Trang

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019









Lần gần nhất tôi đến Sa Pa cũng cách đây cả nửa thập kỷ rồi, từ cái thời còn chưa có cáp treo, đi cùng ông bà bố mẹ, thành ra mọi người không leo nổi đến đỉnh. Chính vì thế mà lần này tôi quyết tâm “ phục thù ”, đi cùng lũ bạn trẻ khoẻ như này càng không ngại. Nói gì thì nói, việc đặt chân đến nơi gọi là “ nóc nhà Đông Dương" là một điều đáng để tự hào lắm chứ bộ !

Từ trung tâm thị trấn, chúng ta có thể đi tàu hoả đến thẳng ga cáp treo. Ngồi bên trong toa tàu nhìn ra cả thị trấn Sa Pa sương khói mờ ảo, một bên là nhà cửa san sát, bên là núi đồi trập trùng, phía dưới còn có những thung lũng, những cánh đồng ruộng bậc thang .......







Khi tàu hỏa chạy qua đường hầm cuối cùng để lên đến sân ga đi Fansipan, đón chúng tôi là một nhà ga hình mái vòm phủ kính lộng lẫy. Liên tưởng dễ nhất thì hơi giống ....... nhà kính ươm cây giữa đồi hoa hướng dương. Và đứng từ góc tàu đi lên này chụp hình giữa vườn hoa thì đẹp thôi rồi ! À, yên tâm là sẽ chụp được vì có một con đường nhỏ để đi xuống vườn hướng dương nha. Trước khi lên Fansipan, tôi có tham khảo trước một vài review trên mạng, thì dân tình bảo lên nhà ga này thôi rồi ....... đi về cũng được. Vì nơi này “ tây ” quá, giống châu Âu quá, “ sống ảo ” thế là đủ rồi ! Nào là lối kiến trúc nhà ga Pháp hiện đại, đồi hoa hướng dương và cánh đồng cỏ roi ngựa tím mộng mơ ( mà mọi người cứ cãi nhau là hoa oải hương hay hoa sim, cuối cùng là cỏ roi ngựa tím ạ ), rồi còn có cả lễ hội nữa. May mắn thay chúng tôi đi chuyến này đúng đợt Sun World tổ chức lễ hội “ Vũ điệu trên mây ”, nếu ai còn đi Sa Pa đến tháng 10 năm nay thì vẫn kịp xem nhé !

Dân tình bảo lên nhà ga thôi là đủ, nhưng ai lại thế, mục đích chính của chúng tôi là đỉnh Fansipan cơ mà ( cho dù đi bộ ở nhà ga chụp ảnh xong cũng mỏi nhừ chân rồi ). Tất cả mệt nhọc, tất cả băn khoăn đều tan biến khi tôi đứng trước buồng cáp treo để di chuyển lên Fansipan, thay vào đó là ....... Trời ơi, trong đoàn 4 người thì cả 4 đứa giờ mới biết ..... đều sợ độ cao !

Ngồi bên trong cáp treo, 4 đứa 4 góc buồng, dù sợ nhưng đáng nhớ lắm ! Hoà mình vào không gian hùng vĩ của núi rừng đã trở thành một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ của chúng tôi khi đến với Sa Pa. Ở độ cao này, chúng ta có thể ngắm nhìn núi rừng bên dưới với những cây gạo, cây cơi, cây mít hay vô vàn loài hoa như đỗ quyên, hoa lan ....... Thỉnh thoảng, đâu đó lại xuất hiện những con suối chảy trắng xoá như dải lụa vắt ngang qua triền núi. Có đi thì mới biết, công nhận thiên nhiên nước mình đẹp quá, những khung cảnh như này quý giá vô cùng .....








Những đặc sản Hàn Quốc làm ấm lòng du khách trong mùa lạnh.


( vnexpress )


Nhiều món mì, canh của xứ Hàn với hương vị đậm đà được người Việt yêu thích.






Jajangmyeon ( Mì tương đen )

Mì tương đen Jajangmyeon là món ăn phổ biến ở Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Hoa. Thành phần chính là tương đen từ đậu nành lên men ( chunjang ), xào với rau củ cắt nhỏ và thịt bò, lợn hoặc hải sản.

Jajangmyeon có giá phải chăng và rất dễ tìm ở các khu ăn uống. Món này thường được ăn trong ngày hội độc thân Black Day của người Hàn ( 14/4 ), và được vinh danh là một trong 100 biểu tượng văn hóa của Hàn Quốc.







Seolleongtang ( Canh xương bò hầm )

Chắc hẳn những ai là tín đồ phim Hàn Quốc đều biết canh xương bò hầm nổi tiếng là món bổ dưỡng thường được đem biếu. Seolleongtang chế biến từ xương bò ninh nhừ trong 10 giờ cho đến khi nước có màu trắng sữa và thịt bò chín, được phục vụ cùng với cơm trắng hoặc mì sợi và ăn kèm với kim chi cay. Món ăn này thường bán trong các nhà hàng, quán ăn lâu năm và không quá đắt đỏ.






Kalguksu ( Phở thủ công kiểu Hàn Quốc )

Không chỉ ở Việt Nam mới có phở, Hàn Quốc cũng có một loại mì sợi giống phở được làm thủ công do người thợ sử dụng dao để cắt, gọi là Kalguksu.

Món này thường được chan nước dùng ninh từ xương ăn kèm với những miếng thịt gà hoặc bò băm. Có nơi còn cho thêm màn thầu vào tô cho đầy đặn nhiều vị. Vì là món thủ công nên không có nhiều nơi bán Kalguksu.







Janchi-guksu ( Mì yến tiệc )

Janchi-guksu có nghĩa là mì yến tiệc, bởi trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, mì tượng trưng cho cuộc sống trường thọ và hạnh phúc nên thường xuất hiện trong các tiệc mừng năm mới, sinh nhật, mừng thọ, đám cưới.

Nhiều người gọi vui món này là “ mì không người lái ” vì thành phần ít ỏi trong tô mì, chỉ gồm trứng, bí ngòi và đậu hũ. Hương vị của mì thanh tao, thích hợp để ăn nhẹ. Janchi-guksu thường được bán trong các nhà hàng và các quán ăn chuyên mì với giá không hề đắt.







Naengmyeon ( Miến cay lạnh )

Tuy có nhiệt độ lạnh và được dùng nhiều vào mùa nóng ở Hàn Quốc nhưng thực chất, Naengmyeon vốn là món ăn mùa đông truyền thống của người Triều Tiên.

Sợi mì nhỏ giống miến Việt Nam, làm từ bột sắn dây, kiều mạch, rong biển. Theo truyền thống, miến được phục vụ trong một bát kim loại đựng nước dùng ướp đá lạnh, rau sống thái chỉ, vài lát lê Hàn Quốc và thường thêm một quả trứng luộc hoặc thịt lạnh. Khi ăn, khách nêm thêm mù tạt cay và giấm. Miến lạnh Naengmyeon thường có trong các hàng đồ nướng lẩu như một món để làm dịu sự cay nóng.






Dakgalbi ( Gà xào cay )

Gà xào cay có giá rẻ, thường được phục vụ theo mẻ lớn. Trước đây, món này được quân lính và sinh viên yêu thích, sau này trở thành một trong những đặc sản quốc dân của xứ Hàn.

Thành phần gồm gà ướp gochujang ( một loại sốt từ xì dầu ) được xào cùng các loại rau ( thường là bắp cải ) trên chảo gang lớn, kèm sốt cay và các loại món phụ như bánh gạo, phô mai.

Dakgalbi bán phổ biến ở vùng Chuncheon nơi có nguồn thịt gà ngon. Các bạn có thể ăn trưa trong hành trình đi đảo Nami.






Banchan

Banchan là tên gọi chung cho các món ăn phụ đặt trong chén đĩa nhỏ ở giữa bàn để mọi người có thể dùng chung. Theo quy định, con số banchan trên bàn có thể là 3 - 5 - 7 - 9 - 12 món như rong biển, các loại kim chi, trứng, miến trộn, thịt kho, thịt nướng .....

Tuy là món phụ nhưng nếu thiếu banchan, bữa ăn sẽ trở nên sơ sài và bị nhạt miệng. Thông thường, khi ăn bất cứ món chính nào, bạn đều được phục vụ thêm banchan miễn phí. Các món phụ luôn được phục vụ trước để thực khách nếm khai vị lai rai, trong quá trình bữa ăn nếu thiếu sẽ được bổ sung, và để nhâm nhi khi kết thúc bữa ăn.





gay cấn, hấp dẫn hệt như trong các bộ phim hình sự của Hong Kong .


Những người giết Giáo sư Nguyễn Văn Bông bây giờ ở đâu ?

( Khánh Linh )


Gần 12 giờ trưa Thứ Tư 10 / 11 / 1971, chiếc xe chở Giáo Sư Nguyễn Văn Bông vừa từ đường Trần Quốc Toản quẹo phải vào đường Cao Thắng, chạy chậm lại để ngừng đèn đỏ ngay ngã tư trước khi quẹo trái vô đường Phan Thanh Giản. Xe vừa ngừng, một thanh niên chạy đến gần và ném xuống gầm xe của Giáo sư Bông một chiếc cặp trong đựng mìn chống tăng MK6. Sau đó anh ta băng qua đường và nhảy lên một xe Honda 90 có người đã nổ máy chờ sẵn, vọt luôn vào một con hẻm. Lựu đạn nổ, Giáo Sư Bông và người cận vệ của ông thiệt mạng.







Những sát thủ

Chiếc xe gắn máy biến nhanh vào một con hẻm trên đường Cao Thắng. Do đã tập luyện thuần thục trước khi ra tay, chỉ trong vòng 3 phút, xe đã ra đến đầu hẻm phía bên kia và biến mất trên đường Trần Quốc Toản. Người lái xe và cũng là người điều khiển vụ ám sát là Vũ Quang Hùng, sinh viên năm thứ ba Đại học Khoa Học Saigon và là thành viên của tổ trinh sát vũ trang Ban An Ninh T4. Người ngồi sau xe honda là Lê Văn Châu, trung úy quân đội VNCH nhưng đồng thời cũng là cơ sở của An Ninh T4. Người cung cấp sáu trái lựu đạn MK6 cho hung thủ là Nguyễn Hữu Thái, kiến trúc sư, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, lúc đó đang là trung úy chiến tranh tâm lý tại Sài Gòn.

Ngay sau khi vụ ám sát xảy ra, Hùng và Châu được đưa ra bưng để tránh mũi dùi điều tra của chính quyền, họ chỉ trở về Sài Gòn sau ngày 30 tháng 4, 1975. Lê Văn Châu về làm việc cho Báo Tuổi Trẻ, còn Vũ Quang Hùng được đưa về làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 3 nhưng sau đó không lâu Hùng nhảy sang lãnh vực báo chí. Hùng sanh năm 1945 tại Nam Định, bắt đầu viết báo từ 1964, cho đến nay đã kinh qua các chức vụ phó tổng biên tập báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch, biên tập viên Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7 / 2004, Vũ Quang Hùng dưới tên nhà báo lão thành Quang Hùng xuất bản tập sách “ Phóng Sự Điều Tra ” trong đó ghi lại những kinh nghiệm mà Hùng đã “ đúc kết, học hỏi, thậm chí va chạm trong suốt 40 năm làm báo ”. “ Chiến công ” của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín năm 1976. Tháng 4 / 2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm chiến thắng 30 tháng 4, nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực của Nguyễn Hữu Thái.

Biệt động thành hay sinh viên tranh đấu ?

Vào thời điểm tham gia vụ ám sát Giáo sư Bông, Nguyễn Hữu Thái chỉ mới là cơ sở của An ninh T4 chứ chưa phải là thành viên chính thức. Sau này Thái được bổ về tổ điệp báo A10 vào những năm gần 1975 khi An ninh T4 cần gây dựng thêm nhiều cơ sở để đáp ứng với tình hình sôi động. An ninh T4 là tổ chức phụ trách hoạt động an ninh chính trị nội thành Sài Gòn trong chiến tranh. Tất cả những lệnh ám sát trong thời gian này đều phát ra từ người chỉ huy trực tiếp lúc ấy là Thái Doãn Mẫn, sau này là đại tá phó giám đốc công an Thành Phố Hồ Chí Minh.

Sáng ngày 30 / 4 / 1975, sau khi nghe tin bộ đội đang vào Sài Gòn, Thái cùng với ký giả Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳng Văn Tòng băng xanh đỏ trên cánh tay chạy ra đường Hồng Thập Tự đón dẫn đường đoàn xe tăng đang tiến vào Dinh Độc Lập. Tại đây, Thái là người chạy theo anh bộ đội xe tăng Bùi Quang Thận lên nóc dinh Dinh Độc Lập để cắm cờ, Thận không biết sử dụng thang máy và đã bị ngã khi tông vào cửa kính vì chưa bao giờ nhìn thấy cửa kính. Thái cũng có công giúp thâu băng lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh tại đài Phát thanh Sài Gòn. Lúc này, Thái và Tòng có dịp chứng tỏ sự quan trọng của mình khi được xưng danh tánh trước khi giới thiệu Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng. Sau này Nguyễn Hữu Thái luôn tìm cách che giấu những hoạt động cho An ninh T4 của mình, chỉ luôn tự nhận thuộc thành phần thứ ba hoặc là một thành phần của lực lượng sinh viên tranh đấu.

Chính phóng viên đài BBC cũng đã bị lừa khi họ cho rằng Thái “ không phải là người ở phía bên kia mà đã từng tham gia phong trào đấu tranh sinh viên ở Sài Gòn ”. Trong buổi phỏng vấn ngày 19 / 5 / 2005 với BBC về một cuốn sách nhỏ do Nguyễn Hữu Thái viết, trong đó kể lại những chuyện xảy ra tại dinh Độc lập và đài Phát thanh Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4, Thái cho phóng viên biết cuốn sách của Thái đã không được phép xuất bản tại Việt Nam vì những chuyện Thái kể không phù hợp với những chi tiết của phiên bản chính thức về những chuyện xảy ra trong Dinh Độc Lập sáng ngày hôm ấy.

Cái vinh quang của người chiến thắng không thể nào lại có thể chia sẻ với một kẻ cứ ngỡ rằng sẽ có một chỗ cho thành phần thứ ba. Quả thật, vì không có chỗ cho một thành phần như vậy nên Thái đành phải trở về sống bằng nghề kiến trúc và dạy học của mình, ngoài ra Thái cũng trở thành nhà nghiên cứu Phật giáo. 

Vụ mưu sát Giáo sư Bông năm 1968

Nhà báo Nam Thi của Thanh Niên trong các số báo cũng đã xác nhận 2 người chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt Giáo sư Bông vào tháng 8 / 1968 chính là luật sư Đỗ Hữu Cảnh và công nhân Trần Văn Hoành. Vũ khí dùng trong vụ ám sát không thành này là một trái nổ C4 nặng 4 kg đựng trong một chiếc cặp học sinh ..... Giáo Sư Bông may mắn thoát chết trong vụ này do vừa đi sang một phòng khác lúc mìn phát nổ.

Sau 1975, Hoành trở thành sĩ quan an ninh trong ngành công an, còn Cảnh thì cũng giống như trường hợp của Thái, nổi lên như một sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn nhưng thật sự lại là thành viên tổ vũ trang tuyên truyền của công vận và sau này là thành viên tổ điệp báo A10 của An ninh T4. Năm 2005, khi người dân Sài Gòn xôn xao về việc thanh lý những hậu quả của vụ Epco – Minh Phụng, người dân được biết đến tên một người đứng tên làm giám đốc cho nhiều công ty của Liên Khui Thìn là Đỗ Hữu Cảnh.

Sau khi tòa án tuyên bố tịch biên tài sản của Liên Khui Thìn và cơ quan thi hành án đã kê biên hơn 100.000 thước đất dự án của công ty Hồng Long, Đỗ Hữu Cảnh vẫn tiếp tục rao bán những khoảnh đất này cho hơn 500 người mua. Việc lường gạt này đưa đến những vụ kiện tụng, đến lúc đó nhiều người mới bật ngửa ra khi được biết kẻ làm ăn lươn lẹo và lường gạt này lại là một luật sư.


Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019




( Trí Thức Trẻ )

Thật lòng mà nói thì trong một khoảng thời gian dài, tôi đã tự hỏi bản thân ý nghĩa của việc đi du lịch là gì ? Nhất là giữa cái thời đại mà người ta không còn đi để khám phá hay trải nghiệm nữa mà chỉ là lên Instagram, tìm vài góc chụp hay ho rồi bắt chước y xì như thế. Và ngay cả những lịch trình trăm người như một mà dân tình vẫn truyền tay nhau từ năm này sang năm khác nữa. Cứ đi Đà Lạt là phải chụp với bức tường vàng, cứ tới Hội An là phải tìm bằng được một cái nóc nhà nào đó để có một con ảnh toàn cảnh cho bằng bạn bằng bè. Hành trang sau những chuyến đi đến cuối cùng chỉ là một album ảnh cộng vài trải nghiệm nhạt nhoà, thậm chí là đã-ở-đó nhưng lại chẳng-thật-sự-ở-đó.

Thế còn Đà Nẵng ?

Đà Nẵng vẫn luôn là một trong những điểm đến số 1 với giới trẻ, vị trí rất dễ đi với cả hai miền, phong cảnh tuyệt vời, bờ biển đẹp rực rỡ và hơn hết là quá trời những cafe, quán xá ngon lành. Chưa hết, bình thường, nhắc đến thành phố biển, người ta chỉ nghĩ đến tắm biển và nghỉ dưỡng, đi cafe ăn uống là hết ngày. Thế nhưng, Đà Nẵng luôn biết cách "chiêu đãi" những ai ghé thăm bằng những hoạt động, những sự kiện mới mẻ được tổ chức quanh năm. Bất cứ lúc nào bạn ghé Đà Nẵng, bạn cũng thấy thành phố này có những điều mới lạ để mình khám phá và tận hưởng. Một thành phố của những cuộc hội hè miên man ! 

Vậy nên với chuyến đi Đà Nẵng lần này, cả đám quyết định lên đường với một trái tim rỗng - không kì vọng hay hứa hẹn điều gì và một cái đầu rỗng - không có lịch trình cụ thể, nước tới đâu nhảy tới đó. Nghe cũng hơi phiêu nhưng thôi cứ nhủ lòng là “ liều ăn nhiều" vậy. Và hành trình vẽ nên một Đà Nẵng đậm chất mùa hè bắt đầu từ đây :




Dù đã quen với cảnh “ một là luôn nắng nóng, hai là luôn nắng nóng nhiều ngày" ở Sài Gòn nhưng thời tiết của Đà Nẵng khi hè đến thật sự là không đùa được đâu. Nhiệt độ vào ban ngày rơi vào tầm 34-38 độ C, đủ để “ nướng chín"... cả tâm hồn lẫn thể xác của bạn chỉ sau khoảng 5-10 phút tung tăng ngoài đường. Thế nên lời khuyên đầu tiên và quan trọng nhất chính là hãy thủ sẵn mọi thể loại “ vũ khí" giúp vượt qua cơn nóng này nhé : áo khoác, khẩu trang, nón, kem chống nắng, xịt khoáng, thuốc chống sốc nhiệt nữa !








Vết dầu loang - giới hạn của sự tự do.


( spiderum.com  : lược trích )


Thoạt tiên chúng ta sẽ phản đối việc ghép 2 khái niệm đối lập : giới hạn với tự do, bởi đã có tự do thì không thể có giới hạn, không có xiềng xích. Tuy nhiên trên thực tế, dân chủ luôn được và phải được đóng khung trong một giới hạn pháp chế nhất định, tạm gọi là giới hạn dân chủ. Ranh giới của giới hạn dân chủ chưa thể là những đường thẳng kẻ ngay ngắn, trên thực tế, giới hạn dân chủ giống những vệt dầu loang trên mặt biển, không thẳng tắp ngay ngắn, nó lượn sóng và rất dễ bị đứt, gãy. Để chứng minh cho tính chất dễ đứt, gãy của giới hạn tự do, việc phân tích một vài ví dụ nhỏ về tự do báo chí ở các quốc gia có nền báo chí phát triển trên thế giới có thể phần nào giúp đưa ra câu trả lời.


- Tự do báo chí nghĩa là không phụ thuộc, không chịu áp lực từ chính quyền về nội dung xuất bản : Đây là một trong số những luận điểm được nhiều người chia sẻ. Báo chí Việt Nam vẫn thường bị xem là không có tiếng nói về những vấn đề nhạy cảm trong xã hội, chịu sự quản lý và sức ép của chính quyền dẫn đến “ tự do báo chí ” là thứ gần như không tồn tại. Tuy nhiên, việc can thiệp của chính quyền vào nội dung báo chí xuất bản có tồn tại trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền dân chủ báo chí phát triển hay không ? Sự thật là nó vẫn luôn tồn tại. Vậy tại sao chính quyền lại cần can thiệp vào nội dung xuất bản của báo chí ? Điều này xuất phát từ xung đột lợi ích giữa báo chí và chính quyền khi báo chí thực hiện quyền được thông tin đến công chúng, quyền được tác nghiệp một cách tự do, quyền tự do ngôn luận ; còn nhà nước và chính quyền lại đấu tranh để bảo vệ quyền được bảo mật những thông tin chưa có sự kiểm chứng, thông tin nhạy cảm dễ kích động và ảnh hưởng đến an ninh và an toàn quốc gia, tất nhiên cũng là quyền được thực hiện nghĩa vụ của họ được giao với môi trường thuận lợi.  

Một ví dụ để minh họa : Trong suốt nhiều năm qua, chính quyền Hàn Quốc liên tục bắt giữ, khởi tố và truy tố những cá nhân thể hiện quan điểm ủng hộ chính quyền Bắc Hàn – Triều Tiên trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều này ở góc độ tự do báo chí, tự do ngôn luận tất nhiên bị thế giới lên án do nó vi phạm đến quyền tự do ngôn luận, tự do quan điểm chính trị. Việc ủng hộ Triều Tiên ( cho dù chính quyền Triều Tiên bị cả thế giới lên án, bị ghét đi chăng nữa ) vẫn là quyền chính đáng, và việc Chính Phủ Hàn Quốc thể hiện sự áp chế với các cá nhân đó là sự vi phạm về nhân quyền. Ở đây ta có thể nhận thấy tính 2 mặt của tự do. Nếu Triều Tiên xấu, chúng ta cho rằng việc ủng hộ Triều Tiên là hành động cần phải cấm và Hàn Quốc đã làm đúng. Tuy nhiên, nếu Triều Tiên tốt, việc làm của chính phủ Hàn Quốc là hành động đáng lên án. Song việc đánh giá Triều tiên xấu hay tốt lại là việc quá khó và “ cảm tính ”, thế nên cho dù Triều Tiên tốt hay xấu, chúng ta vẫn phải xem hành động của chính phủ Hàn Quốc là vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.