Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019
3 cách biến tấu món chè đỗ đen thơm ngon vạn người mê.
( Kiến Thức )
Chỉ thêm một vài nguyên liệu thôi, món chè đỗ đen thông thường đã được "biến hóa" thành món ăn thơm ngon "vạn người mê". Bạn tại sao không thử phải không nào.
1. Chè đỗ đen kiểu Thái. Nguyên liệu : Đỗ đen, củ sắn, bột gạo nếp khô, lá nếp, đường. Ngâm đỗ qua đêm với một thìa nhỏ muối. Lá nếp rửa sạch, cuộn tròn lại.
Cho đỗ đen vào nồi, thêm nước lọc và lá nếp đun sôi. Củ sắn gọt vỏ, rửa sạch, bào thật mịn củ sắn và dùng tay vắt ráo nước. Cho vào âu xắn hai thìa canh bột gạo nếp, nửa thìa nhỏ muối, một thìa canh đường, dùng tay trộn đều, hỗn hợp lúc này có bột và kết dính.
Dùng tay vo hỗn hợp củ sắn thành những viên tròn bé hay lớn tùy theo sở thích của bạn. Đun nóng nồi nước sôi, cho những viên sắn vào luộc khoảng 3-4 phút đến khi viên sắn nổi trong, vớt ra rổ để ráo
Nồi chè đỗ đen sau khi ăn thử hạt đỗ mềm, thì bạn cho những viên sắn đã luộc vào nồi, thêm đường cát trắng đun lửa nhỏ để đường thấm đậu. Đun đến khi vừa ý, nêm nếm lại tùy theo sở thích của bạn, tắt bếp để nguội rồi cất vào tủ lạnh, dùng lạnh
2. Chè đỗ đen dưa lê. Nguyên liệu : Đỗ đen, đường, dưa lê, trân châu viên. Ngâm đỗ qua đêm với một thìa nhỏ muối. Sau khi ngâm nở, cho đậu vào nồi với lượng nước vừa ăn rồi đun sôi sau đó hạ nhỏ lửa đun liu riu cho đến khi đậu chín mềm.
Đậu chín chắt nước đậu ra tô. Thêm 20 g đường vào phần nước đậu rồi hòa tan. Phần hạt đậu trong nồi bạn cho phần đường còn lại vào và đặt lên bếp sên cho đường tan, ngấm vào đậu.
Đun sôi một nồi nước, cho trân châu vào luộc đến khi hạt nổi lên trên và có màu trong thì vớt hạt ra cho vào tô nước lạnh để không bị dính vào nhau.
Dưa lê gọt vỏ thái miếng vừa ăn. Múc phần đậu đã sên đường ra bát, thêm phần nước đậu vào cùng với trân châu và dưa lê là xong. Bạn có thể cho cả bát chè vào ngăn mát tủ lạnh cho mát hoặc cho thêm đá bào vào.
3. Chè đỗ đen hạt sen. Nguyên liệu : Hạt sen khô, đỗ đen, trân châu hạt nhỏ, đường phèn, muối, gừng. Ngâm đỗ qua đêm với một thìa nhỏ muối. Cho đỗ vào nồi hầm đến khi đỗ mềm thì cho tiếp đường phèn vào, đun lửa nhỏ để đường thấm vào đỗ.
Hạt sen khô rửa sạch, đun nồi nước sôi cho hạt sen vào, để lửa nhỏ, đun đến khi ăn thử hạt sen bở và mềm thì tắt bếp. Trân châu hạt nhỏ ngâm nước khoảng 10 phút, đổ ra rổ cho ráo nước. Đổ hạt sen và đỗ đen vào hầm chung một nồi, đun lửa thật nhỏ, nêm đường tùy theo khẩu vị.
Cho hạt trân châu nhỏ vào nồi, đun khoảng 2 phút, tắt bếp. Khi dùng múc chè ra bát, bên trên thêm một ít gừng thái sợi mỏng, trộn đều lên và dùng nóng.
( vnexpress )
- Quyết định đầu tư vào Bà Nà đã được đưa ra như thế nào ?
Tôi vẫn nhớ ngày khai trương cáp treo, 25 / 3 / 2009, trên con đường mới mở để lên khu du lịch, những người công nhân nằm ngủ hai bên đường. Họ đã làm việc đến tận 6 giờ sáng ngày hôm đó để hoàn thiện những vạch kẻ sơn. Với tôi đấy là hình ảnh đẹp nhất về quyết tâm của Đà Nẵng với Bà Nà. Con đường đó đã đi qua cả những chỗ mà chưa bao giờ ai nghĩ đến phải giải tỏa nhưng đã hoàn tất chính xác đến từng phút cho ngày cáp treo mở cửa.
Khi chúng tôi về nước, Đà Nẵng kêu gọi đầu tư lên Bà Nà. Bây giờ phải nói thật với nhau là quãng năm 2007, nhìn vào Bà Nà chúng tôi rất quan ngại. Những nhà đầu tư nhỏ trước chúng tôi đều làm ăn rất khó khăn. Mỗi năm khai thác được đúng ba tháng hè. Hết mùa du lịch là phải dỡ từ chăn màn đến tivi tủ lạnh đem xuống núi. Mùa mưa có lúc độ ẩm lên đến 99 % , tường lúc nào cũng sũng nước. Trên đó chẳng có gì để ăn, để chơi.
Chưa nói đến những khó khăn khi xây dựng cáp treo, ngay cả Bà Nà Hills khi khai trương rồi, có những ngày mùa đông chỉ có một hai trăm khách nhưng vẫn phải vận hành. Qua mùa mưa thì thay mới hết cả đồ điện vì ẩm mốc, sét đánh. Nhưng chúng tôi bị thuyết phục bởi quyết tâm của lãnh đạo và đặc biệt là người dân thành phố Đà Nẵng khi ấy. Không chỉ có cơ chế thông thoáng từ phía chính quyền mà hầu hết người dân đều nhất lòng hợp tác để du lịch thành phố phát triển. Trước sự quyết tâm ấy, chúng tôi đưa ra lời hứa với Đà Nẵng rồi cứ thế làm. Lúc làm cũng không dám nghĩ nhiều đến việc thu hồi vốn thế nào.
- Tại sao các ông đem tiền từ Ukraine về đầu tư vào chỗ khó như thế ?
Nhiều năm trước, tôi và mấy anh em làm ăn có một chuyến đi du lịch Đảo Cyprus cùng nhau. So với khung cảnh Việt Nam thì ở đấy chẳng có cái gì cả, toàn cát với sỏi, thế mà họ bắt mình trả rất nhiều tiền. Chúng tôi bắt đầu nghĩ rằng Việt Nam mình xứng đáng được cả thế giới biết đến nhiều hơn. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế, nó còn là 1 hoạt động quảng bá hình ảnh của đất nước. Trong những anh em đi chuyến Đảo Cyprus ấy quay về, có hơn một người quyết định đầu tư vào du lịch Việt Nam.
- Lúc nào thì ông hết ngại ngần và biết rằng Bà Nà Hills có một tương lai ?
Thời gian triển khai xây dựng cáp treo có nhiều thử thách. Địa hình khó khăn, công nghệ cũng không thể giải quyết được hết, nhưng niềm vui và hy vọng đến từ sự quyết tâm của mọi người. Anh em xây dựng uống suối ngủ rừng suốt cả tháng ròng không được xuống núi. Ngay cả các chuyên gia nước ngoài cũng trèo đèo lội suối như người Việt để làm việc. Rồi niềm vui khi anh em đề xuất những ý tưởng kỹ thuật chưa từng được thực hiện ở đâu cho chúng tôi năng lượng để hoàn tất công trình.
Nhưng mọi quan ngại về cuộc đầu tư này chỉ biến mất vào năm 2009, mấy tháng sau khi cáp treo đã khai trương. Chiều hôm ấy chúng tôi khai trương khách sạn Morin, trên đỉnh núi là mây ngũ sắc. Khung cảnh trước mắt tôi đúng là " bồng lai tiên cảnh ". Tôi nhìn thấy niềm vui của những người công nhân xây dựng - họ đã luôn vui vẻ vì được làm việc trên đỉnh núi này. Hơn tất cả thì chính khung cảnh của quê hương đã thuyết phục chúng tôi mạo hiểm.
- Ông đánh giá thế nào về dự án của mình sau 10 năm triển khai ?
Tôi tự hào. Bây giờ Bà Nà đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Đà Nẵng. Thậm chí là tôi đi ra ngoài làm ăn bây giờ, giới thiệu Sun Group có người chẳng biết là công ty gì, nhưng nhắc đến Bà Nà Hills thì người ta biết ngay. Trong điện thoại của nhiều người, tên tôi vẫn là " Trường Bà Nà ". Những dự án du lịch quy mô và bài bản đã làm thay đổi thành phố Đà Nẵng. Những năm chúng tôi mới về Đà Nẵng, chín giờ tối thành phố đã tắt đèn đi ngủ, không có con đường ven biển, dịch vụ nghèo nàn. Đà Nẵng lúc đó chỉ là điểm trung chuyển khách, họ xuống sân bay rồi đi thẳng vào Huế hoặc Hội An. Bây giờ Đà Nẵng đã là trung tâm du lịch của cả khu vực Đông Nam Á.
- Ngoài thúc đẩy kinh tế, du lịch còn vai trò xã hội gì khác ?
Như tôi đã nói, Việt Nam xứng đáng xuất hiện nhiều hơn trên bản đồ thế giới. Việc quảng bá hình ảnh quốc gia không chỉ đem lại nguồn lợi trực tiếp từ du lịch mà còn tạo ra cơ hội cho nhiều ngành kinh tế khác. Nhưng cái quan trọng là nó phục vụ cho bản thân người dân Việt Nam. Du lịch mang lại những trải nghiệm : nó cho người ta cơ hội nhìn những cảnh vật khác, ăn những đồ ăn khác, hưởng thụ những dịch vụ khác, như là một thế giới mới được mở ra. Trải nghiệm mang lại hạnh phúc. Đến cuối cùng thì ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc và những trải nghiệm du lịch tạo ra điều đó. Đó có thể là hạnh phúc ngay lúc bạn đi, cũng có thể là cảm xúc về những hoài niệm khi bạn nhớ lại.
- Tổng mức đầu tư lên Bà Nà là bao nhiêu ?
Nếu theo đăng ký là 8.000 tỷ. Nhưng con số thực tế thì tôi nghĩ là sẽ hơn. Mười năm bây giờ mới chỉ là bắt đầu. Số khách đến với Bà Nà hiện vẫn còn khiêm tốn so với những khu vui chơi lớn trên thế giới một năm đón 20 triệu khách. Với đà tăng trưởng của Đà Nẵng và của Việt Nam thì dư địa còn rất nhiều, có nhiều việc mình chưa làm và có thể làm được. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư tại đây.
- Kỳ vọng trong tương lai của Sun Group với Bà Nà là gì ?
Chúng tôi chờ đón con số 15 triệu khách. Hiệp hội các công viên giải trí và du lịch quốc tế ( IAAPA ) sang đây họ rất bất ngờ vì chất lượng hoàn thiện dịch vụ của mình không thua kém gì trên thế giới. Họ ngạc nhiên là tại Việt Nam mình lại có một công trình như thế. Khi trao đổi nội bộ, chúng tôi đưa ra nhiệm vụ " Đưa Việt Nam đến với thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam ". Xa hơn, chúng tôi muốn những dự án của Sun World trên khắp cả nước trở thành địa điểm không thể bỏ qua khi đến Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể có Disneyland của riêng mình.
- Ông nhắc nhiều đến Disneyland, một công viên đã vượt qua ý nghĩa của địa điểm kinh doanh du lịch để thành biểu tượng văn hóa. Còn vai trò của Bà Nà Hills là gì ?
Tất nhiên chúng tôi cũng muốn Sun World trở thành một thương hiệu như Disneyland. Nhưng thật ra Bà Nà Hills từ lúc xây xong đã là một biểu tượng rồi. Nó không phải là biểu tượng thương mại dịch vụ mà là biểu tượng cho quyết tâm phát triển của một thành phố. Dự án đó đã được tạo ra từ sự trùng khớp giữa tầm nhìn của doanh nghiệp tư nhân và chính quyền, đặc biệt là sự cam kết đồng hành của nhân dân thành phố. Đó không chỉ là chuyện của du lịch.
1 bài viết rất hay. Không biết có phải do tác giả tự viết hay là có ai đó chấp bút viết lại theo lời kể không, nếu là do tác giả tự viết thì đây là 1 viên sĩ quan tài giỏi, vừa có khả năng chiến đấu, vừa có khả năng viết văn. Cái cơ bản nhất của 1 nhà văn là viết sao để thu hút người đọc từ đầu truyện cho đến cuối truyện, rồi sau đó muốn lồn(g) cái " tư tưởng " gì vào thì lồn(g). Cái tên Mộng Long nghe giống như là Phùng Mộng Long, tác giả của bộ truyện sử " Đông Chu liệt quốc " nói về thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu khi mà các nước trước đó thuộc nhà Chu, sau lại phân ra thành các nước lớn nhỏ, tranh chấp đến hơn 500 năm, mãi cho đến khi nhà Tần thống nhất hết tất cả vào năm 221 trước Zero ( 0 ) .
Tháng Tư lại về.
( Vương Mộng Long : lược trích )
Bây giờ là tháng Tư, trong ký ức tôi những kỷ niệm 30 năm trước lại hiện về, rõ mồn một như thể là nó mới xảy ra ngày hôm qua, hôm kia. Bây giờ là tháng Tư, tôi lại nhớ đến trận đánh oai hùng cuối cùng của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, trận Xuân-Lộc ! Tôi bùi ngùi hồi tưởng những giây phút vinh quang của chiến thắng để đời này cùng những tủi nhục tiếp theo sau đó khi quê hương nát tan. Những dòng viết lên sau đây là để tưởng niệm những thuộc cấp của tôi đã ngủ yên giấc tháng Tư bên con suối Rét ( Xuân-Lộc ) , trên một ngọn đồi không tên ở Long-Thành, và trong đường phố Hố-Nai ( Biên-Hòa ).
Đầu tháng Tư năm 1975, Quân Đoàn II không còn nữa. Vì liên đoàn trưởng và liên đoàn phó vắng mặt nên tôi được chỉ định nhận nhiệm vụ chỉ huy và hướng dẫn Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân từ Quảng-Đức tìm đường ra biển để bắt tay với quân bạn. Khi liên đoàn được trực thăng vận về Phan-Thiết thì Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân được đưa thẳng về sân bay Long-Khánh đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Ngày đầu đặt chân xuống phi trường Xuân-Lộc ( 6 / 4 / 1975 ) tôi không hề có ý nghĩ rằng tại nơi này chỉ mấy hôm sau, đơn vị tôi lại có dịp tham dự vào một trận đánh long trời lở đất.
Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019
1 bài viết chỉn chu và khá hấp dẫn cùng những hình ảnh đẹp mắt . Có được những bài viết cùng hình ảnh như vậy thì thật là hiếm.
( vnexpress )
" Trong lúc làm việc, trung úy Decherf bị thương ngày 2 / 10 do cây đổ, đã chết ở Tourane ba ngày sau đó ", một bản nhật trình viết về năm 1901 khi toàn quyền Doumer ra lệnh xây đường lên đỉnh Bà Nà. " Tourane " ở đây là cách người Pháp gọi Đà Nẵng.
Bà Nà được người Pháp tìm thấy từ rất sớm. Nhưng so với những Sa Pa, Tam Đảo và đặc biệt là Đà Lạt – các vùng nghỉ dưỡng trên núi do người Pháp xây dựng - đỉnh núi này mang một số phận đặc biệt gian truân.
Từ khi được phát hiện vào năm 1901, Bà Nà luôn bị đánh giá là " không phát triển xứng đáng với tiềm năng ". Từ khách tham quan, các ký giả cho đến những nhà y học hàng đầu của nước Pháp đều hết lòng ca ngợi nơi này, nhưng suốt một thế kỷ, khi nói đến " nghỉ dưỡng " ở Bà Nà thì bài toán hạ tầng giao thông lại xuất hiện không lời giải. Khi đoàn thám hiểm đầu tiên vạch rừng lên đỉnh núi theo lệnh của toàn quyền Đông Dương, con đường hiểm trở đã lấy mạng kẻ đi tìm cái đẹp.
Thậm chí trong mắt của những nhà báo Pháp thời ấy thì số phận của Bà Nà cùng với sự thiếu thốn hạ tầng của nó còn là đại diện cho số phận của cả dải đất miền Trung Việt Nam so với sự rực rỡ ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Sự thiệt thòi này, như đã biết, đã tạo ra dư âm đến tận thế kỷ 21.
đọc mà cười lăn bò càng từ đầu tới cuối .
Nghề review - chuyện bi giờ mới kể.
( Người Phố Cổ )
Có một anh nọ, sáng đi ăn bún ốc, lúc húp nước riêu thấy hóc hóc nơi cuống họng, móc ra thì hỡi ôi, một sợi lông đen cỡ 5cm xoắn hình Sin, ngẩng mặt lên thấy một chị mặc váy đang dạng thẻ nhặt rau sống nhìn anh cười khả ố. Anh bật phôn khôn, vào fanpage ẩm thực đường phố Hanoi giật tút kiểu như : " Ăn bún ốc hóc lông lồn, cửa hàng số X đường Y quận Hoankiem Hanoi, bà con hãy vào rate 1 sao ". Và từ đó anh trở thành một người review.
Reviewer, bản chất là một nghề nghiệp mạt hạng nơi tập trung toàn quân khố rách.
Các anh chị đi ăn ở đâu mà thấy bọn ăn bát cháo sườn cũng chụp ảnh, lai chym, có khi có cả đội phông nền ánh sáng trang điểm đi kèm, xong ngồi tại chỗ bình phẩm loạn lên, ắt đó là đội ngũ ri viu ơ. Hàng ăn nào nghe tiếng bọn này cũng lắc đầu, địt mẹ ăn thì được một bát phở nó chụp xuyên trưa, đông như bệnh nhân nghèo chờ cơm phát chẩn viện K, mà hễ tỏ thái độ không ưng í là nó cho ri viu kiểu mất dạy ngay, nên thường các hàng ăn ở Phố Cổ đéo bao giờ tiếp bọn ri viu.
Thỉnh thoảng các anh chị review sẽ ngồi rình ở mấy chỗ sang chảnh như La Terrasse du Metropole, lúc khách vừa đứng dậy thì lao vào ngồi, căn góc máy chụp chỗ ăn uống thừa nhân viên chưa kịp dọn với background là siêu xe đậu dưới lòng đường, rồi đưa lên phây cá nhân với caption kiểu như :
" Gan ngỗng béo mà sao tâm hồn thấy hao gầy, espresso double thêm đường cũng không dịu được nỗi lòng lắm đắng cay ..... "
Hoặc kiểu như : " Phố Ngô Quyền ngựa xe xuôi ngược mà sao thấy trống vắng, lòng như Mer S hết ắc quy, như Bentley không dầu nhớt ..... "
Thế là thành reviewer dịch vụ sang - chảnh úi chà chà, gì chứ các cháu nhà quê lúc ăn mì úp mà có review tôm hùm chấm tương Chinsu ở nhà hàng sao Michelin thì cứ gọi là đưa mì như chó táp cereal. Nên các đối tượng này rất lắm fan và toàn quân trẻ trâu quê mùa mạt hạng. Lũ ri viu ơ này làm tiền thì thôi rồi, thậm chí làm chuyên nghiệp, giả sử ăn mặc khố rách ( dù chúng cũng khố rách thật ) rồi vào các chỗ 5 sao như khách sạn, resort để gây sự này kia.
Các anh chị phải hiểu rằng chỗ 5 sao là dành cho người 5 sao. Chúng tôi làm việc mệt mỏi, cần những không gian nghỉ ngơi, ăn uống, tán gẫu riêng dành cho những người cùng tầng lớp với mình. Những địa điểm 5 sao không tiếp các anh chị ăn mặc bẩn bựa là vì không muốn ảnh hưởng đến khách hàng của họ mà thôi. Cái đó gọi là đạo đức kinh doanh, không tham bát bỏ mâm, vơ bèo vạt tép.
Và các anh chị làm dịch vụ 5 sao hãy mạnh dạn nói địt mẹ quân review cút con mẹ chúng mày ngay, chúng đéo làm gì được các anh chị đâu vì người thượng lưu dùng dịch vụ không cần xem review, còn fan của bọn reviewer thì toàn quân rách nát, có lồn tiền mà vào chỗ sang trọng này kia.
Đến ăn vào mồm, ngủ nghỉ cho sướng thân mà cũng phải cần bọn xạo lồn đưa lời khuyên hộ hay sao ?
Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019
nướng cá bằng bật lửa thật ấn tượng, lửa bay vèo vèo y như trong phim hành động vậy !!
sức mạnh của khí ga bên trong làm cho cả khung sắt phải bay theo, từ ý tưởng này có thể làm ra nhiều trò hấp dẫn khác khi cho nhiều thứ bay cùng thứ nước có khí ga mạnh chẳng hạn.
1 mình bay lên không trung cũng rất tuyệt .
từ các trò thí nghiệm này mà có thể nghĩ ra việc kết hợp giữa cái BẬT LỬA với nước có khí GA mạnh để có thể tạo nên nhiều trò cảm giác mạnh hơn, chẳng hạn vừa làm cho bình khí ga bay lên trời vừa xẹt xẹt lửa chẳng hạn !!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)