Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017
Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017
vừa ăn uống ở ngoài đường , vừa hưởng khí trời mát mẻ thì đúng là chẳng có cái thú nào bằng !!
Thưởng thức quà vặt quanh Đà Lạt .
( depplus.vn )
Ở phố núi, đa số các hàng quán đều nằm trên những con đường chính và khá gần nhau. Bạn có thể kết hợp một tour dạo phố, khám phá những món ăn vặt nổi tiếng phố núi.
Bánh bèo, xắp xắp ( gỏi khô bò ) , kem bơ ..... là những món quà vặt không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt. Nếu khéo léo sắp xếp, bạn có thể thưởng thức tất cả món ăn vặt nổi tiếng trong một hay hai buổi.
Bánh bèo
Chuyến hành trình khám phá món ăn vặt Đà Lạt bắt đầu với việc “ nạp năng lượng ” bằng một dĩa bánh bèo thơm ngon. Bánh bèo ở Đà Lạt khá lạ vì được ăn kèm với nước sốt tôm thịt màu đo đỏ, bên trên rắc thêm hành lá, hành phi bắt mắt và những miếng da heo chiên giòn giòn. Cắn một miếng bánh bèo, vị béo của nước sốt tôm thịt hòa cùng vị ngọt thanh của bột bánh như tan trong vòm miệng. Ăn hết dĩa mà vẫn còn thòm thèm, muốn ăn thêm dĩa nữa.
Xắp xắp
Món xắp xắp ở Đà Lạt thật ra là món gỏi khô bò khá phổ biến ở Sài Gòn, nhưng được gọi tên theo tiếng kéo cắt khô bò nên nghe lạ tai. Khô bò ở đây mềm và dai, ăn kèm với sợi đu đủ bào nhuyễn và ớt xay nhuyễn cay the the khá ngon miệng. Bánh bèo chén và bánh flan ở đây cũng được ưa chuộng, nếu vẫn chưa no thì bạn nên thưởng thức.
Gần quán có chùa Linh Sơn, một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở Đà Lạt, bạn có thể dành chút thời vãn cảnh chùa để “ giải phóng ” bớt năng lượng.
Bánh mì xíu mại .
Nếu không thích xắp xắp thì bạn có thể đi thẳng theo hướng xuống chợ Đà Lạt, đến cuối đường Nguyễn Chí Thanh và thưởng thức món bánh mì xíu mại cay giòn.
Những viên xíu mại nhỏ xíu bỏ trong chén nước dùng trong và ngọt, khi ăn cho thêm một ít sa tế, bẻ miếng bánh mì thả vào nước dùng cho thấm mềm, xắn nửa viên xíu mại. Múc một muỗng bánh mì và xíu mại cho vào miệng, vị cay và nóng lan tỏa, vừa ăn vừa hít hà khiến bạn cảm thấy ấm hơn giữa trời se lạnh của phố núi.
Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng cũng là lựa chọn khác cho món ăn vặt nóng giòn của phố núi. Ngồi bên bếp than hồng, nhìn cô chủ tay thoăn thoắt nướng từng chiếc bánh tráng thơm ngon, khiến bạn chỉ muốn thưởng thức “ ngay và luôn ” . Bánh tráng có rất nhiều nhân ăn kèm như : thịt băm, trứng gà, khô bò, phô mai, pa tê nên bạn có thể yêu cầu cô chủ nướng bánh theo sở thích.
Quán bánh tráng nướng nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Trỗi tuy nhỏ nhưng là quán bán đầu tiên và nổi tiếng ở Đà Lạt. Đường Nguyễn Văn Trỗi khá ngắn nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy quán.
Kem bơ
Khi đã “ lưng lưng ” bụng, bạn có thể tráng miệng bằng món kem bơ béo ngậy. Bơ được xay nhuyễn thành sinh tố, viên kem thả lên trên và rắc thêm vài sợi dừa nạo. Khi ăn, vị béo của bơ và kem hòa tan vào nhau, sợi dừa sần sật, thêm chút cảm giác lạnh lạnh rất thú vị.
