Trang

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018



" dư luận thì có quyền ngu nhưng chính quyền thì không "


====> chính xác  !!  Vậy nếu như dư luận ( quần chúng nhân dân ) không thể nào thông hiểu hết tất cả thì việc để cho dư luận bầu chọn ra cho mình người lãnh đạo ắt hẳn sẽ mang đến 1 thảm họa khôn lường .



Dư Luận & Công Lí


( bac van vuong )


khoảng đầu thập niên 90, thị trường xuất bản chưa xuất hiện những nhà xuất bản dạng liên kết ( tư nhân ) nên danh mục sách khá nghèo nàn. khi đó trên thị trường xuất hiện một series sách vụ án, chỉ vì ít lựa chọn nên mỗi khi đi nhà sách tôi đều nhặt vài cuốn trong series này. thật may mắn nếu như có nhiều lựa chọn như bây giờ hẳn tôi đã bỏ qua series sách thú vị ấy ( lại một ví dụ tốt cho lí thuyết ưu thế của ít lựa chọn ) .

nói ngay, đây không phải dạng vụ án mất gà, mất dép vẫn in trên các tạp chí công an mà là những vụ án nổi tiếng trên thế giới. những vụ án nằm trong tổng kết " 100 năm khoa học hình sự " , " những  bước tiến của pháp y " ..... etc . những vụ giết người, giết người hàng loạt ( serial killer ), bắt cóc, giam cầm, cả trẻ em lẫn người lớn, những vụ án mở ra cả một chuyên ngành nghiên cứu tâm lí. cả những vụ đã phá và cả những vụ bế tắc, cả những vụ bế tắc sau hàng chục năm mới phá cho tới những vụ sai lầm, bắt oan người vô tội .....

bên cạnh những vụ án, series sách còn cho ta biết về lịch sử khoa học hình sự, cho ta biết trước khi phép nhận diện bằng dấu vân tay được phát minh thì ngành điều tra nhận diện tội phạm bằng cách gì. ngành điều tra thế giới cũng lò dò phát triển từng bước, họ cũng gặp hàng đống sai lầm nên cho dù ngày hôm nay được khoa học hỗ trợ tối đa thì điều đầu tiên, quan trọng nhất các điều tra viên phải ghi nhớ đó là thận trọng, cực kì thận trọng và tuân thủ các qui trình.

thời gian gần đây, chữ " qui trình " được nói ra theo lối giễu cợt bởi như mọi nguyên tắc, công cụ do con người nghĩ ra, cái quan trọng nhất vẫn là con người. con người sử dụng công cụ, thực thi nguyên tắc. qui trình có chặt chẽ tới đâu, có tốt tới mấy nhưng người ta coi thường nó, không tôn trọng nó thì qui trình ấy cũng vứt đi. nó tựa như việc chúng ta có luật chống tham nhũng vậy, đọc luật chống tham nhũng không khác gì đọc truyện tiếu lâm. 

điều tra tội phạm là một loạt những thao tác kĩ thuật nên không thể không có qui trình. một đặc điểm nữa là mọi phương pháp điều tra dù hiện đại tới đâu cũng vẫn bị động, kẻ nắm vai trò chủ động luôn là tội phạm. nói cách khác, khoa học, phương pháp điều tra luôn đi sau tội phạm, khoa học hình sự tiến bộ thì tội phạm sẽ tinh quái ranh ma hơn, chính vì thế thận trọng là yếu tố hàng đầu nếu không muốn mắc sai lầm gây oan sai.

về mặt lí thuyết, người ta đều đồng ý với nguyên tắc " đương nhiên vô tội cho tới khi có phán quyết kết tội của một phiên tòa " nhưng trên thực tế bản án của một phiên tòa cũng có thể sai lầm, nói cách khác là người ta vẫn có thể vô tội khi đã có phán quyết của tòa. chính vì thế để kết tội một ai đó, ngành tư pháp phải tuân thủ một loạt qui trình mà giới luật sự thường gọi là due process ( thủ tục công chính ) , khởi tố, điều tra, tranh tụng.

hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với thứ ngôn ngữ hành / tư pháp mõm vuông kiểu " quanh co chối tội ", " thành khẩn khai báo ", " lì lợm ngoan cố " ..... thứ ngôn ngữ thể hiện rõ ràng sự vi phạm nhân quyền. người ta đương nhiên vô tội nên người ta không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội, người ta không phải " quanh co " hay " thành khẩn " với ai hết.

trong series sách cũng có những vụ án được khởi tố, được luận tội bởi áp lực của dư luận và thật thú vị, kết án vì sức ép dư luận thường mang lại kết quả sai lầm. chính vì hiểu được điều này nên ở những nước tòa án có qui chế bồi thẩm đoàn, ở những vụ án trọng điểm dư luận rầm rộ, người ta phải cách li bồi thẩm đoàn trước mỗi phiên xét xử. cách li, không đọc, không xem, không tiếp xúc truyền thông.

dư luận không phải chân lí nhưng dư luận có sức mạnh và thường hung hãn, chính vì thế xử án, điều tra dưới áp lực của dư luận rất dễ sai lầm ( vì mất tỉnh táo, vì định kiến nẩy sinh do sức ép ) . khi điều tra xét xử mắc sai lầm vì sức ép dư luận, cơ quan điều tra xét xử không được phép đổ tại dư luận bởi dư luận thì có quyền ngu nhưng chính quyền thì không. chính quyền có qui trình nhưng dư luận thì không. dư luận có quyền cảm tính còn chính quyền chỉ được phép lí tính. công lí phải bịt mắt bởi công lí không chịu khuất phục trước bất cứ sức ép nào.

xem ra thể nào chúng ta cũng sẽ được chứng kiến họ tế một vài con dê cho vị thần có tên dư luận. đúng như dự đoán, lũ mõm vuông vẫn hoan hỉ tuôn ra những lời kết tội, vẫn hò hét giục nhau share hình ảnh của những người vô tội.

se se cái địt mẹ chúng mày. bố mày ghét.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét