Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019
Bạn biết gì khi nhắc đến Tây Nguyên ?
( Trí Thức Trẻ )
Một cao nguyên đầy nắng gió, mùi cafe thơm lẩn quất trong không khí, những già làng móm mém cười hiền từ ngồi bên hiên nhà rông hay tiếng cồng chiêng trầm ấm như một câu hát ngâm nga đưa ta lùi về quá khứ ?
Đó là những gì chúng tôi cảm nhận về Tây Nguyên trước khi đến nơi này. Rất ít. Dù chúng ta được đọc, được xem rất nhiều và có những ấn tượng nhất định về Tây Nguyên - nhưng thực ra mọi thứ lại rất chung chung và mơ hồ. Vậy nên, khi lá thăm mở ra và dòng chữ Tây Nguyên ngay ngắn xuất hiện, trái tim chúng tôi đập nhanh hơn một nhịp. Sự hồi hộp khi biết mình sắp khám phá một miền đất còn nhiều bí ẩn, sau đó là sự lo lắng len lỏi khi nhận ra : Cả lũ ..... mù tịt về du lịch Tây Nguyên.
Khi ngồi đây và viết lại những dòng này, tôi nhắm mắt nhớ lại từng khoảnh khắc trong chuyến đi, từng khung cảnh chúng tôi đã đi qua, những ngọn núi, những triền đồi, những dòng sông, thác tung bọt trắng xoá, những con đường đất đỏ trong cái nắng gió cao nguyên - trong lòng thật sự trào dâng lên một cảm giác xúc động. Không phải chỉ vì chúng tôi đã cùng nhau khám phá trọn vẹn một miền đất mà trước đấy mình mới chỉ nghe tên, mà còn bởi chúng tôi đã thật sự cảm nhận được nhịp đập, được hơi thở của con người và núi rừng Tây Nguyên rồi. Chúng tôi đã chạm vào được phần nào vẻ đẹp kỳ vĩ và phóng khoáng của Tây Nguyên.
Lúc này đây, tôi có thể thuật lại cho các bạn hành trình 4 ngày 3 đêm ngắn ngủi nhưng đầy ắp những trải nghiệm - mà nếu bạn là một người say mê những chuyến đi, say mê những miền đất mới và yêu thiết tha đất nước Việt Nam mình - thì chắc chắn, bạn cũng sẽ chẳng thể cầm lòng mình mà lên kế hoạch ghé thăm vùng đất tuyệt vời này.
sự hiểu biết ( tri thức ) tự bản thân nó đã là quý giá. Sự hiểu biết không cần phải có tính " áp dụng " vào thực tế được hay không. Sau này chính những sự hiểu biết đó theo thời gian, tùy vào những trường hợp cụ thể mà sẽ có tính " ứng dụng " không ai lường trước được, chẳng hạn như những ứng dụng của toán học và vật lý ngày nay vào máy móc điện tử, vũ trụ không gian bắt nguồn từ những LÝ THUYẾT toán học và vật lý trước đó mấy trăm năm mà không ai nghĩ là nó sẽ có tính ứng dụng như thế nào. Vì vậy ĐỈNH CAO nhất trong sự hiểu biết chính là sự SAY MÊ TRI THỨC chỉ vì nó đem đến sự hiểu biết chứ không phải vì nó có tính " ứng dụng " vào thực tế hay không.
Di sản của Socrates.
( Tia Sáng : lược trích )
Nhược điểm của trào lưu du giáo dẫn ta tới cái tương phản với nó, đồng thời là cái di sản đầu tiên và thắng lợi huy hoàng nhất của truyền thống giáo dục mà khởi điểm là Socrates.
1/ “ Không biết và cũng không tưởng là mình biết ”
Có thể chúng ta không biết gì nhiều về Ông, song hầu như ai cũng biết câu khuyến dụ “ HÃY TỰ BIẾT MÌNH ” được gán cho Ông. Câu văn biểu thị thái độ khiêm tốn trước sự hiểu biết ấy, ngày nay còn thiết yếu cho việc học hỏi hơn bao giờ hết. Không phải chỉ vì nó đơn giản mang cái nghĩa mà thời xưa Socrates đã giải thích ( về thứ hiểu biết do kinh nghiệm - học hỏi - suy luận đem lại gọi là “ tri thức ” ) và cho là nằm ngoài tầm với của bản thân Ông : “ tôi không biết gì cả ( không có loại tri thức đó ) , và điều tôi không biết, tôi cũng không hề tưởng rằng mình biết ”. Về vế thứ nhất – sự không biết – Karl Jaspers ( 1883 - 1969 ) nhận định : “ Socrates chính là triết gia của thứ tư duy luôn bôn ba trên đường với hiểu biết duy nhất là sự không - biết ( ... ) , với lòng tin rằng chân lý sẽ hiện ra ở cuối con đường khảo hạch không nhân nhượng, rằng chính trong ý thức chân thật về sự không - biết mà sự hiểu biết cốt tủy, sinh tử chứ không phải là hư vô sẽ xuất hiện ”.
Về vế thứ hai – sự tưởng là biết – Maurice Merleau - Ponty ( 1908 - 1961 ) bàn : Bản Tự Biện từng nhận định buồn bã : “ Mỗi khi tôi thuyết phục được ai là anh ta chẳng biết gì, người ta tưởng là tôi biết tất cả những gì anh ta không biết ”. Socrates đâu biết nhiều hơn họ, Ông chỉ biết rằng không có sự hiểu biết tuyệt đối, và chính nhờ sự thiếu hụt đó mà lý trí của chúng ta còn rộng mở trước chân lý.
Tưởng rằng mình biết luôn luôn là một chướng ngại cho sự hiểu biết. Tuy nhiên đối với các nhà khoa học đương đại, ngay cả những tri thức có giá trị nhiều khi cũng vẫn là một trở ngại cho sự hiểu biết sâu hơn, rộng hơn, khác hơn. Hãy nhìn vào lịch sử của vài bộ môn khoa học. Vật lý của Newton và hình học của Euclid đều là những mảnh đất vững chãi của sự hiểu biết, thế nhưng nếu ai cũng sùng bái Newton như vị sứ giả có một không hai mà Thượng đế gửi xuống để khai trí con người thì có lẽ ta đã không bao giờ vượt qua được vật lý của thế giới trung mô để tìm hiểu vật lý của thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Nếu ai cũng tin rằng Euclid là “ không thể vượt qua ” thì có lẽ ta đã không bao giờ xây dựng được những mô hình hình học phi - Euclid. Hơn bao giờ hết, ta cần phải luôn luôn tự nhủ : hiểu biết tuyệt đối, cũng như chân lý vĩnh hằng, là đường chân trời mời mọc hay ám ảnh ở tít đằng xa, không bao giờ là chốn bồng lai vây bọc quanh ta. Và nếu cái thái độ cởi mở trước sự học này đã không bắt nguồn từ chính Socrates thì ít ra nó cũng có nhiều liên hệ với một truyền thống khoa học không xa lạ với Triết gia.
Bởi vì ở Socrates, ý thức “ không biết ” song song với sự “ không tưởng rằng mình biết ”, cùng dẫn đến động thái tích cực là việc dấn thân đi tìm cái đúng, thực ( được xem là đặc trưng của triết gia philo - sophos = kẻ yêu - hiểu biết – với định nghĩa này thì tất cả chúng ta đều là triết gia ) chứ không phải là buông xuôi chịu đựng họa dốt nát. Và sự dấn thân ấy, cái thái độ sapere aude ( hãy dám biết ) ấy, một mặt không ai có thể làm thay ta được, kể cả thần thánh, mặt khác ta cũng không thể làm một mình được, mà cần có đối tác. Đối với chúng ta ngày nay, đối tác đó chủ yếu là thầy cô – một quan điểm trên / dưới lệ thuộc thừa hưởng từ trào lưu du giáo.