Chè Hé
Nếu thích tráng miệng bằng món ăn ngọt như chè thì bạn có thể ghé quán Chè Hé nằm trên dốc đường 3/2 hướng ra chợ Đà Lạt . Sở dĩ quán có tên gọi Chè Hé vì cánh cửa luôn khép hờ. Quán bán đầy đủ các loại chè nóng-lạnh như chè đậu thập cẩm, chè bà ba, chè khoai môn ..... tha hồ cho bạn lựa chọn.
Sau khi ăn chè xong, dạo một vòng quanh chợ đêm Đà Lạt là hoạt động lý tưởng nhất. Chợ đêm dành cho du khách nên khá nhộn nhịp và sầm uất, bày bán hàng hóa từ quần áo, quà lưu niệm cho đến rau củ quả Đà Lạt.
Bắp nướng - khoai lang nướng chợ Đà Lạt
Cầu thang dẫn xuống chợ đêm Đà Lạt được xem là “ thiên đường ăn uống ” cho những tín đồ mê ăn vặt. Nơi đây nổi tiếng với những món nướng xin que nhưng thu hút nhất vẫn là món bắp nướng - khoai lang nướng. Nhâm nhi trái bắp nướng rưới mỡ hành béo ngậy hay vừa thổi vừa bóc vỏ củ khoai lang nướng nóng hổi có thể giúp bạn quên đi cảm giác lạnh khi đi bộ vào buổi tối.
Sữa đậu nành .
Nếu muốn tìm một nơi nghỉ chân và làm ấm người thì bạn nên uống sữa đậu nành trên đường Tăng Bạt Hổ, phía sau chợ Đà Lạt. Ly sữa đậu nành sẽ thêm phần thú vị khi được dùng kèm với bánh su kem. Bẻ một miếng bánh su kem, chấm vào ly sữa đậu nành, vị ngọt của sữa hòa cùng vị kem béo, bánh xốp mềm tan trong miệng, ăn hoài không thấy ngán.
tuy bài viết có nhắc sơ qua Gia Cát Lượng nhưng hơi bênh vực quá, nhất là khi đề cập đến trận Xích Bích kinh điển nổi tiếng thế giới ( đã lược bỏ ) thì lại coi đó là do yếu tố thời tiết ngẫu nhiên mà không đề cập đến công lao quyết định của tướng nhà Đông Ngô là Chu Du đã khiến cho Tào Tháo bại trận, vậy mà trong " Tam Quốc diễn nghĩa " của La Quán Trung lại coi đó là do công lao của Gia Cát Lượng " lập đàn cầu may " mà được ?? Rồi còn việc Quan Vũ bị quân của nhà Đông Ngô là Tôn Quyền đánh thua, bị bắt và giết chết, sau đó Lưu Bị tức quá mà đem quân đi đánh Tôn Quyền, cũng bị thua để rồi tức quá mà bị bệnh chết thì bài viết cho hay là Gia Cát Lượng chẳng nói câu nào để phân tích lợi hại để bày vẽ hoặc can ngăn, dù Lưu Bị có nghe hay không thì ít ra người ta cũng biết Gia Cát Lượng tài cán cỡ nào, đằng này chẳng nghe Gia Cát Lượng nói gì cả thì chứng tỏ Gia Cát Lượng cũng chẳng tài giỏi hơn các tướng của Tào Tháo và Tôn Quyền và bao nhiêu .
chưa kể trong " Tam Quốc diễn nghĩa " của La Quán Trung toàn viết những thứ láo lếu bốc Gia Cát Lượng lên 9 tầng mây, kiểu như Gia Cát Lượng trước khi đi đâu thì đều đưa " cẩm nang " cho các tướng giữ thành, dặn là cứ như thế như thế thì sẽ đánh thắng , và rồi đúng y như vậy !! Nếu Gia Cát Lượng giỏi thần sầu như thế thì tại sao không đưa " cẩm nang " cho Quan Vũ đánh Tôn Quyền để khỏi thua đi , nếu Gia Cát Lượng giỏi như thế thì tại sao không bày mưu cho Lưu Bị đánh Tôn Quyền để báo thù cho Quan Vũ đi ?? Thật đúng là xạo không thể tưởng !!
Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Bị theo chính sử .
( Đặng Thành : lược trích )
Thời kỳ Tam Quốc bắt đầu vào năm 220 khi nhà Tào Ngụy được thành lập và kết thúc vào năm 280 khi nhà Ngô sụp đổ.
Tuy nhiên theo Trần Thọ, tác giả của bộ chính sử Tam Quốc Chí được biên soạn vào thế kỷ thứ 3 thì thời đại Tam Quốc bắt đầu từ năm 189 đến năm 280 . Toàn bộ tác phẩm gồm 66 quyển với nội dung đề cập về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử trong thời đại này. Tác phẩm được người đương thời đánh giá rất cao và được xếp vào danh sách Nhị Thập Tứ Sử . Ngoài ra nó còn ảnh hưởng rất sâu rộng , làm nền tảng cho bộ tiểu thuyết TAM QUỐC DIỄN NGHĨA nổi tiếng của La Quán Trung được viết vào thế kỷ 14 . Dưới ngòi bút của tác giả, Lưu Bị là một vị vua hiền, một vị vua đầy lòng nhân ái, luôn lấy nhân nghĩa làm cứu cánh cho cuộc đời. Tuy nhiên nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc đời của vị vua này không đủ biện minh cho mục đích cuối cùng mà ông quyết theo đuổi.
Nhãn:
lịch sử - chính trị,
Trung Quốc
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017
Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017
Các món nộm, gỏi ngon tuyệt từ tôm .
( Kiến Thức )
Bạn có thể làm nhiều món nộm, gỏi siêu ngon từ tôm như gỏi tôm thịt ngó sen, nộm miến tôm hay gỏi măng tôm thịt .....
Gỏi tôm thịt ngó sen là món quen thuộc trong các bữa tiệc. Nguyên liệu chính của món này là ngó sen, tôm sú, thịt ba chỉ, cà rốt thái sợi, rau răm thái nhỏ, lạc rang giã rập và nước mắm chua ngọt.
Nộm miến tôm kiểu Thái có vị chua ngọt dịu nhẹ kết hợp vị giòn dai của sợi miến cùng các vị rau củ.
Gỏi măng tôm thịt hấp dẫn bởi vị chua mát của miếng măng quện với bùi béo của tôm hấp và thịt ba chỉ. Bạn có thể rắc thêm lạc rang giã rập và nước nắm chua ngọt để hoàn thiện món này.
Gỏi khổ qua tôm thịt là món ăn yêu thích của nhiều người. Miếng khổ qua giòn sần sật có vị đắng nhẹ kích thích vị giác kết hợp với tôm thịt tạo nên một món gỏi vừa ngon vừa có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, phòng chống ung thư, tiểu đường .....
Gỏi tôm mực : Cùng nguyên liệu rau thơm, lạc rang, cà rốt thái sợi và nước mắm chua ngọt, bạn cũng có thể thêm vài lát mực hấp trộn cùng tôm để làm món gỏi tôm mực.
Gỏi xoài tôm thịt : Nguyên liệu cần có gồm 10 con tôm to, 1 quả xoài ương, nước mắm chua ngọt, rau răm, rau thơm thái rối và lạc rang giã dập.
Gỏi bưởi tôm thịt : Món gỏi bưởi tôm thịt được tạo nên từ những tép bưởi có vị chua nhẹ, trộn với tôm, thịt, bên trên là hành phi thơm vàng sẽ là món chống ngán, đổi vị cho cả nhà ngày Tết. Bạn có thể trang trí gỏi bưởi trong vỏ bưởi đã tách tép, chắc chắn sẽ rất đẹp và lại ngon.
trong bài này có nhiều lần nhắc tới việc Mỹ và phương Tây đã cùng với Trung Quốc chống lại Việt Nam , điều đó cho thấy là dù Việt Nam có thật sự cứu Campuchia hay là chống lại Trung Quốc thì Mỹ và phương Tây vẫn không coi Việt Nam là cái đinh gì so với Trung Quốc . Thế mà mỗi khi nhắc tới chiến tranh biên giới với Trung Quốc thì chẳng ai dám nhắc tới việc Mỹ và phương Tây đã ủng hộ việc Trung Quốc đánh Việt Nam trước đây ..... thật đúng là ngờ nghệch !! Do đó phải nhớ rằng sau này cho dù có xảy ra chiến tranh giữa VN với Trung Quốc nữa thì đừng có ai trông chờ Mỹ và phương Tây nhảy vào giúp đỡ đấy nhé !!
Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba .
( BBC Tiếng Việt )
Trong cuộc " kháng chiến chống Mỹ cứu nước " , cách mạng Việt Nam có vẻ là ngọn cờ đầu không chỉ của cuộc đấu tranh giải phóng và chống thực dân ở Thế giới thứ Ba, mà còn là biểu tượng tiên phong của chủ nghĩa quốc tế cộng sản khi chống lại một " đế quốc " và chính thể " tư sản suy đồi " .
Giành được ủng hộ mạnh mẽ của cả phe cộng sản lẫn lực lượng tiến bộ trong Phong trào Không liên kết và cả ở phương Tây, sự sụp đổ của Sài Gòn dường như là lý do để cả thế giới ăn mừng.
Nhưng, 5 năm sau, Cộng hòa XHCN Việt Nam đã dính vào cuộc chiến với Campuchia và chịu các đợt tấn công của Trung Quốc. Mặc dù Việt Nam đủ sức lật đổ phe Khmer Đỏ tàn ác và đẩy lùi cuộc tấn công từ phương Bắc, Hà Nội bị quốc tế chỉ trích nặng nề vì những hoạt động quân sự. Phương Tây, cũng như ASEAN, đã đi theo Trung Quốc để cáo buộc Việt Nam là vệ tinh của Liên Xô, nuôi dưỡng xu hướng bành trướng. Kết quả Việt Nam rơi vào hố sâu chính trị sau 1979 và mãi đến 10 năm sau mới bước ra khỏi tình trạng cô lập.
Để hiểu được " sự lên voi xuống chó " của Việt Nam, ta cần đặt cuộc chiến Đông Dương lần Ba trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh và quan hệ giữa các nước châu Á cuối thập niên 1970.
Trong thập niên này, các liên minh thay đổi đã tác động mạnh tới diện mạo toàn cầu và khu vực. Bắt đầu bằng chính sách hòa hoãn với Liên Xô và làm thân với Trung Quốc của Nixon, cùng với chính sách mở rộng chiến tranh sang Campuchia đầu thập niên 1970 quan hệ của Hà Nội với các đồng minh gặp trắc trở. Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu cạnh tranh, thay vì hợp tác, tại Đông Dương.
Dù vậy, nhu cầu đánh Mỹ và các đồng minh trong vùng khiến Hà Nội khi đó phải duy trì hữu hảo với Bắc Kinh và Moscow.
Nhưng sau 1975, không phải mọi vết thương đều lành. Đặc biệt, quan hệ của Việt Nam với các đồng minh Á châu tiếp tục xấu đi vào thời điểm Hà Nội cần bạn nhất. Trước khó khăn chồng chất do sự chuyển đổi từ chiến tranh sang hòa bình, Việt Nam không thể chỉ dựa vào Liên Xô mà tìm viện trợ tái xây dựng của Mỹ, nhất là khi hỗ trợ của Trung Quốc giảm bớt. Trong lúc Việt Nam đối diện các vấn đề nội ngoại chồng chất, Khmer Đỏ thôi che dấu tình cảm bài Việt Nam để theo đuổi chính sách thù nghịch cùng lúc với chiến dịch diệt chủng trong nước sau 1975.
Lợi dụng quan hệ Việt - Trung xấu đi, chính quyền Pol Pot giáng cú đấm cuối cùng vào liên minh cộng sản Á châu. Trung Quốc cũng lợi dụng mâu thuẫn Xô - Mỹ và lo ngại về sự bành trướng của Liên Xô ở thế giới thứ Ba để thu phục ủng hộ của phương Tây trong việc trừng phạt Việt Nam. Khác với cuộc chiến chống Mỹ, bộ máy ngoại giao Hà Nội không đấu được với sự công kích của đối phương và sau 1979, Việt Nam hứng chịu sự cô lập quốc tế.
Từ chiến tranh tới hòa bình ( 1975 - 77 )
Mặc dù giao tranh giữa Mỹ và Việt Nam cộng sản kết thúc năm 1973 và chấm dứt hoàn toàn năm 1975, Washington và Hà Nội tiếp tục cuộc chiến ngoại giao.
Chính quyền Ford đóng băng tài sản Nam Việt Nam ở Mỹ và sau đó áp đặt cấm vận ngày 16.5.1975. Hà Nội thì muốn bình thường hóa thật nhanh chóng với Washington với điều kiện Mỹ đồng ý viện trợ kinh tế như đã cam kết trong Điều khoản 21 của Hiệp định Hòa bình Paris.
Khi Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối nhượng bộ, lấy lý do Việt Nam vi phạm hiệp định từ 1973 tới 1975, Hà Nội dùng vũ khí còn lại trước Washington : bác bỏ quyền tìm kiếm 2000 lính Mỹ mất tích ( MIA ) .
Mặc dù Việt Nam không muốn cắt đứt trao đổi ngoại giao với Washington, họ vẫn bám chặt đòi hỏi viện trợ kinh tế làm điều kiện bình thường hóa và giải quyết vấn đề MIA. Trong thời gian sắp sửa bầu cử tổng thống 1976, Ford gia tăng ngôn từ thù địch với Hà Nội, nhấn chìm quan hệ song phương trong phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống.
Hà Nội quay sang các đồng minh cộng sản. Mùa thu 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn đi Trung Quốc và Liên Xô. Trong khi Trung Quốc la rầy Lê Duẩn vì chính sách ngoại giao, Nga cam kết viện trợ lâu dài cho Việt Nam.
Sau khi giành chính quyền, Pol Pot đuổi dân Việt Nam ra khỏi Campuchia và không chịu thương lượng các vấn đề biên giới với Việt Nam. Vào năm 1976, mặc dù Trung Quốc thân thiện hơn với Campuchia, quan hệ Việt - Trung cũng chưa hoàn toàn đổ vỡ vì Bắc Kinh vẫn thúc giục Campuchia tìm giải pháp ngoại giao về vấn đề biên giới với Việt Nam. Tạm gác khao khát giành lại lãnh thổ Khmer Krom ở miền Nam Việt Nam, Khmer Đỏ tiến hành cuộc cách mạng mà rồi sẽ giết chết hàng triệu người Campuchia.
Từ hòa bình sang chiến tranh ( 1977 - 79 )
Nhưng sang năm 1977 , chính quyền Pol Pot hướng ra bên ngoài và như thế đã thay đổi không chỉ bức tranh khu vực mà cả quan hệ quốc tế thời cuối Chiến tranh Lạnh.
Tháng Tư 1977 , quân Khmer Đỏ đánh sáu tỉnh biên giới Việt Nam. Bắc Kinh cũng gia tăng viện trợ quân sự và ủng hộ chính trị cho Khmer Đỏ. Đáp lại, Việt Nam bắt đầu thắt chặt kiểm soát với người Hoa trong nước, khuyến khích người Hoa nhập tịch và chuyển họ ra khỏi các vùng biên giới. Khi Khmer Đỏ tấn công lần nữa vào tháng Chín, Hà Nội không còn thái độ hòa hoãn nữa mà phản công vào ngày 25.12. Sáu ngày sau, Campuchia từ chối đàm phán và xóa bỏ quan hệ với Việt Nam.
Trong năm 1977 , quan hệ với chính quyền Carter có vẻ khấp khởi hy vọng. Phái đoàn Mỹ đầu tiên của Leonard Woodcock đến Việt Nam. Mặc dù Woodcock thuyết phục được Hà Nội hợp tác đầy đủ về vấn đề MIA nhưng Việt Nam vẫn đòi có cam kết viện trợ trước khi bình thường hóa.
Hà Nội tưởng rằng việc công bố cam kết viện trợ bí mật của Nixon sẽ làm mạnh thêm đòi hỏi nhưng nó lại chỉ càng làm dư luận Mỹ giận dữ. Mặc dù Quốc hội Mỹ không thừa nhận lời hứa của Nixon và cấm mọi viện trợ cho Việt Nam, chính quyền Carter vẫn dự định có thêm hội đàm với Hà Nội đầu năm 1978.
Nhưng năm 1978 chứng kiến sự chấm dứt ngoại giao và chiến tranh mở màn trong lúc các sự kiện khu vực và quốc tế vượt ra ngoài kiểm soát của Hà Nội.
Tháng Hai 1978 , lãnh đạo Việt Nam quyết định bảo trợ cho một cuộc tổng nổi dậy ở Campuchia để lật đổ Pol Pot trong khi quân của họ đụng độ với Trung Quốc ở biên giới phía bắc.
Sang mùa xuân năm ấy, người Hoa bắt đầu chạy khỏi các thành phố và thị trấn của Việt Nam. Ngày 28.6, Việt Nam gia nhập Comecon nhưng vẫn hy vọng có quan hệ tốt hơn với Mỹ.
Không may cho Hà Nội, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Zbigniew Brzezinski, chiến thắng trong cuộc đấu với Ngoại trưởng Cyrus Vance trong câu hỏi bình thường hóa với Việt Nam. Carter đồng ý với Brzezinski rằng bình thường hóa với Hà Nội sẽ gây tổn hại cho quan hệ với Bắc Kinh.
Ngày 3.11 , Hà Nội ký hiệp định tương trợ quốc phòng với Moscow ( nhắm trực tiếp vào Trung Quốc ) và lên kế hoạch tiến vào Campuchia. Ngày 25.12, quân Việt Nam, với hỗ trợ của Liên Xô, đã vượt đường biên giới phía tây.
Quân Việt Nam giải phóng Phnom Penh ngày 7 tháng Giêng 1979, lật đổ chính thể Khmer Đỏ tàn ác. Nhưng những trận đánh lớn hơn của Hà Nội còn chưa đến.
Vào giữa tháng Hai, Bắc Kinh hiệp lực với các lãnh đạo Asean và Mỹ để trừng phạt và cô lập Việt Nam vì sự xâm lấn và chiếm Campuchia. Mặc dù bác bỏ mọi can dự, Washington bật đèn xanh cho Bắc Kinh tấn công Việt Nam.
Ngày 17.2, Trung Quốc bắt đầu " trừng phạt " , nhưng cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu buộc Việt Nam đưa quân từ Campuchia về biên giới phía bắc.
Dẫu vậy Bắc Kinh thành công khi cứu tàn quân Khmer Đỏ, lực lượng được cho tá túc ở Thái Lan và cũng thành công trong việc mô tả Hà Nội như một nước hiếu chiến trên trường quốc tế.
Nhãn:
lịch sử - chính trị,
Trung Quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)