Trang

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021


Ăn uống : Pizza ngon ra sao ? 


( soi.today )


Một đầu bếp Pháp từng nói rằng ẩm thực ngon nhất ra đời từ sự đơn giản : “ Nếu nguyên liệu tự thân đã ngon, phải để cho nó thể hiện như thế chứ không nên thêm gì vào và làm thay đổi tính chất ”. Với pizza, loại bánh nướng toàn cầu hóa này không đơn giản như cái tên gọi của nó.    


Trong bộ phim vui tình cảm No Reservations  có một cảnh đáng nhớ : cô bé tập làm bánh pizza đã nhồi bột ủ theo hướng dẫn của anh bếp phó là bạn trai của người dì bếp trưởng nhà hàng, tung miếng bánh lên trên không rồi dùng lòng bàn tay bắt lại ( suýt để rớt ). Đó là hình ảnh quen thuộc của thợ làm bánh pizza, thậm chí người chuyên nghiệp hơn là tìm cách xoay tròn miếng bánh trên đầu ngón tay như một nghệ sĩ tung hứng.


Ông Salvatore Urzitelli, 48 tuổi, thường biểu diễn nhồi bột như thế. Nghệ nhân làm bánh pizza với rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế này chưa hề đi ra khỏi Naples, thành phố có hơn 400 pizzeria ( nhà hàng pizza ) và được xem là niềm tự hào quốc gia. “ Một pizzaiolo ( thợ làm bánh pizza ) giỏi luôn ở lại Naples ”, ông Salvatore khẳng định.


Nhưng chính nhờ một số người đã rời Naples ra đi mà món pizza trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Món ẩm thực đặc trưng Ý này được lịch sử ghi nhận xuất phát từ Naples. Trong chuyến du lịch từ Rome đến Naples năm 1835 được thuật lại trong quyển Le Corricolo ( 1843 ), Alexandre Dumas đã viết : “ Thoạt nhìn, pizza là một món ăn đơn giản. Sau khi xem kỹ, đó là món phức tạp. Nào là pizza dầu, pizza thịt ba rọi, pizza mỡ lợn, pizza phô mai, pizza cà chua, pizza cá. Đó là phong vũ biểu ẩm thực của chợ búa, nó tăng hoặc giảm giá tùy theo giá nguyên liệu kể trên, tùy theo năm thu hoạch phong phú hay đói kém ”. Và món pizza margherita nổi tiếng gồm ba màu theo quốc kỳ nước Ý là đỏ ( cà chua ), trắng ( phô mai mozzarella ), xanh lá ( rau húng ) ra đời sau khi người thợ làm bánh nổi tiếng Raffaele Esposito thực hiện theo yêu cầu của hoàng hậu Marguerite cùng di hành với vua Umberto Đệ nhất đến Naples vào năm 1889.  



Pizza Margherita



Nếu như phần bánh chỉ thay đổi độ dày mỏng tùy theo vùng miền ( khi sang Chicago, phần bánh trở nên dày hơn ) và sở thích của người tiêu dùng, phần nhân bên trên của pizza là mảnh đất của những sáng tạo ẩm thực. Cô Silvie Sanchez, nhà nghiên cứu người Pháp từng làm một luận án hơn 600 trang về pizza viết rằng, món bánh này khởi thủy có hai loại : pizza của người giàu thì ngọt và có rắc hạnh nhân; pizza của người nghèo thì mặn và thường rưới dầu hoặc mỡ lợn, chủ yếu giúp họ cắt cơn đói. Người giàu ăn bánh của mình ngồi trong tiệm sang trọng, trong khi người nghèo mua bánh ở người bán lưu động, đứng ăn ngoài đường và thường gấp lại thành bốn. Trong những năm 1700, món pizza Mastunicola bán ở Naples có màu trắng vì không có cà chua, loại trái được mang về từ Mỹ vào đầu thế kỷ 16 và phải mất đến hai thế kỷ mới tìm được chỗ đứng ở châu Âu, sau thời gian dài bị xem là ..... chất độc ( ! ). Đến thế kỷ 19, mới có phiên bản hiện đại của pizza “ đỏ ” ( cà chua ) tại Naples.





Làm sao để pizza cực mỏng, giòn ? Nướng trên cái khay đục lỗ này nè.



Tại một pizzeria ở thành phố Verona cuối tháng 3 năm 2008, tôi và những đồng nghiệp châu Á lúng túng trước thực đơn pizza của nhà hàng. Có lẽ phải đến trên 40 tên gọi khác nhau tùy theo nguyên liệu làm nhân và cách kết hợp. Mát mắt nhất là pizza có rắc rau thơm ( rocket ) bên trên, tạo sự tương phản màu sắc và hương vị lạ. Trước đó vài ngày, tôi đã thử pizza “ ăn nhanh ” tại một tiệm nhỏ ở khu phố đi bộ, giá vài euro cho một phần cắt vuông lớn hơn bàn tay và phục vụ tại chỗ ( hoặc mang đi ), có lò nướng cho khách muốn ăn nóng. Tất nhiên pizza bột nhồi nướng trong lò truyền thống ở nhà hàng có độ kết dính của bột bánh khác với pizza “ ăn nhanh ”. Bột nướng có thể dày, mỏng, hơi khét hoặc vừa chín tới, nhưng điều quan trọng là có độ giòn nhất định. Bột nhồi thường được ủ lên men trước đó, ít nhất từ 8 hoặc 9 tiếng đồng hồ ( lý tưởng là đêm hôm trước ).


Cái ngon của pizza còn tùy khẩu vị và ý thích mỗi người. Có năm, anh Nick Ross của tạp chí Du lịch và Ẩm thực The Word Ho Chi Minh City đã tổ chức một buổi nếm thử pizza ( pizza tasting ) thú vị. Tại cửa hàng Vino ở ngay trung tâm Sài Gòn, khoảng một chục thương hiệu pizza ( được giấu tên ) lần lượt mang sản phẩm đến giao cho khách hàng mà không biết rằng đó là những người sẽ đánh giá chất lượng sản phẩm của họ dựa trên các tiêu chí gồm phần bánh ( độ giòn ), phô mai, nguyên liệu làm nhân ( sốt cà, rau củ, thịt ..... ). Kết quả đánh giá đương nhiên có vài khác biệt về điểm số, bởi đó là cảm nhận chủ quan của từng người. Có người không thích phần bánh quá mỏng và giòn, có người không thích nhiều phô mai ..... Nhưng có một sản phẩm bị cho điểm kém vì bột bánh mỏng đến mức miếng bánh nhũn xuống khi bạn vừa cầm lên. Phần nhân trang trí của nó có hấp dẫn đi nữa cũng khó cứu vãn được điểm đánh giá chung cuộc. Các thương hiệu sau đó được công bố gồm O’Brien, Vasco, Al Fresco, La Hostaria, Good Morning Vietnam, Da Vinci, Cappuccino .....





Pizza để tơ hơ thì dễ mềm oặt, nhưng loại pizza gói tên Calzone này sẽ giữ nóng và giòn lâu hơn, nhưng loại Calzone vốn khó làm.




Loại Calzone – “ pizza gói ” trên dưới hình tròn này cũng hấp dẫn.



Ăn pizza cần lưu ý đặc điểm này : thời gian giao hàng tận nhà. Pizza vốn là món ăn tại chỗ, dù là ở tiệm hay đứng ngoài đường. Khi người Ý di cư sang Mỹ, pizzeria đầu tiên mở cửa ở New York vào năm 1905 phục vụ mua mang về. Tại buổi pizza tasting kể trên, một vài nhà hàng giao bánh quá thời gian cam kết ( thường quy định từ 20 - 30 phút ) nên bánh không còn nóng và kém hấp dẫn. Việc di chuyển trong thành phố vào đúng lúc tan tầm quả là một thử thách cho những nhân viên giao hàng tận nhà.    


Pizza toàn cầu hóa đang lan nhanh ở Sài Gòn. Ngay trước Tết 2009, góc đường Nguyễn Trãi – Huỳnh Mẫn Đạt ở quận 5 đã trở thành ngã tư pizza, khi thương hiệu Pizza Hut xuất hiện trong tòa nhà 4 tầng đối diện với Pizza Inn đã có trước đó khá lâu. Năm 1958, hai anh em Frank và Dan Carney mở kiosque bán pizza đầu tiên ở Wichita, bang Kansas ( Mỹ ). Mười năm sau, họ có đến 130 cửa hàng. Ngày nay, vương quốc Pizza Hut mở rộng đến hơn 13.000 điểm bán trên thế giới.


Trong ẩm thực, đúng là phải “ ăn thử mới tin ”. Một số người bạn nước ngoài bảo tôi rằng món pizza độc đáo nhất hiện nay là ở nhà hàng thuộc khách sạn Park Hyatt, khi người đầu bếp chế biến dùng nguyên liệu làm nhân có bông artichaud và nấm ngon nhập khẩu. Muốn biết nó ngon dở ra sau, bạn phải lên kế hoạch cho một dịp đặc biệt nào đó.




Gặp founder và designer của góc check-in hot nhất MXH hiện nay : “ Mình không muốn nơi này bị coi là Hàn Quốc giữa lòng Đà Lạt ”.



( Trí Thức Trẻ )


Giữa Đà Lạt vô vàn góc mộng mơ, nơi đây vẫn nổi bần bật với những mảng màu xinh xẻo cùng concept chỉn chu.


Với nhiều người Sài Gòn, nhất là hội GenZ, Đà Lạt như quê nhà thứ hai vậy. Buồn - lên Đà Lạt, vui - lên Đà Lạt, đi tham quan với lớp - lên Đà Lạt, hẹn hò với bồ - lên Đà Lạt ..... Thành ra, Đà Lạt đông đúc quanh năm, và các điểm ăn chơi cũng cứ thế mà được “ khai phá ” dần, lâu lâu lại có cái mới, cái hay xuất hiện. Nhưng để tìm được địa chỉ gây hiệu ứng siêu viral, được nhắc tới và ghé rầm rộ chỉ trong thời gian ngắn thì chắc chỉ có vài ba nơi. Yooberi - studio concept kiêm quán đồ uống tôi ghé qua trong bài viết này là trường hợp tiêu biểu.


Không nói quá đâu, tôi ghé quán đúng dịp khai trương, về nhà chưa kịp chỉnh ảnh đã thấy các bài review Yooberi cả ngàn share trên MXH, tới giờ số lượng bài viết viral còn nhiều hơn. Người trẻ giờ thẩm mỹ họ xịn lắm, mà còn nhanh. Gì chứ chuyện check-in, lăng xê phong cách cá nhân thì họ mau lắm :





Những hình ảnh check-in của những vị khách đầu tiên ghé qua Yooberi, các bộ ảnh đang được share rầm rộ trên MXH 



Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021


thành phố này tên Kim Trạch ( Kanazawa ) ở tỉnh Thạch Xuyên ( Ishikawa ), tuy không phải là thành phố lớn như Tokyo nhưng rất đẹp, cứ đi ngắm nhìn mãi mà không thấy chán. Qua đây có thể thấy không nhất thiết cứ phải ở Tokyo mà ở bất kỳ thành phố nào của Nhật Bản cũng đều được vì sự phát triển khá đồng đều nhau, hơn nữa còn tránh được tình trạng giá đất quá đắt ở các thành phố lớn, cùng một số tiền mà ở thành phố lớn thì chỉ có thể xây được 1 căn nhà nhỏ trong khi ở ngoại thành hoặc các thành phố vừa và nhỏ thì có thể xây được 1 căn nhà bự hơn do không tốn nhiều tiền vào việc mua đất. 


nếu như vẫn còn giữ chữ Hán thì tuy nói tiếng khác nhau nhưng chỉ cần nhìn vào chữ Hán thì có thể biết được ít nhất tên riêng của người và địa danh của Nhật Bản và Hàn Quốc vì 2 nước này vẫn còn dùng chữ Hán, ngoài ra dùng chữ Hán có thể tránh được tình trạng " đồng âm khác nghĩa " do chữ cái La Tinh chỉ diễn đạt  " âm của tiếng nói " chứ không nói lên được ý nghĩa của từ do bản thân chữ Hán diễn đạt nên. Từ nay về sau bên cạnh cách gọi tên của người Nhật và Hàn Quốc thì sẽ phiên âm ra theo tên tiếng Hán để cho dễ hình dung, nghe cũng rất gần gũi và không thấy xa lại gì.


có thể thấy ở bên Nhật cũng đi bên  TRÁI  giống như nước ANH. Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên  TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe, do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.







phô mai được làm từ sữa rồi làm đặc quánh lại trông ngon ghê.







biệt thự đẹp và rộng quá, đi du lịch nhiều người mà ở những biệt thự như vậy thì đúng là tuyệt vời.






Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021


tung bọt ra trắng xóa, trông thật đã. Nhìn có khác chi mấy clip quảng cáo trăm tỷ đâu, trong khi " kinh phí " bỏ ra chỉ là 1 chai nước ngọt và mấy viên sủi bọt là xong.






Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021


Giò tây với lại giò ta .....


( soi.today )


Hôm nọ thấy trên fb có bài nói rằng trên thế giới chỉ có mỗi người Việt Nam có món giò lụa, lại nhớ bài Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà trên Soi. Đúng là chỉ có Việt Nam làm giò lụa thật, nhưng mình sống ở Trung Âu một thời gian rồi, cũng thấy dân ở đây có vài món giò cũng làm khá giống giò lụa. Họ cũng giã thịt heo và mỡ heo ( thêm bò hoặc gà ), trộn với bột, ra một hỗn hợp sệt sệt, sau đó hoặc nướng hoặc hấp hoặc luộc để ra thành phẩm là một khối thịt giò có kết cấu khá giống giò lụa. Hương vị thì không thể giống được vì mỗi văn hóa lại có cách nêm nếm phụ gia khác nhau. Nhìn chung vị mặn là chủ yếu.


Ở vùng Nam Đức và Thụy Sĩ, món này được dân gọi là Fleischkäse ( phô mai thịt ) hoặc Leberkäse ( phô mai gan, gọi là gan chứ thật ra từ Leber bị biến âm từ Laib, nghĩa là ổ bánh ). Fleischkäse được làm từ giò sống giã ra, sau đó đổ vào khuôn như khuôn bánh mì, nướng lên, tạo ra một lớp vỏ nâu bên ngoài. Món này nghe tương tự như Meatloaf của Anh/Mỹ, nhưng giò sống được giã và xay nhuyễn với mỡ nên tạo ra kết cấu đặc hơn chứ không bở như món Meatloaf.




Giò Fleischkäse với lớp vỏ nâu nhờ nướng trong lò. 


Họ cũng có thể bó hoặc đổ khuôn hình trụ, khi đó nhìn cực giống giò lụa của Việt Nam. Chỉ có điều là giò Fleischkäse ăn mềm chứ không giòn và dai như giò lụa. Họ có thể cắt ra ăn ngay, kẹp bánh mì hoặc ăn kèm với tinh bột khác, hoặc đem rán lại khoanh giò lần nữa mà ăn, thường là kèm với mù tạt và dưa chua. Kiểu rán lên như thế này thường được ăn ở các lễ hội bia, vườn bia ở Đức.




Giò Fleischkäse bó khuôn trụ ăn với bánh mì kiềm ( Laugenbrötchen, bánh mì được phết lớp dung dịch kiềm nhẹ để khi nướng tạo ra lớp vỏ bóng kiểu bánh pretzel ). 




Giò Fleischkäse ăn kèm đồ chua và mù tạt.



Ở Ý thì lại có món giò Mortadella. Giò Mortadella mang màu đỏ hồng hơn, trông khá lai giữa giò lụa và thịt hộp spam, dù kết cấu thiên về giò lụa. Loại này cũng có nhiều biến thể. Nếu giò xay nhuyễn hết thì trông khá giống giò lụa, nhưng loại thường gặp là loại có trộn thêm mỡ chưa xay vào, nhiều khi trộn thêm cả hạt dẻ cười hoặc quả olive, tạo nên các lớp vân khi cắt giò ra. Giò Mortadella thường được cắt lát mỏng như tờ giấy, chứ không cắt khoanh dày như giò lụa của ta hay giò Fleischkäse. Món giò Mortadella này thường được các nước nói tiếng Anh ( nhất là Mỹ ) gọi bằng cái tên xúc xích Bologna ( Bologna sausage ).




Giò Mortadella xay nhuyễn.





Giò Mortadella trộn mỡ chưa xay và hạt, cắt lát mỏng như tờ giấy. 



Giò Mortadella có khá nhiều biến thể tương tự ở Đông Âu. Ở Romania, Hungaria có giò Parizer. Ở khối Liên Xô cũ có giò Bác sĩ ( Doktorskaya kolbasa ). Ai rành tiếng Nga có thể giúp lý giải vì sao gọi là giò bác sĩ được không ạ ? Kết cấu các loại giò này cũng y hệt, chỉ có điều lắm khi họ bó giò theo kiểu bó dồi ( gói thịt lại trong cái vỏ làm từ ruột lợn hoặc lớp bọc cellulose nhân tạo ) nên trông nó giống xúc xích.



Giò Parizer. 



Giò Bác Sĩ ở Nga, Ukraina.



Hết giò lụa rồi thì giò thủ. Món này thực ra cực kỳ thịnh hành ở châu Âu. Hầu như nước nào cũng có phiên bản giò thủ của chính mình. Một phần vì ngày xưa đói khổ thì dân ở đâu cũng tận dụng những phần rẻ tiền ở đầu của con vật sau khi mổ ra như tai, lưỡi, mũi, sau đó nấu chung lại. Collagen tiết ra trong khi nấu, hoặc gellatin cho thêm vào khiến cho hỗn hợp này đông lại như thạch. Món ăn nhà nghèo đến thời hiện đại lại trở thành đặc sản. Khác với giò thủ ở Việt Nam là họ ít sử dụng phần gân hay cho thêm nấm như nhà mình. Giò thủ của họ thường có vị đặc trưng là vị chua ( vì dưa chua ) và mặn ( vì thịt và muối ). Họ định hình bằng cách cho nhiều thạch, còn giò thủ của ta là định hình bằng cách bó ép chặt, sau đó để nguội thì collagen trong thịt đầu heo sẽ tự động làm cứng miếng giò.






Ở các nước nói tiếng Anh họ gọi giò thủ là headcheese, hoặc brawn. 


Phiên bản ở Tây/Trung Âu cũng tương tự, thường họ cho cả dưa chua vào để đông chung với giò thủ.




Giò thủ kèm dưa chuột muối chua đã cắt khoanh bán trong siêu thị ở Thụy Sĩ.



Nhiều phiên bản giò thủ khác ở các nước khác được làm từ cả thịt đầu cừu hay đầu bò. Tuy nhiên mình chưa được ăn.




người Nhật đã phát triển hình học từ trước khi tiếp thu nền văn hóa và giáo dục Châu Âu, mà đây lại là những bài toán đặc biệt khó đối với trình độ hiểu biết vào thời đó, chả trách sao sau này đường phố nhà cửa Nhật Bản lại đẹp đến như vậy. Đúng là cái nào cũng có nguồn gốc và nguyên nhân của nó, không phải tự dưng mà có được. Trình độ tư duy không có, hoặc có nhưng lại chỉ muốn cho nó dễ hơn, thì chẳng thể nào phát triển được cái gì. Điển hình như các kỳ thi Đại Học ở Nhật Bản, nhất là kỳ thi vào trường Đại Học hàng đầu Tokyo với những đề thi rất khó nhưng rất hay  !!  Nếu như người Nhật vẫn giữ vững cách thi Đại Học rất khó như hiện nay thì về lâu về dài chắc chắn vẫn sẽ đứng đầu trong nhiều lĩnh vực so với các nước Châu Á khác, thậm chí là so với thế giới.


Toán học trong các ngôi đền Nhật Bản.


( khoa học.tv )

 

 

Cách đây hàng trăm năm, những người dân ở Nhật cảm tạ thần linh bằng cách hiến tế một con ngựa hoặc lợn. Tuy nhiên, đây là những tài sản có giá trị nên những người dân nghèo gặp khó khăn khi muốn bày tỏ lòng thành của họ, vì vậy họ nghĩ ra một giải pháp : thay vì hiến tế ngựa, họ chỉ cần vẽ một con ngựa lên một cái bảng gỗ và treo nó trong đền thờ. Sau đó một người, có lẽ là võ sĩ samurai khánh kiệt, nhận ra ngựa và lợn không phải là những thứ duy nhất có thể được vẽ trên một tấm bảng. Ông nảy ra ý tưởng vẽ một thứ thật nguyên bản, thật đẹp đẽ, một thứ thật sáng tạo. Và ông đã dâng lên thần linh môn toán học.


Hàng trăm bảng gỗ được sơn đẹp đẽ, trên đó có những bài toán và các định lý hình học được dùng để trang hoàng những ngôi đền Nhật. Chúng được gọi là “ sangaku ”, nghĩa là các bảng toán học. Ký tự trên các bảng là một dạng chữ Trung Quốc cổ, loại ngôn ngữ của các học giả, tương tự như chữ Latin ở phương Tây. Những bảng này chỉ mới được dịch sang những ngôn ngữ hiện đại trong vài mươi năm gần đây.




Tấm sangaku này được treo trong đền thờ Kinshouzan thuộc quận Gifu vào năm 1865, trên đó là 12 bài toán hình học khác nhau, bài toán thứ 3 từ bên phải sang là do một thiếu nữ 16 tuổi đưa ra.



Một giáo viên toán người Nhật, ông Hidetoshi Fukagawa, đã tìm kiếm, dịch và nghiên cứu những tấm bảng này. Mùa xuân tới, Fukagawa và Tony Rothman thuộc trường Đại học Princeton sẽ xuất bản toàn bộ lịch sử của sangaku bao gồm những bức ảnh của nhiều tấm sangaku chưa từng được biết đến bên ngoài Nhật Bản. Rothman cho biết : “ Sangaku thật độc đáo. Chúng không chỉ đặc biệt đẹp mà những bài toán trên đó cũng thường đặc biệt khó, và lời giải có thể rất thông minh. Một số những bước người ta dùng để giải các bài toán đó tôi chưa từng biết đến ”.


Những tấm sangaku được thực hiện trong suốt giai đoạn Nhật Bản gần như bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài. Các nhà lãnh đạo shogun ( tướng quân ) đã trục xuất các nhà truyền đạo nước ngoài và cấm dân Nhật rời khỏi đất nước vào khoảng đầu thế kỷ 17. Kết quả là một giai đoạn phục hưng diễn ra ở Nhật cùng với sự nở rộ những truyền thống văn hóa độc đáo như trà đạo, sân khấu rối và in trên khối gỗ.




Tấm này được tạo ra vào năm 1814 nhưng người ta chỉ phát hiện ra nó vào năm 1994 khi ngôi đền cất giữ nó sắp bị phá hủy. 


Cùng lúc đó, các shogun thuyết phục các chiến binh samurai hạ vũ khí và phục vụ chính quyền, tuy nhiên đồng lương còm cõi khiến các samurai phải đi tìm những việc làm khác, một trong những việc làm đó là đi dạy toán trong các trường học. Bị cách biệt với sự phát triển của ngành toán học diễn ra ở phương Tây, những nhà toán học này và các sinh viên của mình đã tạo ra một loại hình học quốc nội với những đặc trưng Nhật Bản độc đáo, chẳng hạn nhiều bài toán được giải dựa trên thuật gấp giấy origami hoặc quạt giấy.


Đây là một ví dụ của một bài toán sangaku. Vẽ một hình đa giác trong một hình tròn với mỗi góc của nó nằm trên đường tròn. Chọn một trong những đỉnh của đa giác và nối nó với các đỉnh khác, chia đa giác này thành nhiều hình tam giác. Trong những hình tam giác này, vẽ một đường tròn vừa chạm các cạnh của tam giác. Tổng số các bán kính của các hình tròn này sẽ là hằng số, không cần biết bạn chọn đỉnh nào.





Một tấm sangaku cho thấy tổng số các bán kính của các đường tròn nhỏ trong mỗi hình vẽ này đều bằng nhau. 



Phần lớn các sangaku chỉ đơn giản đưa ra định lý và cung cấp một biểu đồ nhưng chúng lại thiếu chứng minh. Cách chứng minh trực tiếp nhất là dựa vào định lý Carnot, định lý này chỉ được chứng minh ở phương Tây khoảng 100 năm sau khi người ta làm ra những sangaku. Rothman tin rằng những tấm sangaku không chỉ là vật tế tôn giáo mà còn “ đóng vai trò thử thách lòng can đảm của những người đứng ra giải bài toán ”.


Khởi đầu vào khoảng năm 1800, một số bộ sưu tập các bài toán sangaku được chuyển thành sách bao gồm cả bài giải, vì vậy các nhà nghiên cứu biết được phương pháp giải gốc của nhiều bài toán nhưng còn 2 tấm sangaku vẫn chưa có lời giải cho đến ngày nay. “ Một trong những bài toán này có kết quả là một phương trình bậc 1024, một nhà toán học sau này trở nên nổi tiếng vì giải xuống còn bậc 10 nhưng vẫn còn khó khăn phía trước. Chúng tôi không thể biết làm cách nào họ làm được điều đó ”.



Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021


Tokyo từ buổi chiều tà hoàng hôn cho đến về đêm trông thật đẹp và nhẹ nhàng. Cứ đi ngắm nhìn đường phố nhà cửa hoài mà không thấy chán  !!


có thể thấy ở bên Nhật cũng đi bên  TRÁI  giống như nước ANH. Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên  TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe, do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.








đàn heo trông thật nhiều và bự, không biết chăn nuôi kiểu nào mà hay quá. Ở nước ngoài có lẽ do chủ yếu chăn nuôi mà giá thịt bao giờ cũng nhiều và rẻ, người nông dân trông cũng nhàn nhã và sung sướng hơn là những người làm nghề trồng trọt.







sau này nên khuyến khích chuyển sang đi xe gắn máy 3 bánh bởi vì so với xe gắn máy 2 bánh thì xe gắn máy 3 bánh có rất nhiều tiện lợi :


* xe gắn máy 2 bánh nếu dừng đèn đỏ thì phải chống chân, nếu có va chạm dù nhẹ nhất cũng phải chống chân, còn đi xe gắn máy 3 bánh thì khỏi lo va chạm, người ngồi trước lái xe có thể ngồi thoải mái mà không cần vận động tay chân gì nhiều, chẳng ảnh hưởng gì đến thân thể cả. 


* nếu như có va chạm mạnh hơn thì người đi xe gắn máy 2 bánh dễ bị văng ra ngoài trong khi đi xe gắn máy 3 bánh thì không thể, nếu cần thì người ngồi trước chỉ cần đeo dây an toàn giống như trong xe hơi, cho dù có va chạm khi chạy nhanh thì cũng chẳng bị văng ra ngoài được. Đó là lý do tại sao trong các tai nạn giao thông thì dù những người đi xe hơi có bị va chạm mạnh đến mấy cũng không bao giờ bị văng ra ngoài, còn người đi xe gắn máy 2 bánh bao giờ cũng bị văng xuống đường nằm sóng soài dưới đất trông rất là thảm thương. Tuy là có mũ bảo hiểm nhưng chỉ cần va chạm hơi mạnh một tí là mũ bảo hiểm sẽ nát liền, không thể an toàn bằng việc ngồi trong xe hơi được.


* đi xe gắn máy 2 bánh thì người ngồi sau dễ bị nguy hiểm vì không có chỗ để tay. Người ngồi sau thường phải ôm người ngồi trước nhưng nếu như người ngồi trước mà té thì người ngồi sau cũng bị té theo.


* do không có  GHẾ  DỰA  nên đi xe gắn máy 2 bánh thường rất dễ mệt mỏi đối với người lái lẫn người ngồi phía sau, ngồi trên xe chừng 10 phút là bắt đầu thấy uể oải. Trong khi đi xe gắn máy 3 bánh thì đi cả tiếng đồng hồ cũng được, chẳng thấy mệt mỏi gì bởi vì có  GHẾ  DỰA , nếu mệt thì chỉ việc dựa vào ghế, tay chân chẳng phải vận động gì nhiều, và do có thể đi xa được nên nếu muốn đi chơi thì dù cách xa cả trăm cây số cũng chẳng vấn đề gì.


* nếu cần thì có thể bỏ bớt động cơ để tiết kiệm chi phí, chẳng hạn tốc độ tối đa của 1 chiếc xe gắn máy là 140 km, thường thì ở trong thành phố chẳng ai lại đi với 1 tốc độ cao như thế ( nếu có đi đâu xa thì thường là đi xe đò hoặc đi máy bay ) , vì vậy có thể bỏ bớt động cơ để giảm vận tốc tối đa xuống còn 20 - 30 km, như vậy sẽ giảm được chi phí rất nhiều, cho dù là xe gắn máy 3 bánh mà chỉ đi với vận tốc 20 - 30 km thì giá cũng chỉ 10 triệu là cùng, không tới 17 triệu như xe gắn máy hiện giờ.






Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

 

Ngầu không sợ gàu .