Ở phương Đông, ông cha ta từng tuyên phán : “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ”, dù chỉ hơn có nửa chữ cũng vẫn là thầy. Ở Athens, Socrates từng hoài nghi : “ Giá mà qua tiếp xúc, sự hiểu biết có thể truyền từ người có nhiều hơn sang kẻ có ít hơn, tựa như nước có thể chảy từ ly đầy hơn sang ly vơi hơn qua mảnh len, thì tốt biết bao ! ” ; và sự ngờ vực này không chỉ giới hạn vào loại hiểu biết đạo đức hay chính trị mà còn lan ra cả nhiều lĩnh vực khác. Thế nên, do Ông không tự nhận là thầy của bất cứ ai, và cũng không công nhận ai thực sự là thầy, Socrates bất ngờ thiết lập một quan hệ mới giữa những người cùng đi tìm hiểu biết, nghĩa là cùng học dựa vào nhau : quan hệ đối tác bình đẳng.
Trong quan hệ đó, người này “ đỡ đẻ ” cho người kia như thần Apollo “ đỡ đẻ ” cho Socrates. Thần phán : “ Không có ai hiểu biết hơn Socrates trên đời này ” ; nhưng nếu Socrates kiêu hãnh xem đấy là chân lý thay vì kinh ngạc tự biết rằng mình không biết chi hết, rồi tìm cách chứng minh là câu thần dụ ấy sai thì chẳng đời nào Ông ngộ ra được ý thần : “ Hỡi con người, kẻ thông thái nhất trong số các anh sẽ là người tự biết rằng hiểu biết của mình không là gì cả, như Socrates ”, nghĩa là Socrates hiểu biết hơn người chính vì ông biết rằng mình không biết chi hết. Như Socrates “ đỡ đẻ ” cho bất cứ ai trò chuyện cùng Ông, Socrates chỉ hỏi “ x là gì ”, đôi khi còn mớm cho họ một ý, nhưng chính kẻ đối thoại phải động não để tìm ra câu trả lời thích đáng, có khi còn khiến Ông phải đổi hướng trò chơi hỏi đáp. Trong quan hệ này đâu có ai dạy ai, cho nên Socrates mới kết luận : “ Thật rõ ràng là họ chưa bao giờ học được bất cứ điều gì từ tôi cả, và nhiều phát hiện hay đẹp mà họ thấy gắn bó thiết thân đều do công phu của họ ”. Kierkegaard bình : “ Cách hiểu Socrates tốt nhất chính là hiểu rằng chẳng ai mắc Ông món nợ nào cả, đấy là điều Ông thích hơn hết, và có thể ưa thích như vậy thì quả là đẹp ” .
2/ Quan hệ đối tác : kẻ “ đỡ ”, người “ đẻ ”
Trong quan hệ đối tác bình đẳng đó, người này “ đỡ ” song người kia cũng phải “ đẻ ”. Socrates cho rằng : “ thần bắt tôi đỡ đẻ mà không cho phép tôi sinh sản ” ; đây là một kiểu nói nhằm vừa xác định vai trò “ bà đỡ ” của Ông như một thiên chức, vừa xác lập là bất cứ ai khác ( trừ loại “ bà đỡ ” như Ông ) cũng có thể sinh sản dù giá trị của sản phẩm ra đời có thể không đồng đều về phẩm chất. Nghĩa là ai cũng có lý trí, hay nói cách khác, lý tính là bẩm sinh ở mỗi người, và với lý tính bẩm sinh này, ai cũng có thể đạt được những tri thức đúng đắn nếu được cật vấn đúng phương pháp, thần linh hay người khác không có vai trò nào ở đây. Ngày nay có thể ta ít bi quan hơn Socrates : nhất định là thầy cô có thể dạy học trò biết nhiều thứ cho dù phải nhắc đi nhắc lại rằng “ tri phải đi đôi với hành ”. Tuy nhiên cũng cần nhớ lại rằng, ở Socrates chữ hành đi xa hơn chuyện thực tập nhiều : nó là sự vận dụng toàn bộ trí năng của chính mình để tự suy nghĩ xem xét, tự trải nghiệm khám phá ngay từ bước đầu tiên.
Dù ở Socrates xưa, thứ hiểu biết được đem ra bàn luận thường là hiểu biết đạo lý : đức hạnh là khoa học chân chính trước hết vì nó là khoa học về bản thân ta, nhưng cũng vì vậy mà nó luôn luôn vuột khỏi tầm tay của bao kẻ thông minh mà không hề nghĩ suy gì về mình. Ngày nay không ai cấm ta mở rộng lĩnh vực áp dụng và nhận thức rằng mọi khoa học chân chính đều không thể được tiếp thu từ bên ngoài mà phải được ( tái ) phát hiện từ bên trong dưới ảnh hưởng của sự kinh ngạc trước một vấn đề, bất kỳ là vấn đề gì. Đóng góp lớn thứ hai của Socrates cho giáo dục thời nay là tinh thần TỰ HỌC . Dù có cắp sách đến trường, ta cũng phải tự mình học, nghĩa là tự suy nghĩ xem xét, tự trải nghiệm khám phá chứ có ai làm hộ mình đâu ? Như vậy tại sao ta lại không nuôi dưỡng ý thức tự học này ngay từ đầu để đề phòng hoặc đối phó với những thời nhân tai ( có thể xảy ra ở khắp nơi ! ) khi nền giáo dục quốc gia bị lũng đoạn, thậm chí tiêu vong vì đủ thứ tệ hại chính trị, xã hội, kinh tế, đạo đức do con người gây ra đã cùng tác động song song để đẩy trình độ hiểu biết của cả nước xuống cấp ?
Trở lại với phương Đông và lời căn dặn “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ”. Dù chỉ dạy có nửa chữ cũng là thầy và do đó phải được kính trọng trong tư cách là thầy 100 % chứ không phải chỉ trong giới hạn của 1/2 chữ. Vâng, về tình nghĩa thì đúng thôi ! Với điều kiện là nó không sinh ra đầu óc nô lệ. Muốn tránh tình cảnh này thì từ nay hãy xem thầy cô như bà đỡ theo nghĩa của Socrates : đường hoàng cật vấn, phản biện. Hãy xem bạn học như đối tác : thân tình hỏi đáp, tranh luận. Hãy xem sách như bà đỡ, ở phương Đông ta cũng hay nói : “ Không thầy đố mày làm nên ” ; từ nay nên tự nhủ : “ Không sách đố thầy làm nên ” ; hãy đọc thật nhiều để có vốn mà suy tư và nhất là đừng cho phép bất cứ ai cấm mình đọc sách. Hãy xem Internet như đối tác : ngày nay mọi thông tin khoa học đều được truyền tải trên mạng, không ai còn lấy thúng úp voi được nữa ; hãy học thật giỏi ngôn ngữ của một xứ sở tự do và văn minh rồi lên Internet tự tìm lấy thông tin, hiểu biết – đấy là một quyền không thể chuyển nhượng của con người.
3/ “ Xét mình, xét người ”
Điều này dẫn ta tới đóng góp lớn thứ ba của Socrates cho giáo dục thời nay, đấy là khuyến dụ : “ XÉT MÌNH, XÉT NGƯỜI ”. Thoạt nghe có vẻ như đây chỉ đơn thuần là một đòi hỏi đạo lý ; thật ra Socrates yêu cầu “ tu dưỡng tâm hồn với đức hạnh ” luôn luôn cặp đôi với một mệnh lệnh khác bao trùm tất cả là “ trau dồi hiểu biết ”, bởi vì theo Triết gia, “ chỉ có một thiện căn, đó là sự hiểu biết, và chỉ có một ác căn, đó là sự ngu muội ”. Để rồi sự tin tưởng tuyệt đối cho rằng lý trí có thể hoàn toàn chế ngự được đạo đức cuối cùng đã dẫn Ông tới kết luận “ không ai cố ý làm điều bất chính ”, được diễn đạt một cách khái quát qua công thức trứ danh “ hiểu biết là đức hạnh ” mà đời sau gọi là “ nghịch lý Socrates ” ( “ the Socratic paradox ” ) . Ở đây, Triết gia dường như đã bỏ qua một hiện tượng hiển nhiên mà người Hy Lạp gọi là akrasia : mặc dù biết một điều gì đó là không nên làm, người đời rốt cuộc vẫn cứ làm chỉ vì thiếu ý chí để tự kiềm chế.
---------------------------------------------------
và sau đây là một chút thư giãn sau khi đã động não suy nghĩ tìm kiếm tri thức. Chẳng phải TRI THỨC cũng là một VẺ ĐẸP đáng để ngắm nhìn đó hay sao ??
Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019
3 homestay không đi không được cho những ngày tránh gió mùa ở Mộc Châu.
( Helino )
Những ngày đông se lạnh, còn gì tuyệt hơn việc tìm thấy cho mình một căn homestay nào đó không quá xa thành phố mà vẫn đáp ứng đủ các yêu cầu: đủ xinh - đủ ấm - đủ rẻ cơ chứ !
Trải nghiệm thích thú nhất vào những ngày đông có lẽ chính là được cuộn mình trong chiếc chăn ấm, một tay nâng ly cafe nóng, một tay lật giở cuốn sách yêu thích, mặc cho ngoài kia gió lạnh đang gào rít. Tuy nhiên, nếu chỉ ru rú trong căn phòng quen thuộc thì chuỗi ngày lạnh sẽ nhàm chán chết đi được, thay vào đó, tại sao bạn không thử thay đổi không gian tránh rét của mình bằng cách tới một nơi khác.
Không cần đi đâu quá xa, chẳng hạn chỉ vi vu tới Mộc Châu thôi, bạn cũng có thể dễ dàng tìm cho một căn homestay xinh xắn và cực kì ấm cúng cho những ngày trốn gió mùa như thế !
The November Mộc Châu
Cách Hà Nội chỉ khoảng 4 tiếng chạy xe máy, bạn đã có mặt ở Mộc Châu - nơi được mệnh danh là "Đà Lạt thu nhỏ" của Việt Nam. Mộc Châu bao năm cảnh sắc vẫn vậy, nhưng hiện tại nơi đây đang dần mọc lên những homestay xinh xắn chẳng thua kém bất kì thành phố nào. Và The November chính là một trong những cái tên nổi nhất.
Với thiết kế bằng gỗ mộc mạc, The November mang đến cho bạn một không gian đậm phong cách Âu vừa hài hòa với thiên nhiên vừa gần gũi và ấm áp vô cùng. Bên trong từng gian phòng được trang trí đơn giản bằng chất liệu gỗ xen lẫn thổ cẩm. Các tone màu thiết kế khác cũng thuộc gam ấm, tạo nên cảm giác ấm cúng, xua tan mọi mệt mỏi. Với nhiều kiểu phòng từ phòng đơn, phòng đôi cho đến phòng dorm, The November sẽ trở thành sự lựa chọn cực thích hợp cho những ngày gió mùa về.
Mama's House
Có lẽ ngay từ cái tên của mình, Mama's House - Nhà Của Mẹ đã gây được ấn tượng tốt với những ai ghé thăm nơi đây. Không gian gần gũi, thân thiện nơi đây mang đến cho bạn cảm giác như đang ở nhà vậy.
Cũng với thiết kế gỗ, cả khu homestay trông xinh xắn như trong những thước phim Hàn Quốc, nơi mà chỉ cần bước ra khỏi cửa, bạn sẽ được chứng kiến cả một khung cảnh hoa mơ hoa mận trắng xóa dịu dàng. Nằm kề bên sườn đồi, từng khu nhà gỗ nhỏ này sẽ biến những ngày đông lạnh trở nên ấm áp hơn rất nhiều.
