Trang

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013


đọc bài này rồi mới biết lính Nhật thời kỳ còn ở Trung Quốc có phép cải tử hoàn sinh, chết đi sống lại nhiều lần, 1 anh hùng Trung Quốc chỉ dùng võ kungfu của mình không thôi mà chống lại được 1 đám đông lính Nhật cầm súng, 1 khách du lịch Nhật Bản muốn tìm đến nơi tưởng niệm lính Nhật đã hy sinh nhiều nhất thì lại được dẫn tới ........ phim trường  !?  Tại sao những chi tiết giật gân mang tính “ lịch sử ” hay đến như vậy mà cho đến bây giờ mới được công bố nhỉ   ???


Nền điện ảnh ' chống Nhật ' kỳ quặc của Trung Quốc

18 / 8 / 2013 

( Trí thức trẻ )

Mỗi ngày, có ít nhất 5 kênh truyền hình phát sóng những bộ phim liên quan tới cuộc chiến chống Nhật, một vài trong số đó có cốt truyện hoàn toàn vô lý.


Chết 8 lần một ngày

Theo tờ Nanfang Daily, năm 2012, trong số khoảng 200 bộ phim truyền hình được phát sóng vào khung giờ vàng ở tất cả các kênh truyền hình vệ tinh Trung Quốc đã có tới hơn 70 phim nói về chiến tranh Trung - Nhật ( những năm 1930 - 1940 ) hoặc cuộc chiến giữa các điệp viên.


Sự phổ biến của trào lưu phim truyền hình chiến tranh Trung – Nhật đã khiến phim trường lớn nhất châu Á Hengdian World Studios ( Hoàng Điếm, Đông Dương, Chiết Giang ) nổi lên như một “ căn cứ chống Nhật ” – vốn là khu vực tại Trung Quốc do Đảng kiểm soát trong chiến tranh Trung – Nhật.

Năm 2012, phim trường Hengdian đã đón 48 đoàn làm phim tới quay về đề tài chiến tranh Trung – Nhật. Phim trường này đã phải thuê tới 300.000 diễn viên quần chúng, 60% trong số đó đóng vai lính Nhật và có tới khoảng 700 triệu “ lính Nhật Bản ” chết tại đây.

Zhi Zhongpeng, một diễn viên chuyên đóng vai phụ chuyên nghiệp đã làm việc tại Hengdian World Studios trong hơn 4 năm, chia sẻ rằng hầu hết những vai diễn mà anh ta đảm nhiệm là lính Nhật. Năm 2012, anh này đã vào vai lính Nhật hơn 200 lần trong hơn 30 phim chủ đề chiến tranh Trung - Nhật. Đỉnh điểm là anh ta đã " chết " 8 lần trong một ngày.

Zhi nói rằng bí quyết dành cho những người muốn đóng vai lính Nhật là phải trông dữ dằn và nhếch nhác. Còn anh, ước mơ lớn nhất trong nghề là một lần được đóng vai lính Trung Quốc.

Còn cư dân mạng Trung Quốc không ngớt lời mỉa mai : " Một người Nhật Bản tới tỉnh Chiết Giang và tìm gặp một hướng dẫn viên địa phương. Anh này đưa cho hướng dẫn viên 3.000 nhân dân tệ. Anh ta muốn đi đến nơi mà lính Nhật chết nhiều nhất trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật để bày tỏ lỏng tiếc thương đối với lớp người đi trước đã thiệt mạng ở Trung Quốc. Hướng dẫn viên cầm tiền, dùng 300 nhân dân tệ để thuê xe. Một giờ sau họ đến nơi, và đó là Hengdian World Studios " .

Phim khoa học viễn tưởng hay sự bất lực của chính phủ?

Con số lính Nhật chết đã khiến người xem phải nhíu mày, nhưng cách khắc họa hình ảnh của lính Nhật Bản và những anh hùng Trung Quốc còn tồi tệ hơn. Bức ảnh một phụ nữ khoả thân đứng trước lính Trung Quốc, được chụp từ một bộ phim truyền hình nói về cuộc chiến chống Nhật Bản đã được cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ hơn 1,4 triệu lần chỉ trong chưa tới một tuần. Hầu hết mọi người đều cho rằng đó là một cảnh quay vô lý, và rằng biên kịch đã đưa thêm nó vào chỉ để “ câu khách ” .

Nhân dân Nhật báo cũng dẫn ra ví dụ về một bộ phim gây tranh cãi “ Các anh hùng chống Nhật Bản huyền thoại ” , trong đó một người đàn ông Trung Quốc đã đánh bại lính vũ trang Nhật Bản chỉ bằng tay không, với ngón võ kung fu của mình.

Trong một bộ phim truyền hình khác tên là "Mũi tên trên dây cung" ( Arrow on the Bowstring ) , một phụ nữ Trung Quốc, dường như sắp bị những người lính Nhật Bản hãm hiếp, đã bất ngờ nhảy lên không trung và bắn ba mũi tên, giết toàn bộ một trung đội lính Nhật.

Chưa hết, một người lính Trung Quốc, trong lúc tức giận, đã phá hủy một máy bay Nhật Bản chỉ bằng việc ném một quả lựu đạn lên không trung.

Theo Nhân dân Nhật báo, cũng có những người coi đây là một cách để gia tăng hận thù, giữ cho tinh thần chống Nhật Bản luôn tồn tại. Có điều, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những bộ phim truyền hình này là ngu ngốc.

Tờ này dẫn lời cư dân mạng Trung Quốc cho rằng những bộ phim dạng này giống phim khoa học viễn tưởng hơn là phim về chiến tranh, bởi những anh hùng chống Nhật trong phim có khả năng né đạn, võ công thuộc dạng bậc thầy, còn những người lính Nhật lại hành động ngốc nghếch, thậm chí không biết phải bắn vào đâu.

Trong khi đó, một số người nhận định rằng số lượng phim truyền hình chống Nhật nhiều như vậy chỉ cho thấy một chính phủ Trung Quốc mềm yếu và không có thực lực. Một người nhận xét : “ Nếu người ta không thể cạnh tranh với kẻ thù của mình trong cuộc sống thực thì sẽ mơ về chiến thắng trong ti vi ” .

Một người khác thì thẳng thắn hơn : " Chính phủ Trung Quốc không có can đảm để chống lại một cuộc chiến tranh thực tế về vấn đề quần đảo Điếu Ngư / Senkaku. Điều duy nhất họ có khả năng làm là những bộ phim truyền hình ảo tưởng " .



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét