Trang

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020


tuy thường thua quân Tây Sơn nhưng các tướng của chúa Nguyễn Ánh không ai đầu hàng theo hẳn Tây Sơn, thậm chí có người quyết chí theo Nguyễn Ánh tới cùng, như thế chứng tỏ chúa Nguyễn Ánh phải được lòng các tướng và được lòng người dân đến thế nào thì mới thành công đến thế được. Còn quân Tây Sơn tại sao có nhiều chiến công hiển hách mà sau này lại lụn bại nhanh chóng đến như vậy thì có thể xem nguyên nhân dưới đây. 







nhân đây cũng muốn nói rõ là vua Quang Trung đánh thắng người Mãn Thanh, tức là người Mãn Châu đang cai trị Trung Hoa trước đây chứ không phải vua Quang Trung đánh thắng quân Trung Hoa chính gốc như thời nhà Minh. Hoặc như nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông là quân Mông Cổ chứ không phải đánh thắng quân Trung Hoa chính gốc như thời nhà Hán, nhà Đường trước đây. Cần phân biệt rõ giữa những bộ tộc cai trị Trung Quốc ( sau này hầu hết đều đã bị Hán hóa ) và những người dân Trung Quốc, tức là người Hán.



NGUYỄN HUỲNH ĐỨC - MỘT TẤM LÒNG SON


( nghiên cứu lịch sử )


1. XUẤT THÂN.

Ông sinh ra trong thời buổi loạn lạc, Đàng Ngoài có vua Lê - chúa Trịnh, Đàng Trong có chúa Nguyễn và Tây Sơn khởi nghĩa. Thời thế tạo anh hùng, lửa thử vàng gian nan thử sức. Ông vốn họ Huỳnh xuất thân ở Đàng Trong, gia đình nhiều đời ăn lộc chúa Nguyễn nên một lòng phò tá, tận trung báo quốc.


2. NGOẠI HÌNH.

Ông được sách sử triều Nguyễn mô tả là có " dung mạo khôi ngô, khoẻ mạnh hơn người, ai cũng coi là Hổ tướng ". Tuổi trẻ đã có sức mạnh hơn người, có tài đánh hổ bắt sấu.


3. KHỞI ĐẦU SỰ NGHIỆP.

Ông gia nhập đội quân Đông Sơn của Đỗ Thành Nhơn đối đầu với quân Tây Sơn, phò chúa Nguyễn. Sau này Đỗ Thành Nhơn chuyên quyền tự quyết nên chúa Nguyễn Ánh giết chết nhưng ông lại được tin dùng.


4. CUỘC ĐỜI GẮN CHẶT VỚI NGUYỄN ÁNH.

Theo Nguyễn Ánh từ thời non trẻ, tay trắng, nhưng ông vẫn một lòng tôn phò trung thành. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện kể rằng: " khi vua tôi nhà Nguyễn phải chạy tan tác vì bị quân Tây Sơn đánh thua xiểng liểng ở Sài Gòn, Huỳnh Đức chạy theo cứu giá. Ông lựa đường đưa vua lên thuyền trốn về miền Tây ". Có lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đến Định Tường thì bị sa lầy không đi được, chỉ mỗi một mình ông dám trở lại cứu chúa. " Lúc này trời nhá nhem tối, lại ở trong rừng khó xác định phương hướng, Nguyễn Huỳnh Đức một mình lớn tiếng thách quân Tây Sơn tiến lại gần. Tiếng nói của ông vang dội cả khu rừng khiến quân Tây Sơn nghi hoặc, sợ có mai phục nên rút lui, nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát được ".

Buổi đầu theo Nguyễn Ánh, chúa tôi không ít lần phải chạy trốn thừa sống thiếu chết vào rừng sâu. Nhiều đêm vì quá mỏi mệt, Nguyễn Ánh gối đầu lên đùi Nguyễn Huỳnh Đức ngủ mê man ..... Đức thức trắng đêm đuổi muỗi cho chúa. Cảm động, Nguyễn Ánh ban quốc tính và xem ông như người trong hoàng tộc.


5. TRUNG NGHĨA SON SẮT

Chúa Nguyễn thua quân Tây Sơn ở Đông Tuyên, Nguyễn Huỳnh Đức bị bắt cùng với 500 thuộc hạ song chỉ chịu cho Nguyễn Huệ thu dụng với lời hứa “ Đánh Trịnh chứ không đánh Nguyễn ”, một lòng hướng về Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ còn cho nhiều châu ngọc muốn tỏ sự hậu đãi để lôi kéo nhưng Huỳnh Đức vẫn không suy suyển, vị anh hùng Tây Sơn càng mến tài trung nghĩa của ông. Để trả ơn Nguyễn Huệ, ông theo Nguyễn Huệ ra Bắc góp công phá Trịnh, nhờ có công lớn nên Nguyễn Huỳnh Đức trở thành phó tướng quản lí Nghệ An. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện ( Sơ tập, quyển 7 ) chép chuyện Nguyễn Huỳnh Đức như sau :

“ Huệ thấy Đức khỏe mạnh tài trí, ý cũng muốn thu dùng, còn Đức lại muốn về với chúa Nguyễn nhưng chưa thể nên trong lòng thường phẫn uất. Một đêm, trong trại quân của Huệ, đang lúc mơ ngủ, Đức quát mắng Huệ rất to. Tướng của Huệ giận, muốn nhân đó đem giết đi nhưng Huệ cho là lời trong giấc ngủ, không nỡ bắt tội, lại còn cho nhiều châu ngọc, ý muốn tỏ sự hậu đãi để lôi kéo nhưng Đức vẫn không vui ”.

Tuy làm phó tướng quản lí Nghệ An nhưng khi nghe tin Nguyễn Ánh lưu lạc ở Xiêm, ông liền bỏ lại tất cả, tìm cách lựa dịp trốn sang Vạn Tượng rồi qua Xiêm La lần theo tin tức của Nguyễn Ánh. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện :

“ Người Man nghe tin liền cấp cho Đức lương khô, nhờ đó Đức mới đến được Xiêm La, nhưng khi đến Xiêm La thì Vua đã về Gia Định. Vua Xiêm La muốn giữ lại, Đức thề thà chết chớ không chịu, nhân đó kể lại nỗi gian nan đi tìm chủ khiến khí uất ngùn ngụt bốc lên mà thổ ra một hòn máu. Vua Xiêm La thấy không thể ép buộc được, cũng trọng mà cấp thuyền cho về ”.


6. GIÚP CHÚA THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Đương thời, ông cùng Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Trương Tấn Bửu được người đời xưng tụng là " ngũ Hổ tướng Gia Định ", là đối trọng gay gắt với Tây Sơn thất Hổ tướng. Năm 1799, ông được thăng chức Chưởng quản Hữu quân dinh, ra đánh lấy được Phan Rí. Ông cũng dẫn quân tham chiến trận Thị Nại, chiếm thành Quy Nhơn giúp Nguyễn Ánh xoay chuyển cục diện chiến trường. Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh giao ông trấn giữ thành Quy Nhơn.

Khi Ánh lên ngôi, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công. Năm 1810, ông được làm Tổng trấn Bắc thành kiêm Khâm sai Chưởng tiền quân. 6 năm sau, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng với Hiệp Tổng trấn Trịnh Hoài Đức, cai quản toàn miền Nam.

Vị khai quốc công thần của nhà Nguyễn được ví như Quan Công của nước Nam với lòng trung nghĩa thật hiếm có.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét