Trang

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020


thật tội nghiệp cho Colombia khi phải chịu sức ép từ Mỹ để có Luật dẫn độ. Tuy lý lẽ của Mỹ là để dẫn độ tội phạm nhưng như thế là đã vi phạm chủ quyền của Colombia khi mà người dân Colombia đều phản đối luật dẫn độ giống y như người dân Hong Kong phản đối luật dẫn độ do chính quyền Trung Quốc đặt ra. Hy vọng rằng Colombia sẽ nhanh chóng chấm dứt luật dẫn độ với Mỹ cũng như việc người dân Hong Kong thành công trong việc khiến cho chính quyền Trung Quốc phải rút lại luật dẫn độ để đem đến 1 tương lai tươi sáng cho việc bảo toàn chủ quyền lãnh thổ cũng như tự do dân chủ cho người dân Hong Kong.



Escobar và Luật dẫn độ.


( nghiên cứu lịch sử )


Luật dẫn độ đẫm máu hơn ta tưởng. Câu chuyện về Colombia là một minh chứng cho việc không phải cứ thích là được thông qua, nhất là khi nó đụng đến tự do của một đất nước. Pablo Escobar, trùm ma túy khét tiếng những năm 70 - 80 đưa sang Hoa Kỳ 15 tấn Cocain mỗi ngày nhưng Hoa Kỳ không thể bắt Escobar vì y toàn ngồi ở nhà điều hành việc đưa ma túy vào Mỹ. Vậy nên để ''bịt kín các lỗ hổng trong hệ thống pháp lý hiện nay '', Mỹ bàn với Colombia một dự luật dẫn độ cho phép dẫn độ các tội phạm Colombia phạm tội trên đất Mỹ bị đưa về Mỹ xét xử.

Tất nhiên là Escobar chống luật dẫn độ bằng mọi cách. Trước khi chống bằng súng đạn, Escobar chống bằng lý lẽ. Một trong những cách khiến hắn thành công là khơi nên ý thức về nền độc lập của Colombia để khiến các dân biểu chống lại luật dẫn độ của Mỹ. Câu nói nổi tiếng nhất của Escobar lúc đó là “ Prefiero estar en una tumba en Colombia que en una celda de la cárcel en los Estados Unidos ” ( tôi thà chết trong mộ ở Colombia còn hơn là ngồi tù ở Mỹ ). Escobar còn dọa ngày hôm nay Mỹ bắt tội phạm ma túy thì đến ngày mai có thể sẽ dẫn luôn tổng thống Colombia về Washington.

Điều này đã mang lại hiệu quả. Trong cuộc thảo luận ở Quốc hội Colombia, luật dẫn độ đã thất bại khi quá nửa số nghị sĩ đã bác bỏ với lý do điều này xâm phạm chủ quyền của Colombia. Người dân Colombia cũng phản đối, họ liên tục biểu tình chống '' đế quốc Mỹ '' can thiệp vào nước mình. Chiêu bài '' độc lập, tự do '' của Escobar đã thành công.

Tất nhiên, sự việc sau đó phức tạp hơn nhiều. Lịch sử của luật dẫn độ Colombia là cả một lịch sử 200 năm với vô số lần lật qua lật lại. Gần đây nhất, 1997, luật dẫn độ Colombia sang Mỹ đã được tái thông qua sau khi bị bãi bỏ vào năm 1991, chưa biết bao giờ bãi bỏ lại. Khi bộ trưởng tư pháp Lara Bonilla bày ra bằng chứng Escobar buôn ma túy để thuyết phục thông qua dự luật, ông bị ám sát. Ứng viên tổng thống Luis Carlos Galán ủng hộ luật dẫn độ cũng bị ám sát. Tổng thống César Gaviria bị đánh bom, 110 người chết nhưng ông thoát nạn.

Và đỉnh cao nhất là khi Escobar bắt tay với nhóm khủng bố cánh tả M-19 tấn công trụ sở Tòa án tối cao, giết 11 trong số 21 thẩm phán và thiêu rụi 250.000 trang tài liệu của luật dẫn độ. Kết hợp lý lẽ lẫn khủng bố, Escobar đã buộc chính quyền Colombia chính thức bác bỏ luật dẫn độ vào tháng 8 / 1990 và cấm dẫn độ hoàn toàn vào năm 1991.

Cuối cùng Mỹ phải dùng đến đặc vụ DEA để triệt hạ Escobar. Năm 1997, Mỹ gây sức ép cho Tổng thống Ernesto Samper thông qua lại luật dẫn độ. Luật được thông qua nhưng tổng thống chịu phản đối dữ dội trong nước và chỉ 1 năm sau phải từ chức.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét