giữa việc phải lựa chọn ĐƯỢC LÒNG DÂN nhưng KHÔNG ĐƯỢC LÒNG QUỐC TẾ và ĐƯỢC LÒNG QUỐC TẾ nhưng KHÔNG ĐƯỢC LÒNG DÂN thì bà Aung San Suu Kyi phải làm thế nào đây ??? Đến một lúc nào đó, khi vấn đề trở nên nghiêm trọng thì chỉ có thể chọn 1 trong 2 , không thể nào chọn theo kiểu cả 2 " vừa có CÁ vừa có TIỀN " được. Không thể ỡm ờ " trung lập " hoặc im lặng theo kiểu giả ngơ bởi vì nếu như không lên tiếng trong những trường hợp quan trọng ( bênh vực người DA ĐEN chẳng hạn ) thì " quốc tế " sẽ cho là người đó ngầm đồng ý với những gì đang xảy ra. Ôi, thật là tội nghiệp cho bà Aung San Suu Kyi quá đi !! Quả đúng y như câu tục ngữ mà ông bà ta xưa thường hay nói :
Được ( quốc tế ) khen thì ho hen cả người.
Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc.
( Nghiên cứu quốc tế )
Tuần này, cả thế giới được chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy. Bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, từng được ca ngợi là “ người dũng cảm và đạo đức nhất trên thế giới ..... một nữ anh hùng với hình tượng hoàn hảo khiến cho chúng ta có thể đặt chút niềm tin vào bản chất của con người ” đang đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế ( ICJ ) ở La Hay để bảo vệ đất nước mình trước những cáo buộc về tội diệt chủng.
Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã ghi nhận những “ hành động càn quét ” đầy tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar chống lại cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2016 đến cuối năm 2017. Ví dụ, vào năm 2018, một phái bộ điều tra độc lập của Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo dài 444 trang mô tả chi tiết hàng loạt vụ việc kinh hoàng bao gồm giết người, tra tấn, tấn công tình dục và phá hủy tài sản do lực lượng vũ trang Myanmar ( Tatmadaw ) và cảnh sát tiến hành.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng những hành động này đã thể hiện “ ý định diệt chủng ”. Cùng lúc đó, một cuộc điều tra mang chút màu sắc chính trị do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiến hành tuy không gọi những hành động tàn bạo ở Myanmar là diệt chủng nhưng ghi nhận nhiều vụ việc tương tự như vậy. Cả 2 báo cáo đều cho thấy có gần 1 triệu người tị nạn Rohingya đang sống trong các khu trại tồi tàn ở Bangladesh, họ là những bằng chứng sống cho các tội ác chống lại loài người.
Trước Tòa án Công lý Quốc tế, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố rằng những cáo buộc chống lại Myanmar thể hiện một “ bức tranh không đầy đủ và sai lệch về tình hình thực tế hiện tại ”. Điều đó ngụ ý rằng những người không sống ở Myanamr sẽ không thể hiểu hết những gì đang diễn ra ở bang Rakhine, “ nó phức tạp và không dễ hiểu ”, bà nói. Những vấn đề ở bang này đã tồn tại hàng thế kỷ qua và vấn đề mới nhất hiện nay xuất phát từ lực lượng có tên Quân đội cứu thế Arakan Rohingya ( ARSA ) mà theo bà Suu Kyi là đã nhận được hỗ trợ từ các nhóm chiến binh ở Afghanistan và Pakistan. Những hoạt động duy trì an ninh ở bang Rakhine được tiến hành để đối phó với các cuộc tấn công của “ những kẻ khủng bố ” ARSA và đây chỉ là một trong nhiều cuộc “ xung đột nội bộ ”.
Bà Aung San Suu Kyi nói rằng “ Không thể loại trừ khả năng các thành viên của lực lượng quốc phòng đã sử dụng vũ lực một cách không tương xứng trong một số trường hợp, bất chấp luật pháp quốc tế ”, hoặc “ họ đã không phân biệt đủ rõ ràng giữa các chiến binh ARSA với dân thường ”. Cũng có thể đã có những thất bại trong việc ngăn chặn dân thường cướp bóc hoặc phá hoại tài sản sau những trận giao tranh hoặc trong những ngôi làng bị bỏ hoang, bà nói tiếp. Trong một sự nhượng bộ hiếm hoi, bà bày tỏ sự cảm thông với những người tị nạn ở Bangladesh ( nhưng không gọi họ là “ người Rohingya ” ).
Bất chấp một thực tế rõ ràng là hệ thống tư pháp của Myanmar ( cả dân sự lẫn quân sự ) đều nổi tiếng về tham nhũng và thiếu tính độc lập, bà Aung San Suu Kyi vẫn tuyên bố rằng nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về những hành vi sai trái thì chúng sẽ được điều tra kỹ lưỡng. Như hầu hết các nhà quan sát đều thấy, một vài ủy ban điều tra nội bộ đã tiến hành điều tra nhiều cáo buộc về những hành vi sai trái của lực lượng an ninh nhưng rồi chẳng có ai bị kết tội.
Xét về tổng thể, màn thể hiện này của bà khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, nhiều nhà quan sát đôi khi tự hỏi liệu bà Aung San Suu Kyi có thực sự tin vào những điều vô nghĩa mà mình đang nói hay không. Những phát biểu được chuẩn bị kỹ càng trước tòa của vị Cố vấn nhà nước Myanmar là một nỗ lực nhằm biện minh cho điều vốn dĩ không thể chối cãi được. Gạt những yếu tố pháp lý nghiêm ngặt sang một bên thì nỗ lực này đã thất bại hoàn toàn. Ở cấp độ cá nhân, những thể hiện ngày hôm nay đã lấy đi hết chút danh tiếng cuối cùng của bà với tư cách là nhà đấu tranh cho nhân quyền trong mắt cộng đồng quốc tế.
Trước sự chú ý của toàn thế giới về vụ việc người Rohingya cũng như rất nhiều bằng chứng chống lại Myanmar, kết cục như vậy xảy ra cũng không có gì lạ, tuy nhiên câu hỏi ở đây là : Tại sao bà Aung San Suu Kyi lại đặt mình vào tình thế này ? Tại sao bà lại ra mặt để phải hứng chịu những lời chỉ trích, thậm chí là chế nhạo không thể tránh khỏi từ cộng đồng quốc tế theo cách như vậy ? Bà có thể thu được gì khi đánh cược uy tín cá nhân lẫn hình tượng đạo đức của bản thân dù đã lường trước được hậu quả ( chí ít là trước tòa án công luận ) sẽ như thế nào ?
Các nhà quan sát nước ngoài đã đưa ra 3 lý do để lý giải cho hành động của bà.
Thứ nhất, hầu hết đều cho rằng với cuộc bầu cử quốc gia năm 2020 đang đến gần, bà Aung San Suu Kyi muốn chứng tỏ cho dân chúng thấy mình là người bảo vệ Myanmar trước những tiếng nói chỉ trích từ bên ngoài. Bà biết rằng những hoạt động càn quét của quân đội ở bang Rakhine trong năm 2016 và 2017 nhận được sử ủng hộ từ nhiều cử tri là người Miến theo Phật giáo trung thành với bà, lâu nay họ vẫn coi người Rohingya là những kẻ nhập cư bất hợp pháp đến từ vùng Bengal, theo một tôn giáo ngoại lai tiềm ẩn đầy nguy hiểm. Nếu không đứng lên bảo vệ Myanmar trước Tòa án Công lý Quốc tế, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà có thể phải gánh chịu hậu quả trong cuộc bầu cử sắp tới.
Thứ hai, các nhà quan sát cũng chỉ ra rằng bà Aung San Suu Kyi hiện đang phải liên minh với Tatmadaw để điều hành Myanmar mà Tatmadaw được xem là thể chế chính trị mạnh nhất tại quốc gia này hiện nay. Nếu bà Suu Kyi muốn tồn tại với tư cách là Cố vấn Nhà nước và thực hiện hàng loạt các cải cách do đảng của bà khởi xướng, bà cần phải nhận được sự ủng hộ từ giới tướng lĩnh. Bà không thể đứng ngoài và để mặc cho cộng đồng quốc tế lên án quân đội vì làm như vậy có thể khiến giới tướng lĩnh càng thêm thù địch với chính phủ của bà.
Vấn đề còn liên quan đến cha bà, vị anh hùng đã giành độc lập cho đất nước – Aung San, cũng chính là người đã sáng lập nên lực lượng vũ trang Myanmar. Việc quân đội bị công khai lên án sẽ không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng này mà còn ảnh hưởng đến vị anh hùng đáng kính đã gầy dựng nên nó, gián tiếp tác động đến niềm tin của công chúng với bà Aung San Suu Kyi. Điều thú vị là thời gian gần đây trên khắp Myanmar xuất hiện nhiều tấm biển quảng cáo khổng lồ treo hình bà Aung San Suu Kyi đang đứng cạnh 3 vị tướng với khuôn mặt rạng rỡ, nó nhấn mạnh đến mối liên hệ khắng khít giữa họ và cũng ngụ ý rằng bà Suu Kyi ủng hộ các hành động quân sự.
Một số chuyên gia đưa ra động cơ thứ ba. Nếu nhìn lại tất cả những lời chỉ trích dành cho chế độ độc tài quân sự trước đây cùng những nỗ lực giành được sự ủng hộ từ các chính phủ nước ngoài với tư cách là một tù nhân chính trị, có thể thấy bà Aung San Suu Kyi luôn là một người theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ. Bà đứng cùng phía với các tướng lĩnh trong những vấn đề liên quan đến độc lập và chủ quyền quốc gia, đặc biệt kể từ khi lên nắm quyền, bà đã đặt đất nước lên vị trí hàng đầu, trên cả những tính toán ‘ nhìn xa trông rộng ’ hơn, và bà Suu Kyi biết rằng người dân Myanmar sẽ không thích thấy cảnh đất nước mình bị các quốc gia khác công khai chỉ trích.
Cũng có thể tồn tại một lý do thứ tư. Bà Aung San Suu Kyi ý thức sâu sắc về sứ mệnh của mình. Bà luôn ghi nhớ bản thân là con gái của vị anh hùng dân tộc – người đã bị ám sát vào năm 1947. Suốt nhiều thập kỷ, bà nỗ lực cống hiến để trở thành tổng thống Myanmar và đưa tên tuổi của mình vào danh sách những nhà lãnh đạo được tôn kính nhất đất nước. Với suy nghĩ đó, bà có thể cảm thấy không thể giữ im lặng được khi đất nước, và trực tiếp là chính phủ và bản thân bà, bị cáo buộc tội ác chống lại loài người.
Ngay khi còn là một tù nhân lương tâm và được cộng đồng quốc tế tôn vinh như một biểu tượng dân chủ, bà Aung San Suu Kyi vẫn luôn khẳng định mình là một chính trị gia. Điều này đã được chứng minh bởi các hành động ( cũng như không hành động ) của bà kể từ khi nắm quyền vào năm 2016. Việc bà tham gia phiên tòa của ICJ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia hay đó chỉ là cảm xúc riêng tư của bà, thật khó để trả lời.
Tuy nhiên, dù cho lý do có là gì thì kết quả vẫn sẽ như vậy : sự ủng hộ của người dân Myanmar dành cho bà có thể tăng lên nhưng ở bên ngoài, danh tiếng của bà sẽ ngày càng đi xuống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét