xu thế tất yếu của lịch sử. Một dân tộc nào cũng vậy, khi thực lực của họ đã lớn, đã hùng mạnh họ cần phải có một vùng đất để phát triển, khi mở rộng họ phải gặp một dân tộc khác và kết quả là hình thành xung đột, nếu gặp phải một dân tộc yếu thì dân tộc đó sẽ bị tiêu diệt mà lấy đất, nhược bằng gặp phải dân tộc mạnh thì có thể lại bị xâm chiếm. Cái quy luật tất yếu, “ cá lớn nuốt cá bé ” đời nào mà không có, nơi nào mà không tồn tại. Có dân tộc nào, đất nước nào khi sức mạnh phát triển lại không lo mở đất, tạo điều kiện cho dòng giống mình phát triển, trong quy luật đó kẻ yếu phải cáo chung kẻ mạnh thì phát triển cũng là chuyện thường tình !