Trang

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021


Tôm : Há cảo – cao thủ chỉ cần một chưởng.


( soi.today )



Tôm lấy làm súp bisque, đem nướng, đem luộc ..... đều ngon. Nhưng ngoài ra tôm còn là nguyên liệu chính cho cái món “ kinh điển ” của Tàu, và món ấy chính là món há cảo. Chữ “ há ” có nghĩa là tôm, chữ “ cảo ” là bánh gói nhỏ, thế nên há cảo có nghĩa bánh gói tôm bé bé xinh xinh. Món này ngon phải biết, nhắc đến tôm thì không thể bỏ quên há cảo.




Món há cảo trắng hồng



Khổ nỗi tôi ..... mù tịt món Tàu, thế nên đụng món này là tôi phải mon men đi học đạo ở nhà cô Thanh ( tôi gọi là cúa má – tức cô lớn ) và cô Quỳnh ( gọi là cúa ché – tức cô nhỏ ). Hai cô là hai chị em gốc Hoa, làm nghề thợ may ở quận 10. Tôi hay nhờ hai cô may dùm áo, bộ jinbei ( đồ bộ kiểu Nhật ) và cũng biết hai cô khéo tay, thích nấu ăn, biết nhiều món Tàu. Lúc hỏi hai cô về há cảo, cô nhỏ – rành tiếng Việt hơn – chỉ rất nhiệt tình.


Cô nhỏ bảo há cảo hồi xưa thịnh ở các vùng ven sông ven biển, phần bột gạo bọc ở ngoài rất dày, phần nhân là tôm trộn mỡ heo và măng tươi bằm nhuyễn. Ngày nay gần như chẳng ai bỏ măng bằm vào nhân há cảo nữa, và rất ít nơi còn giữ thói quen trộn măng vào nhân.


Bây giờ thì nhân há cảo thường chỉ có tôm và mỡ heo. Tôm băm rồi quết cho dai, cô nhỏ nói một nửa tôm có thể băm và quết, nửa còn lại để nguyên. Mỡ heo cắt hạt lựu càng nhỏ càng tốt và đem trộn với chút đường. Cô bảo vụ trộn đường không bắt buộc, nhưng đây là mẹo của nhà hàng Tàu vì mỡ heo sau khi trộn đường sẽ trong veo ra, đem trộn với thịt tôm thì lúc hấp xong, màu tôm sẽ át màu mỡ. Phần nhân há cảo lúc đó chỉ thấy mỗi tôm, không còn thấy dấu tích của mỡ heo nữa, rất chi là lừa phỉnh. Truyền thống thì ta chỉ nên nêm muối tiêu cho nhân, còn muốn theo gương Tàu hiện đại là phải cho bột ngọt. Không thích tọng hóa chất vào người thì cho muối thôi. Cô nhỏ cũng chỉ dùng muối.


Đúng ra nhân chỉ có tôm và mỡ heo, nhưng vài nhà hàng Tàu muốn bớt tôm lại hòng giảm giá thành ( do tôm đắt mà ) nên họ “ độn ” thêm chút giò heo vào. Kiểu Việt Nam hơn thì độn thêm củ sắn, và nhà hàng bình dân giờ toàn xài củ sắn do nó ..... rẻ. Nếu muốn xơi đúng há cảo ngon là chỉ nên dùng tôm và mỡ heo thôi, ngại mùi nồng của hai thứ này thì bào nhuyễn chút gừng vào nhân để át bớt mùi, chứ không được độn thêm nguyên liệu khác vào.


Bột gói thì làm từ bột gạo với bột năng, tỷ lệ 1:1 tức 75g bột gạo sẽ pha với 75g bột năng. Và hỗn hợp 150g bột sẽ cần một thìa nhỏ dầu ăn và 220g nước sôi. Nhấn mạnh chữ sôi, do bột phải nửa chín nửa sống, màu hơi trong suốt thì mới cán thành bột gói há cảo được. Với lại bột năng phải gặp nước sôi thì nó mới dai thành bột, chứ nước ngội là bột năng không hấp thụ được. Vì thế bột này không ai lấy tay nhào như bột bánh mì, mà phải lấy đũa quậy thành khối quánh. Quậy xong bột cũng nguội bớt, lót giấy kiếng lên bàn bếp rồi đeo bao tay ni-lông vào, đổ bột lên bàn bếp và bắt đầu nhồi bột ( phải lót giấy kiếng vào đeo bao tay do lúc này bột rất dính ). Cuối cùng phải dùng giấy kiếng đậy bột hoặc nhúng nước tấm vài mùng phủ lên bột để khối bột không bị khô. Sau đó ngắt từng viên nhỏ từ khối bột và cán tròn, cán không tròn lắm thì lấy khuôn cắt.


Viên bột dính khi cán thì rẩy bột năng lên để nó bớt dính. Thực chất thì cán là kiểu làm bột há cảo a-ma-tơ, do đầu bếp chuyên nghiệp không ai cán há cảo cho mất thời gian. Tôi từng chứng kiến ảnh ông bếp Tàu lấy con dao phay ..... đập viên bột cái bụp là nó dẹp lép lẫn tròn. Nhìn chung đầu bếp Tàu hay dùng mỗi con dao bản to này để làm đủ thứ, vừa bằm thịt vừa chặt xương ( cao thủ còn lấy bằm hành, tỉa củ ), vì bản to nên họ có thể dùng dao hớt nguyên liệu rồi thảy vào chảo. Hoặc trong trường hợp này là để đập bột.

 

 

 

Dùng con dao này đập xuống viên bột như chưởng thần công là ra ngay vỏ há cảo tròn, thế nên mấy đầu bếp này có thể làm ra vỏ gói há cảo cực nhanh, độ một giây một cái. Nhanh tới mức họ không thèm phủ vải ướt hay giấy kiếng lên viên bột làm gì. Bột chưa kịp khô là đã dẹp lép hết để chuẩn bị gói nhân tôm rồi.



Nhưng chiêu nhất chưởng đó là kỹ thuật của cao thủ, “ người phàm ” chỉ có thể cán bột thôi.

 



Cán bột mỏng, lấy khuôn cắt cho tròn rồi gói thành há cảo


 


Cận cảnh cách gói há cảo : gấp nếp một nửa phần bột, phần còn lại để thẳng


 


Nhét nhân vào trong rồi bóp dính phần gấp nếp với phần thẳng suôn. Bột này rất dễ dính, trừ khi ta để nó trực tiếp ngoài không khí quá lâu thì nó sẽ khô, không dính nổi nữa.



Một xửng há cảo chừng 25 cái sẽ hấp khoảng 10 phút với lửa nhỏ, nước sôi liu riu. Thời xưa bột há cảo rất dày, nhưng ngày nay bột há cảo phải mỏng mới ngon, càng mỏng càng tốt. Cô nhỏ bảo bột phải mỏng để sau khi hấp xong ta sẽ thấy nhân hồng hồng bên trong, chứ trắng nhách là bột quá dày, không đẹp và ăn không ngon. Nếu làm nhiều hơn hay ít hơn mà không chắc thời gian hấp thì chỉ cần nhìn lớp bột gạo, khi nó trong veo làm lộ thịt tôm hồng là há cảo đã chín.

 




Há cảo trắng hồng. Cô nhỏ và cô lớn hấp một lúc 25 cái trên xửng inox chứ không hấp lắt nhắt vài cái. Nên cô nói nếu dùng xửng inox thì ta phải bôi chút dầu lên xửng để há cảo không dính vào. Có người sẽ lấy củ cà-rốt và cắt khoanh thật mỏng để lót há cảo lúc hấp thay vì bôi dầu.


 


Há cảo lót bằng cà-rốt cắt mỏng





Há cảo tôm hùm, bột dày hơn để phân biệt với há cảo tôm thường



Công đoạn làm há cảo nghe có vẻ nhiêu khê, siêng thì nên làm cho biết, còn không thì ..... ra ngoài ăn nhỉ ?




Trekking 'con đường tơ lụa' của Nhật Bản.


( vnexpress )



Nakasendo nằm ở thung lũng Kiso, miền nam tỉnh Nagano, là tuyến đường bộ có từ thế kỷ 17. Vào thời Edo ( 1603 - 1868 ), đây là con đường duy nhất để người dân xưa có thể xuyên đảo lớn Honshu để di chuyển từ cố đô Kyoto tới trung tâm thủ phủ Edo ( nay là Tokyo ). Thời đó Nakasendo là con đường huyết mạch dẫn từ các địa danh tới trung tâm đất nước, vì thế với người Nhật Bản, tuyến đường này quan trọng không kém "con đường tơ lụa" với các nước Tây Âu xưa kia.


Trước đây, cung đường dài khoảng 533 km, chạy qua 69 điểm dừng chân. Mỗi điểm đó lại mở rộng tới 10 km, cung cấp chỗ nghỉ và nhiều dịch vụ giải trí cho những lữ khách mỏi chân, nhà buôn, samurai, nhà sư .....





Du khách giờ đây vẫn có thể đi trên cung đường Nakasendo, băng qua thung lũng Kiso trong khoảng 3 - 4 ngày vì đường đã được tôn tạo và gìn giữ rất tốt.


Uốn lượn qua các ngọn núi, con đường vẫn còn nhiều điểm dừng chân với đủ những dịch vụ cần thiết cho dân đi bộ đường dài. Vì thế, dù bước chân vào vùng đất hoang dã vào ở ngay trung tâm Nhật Bản, du khách vẫn có thể tìm thấy các quán cà phê thủ công, những hàng tạp hóa, cửa hiệu đồ thủ công hiếm có chỉ ở vùng đó, hay các kiểu nhà nghỉ từ phòng trọ ryokan truyền thống cho tới thuê B&B hiện đại.





Những ngày đầu khi con đường mới hình thành, hành trình đi từ Kyoto tới Tokyo kéo dài tới 12 ngày đi bộ ròng rã. Nakasendo là tuyến đường rất hiểm nguy với các nhà buôn mang ngổn ngang các bao tải hàng, hay dân bê vác phải gồng gánh kiệu các tướng quân hay những người thuộc giới quý tộc khác.


Tuy vậy, trên con đường dài đó du khách sẽ bắt gặp những chặng đẹp nao lòng và gần như còn nguyên vẹn như đoạn Tsumago - Magome ( điểm dừng số 42 và 43 trên cung Nakasendo thời Edo ). Chặng đường này đưa du khách qua nhiều dạng địa hình khác nhau từ cánh đồng lúa trải dài, rặng tre xanh mát và cả rừng rậm phủ kín các sườn đồi thấp ở vùng núi của tỉnh Nagano.


Không như nhiều điểm dừng khác của Nakasendo thường ẩn mình trong các khe thung lũng sâu, Magome nằm dọc theo sườn đồi, nhìn ra con đường trải dài cả hai hướng, phía đông dẫn về Tokyo và phía tây nam dẫn về Kyoto.


Chuyến tản bộ qua ngôi làng Magome đưa khách qua hàng chục quán cà phê, nhà hàng, tiệm đồ thủ công, mỹ phẩm và một số bảo tàng nhỏ như Waki-Honjin, nơi từng là nhà nghỉ cho các samurai.


Phong cảnh và những mùa hoa sẽ thay đổi bên đường theo từng mùa. Từ sắc hồng các loài sakura mùa xuân, những mảng xanh tươi của rừng tre trúc mùa hè, cho tới sắc cam nhạt của những chùm quả mọng, lá mùa thu.






Trên cung đường Nakasendo, giữa Tsumago và Magome có một điểm dừng đã chuyển thành tiệm trà tên là Tateba Chaya. Hiện tại, nhân viên ở tiệm hầu hết là những tình nguyện viên làm việc, pha chế trà bán cho khách đi đường.


Khi đến với Tsumago du khách sẽ tìm thấy các tiệm bánh ngọt có tiếng như Sawadaya chuyên làm bánh hạt dẻ kuri-kinto. Dường như khách nào ghé qua cũng dừng lại mua bánh và tiệm này luôn đông người chờ ở quầy thanh toán. Còn nếu ghé tiệm Wachinoya, hẳn bạn sẽ gặp Hara-san, nghệ nhân chuyên làm bánh bao nhân rau củ oyaki.


Các du khách đi bộ trong ngày hay dài ngày đều thích các điểm dừng chân cho lại sức, mà bánh bao oyaki của Wachinoya là món bánh rất nhiều năng lượng. Bánh có thể nướng hoặc hấp chín, dùng nguyên liệu chọn lọc như ngải cứu, bí ngô, lá cải nozawana muối cho nhân mặn, và mứt đậu đỏ, hạt óc chó cho nhân ngọt.






Để nghỉ qua đêm trên đường khám phá cung đường Nakasendo, du khách nên thử trải nghiệm nhà nghỉ truyền thống Fujioto Ryokan. Đây là nhà trọ trăm tuổi ở Tsumago có các phòng nghỉ trải chiếu tatami, phục vụ bữa tối kaiseki với 8 món nhỏ vào đúng 18h. Khách ở đây còn được nhâm nhi trà ngon khi nhìn ngắm khu vườn xanh của nhà nghỉ.


Một nơi không thể bỏ qua nữa ở Tsumago là Waki Honjin, cho bạn góc nhìn bao quát về đời sống trong honjin ( nhà trọ ryokan cao cấp ) thời Edo. Khói bốc lên từ bếp lửa bao trùm không gian, làm nổi bật những tia nắng chiếu vào gian phòng từ cửa thông gió.


Tsumago trải qua ít trận cháy hơn Magome nên trạm dừng chân này vẫn còn giữ nhiều nét truyền thống từ những con đường nhỏ chia đôi làn cho tới các ngôi nhà gỗ bách cổ xưa.






Để tới Nakasendo và bắt đầu chuyến khám phá, du khách đi tàu hoặc buýt tới Nagoya, hoặc đến thẳng Magome ở tỉnh Gifu - điểm xuất phát nhiều người chọn nhất. Cung đường bộ đẹp và dễ đi nhất là từ Magome tới Tsumago hiện chỉ tốn 2 - 2,5 giờ di chuyển. Các biển chỉ dẫn bên đường đều có song ngữ Anh - Nhật. Hiện tour đi bộ Nakasendo kéo dài 3 - 10 ngày được nhiều công ty Nhật khai thác và bán giá từ khoảng 1.400 USD / người ( hơn 32 triệu đồng ).




các quý ông, quý anh tinh nghịch, phong cách lịch lãm là đây.



SIR  TAILOR

































Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021


Hong Kong ( Trung Quốc ) trông thật nhộn nhịp và đông vui với các cửa hàng từ bình dân cho tới cao cấp, nhìn không khác Nhật Bản và Hàn Quốc là mấy.

có thể thấy ở Hong Kong cũng đi bên  TRÁI  giống như nước  ANH  do Hong Kong trước đây là thuộc địa của nước Anh . Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên  TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe, do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.









những người dân Anh  YÊU  HÒA  BÌNH,  YÊU  TỰ  DO  VÀ  CÔNG  LÝ  đang biểu tình ủng hộ những người  DA  ĐEN  đang chịu sự bất công ngay trên đất Mỹ. Thật cảm động đến mức muốn khóc khi thấy cộng đồng  QUỐC  TẾ  rất quan tâm tới các dân tộc chịu bất công trên khắp thế giới, từ cộng đồng người Hồi Giáo ở Tân Cương đang bị chính quyền Trung Quốc đàn áp cho tới những người Da Đen đang chịu sự bất công tàn tệ ở bên Mỹ. Nước Anh là 1 quốc gia tự do dân chủ cho nên người dân mới được đi biểu tình ủng hộ người Mỹ Da Đen, chứ nếu như ở Trung Quốc thì làm gì có chuyện cho phép người dân đi biểu tình ủng hộ người Mỹ Da Đen cho được  !!  Những người đi biểu tình cũng cẩn thận đeo khẩu trang gìn giữ cho mình, như vậy sau này có thể phát động phong trào đeo khẩu trang ủng hộ người Da Đen, tất cả những ai sau này đi ra ngoài đường mà đeo khẩu trang thì có thể hiểu là đang ủng hộ những người Da Đen đang chịu sự kỳ thị bất công ở bên Mỹ. 








ngon quá, nhìn mà muốn chảy cả nước miếng.





Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021


Gà nướng, cơm lam - đặc sản dân dã của núi rừng Tây Nguyên.



( vnexpress )



Vị ngọt của mật ong thấm vào miếng thịt gà kèm theo mùi thơm của cơm dẻo để ai khi xa Tây Nguyên đều muốn quay lại.



Gà nướng ăn với cơm lam là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của người đồng bào Tây Nguyên. Theo người địa phương, món ăn có xuất phát từ đồng bào dân tộc Ê Đê ở Buôn Đôn, Đắk Lắk. Sau này, đặc sản được người dân Tây Nguyên chế biến với nhiều phiên bản khác nhau.



Gà nướng phải là gà chạy bộ, cho thịt săn chắc, lớp da mỏng giòn sau khi nướng sẽ không khiến thực khách cảm thấy ngấy mỡ. Gà đem đãi khách thường là gà tơ chỉ nặng trên dưới 1 kg.



Qua sơ chế, gà nguyên con được ướp cùng các loại gia vị như sả, hành tím, tỏi giã nhuyễn, ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng... trước khi kẹp que tre và nướng.




Đầu bếp phải trở gà thật đều tay để thịt chín tới, và liên tục thêm than để đảm bảo lửa vừa vặn.





Quanh bếp than hồng tự chế, những con gà kẹp que tre cháy xèo xèo, mùi thịt chín thơm theo khói lan toả cả một góc sân.




Ngoài gà, thịt heo rừng nướng cũng là món phổ biến trong thực đơn các nhà hàng miền núi.



Gà nướng không thể thiếu chén muối lá é, một loại lá có mùi thơm gần như húng quế. Chén muối chấm không quá cầu kỳ, nhưng lại quện vị thêm hương cho thịt gà.



Để nấu cơm lam, đầu bếp chọn ống tre non, chặt đoạn dài rồi rửa sạch, đổ gạo cách miệng ống một đoạn để chừa chỗ cho gạo nở và bít lại bằng lá rừng. Gạo ngon là loại nếp nương có hạt nhỏ, thon dài và dẻo thơm khi chín.



Lúc thịt gà toả mùi thơm nức cũng là lúc những ống cơm được vùi trong lửa lớn khoảng 45 - 60 phút cho tới khi gạo chín.



Cơm chín, đầu bếp chặt ống tre từng đoạn, bày lên đĩa cho khách. Người Tây Nguyên không chẻ bớt lớp vỏ bên ngoài mà để nguyên ống tre. Khi thưởng thức, bạn tách vỏ tre bên ngoài để thấy phần nếp nương dẻo thơm. Bạn có thể chấm cơm với muối lạc, làm từ lạc ( đậu phộng ) rang, muối và chút đường.



Các quán ăn thường phục vụ gà nướng nguyên con, để khách tự xé gà thưởng thức. Thịt gà nướng ăn chắc, ngọt đậm đà và dậy mùi gia vị thơm quện với  mật ong. Chấm miếng thịt vào chén muối, vị giác của bạn sẽ như "nổ tung" bởi vị cay nồng của lá é.



Những các quán ăn được du khách mách nhau nhiều nhất nằm ở Pleiku ( Gia Lai ), nổi bật là khu vực gần Biển Hồ. Những địa chỉ hút khách còn xây dựng không gian đậm nét văn hoá Tây Nguyên. Bạn sẽ ngồi thưởng thức món ăn trong những ngôi nhà sàn, trên vách treo cồng chiêng. Các quán ăn thường bán từ trưa đến tối muộn, giá mỗi con gà nướng ăn kèm cơm lam khoảng 300.000 đồng.




Quách Gia – Một Mưu Lược Gia không bao giờ tính toán sai.


( creations.vn )


Một đêm vào cuối năm 208 sau công nguyên. Tại Nam Quận.


Một bữa tiệc có ngụ ý đặc biệt đang diễn ra.


Lúc bấy giờ người chủ bữa tiệc là Tào Tháo, một nhân vật khét tiếng đời Tam quốc chừng như đang quá say. Phải chăng là buổi tiệc sắp tàn ? Hay là tửu lượng của Tào Tháo có giới hạn ? Câu trả lời đều không phải. Vào mùa thu này, Tào Tháo đích thân xua đại quân tiến xuống phía Nam chiếm Kinh Châu, đánh bại Lưu Bị , nhất nhất đều thuận lợi. Ông đinh ninh sẽ nuốt chửng được Giang Hán, hoàn thành sự nghiệp thống nhất to tát của mình để từ đó tên tuổi được ghi vào sử xanh, tiếng thơm lưu lại muôn đời. Không ngờ sau trận đại chiến Xích Bích, toàn quân bị thảm bại vứt cả khôi giáp, trước tiên là một trận hỏa công, sau đó là một trận mưa dầm làm cho đại quân của Tào A Man tan thành mây khói, chiến bại liên tục và giờ đây đang dẫn tàn binh bại tướng về tới Nam Quận. Tào Nhân liền tổ chức một buổi tiệc rượu cho ông, như vậy không làm cho ông cám cảnh sinh tình sao được ?


Mượn rượu giải sầu, sầu càng thêm sầu !


Tào Tháo cảm thấy vô cùng đau đớn, dù có hối hận cũng không còn kịp nữa, vậy còn hứng thú gì để gởi gắm tình cảm vào ly rượu nồng ?


Trong “ Tam Quốc Diễn Nghĩa ” hồi thứ 50 viết như thế này : “ Sau khi thoát khỏi tai họa nơi Hoa Dung Đạo, đi tới Cốc Khẩu, nhìn lại thấy quân binh đi theo mình chỉ còn có 27 kỵ binh. Lúc bấy giờ trời đã tối và đã gần đến Nam Quận ..... Thế là ông dẫn mọi người vào Nam Quận để nghỉ ngơi ..... Tháo điểm binh tướng, thấy người bị thương rất nhiều, bèn ra lệnh cho các tướng nghỉ ngơi. Tào Nhân bày tiệc rượu để cho Tào Tháo giải sầu. Các mưu sĩ đều có mặt ”. Chính vì vậy mới có cảnh tượng như đã nói trên. Tháo cảm thấy tâm trạng buồn bã, hết sức đau khổ .....


“ Tào bỗng ngửa mặt lên trời khóc to. Các mưu sĩ hỏi : Sau khi Thừa tướng từ hang cọp thoát ra, chẳng hề có vẻ chi khiếp sợ. Nay đang ngồi trong thành, người đã có ăn, ngựa đã có cỏ, đang lo việc tu chỉnh binh mã để phục thù, vậy cớ gì lại khóc ? Tào Tháo đáp : Ta khóc Phụng Hiếu đây ! Nếu Phụng Hiếu còn, chắc chắn ta không bao giờ bị thất bại như thế này. Nói dứt lời, Tào Tháo đấm ngực mình, khóc rống lên, nói tiếp : Buồn thay Phụng Hiếu ! Đau thay Phụng Hiếu ! Tiếc thay Phụng Hiếu ! Các mưu sĩ đều im lặng, tự cảm thấy xấu hổ ..... ” 


Thế thì Quách Phụng Hiếu là ai ? Ông có chỗ nào hơn người khiến cho Tào Tháo, một nhân vật “ kiệt xuất siêu phàm ” nhớ mãi không quên ? Thậm chí sau khi thảm bại tại Xích Bích, Tháo vẫn thương tiếc không nguôi ? Đọc qua những trang sau, bạn đọc có lẽ sẽ hiểu được một phần nào .....



Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021


đây là thành phố Xuyên Việt ( Kawagoe ) ở tỉnh Kỳ Ngọc ( Saitama ), tuy không phải là thành phố lớn như Tokyo nhưng rất đẹp, toát lên vẻ quyến rũ và hấp dẫn lạ thường mà các thành phố lớn như Tokyo chưa chắc đã có được, cùng với đó là nét đặc trưng kiến trúc nhà cửa cổ xưa xen lẫn hiện đại, cứ đi ngắm nhìn mãi mà không thấy chán. Qua đây có thể thấy không nhất thiết cứ phải ở Tokyo mà ở bất kỳ thành phố nào của Nhật Bản cũng đều được vì sự phát triển khá đồng đều nhau, hơn nữa còn tránh được tình trạng giá đất quá đắt ở các thành phố lớn, cùng một số tiền mà ở thành phố lớn thì chỉ có thể xây được 1 căn nhà nhỏ trong khi ở ngoại thành hoặc các thành phố vừa và nhỏ thì có thể xây được 1 căn nhà bự hơn do không tốn nhiều tiền vào việc mua đất. 


nếu như vẫn còn giữ chữ Hán thì tuy nói tiếng khác nhau nhưng chỉ cần nhìn vào chữ Hán thì có thể biết được ít nhất tên riêng của người và địa danh của Nhật Bản và Hàn Quốc vì 2 nước này vẫn còn dùng chữ Hán, ngoài ra dùng chữ Hán có thể tránh được tình trạng " đồng âm khác nghĩa " do chữ cái La Tinh chỉ diễn đạt  " âm của tiếng nói " chứ không nói lên được ý nghĩa của từ do bản thân chữ Hán diễn đạt nên. Từ nay về sau bên cạnh cách gọi tên của người Nhật và Hàn Quốc thì sẽ phiên âm ra theo tên tiếng Hán để cho dễ hình dung, nghe cũng rất gần gũi và không thấy xa lại gì.


có thể thấy ở bên Nhật cũng đi bên  TRÁI  giống như nước ANH. Đi bên trái có nhiều cái lợi hơn là đi bên phải bởi vì chân trái thường là chân trụ, khi lên xe hoặc xuống xe thì lên và xuống bên  TRÁI  dễ hơn, nếu như đi bên  TRÁI  mà muốn xuống giữa chừng thì theo thói quen sẽ xuống bên trái, khi đó bên trái sẽ là vỉa hè, xuống xe sẽ an toàn hơn là đi bên phải. Khi ngừng xe nếu muốn chống chân thì do đi bên TRÁI, chân trái chống xuống vỉa hè sẽ thoải mái hơn là chống chân bên phải. Hoặc khi dắt xe, do thói quen dắt xe bên  TRÁI  thì người dắt xe sẽ nằm ở phía bên trong lề đường gần vỉa hè, an toàn hơn là khi đi bên phải do nếu dắt xe bên trái thì phía bên ngoài là xe cộ đang lưu thông sẽ rất nguy hiểm.






 

bánh mì dài kiểu Pháp trông ngon quá, nhìn mà muốn chảy cả nước miếng.







biệt thự ở ngoài Bắc làm theo kiểu Châu Âu đẹp quá, cứ tưởng phải tốn mấy chục tỷ nhưng chỉ xây sửa hết 10,5 tỷ, cứ cho là dùng từ 1 - 4 tỷ để mua miếng đất 1000 mét vuông đi thì chỉ hết 11,5 - 14,5 tỷ mà thôi. So với các căn biệt thự khác phải tốn hơn mấy chục tỷ mà chưa chắc đẹp bằng ngôi biệt thự này, qua đây có thể thấy không phải cứ có nhiều tiền là xây được nhà đẹp mà phải biết cách làm hoặc chọn lựa để làm sao cho ngôi nhà của mình được đẹp, sau này muốn bán thì mới có thể bán giá cao hơn các nơi khác được. Biệt thự này mà bán cả trăm tỷ chắc cũng có người mua.