Đồi House
So với 2 homestay ở trên thì Đồi House có giá "hạt dẻ" hơn cả, chính vì vậy, nó cũng phù hợp nhất cho một chuyến đi tránh gió mùa cùng đám bạn thân. Thay vì thiết kế nhà gỗ truyền thống, khu homestay này được decor theo kiểu những căn lều hình buồm siêu dễ thương. Kết cấu chóp nhọn không chỉ khiến không gian homestay trở nên thông thoáng hơn mà còn tạo nên một background chụp ảnh "sống ảo" cực độc !
Nằm trên một khu đồi nên thứ không thiếu nhất ở Đồi House có lẽ chính là cây cỏ. Một sớm se lạnh hít hà khí trời, ngắm nhìn những bông hoa đang run rẩy hơn những buổi tối đốt lửa trại, kết bạn với những người xa lạ, cùng hát hò, nghe thôi đã thấy vui đúng không ?
Chào anh em, đéo có trò gì, pín bảnh lại bàn về lá ngón, à cơ.
( Ngầu Pín : lược trích )
Vì có đại biểu quốc hội đề xuất cho tử tù cắn lá ngón, nhiều anh em tâm tư, mình liền gõ đôi dòng.
Ngược sử đã.
À đéo, dcm anh em like chưa đã hỡi quân mất nết ??
Xưa, giao chỉ là 1 quận tận cùng của trung hoa, bọn đáng chém mà đc ân giảm thì lưu đày xuống thanh hóa nghệ an ....v...v.... , thời đó nơi đó có đất, chứ phía trên toàn rừng rậm và đầm lầy, ae Nghệ an hà tĩnh có vẻ là tội phạm chính trị, thường làm thơ đá đểu triều đình, anh em thanh hóa thì xài vũ lực mưu sát gì đó.
Anh em phải chọn vùng miền mà khen, nếu lấy vợ hải phòng thì hehe, người HP chúng tôi thích chém người và cướp đoạt tài vật, cần khen bố vợ là : " bác ăn cướp giỏi quá, cơ ngơi nhà bác to thế này dễ phải ăn cướp đến 3 đời nhỉ .... ", lập tức anh bố vợ sẽ lôi chai ngũ dạ lục dao ra mời ông rể quý, đéo tin tôi thì thôi.
Ấy, lại luồn về án tử hê hê.
Thường ae ăn án tử thì bị chém cụt đầu, đơn giản thế thôi. Bọn bật vua thì bị nặng hơn, chém 3 họ hay 9 họ, quý anh Nguyễn Trãi lừng danh bị án này, họ hàng dĩ nhiên khi trãi bị vồ thì đánh hơi ra ngay, hoặc ae quan lại địa phương phím trước, họ chạy sạch, đổi họ chờ thời hê hê, có ccc mà chém đc nguyên 3 họ hay 9 họ.
Anh em kháng chỉ vua sẽ bị chém ngang lưng, sắc răn đe thật là quá đã, bà con thời đó có phôn khôn thì sẽ sợ đến 3 đời, nửa thân dưới nằm im trong khi nửa trên vẫn ư ử ca vọng cổ đến nửa ngày, có điều anh em lào phào đéo có hơi đéo xuống xề đc. ae siêu quậy thì bị xé xác bằng voi hay ngựa, cơ mà ae này ít thôi, vì mất công và tốn kém.
Khi người Pháp đến VN cai trị, họ bỏ hết mấy điều luật thần thánh của vua như tru di tam tộc, chém ngang lưng, voi xé ngựa giày ....v...v.... , điều luật nhân văn nhất là đánh đòn bằng roi, họ cũng bỏ luôn. Anh em Pháp cũng lôi vào annam cái máy chém, còn tòa Nam triều vẫn xài đao phủ chặt đầu lâu.
Kể đến đâu rồi ?? anh em like chưa hỡi quân mất nết ???
Tiếp nhỉ .... trời ơi trời ơi .....
Đông lào vào thời hội nhập nâng bi tư bản hehe, mới kí ccc gì đó, đại để nhân đạo với tù nhân, nếu chiếu luật thì 1 thằng tù phải có tối thiểu mấy m2 riêng, được ăn đổi món, ví dụ tuần này bò úc thì tuần sau phải seafood, đc chơi thể thao, không bị xiềng, đc tiếp cận báo chí tv internet, đc chăm sóc i tế tận răng, ...v..v... , đại để tiêu chuẩn nếu đúng thì chả khác đéo bậc thứ trưởng của đông lào.
Nữa là hỡi ôi, bỏ tử hình.
Nhiều nước đã bỏ tử hình, đông lào thì đéo đc, bọn mất nết nuôi chúng cả đời tốn lắm, đêm chúng ư ử hát bài tình cha hay mẹ ơi con đã già rồi, rồi hú như vượn núi ..... rồi đòi hỏi đủ thứ, anh em cai tù ngán nhất bọn này, vì chúng chờ chết nên anh em đéo oánh chúng thấy mẹ đc, cái an ủi duy nhất là khi chúng bị lôi ra pháp trường, anh em xin nó con lô hoặc nhờ nó báo mộng sau, anh em tin thằng sắp chết nói chuẩn cơ mà 90 % trượt mẹ, ae cay đéo làm gì đc vì nó chết cmnr. Nhưng mà đéo xài xử bắn nữa vì nó dã man hehe.
MÌnh thì thấy đéo dã man cái đéo gì, 5 anh cầm súng trường nhằm vào ngực anh tử tù mất nết, bắn nhẹ như mát xa, rồi anh cuối nổ vào sọ, xong, bác sĩ run như dẽ vành mắt đo mạch, giơ tay báo nghẻo, thế là xong. Nhân văn như vậy mà lại bỏ, đáng tiếc, hỡi ôi đáng tiếc, giờ anh em xài kiểu tiêm.
Kiểu tiêm rất tốn, trời ơi tốn quá, vài năm trước tổng chi cỡ 350 củ cho 1 anh, giờ mình đoán phải 500 củ, đó là phí trả cho anh em thi hành công lực gồm tiền thuốc, tiền xăng dầu di chuyển, tiền phí cho phu đào huyệt, tiền áo quan, tiền bữa ăn cuối, tiền abcd dài phết đó. quý anh tử tù sẽ bị tiêm 1 loại thuốc mê để chìm vào giấc ngủ, rồi anh em tặng 1 liều nữa để thư giãn, hệt như mát xa, làm các cơ mềm như bún, và liều cuối là thuốc khiến tim anh em đéo đập thêm.
Vấn đề là anh em tiêm nhát, đéo dám tiêm, cần 5 anh, mỗi anh ấn 1 nút cho bơm tự động hoạt động, chỉ 1 nút sẽ giết con chó kia, anh nào cũng bụng bảo dạ chắc là đéo phải nút của mình giết nó, 1 liệu pháp tâm lí đéo tệ. Cơ mà thuốc nhập ngoại, bọn tây biết anh em xài để giết người, nó đéo bán, thành ra anh em tử tù annam đang có cơ sống dài hơn một chút trong thời gian chờ vn tự bào chế.
Giờ quay lại với lá ngón, nó gọi hán tự là Đoạn trường thảo, tức là cỏ làm đứt cmn ruột ra hehe , tên hay quá. nó cũng có nghĩa là con đường cụt, tức chết tuyệt lộ cmm luôn. Vụ lá ngón khá hay, giờ tiêm tốn 400 củ đi, anh em bảo thàng tù là tao cho vợ mày 200 củ, gọi là 50 / 50, tao bê cho mày rổ lá ngón, mày đớp hết thì chôn, tiền tiêm anh em chia nhau bú diệu ..... Nhân văn không ?? quá nhân văn, thường thằng khỏe thì cắn 10 lá là chết, giờ bê cho con cẩu tử tù 1 rổ luôn dĩ nhiên đéo cần rửa, thêm nồi lẩu, gọi là lẩu ngón, chai riệu với tý thịt bò, thịt gà ...v...v.... , anh em đớp vào răng nhe ra, xong. Hợp lí không ?? quá hợp lí, hehe.
.
Thôi like đi hỡi anh em.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)