Trang

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015



trọng về thi cử quá đến nỗi nếu không đậu thì sau này sẽ khó lấy được vợ ( ???? ) thì có lẽ là hơi nói quá. Nhưng có thể hiểu là cứ nặng nề về việc học Đại Học quá thì không được, 1 quốc gia có 1 chính sách tốt để làm sao cho những người sau này tuy không học đại học nhưng ra làm với mức lương trung bình cũng mua được những nhu cầu tổi thiếu ( như nhà cửa, xe cộ ) thì đó mới là điều cần thiết, và khi đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu đó rồi thì sẽ giảm bớt được áp lực của dân chúng về việc phải đậu Đại Học thì sau này mới có nhiều tiền để mua được nhà lầu xe hơi  !!    nhưng dù sao để học Đại Học thì vẫn phải thi ( tất nhiên là phải khó  !! ) vì trình độ Đại Học cao hơn và khó hơn, chứ cứ cho vào khơi khơi thì giống như một số trường cấp 3 từ trước tới giờ lấy điểm chuẩn rất thấp để cho những học sinh quá kém cỏi ( nhưng bị gia đình bắt đi học ) vào học , để rồi hệ quả là những đứa đó vào trường chỉ để phá, đánh lộn chứ chẳng học hành cái quái gì cả  !!  Vậy thì cứ cho vào hết mà không thi cử gì hết thì có ích lợi gì   ???      Xã hội Hàn Quốc . ( soi.today : lược trích ) Mình hỏi với thằng cu em Hàn Quốc : “ Sao không thấy nhiều bọn teen teen em nhỉ , đi đâu cũng toàn là trẻ con ? ” , nó trả lời lại làm mình cũng hơi ngạc nhiên : “ Học cấp hai thì phải tranh thủ đi chơi chứ , còn mấy năm nữa bọn em vào cấp ba thì làm gì còn thời gian tận hưởng cuộc đời ” .
Bà Park Geun Hye dùng bút lông viết thư pháp tiếng Triều Tiên , bên phải là cha của bà : Tổng thống Park Chung Hee . Ảnh chụp tại Seoul vào 31 tháng Tám năm 1977 , lúc này bà Park đang phải nhận cương vị Đệ nhất Phu nhân vì mẹ bà đã bị bắn chết trong một vụ ám sát hụt ông Park năm 1974 . Ông Park thuộc thế hệ được đào tạo tại Nhật , còn bà Park thuộc thế hệ học xong Cử nhân hoàn toàn tại Hàn Quốc . Quay lại vài chục năm trước , khi Park Chung Hee lên nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối ở Đại Hàn Dân Quốc , ông đã tập trung vào xử lý hệ thống giáo dục . Tất cả sự quản lý giáo dục các cấp được tập trung vào Bộ Giáo Dục , giống như Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam trước đây . Họ đã bắt đầu từ những việc căn bản nhất như tìm ra triết lý giáo dục , đồng bộ hóa ngôn ngữ kỹ thuật chuyên môn bằng cách chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Hàn .  Suốt thời kì đô hộ của Nhật , tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy ở tất cả các bậc giáo dục , tiếng Triều Tiên gần như bị cấm , người Triều Tiên phải học tiếng Nhật , đọc các sách “ thánh hiền ” của Nhật . Hàn Quốc thừa hưởng một hệ thống giáo dục rập khuôn như đúc của Nhật Bản , tầng lớp tinh hoa lãnh đạo Hàn Quốc sau khi độc lập , đều đi học bên Nhật về . Người Hàn Quốc tìm cách chối bỏ một sự thật rằng người Nhật đã đào tạo hàng trăm nghìn trí thức cho nền công nghiệp Hàn Quốc về sau ( câu chuyện dài dòng giữa hai dân tộc này sẽ kể chi tiết hơn ở bài sau ) . Biếm họa của báo Hankyoreh tháng 12 năm 2008 : Tổng thống Lee Myung Bak đang đạp túi bụi vào ba người ngồi dưới là đại diện cho Hiệp hội công nhân viên ngành giáo dục , đài truyền hình cáp YTN và Ủy ban nhân quyền Hàn Quốc . Trong khung ảnh là Tổng thống Park Chung Hee đang khuyên nhủ : “ Nhẹ nhàng bình tĩnh thôi , để kiểm soát được ba thằng này tôi mất đúng 18 năm cơ mà ! ” Tổng thống Park Chung Hee đã động viên toàn thể sinh viên cả nước , dốc hết sức cho học tập trong các trường đại học , đến mức mà mỗi người Hàn Quốc chỉ cần nhìn thấy lá cờ Thái Cực bay trong sân trường là phải tự nhủ cần quyết tâm hơn nữa . Mọi chỉ tiêu , số lượng sinh viên nhập học , học ngành gì ra trường làm gì , thậm chí biên chế giáo viên mỗi trường đều do bộ Giáo Dục kiểm soát .  Xã hội Hàn Quốc mang nặng tư tưởng trọng người học cao , những người học kỹ sư , bác sĩ hoặc có trình độ chuyên môn đều được ngưỡng mộ nên chính ý chí sắt đá của cá nhân và mô hình giáo dục “ trung ương tập quyền ” , chứ không phải việc phát triển con người , đã đóng góp vào sự tăng trưởng thần kì của kinh tế . Môi trường giáo dục khắc nghiệt đó đã đóng góp một lượng lớn trí thức cho việc công nghiệp hóa Hàn Quốc trong thế kỉ XX , nhưng vào thời điểm hiện tại , họ đang loay hoay mắc kẹt không khác gì giáo dục Việt Nam hiện nay , thậm chí ở một số khía cạnh còn khủng hoảng hơn rất nhiều .   Mỗi một đứa trẻ khi bước chân vào mẫu giáo là bố mẹ đã mặc định rằng con mình phải đỗ đại học . Có vào được đại học thì ra trường mới có công việc tốt , và ( giống Việt Nam nhưng đáng sợ hơn là ) để đàn ông còn ..... lấy được vợ . Vào được đại học thì thằng đàn ông mới có cơ may ngẩng mặt lên với đời , tìm được việc nuôi gia đình và trở thành người có “ địa vị ” trong xã hội , nếu không dễ dàng trở thành loại “ vô học ” tức là công dân hạng hai .  Vì thế từ nhà trẻ , tiểu học , trung học đều phải chọn trường tốt để có thể thi vào đại học . Đứa trẻ cũng hiểu được điều đó từ khi chưa bước chân vào lớp Một . Trung học phổ thông hay cấp ba không hề bắt buộc ở Hàn Quốc nhưng 97% thanh niên Hàn Quốc hoàn thành chương trình cấp ba , tỉ lệ cao hơn bất kỳ một nước nào trên Trái Đất này ! Anh bạn Lee cùng nhà nói đến kì thi đại học thì lắc đầu và mình thấy rõ ràng gai ốc nổi lên trên cánh tay . Lee thi được 430/500 điểm ( khoảng 86% ) mới đỗ vào ngành Điện tử của một trường đại học hạng trung . Có năm môn thi đại học trong đó ba môn bắt buộc là Toán , tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc , hai môn còn lại tùy vào khối tự nhiên hoặc xã hội . Học sinh cấp Ba vào học lúc 8 :30 sáng và ra về lúc 9 :00 tối ( giờ học chính thức kết thúc lúc 6 :00 tối nhưng học “ phụ đạo ” 3 tiếng nữa ) . Các lò luyện thi gọi là hagwon dạy học đến 2 giờ đêm và khi bị chính phủ cấm dạy muộn thì chuyển sang bắt đầu dạy từ ..... 3 giờ sáng để ..... các em kịp đến trường . Gia đình và nhà trường đặt kỳ vọng rất lớn vào một đứa trẻ từ khi bắt đầu đi mẫu giáo , nên đến lúc thi đại học lại càng quyết liệt , đỗ đại học còn là thể diện của bố mẹ với đồng nghiệp , của ông bà với họ hàng , trường này với trường khác và của chính đứa trẻ với bạn bè . Áp lực khủng khiếp đấy khiến gần một nửa số học sinh cấp ba trả lời điều tra của bộ Giáo Dục là “ đã từng nghĩ tới tự tử vì áp lực thi cử ” . Trong thời gian tổ chức kì thi quốc gia , công sở mở cửa muộn hơn bình thường ( 10 giờ sáng ) vì phụ huynh phải thức đêm giúp con ôn thi , các điểm giải trí , thể thao phải đóng cửa sớm hơn bình thường ( 6 giờ tối ) để học sinh có không gian yên tĩnh ôn luyện . Cả nước bị cuốn vào kì thi quan trọng này ( kì thi được mệnh danh là “ tạo ra hoặc phá hoại tương lai một con người ” ) . Mặc dù Chính phủ tiêu nhiều tiền nhất cho việc dạy và học tiếng Anh nhưng khả năng tiếng Anh của học sinh Hàn Quốc vẫn nằm trong top kém nhất châu Á . Chương trình dạy tiếng Anh với mục đích phục vụ thi đại học nên chỉ tập trung vào đọc , viết và ngữ pháp còn nghe , nói không được quan tâm . Một lớp có khoảng 40 học sinh nên giáo viên không thể quan tâm hết đến từng em . Môn thể dục bị các trường phớt lờ và học sinh gần như không có một cơ hội nào thoát khỏi vòng quay học và thi . Hệ thống giáo dục chỉ có một bộ sách giáo khoa làm chuẩn khiến giáo viên buộc long dạy kiểu “ trên bảo dưới phải nghe ” , học sinh buộc phải ghi nhớ y nguyên để phục vụ thi cử . Mục đích của giáo dục Hàn Quốc ( và Nhật Bản ) là chấp nhận hi sinh sự sáng tạo của ( thiểu số ) cá nhân có tiềm năng để tạo ra ( đa số ) những người nề nếp , quy củ , kỷ luật để sống trong một xã hội có trật tự trên dưới rõ ràng . Vào đến đại học tưởng thoát nhưng lại càng học vất vả hơn , mà ra trường cũng không làm được việc vì học quá nặng lý thuyết , các công ty phải đào tạo lại . 80% học sinh vào đại học nên thiếu người học nghề , không đủ thợ và công nhân được đào tạo trong khi cử nhân ra trường tranh nhau việc ở các chaebol . Cả xã hội trọng bằng cấp theo lối thời xưa , làm quan to hơn thì học vấn phải cao hơn , làm lãnh đạo thì phải học trường xếp hạng cao hơn cấp dưới . Thất vọng với nền giáo dục trong nước , người Hàn Quốc cho con đi du học rất nhiều , hoặc đơn thuần chỉ đi học tiếng Anh , đặc biệt là đi Mỹ . Điều này khiến cho số sinh viên Hàn Quốc tại Mỹ vượt cả hai đại gia chuyên nghề “ đi du học ” là Trung Quốc và Ấn Độ . Còn rất nhiều điều nữa nhưng nếu những dòng trên không được nói rõ là ở Hàn Quốc thì chắc hẳn nhiều người nhầm tưởng đang kể chuyện thường ngày ở Việt Nam . Chuyện ở Việt Nam cũng tương tự chỉ là mức độ chưa nghiêm trọng như trên mà thôi ( hay là sắp ?! ) . Nên mỗi lần mình đọc thấy có ai ca ngợi giáo dục Hàn Quốc hay muốn bê về nước bộ sách giáo khoa , hoặc nghe thấy “ triết lý ” của một vị PGS .TS uy tín , hay phát biểu trên mạng xã hội , nói : “ Đã học là phải thi ” thì lại giật mình thon thót . 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét