Trang

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013


Tập Cận Bình và giấc mơ trẻ hóa dân tộc Trung Hoa 

( Infonet.vn )

Mọi nhà lãnh đạo khi mới lên đều muốn xây dựng một ý thức hệ mới và đóng dấu tầm ảnh hưởng của mình vào lịch sử đất nước như là “ kim chỉ nam ” cho cả chế độ thời kỳ lãnh đạo của mình. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình còn muốn nhiều hơn thế với “ Giấc mơ Trung Hoa ” của mình.


Thay đổi tư tưởng lãnh đạo cố hữu. 

Đường lối lãnh đạo đất nước của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc chủ yếu vẫn dựa trên tư tưởng của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo mới đã đóng góp nhiều tư tưởng mới. Trong đó, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với “ Giấc mơ Trung Hoa ” đã vẽ ra những đường lối lãnh đạo khác biệt với bậc tiền bối của ông. 

“ Giấc mơ Trung Hoa ” được thừa nhận là một khái niệm tư tưởng mới ngay từ lần đầu nó được giới thiệu vào cuối tháng 11 / 2012 . Nó đã được thúc đẩy mạnh mẽ trên mọi phương tiện truyền thông và xã hội Trung Quốc, bao gồm cả các diễn đàn khác nhau, nơi các công dân được mời tham gia đóng góp cho chính “ giấc mơ Trung Hoa ” của chính họ. 

Ông Tập đã kêu gọi sự đóng góp công khai của mỗi công dân Trung Quốc như là một sự cổ vũ mạnh mẽ để hướng tới việc đạt được “ giấc mơ Trung Hoa ” lớn của mình. Người đứng đầu của Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng sự thúc đẩy giấc mơ lớn này là một nhiệm vụ quan trọng.

Chủ nghĩa dân túy toàn diện

Mặc dù xúc tiến mạnh mẽ “ Giấc mơ Trung Hoa ” , nhưng ông Tập đã có cách thức thực hiện khá mới mẻ : đi theo chủ nghĩa dân túy nhiều hơn và dễ tiếp cận hơn. Thay vì che giấu trong nhiều thuật ngữ phức tạp hoặc tìm cách biện minh cho chính nó trong bối cảnh rộng lớn hơn về tư tưởng, khái niệm về “ Giấc mơ Trung Hoa ” dường như cam kết sẽ trẻ hóa quốc gia ( trong đó có đội ngũ lãnh đạo đất nước ) và nâng cao vai trò của người dân trong sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc. 

Cốt lõi của “ Giấc mơ Trung Hoa ” là khát vọng phát triển đầy đủ với một sức mạnh tuyệt vời. Khái niệm này được ông Tập Cận Bình đề cập đầu tiên trong một chuyến tham quan tới một cuộc triển lãm về một thời kỳ lịch sử của Trung Quốc, trong đó, ông Tập đề cập đến “ trẻ hóa dân tộc Trung Hoa ” chính là “ giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc ”.

Phía sau những giai điệu dân tộc quen thuộc, khái niệm giấc mơ của ông Tập đã bao gồm một mối quan tâm chủ nghĩa dân túy nhiều hơn. Khi vừa mới trở thành chủ tịch nước, ông Tập đã đưa ra khái niệm giấc mơ về sức mạnh, sự thịnh vượng và hạnh phúc của nhân dân. Bài hùng biện nhậm chức đã trở thành đường lối chính thức để mở cánh cửa “ Giấc mơ Trung Hoa ” của riêng ông trở thành mơ ước của mọi người dân Trung Quốc.

Một tài liệu tham khảo tương tự đã được ban hành trong thời gian chờ đợi nhậm chức Chủ tịch nước, khi ông Tập vừa trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi đó, ông đã đề cập đến “ nguyện vọng vì một cuộc sống tươi đẹp ” cho người dân. Những nỗ lực để xác định các khái niệm mới này trong lòng công chúng giống như là động thái “ quảng cáo ” cho “ Giấc mơ Trung Hoa ” và là một bước tiến trong một chiến dịch chính trị của người đứng đầu nhà nước. Đó chính là nỗ lực tái kết nối thế hệ lãnh đạo đất nước với người dân và để người dân tham gia vào các thành tích chính trị của chính họ. 

Việc đạt được giấc mơ của Trung Quốc đã được biểu hiện như một cuộc đấu tranh tập thể mà chỉ có thể đạt được bằng việc thống nhất hành động. Điều này có nghĩa rằng những nỗ lực tập thể phải được đặt trước các bước tiến của từng cá nhân.

“ Giấc mơ Trung Hoa ” thiếu tầm nhìn quốc tế

Khó có thể xác định được những ảnh hưởng khác nhau đã góp phần vào tiến trình thay đổi tư tưởng chính trị và việc xây dựng “ Giấc mơ Trung Hoa ” . Một ảnh hưởng cụ thể được tìm thấy trong cuốn sách gây tranh cãi của Đại tá quân đội Lưu Minh Phúc có tên “ Giấc mơ Trung Hoa ” . 

Ông Lưu được nhắc nhiều bởi tính hiếu chiến và tư tưởng diều hâu của mình. Cuốn sách của ông ít được nhắc đến cho đến đầu năm 2013, khi nó được tái bản và phát hành rộng rãi ra công chúng. Sự quay trở lại của cuốn sách trùng hợp với sự thay đổi thế hệ lãnh đạo trong thập kỷ của Trung Quốc và việc ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo. Dù ít hay nhiều, dù không xác định được rõ ràng thì tư tưởng của ông Tập Cận Bình cũng đã “ gặp gỡ ” những lời lẽ với cuốn sách của ông Lưu. 

Trong cuốn sách, Lưu Minh Phúc viết : “ Việc hồi sinh đất nước Trung Hoa vĩ đại là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc trong kỷ nguyên hiện đại ” và rằng việc đạt được các giấc mơ Trung Quốc sẽ cho phép nước này một lần nữa trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất, hùng mạnh nhất và hạnh phúc nhất trên thế giới. Nếu như các mối bận tâm ở bên ngoài lãnh thổ xem sự giống nhau giữa thuật hùng biện của Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Lưu Phúc Minh đang nâng cao sự lo ngại về những tác động bành trướng thì ở trong nước, “ Giấc mơ Trung Hoa ” đã có được một trọng tâm chắc chắn. 

Tuy vậy, điểm yếu của tư tưởng mới này chính là nó chưa thể hiện được một chiều hướng chính sách đối ngoại quan trọng. Suy luận này được đưa ra thông qua chuyến công du gần đây nhất của ông Tập Cận Bình tới Nga, nơi ông đã nói rằng sự nổi lên của Trung Quốc không ảnh hưởng tới lợi ích của bất kỳ quốc gia nào khác. 

Tại diễn đàn Bác Ngao gần đây, ông Tập Cận Bình khẳng định “ Giấc mơ Trung Hoa ” sẽ thành công vào giữa thế kỷ này. Dựa trên những lời lẽ hiện nay, việc đạt được giấc mơ này sẽ mang lại cho Trung Quốc một vị trí quan trọng hơn toàn cầu, với sự phát triển và thịnh vượng nội tại trong chính quốc gia. 

Các khái niệm về trẻ hóa quốc gia không phải là mới ở Trung Quốc, tuy nhiên khái niệm về “ Giấc mơ Trung Hoa ” đã làm trẻ hóa các chính sách quốc gia một cách rõ ràng. Trong khi các hệ tư tưởng của các nhà lãnh đạo trong quá khứ chỉ sửa lại hoặc thay đổi chút ít xung quanh bộ tư tưởng đồ sộ cũ, ông Tập Cận Bình đã tạo dựng một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong quá trình khởi động thời gian cầm quyền của mình.

Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi liệu “ Giấc mơ Trung Hoa ” của ông Tập Cận Bình có thể thành công hay không ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét