Trang

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019


Công thức làm xoài lắc thần thánh.


( Kiến Thức )



Nguyên liệu của món xoài lắc gồm : 1 quả xoài ương,1/2 chén đường cát, 2 muỗng nước mắm, ớt bột, muối tôm, ớt tươi băm nhỏ.


Bước 1 : Đổ đường vào nước mằm vào nồi đun nóng để đường hòa tan trong nước mắm, đổ ra để nguội.





Bước 2 : Trộn đều 2 muỗng muối tôm với ớt bột và ớt tươi băm nhỏ. Bạn cí thể cho bao nhiêu ớt tùy theo khẩu vị của bản thân.






Bước 3 : Đổ nước mắm nguội vào các loại gia vị ở trên vào hộp, khuấy đều rồi đổ xoài vào, đậy nắp hộp thật chặt.





Bước 4 : Lắc xoài thật đều, bạn cũng có thể thêm 2 thìa đường vào để lắc cùng cho miếng xoài bám đường trông rất đep.






Bước 5 : Lắc xoài trong 5 phút, sau khi lắc có thể cho vào tủ lạnh, ăn sẽ mát và ngon hơn.










Căn phòng Charlie Chaplin trong khách sạn lâu đời nhất Hà Nội.

( vnexpress )


Vua hề Charlie Chaplin từng nghỉ trong khách sạn ở Hà Nội và tên ông hiện được đặt cho một căn phòng với giá thuê hơn 3.000 USD mỗi đêm.








Năm 1936, sau khi tổ chức lễ cưới tại Trung Quốc, vua hề Charlie Chaplin cùng vợ là minh tinh màn bạc Paulette Goddard hưởng tuần trăng mật tại khách sạn trên đại lộ Henri Rivière ( nay là phố Ngô Quyền, Hà Nội ). Sau đó, khu nghỉ dưỡng đã lấy tên ông đặt cho một căn phòng trên tầng 3 của tòa nhà hướng ra mặt đường Ngô Quyền.






Hành lang dẫn vào phòng Charlie Chaplin. 




 



Các nhân viên khách sạn cho biết phòng được đặt theo tên vua hề, nhưng không ai biết chính xác căn trước đây Charlie Chaplin nghỉ lại. Với diện tích 70 m2, phòng mang tên ông chia thành hai khu vực chính là chỗ tiếp khách và nơi ngủ nghỉ, thiết kế theo kiểu Pháp thuộc địa xen lẫn với các họa tiết phương Đông. Ở phòng ngủ có kê giường lớn, sàn lát gỗ lim.







Điện thoại đầu giường với thiết kế kiểu quay số cổ điển nhưng sử dụng theo cách bấm nút. Trong phòng có trang bị nhiều đồ điện tử hiện đại. Khách sẽ được cung cấp một chiếc máy tính bảng để sử dụng trong suốt thời gian nghỉ tại đây.







Một góc phòng ngủ với ghế sofa, bàn phụ, ghế đẩu. Trên tường treo tranh, ảnh về vua hề Charlie Chaplin. Những tác phẩm này xuất hiện xuyên suốt trong căn phòng.








Chiếc kệ gỗ phía sau bàn làm việc trong phòng khách có sẵn máy pha cà phê, nước lọc cùng các loại trà.





Luận về hoàng đế Ung Chính.


Hoàng đế Ung Chính ( 1678 – 1735 )

Trích từ sách : Luận anh hùng

Tác giả : Dịch Trung Thiên

Dịch : Vũ Ngọc Quỳnh


Cha con như vậy

Vào giờ Tý ngày 23 tháng 8 ( năm 1735 ), năm Ung Chính thứ 8, Đại Thanh Thế Tông tiên hoàng đế Ái Tân Giác La Dận Chân, chúng ta quen gọi là hoàng đế Ung Chính đã qua đời hết sức thần bí tại vườn Viên Minh, Bắc Kinh lúc 58 tuổi. Ung Chính chết thật đáng ngờ vì trước đó không có bất cứ một dấu hiệu nào. Theo “ Thế Tông thực lục ” và bản ghi chép năm tháng của cận thần Trương Đình Ngọc, vào ngày 20, Ung Chính “ thỉnh thoảng bất an ” nhưng “ vẫn nghe chính như thường ”. Ngày 18, ngày 20, xử lý việc lớn quân cơ trọng yếu, ngày 21 làm việc bình thường. Nhưng vào lúc canh khuya ngày 22, đột nhiên sai triệu kiến hoàng tử Hoằng Lịch ( tức Càn Long ), Hoằng Trú, hoàng đệ Doãn Lục, Doãn Lễ, cận thần Ngạc Nhĩ Thái, Trương Đình Ngọc ..... lúc này Ung Chính đã không nói được nữa. Sau một vài giờ tiếp theo, người đã mất không kịp cho ai biết mật chỉ truyền vị ở đâu ( 1 ) , chẳng trách Trương Đình Ngọc tỏ ra “ kinh hãi muốn chết ”. 

Nơi cung đình thời cổ Trung Quốc đầy những bí mật không thể tiết lộ, ánh nến tiếng rìu ( 2 ) , sự đời bao phức tạp. Những người tận mắt nhìn thấy đã thành thiên cổ từ lâu, những gì liên quan đến chứng cứ cũng bị tiêu huỷ từ lâu, còn lại vài ba manh mối dấu tích có thể khảo chứng : 1. Trước đó Ung Chính không có bệnh gì nặng ; 2. Ung Chính chết đột ngột ; 3. Trước lúc chết, Ung Chính tự thấy nguy hiểm đang rình rập. Nếu như chết vì bệnh cấp tính thì đó là bệnh gì ? Vì sao các sách sử không nói dù chỉ là một chữ về căn nguyên bệnh, tình trạng bệnh, tên của bệnh ? Trương Đình Ngọc “ kinh hãi muốn chết ”, kinh hãi vì Ung Chính chết đột ngột, ngoài cái đó liệu còn gì cảm thấy khó nói nữa ? 

Xem ra Ung Chính chết có phần không rõ ràng. 

Ung Chính chết đột ngột, sử sách chính thống không truy tìm nguyên nhân, hình như muốn che giấu điều gì khiến mọi người sinh nghi đoán này đoán nọ. Các nhà sử học suy đoán có phần khách quan, có phần đáng tin như Trịnh Thiên Đỉnh cho là trúng phong, Phùng Nhĩ Khang cho là trúng độc ( uống đan dược ). Cách nói trong dân gian, của các nhà tiểu thuyết có phần khó hiểu, thậm chí là nguỵ tạo. Và khác hẳn là tác giả Nhị Nguyệt Hà trong tác phẩm “ Hoàng đế Ung Chính ”, ông nói có thể vì tuẫn tình, có thể vì loạn luân mà tự sát, rõ ràng đây là sự biên tạo sai lầm vô căn cứ ( 3 ). Bộ phim truyền hình dài tập “ Ung Chính vương triều ” với lời lẽ hàm hồ, ám chỉ Ung Chính mệt mỏi quá sức mà chết, nghe qua cũng có lý, nhưng mệt mỏi quá sức không thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết. Dân gian gần như không mấy thiện cảm với vị hoàng đế này, luôn nói là “ chết không được yên ” như muốn khẳng định có kẻ thù đã giết chết Ung Chính. 



Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019


Rượu Tây, rượu Ta, rượu Nga, rượu Pháp 
Gạo, mạch, lúa mì, rượu gì cũng uống.


( soi.today )


Nhớ lại những ngày Tết, sau chuyện ăn chắc là phải kể đến uống.

Nước mình sản xuất và nhập khẩu nhiều rượu ngon. Vậy nhưng chỉ có đến Tết người ta mới thấy cái sự uống, nhất là uống rượu ở nước ta nó phong phú, hoành tráng, tốn kém và nguy hại đến nhường nào.

Rượu để biếu

Ngay từ trước Tết, các chai rượu đã chạy như cờ lông công trên khắp đường làng, ngõ phố. Các hàng bán rượu là những nơi đông vui nhộn nhịp nhất. Rượu ngoại là mặt hàng đắt tiền mà bán chạy như tôm tươi, ấy là không thèm tính bia ( Habeco với Sabeco đang thoái vốn kia kìa ! ).

Theo tập quán nước mình, phàm cái gì đắt tiền bán chạy là sẽ sinh ra hàng giả. Uống rượu thật đã đủ chết, uống rượu giả coi như Tống Giang nhận ngự tửu vua ban. Vậy mới có chuyện ông cảnh sát giao thông dừng xe ông hải quan để phạt vi phạm giao thông được biếu ngay chai rượu vì trong xe ngổn ngang những thùng lớn thùng bé là rượu. Rồi cảnh cô tiếp viên hàng không xắn quần lụa ngồi xổm, buộc túm vạt áo dài, nhồi nhét chai lớn chai nhỏ vào cái va li xách tay tội nghiệp ở sân bay nước ngoài.

Rượu không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển từ túi quà này sang túi quà khác, từ túi người này sang túi người khác. Cha cố người Ý tên là Giovanni Filippo de Marini có ghi lại vào khoảng năm 1647 về xứ Đàng Ngoài như sau :





ca sĩ Lương Bích Hữu :








































1 bài viết khá thú vị về nền kinh tế và một số học thuyết kinh tế đi kèm theo. Khi tìm hiểu tại sao khi viết về 1 đề tài khô khan nhàm chán như vậy mà tác giả lại viết rất hay thì mới biết tác giả là người gốc  DO  THÁI  sống ở Mỹ. Quả thật người  DO  THÁI  cho dù sống ở đâu đi chăng nữa thì cũng đều rất tài giỏi trong mọi lĩnh vực.



* Milton Friedman là ai ?

( Paul Krugman )

Biên dịch : Trương Trí Vĩnh và toà soạn Thời Đại Mới


1. Lịch sử kinh tế học thế kỷ 20 có chút gì đó giống với lịch sử Cơ đốc giáo thế kỷ 16. Mãi cho tới khi John Maynard Keynes xuất bản tác phẩm Lý thuyết tổng quát về lao động, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, kinh tế học – ít ra là trong các nước nói tiếng Anh – hoàn toàn bị tư tưởng chính thống về thị trường tự do thống trị. Những tư tưởng khác biệt đôi khi cũng xuất hiện nhưng luôn bị lấn át. Kinh tế học cổ điển theo như Keynes viết năm 1936 “ thống trị hoàn toàn nước Anh giống hệt như Tòa án Dị giáo thống trị Tây Ban Nha ”. Và kinh tế học cổ điển tuyên bố rằng lời giải cho hầu hết các vấn đề là cứ để mặc mọi việc dưới các tác động của cung và cầu.

Nhưng kinh tế học cổ điển đã không có lời giải thích cũng như đưa ra được biện pháp giải quyết cuộc Đại Suy thoái. Đến giữa những năm 30, những thách thức đặt ra với kinh tế học chính thống không còn kìm nén lâu hơn được nữa. Keynes đã đóng vai trò của Martin Luther, mang đến cho những tư tưởng dị biệt sự nghiêm cẩn về mặt học thuật cần thiết để chúng được tôn trọng. Mặc dù Keynes không phải là một người thiên tả – ông xuất hiện để bảo vệ chủ nghĩa tư bản chứ không phải chôn vùi nó – lý thuyết của ông nói rằng không thể trông đợi vào thị trường tự do để cung cấp đầy đủ việc làm, từ đó tạo ra cơ sở mới cho sự can thiệp sâu rộng hơn của chính phủ vào nền kinh tế.

Học thuyết Keynes là một cuộc cải cách lớn lao của kinh tế học. Đương nhiên nó được tiếp nối bằng một cuộc chống cải cách. Một số nhà kinh tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi kinh tế học cổ điển trong giai đoạn từ năm 1950 đến 2000 nhưng không ai có ảnh hưởng như Milton Friedman. Nếu Keynes là Luther, Friedman là thánh Ignatius xứ Loyola, người đã sáng lập ra dòng Tên ( Jesuits ). Và giống như những tín đồ Jesuits, những người theo chân Friedman đã hành động với cách thức của một đội quân thành tín có kỷ luật, buộc ý tưởng dị biệt của Keynes phải thối lui trên nhiều mặt nhưng không lùi hẳn. Đến cuối thế kỷ trước, kinh tế học cổ điển đã quay trở lại dù không lấy lại hoàn toàn vị trí thống trị trước đây và Friedman xứng đáng là người có công lớn.