Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017
những hình ảnh được đưa vào trong bài viết này được trích từ bộ phim hình sự Hong Kong nổi tiếng " Vô gian đạo " nói về đề tài nội gián cực kỳ xuất sắc với các diễn viên chính là Lưu Đức Hoa, Lương Triều Vỹ, Huỳnh Thu Sanh, Tăng Chí Vỹ .
Thẩm vấn tội phạm - Không hề giống phim hình sự .
( tâm lý học tội phạm : lược trích )
( 2 bên cảnh - cướp đối mặt nhau sau 1 vụ mua bán không thành công )
Cảnh tượng tra vấn nghi phạm có lẽ đã quá quen thuộc với các fan hâm mộ thể loại phim hình sự. Đẩy trí tưởng tượng đi xa một chút, có lẽ bất cứ ai cũng có thể buộc một tên tội phạm phải khạc ra lời cung. Trừng mắt dọa nạt, gào vào mặt hắn rằng dấu vân tay của hắn vung vãi khắp nơi trên hiện trường, và bingo ! Hắn buộc phải thú nhận mọi việc.
Bạn có sự tự tin, bạn có khả năng sáng tạo, bạn dễ dàng đọc vị đối phương, nhưng chừng đó là chưa đủ để bạn có thể lấy lời khai từ bất cứ tên tội phạm nào. Thanh tra thẩm vấn là những người được đào tạo chuyên nghiệp ở lĩnh vực tâm lý xã hội, và họ có sẵn cho mình hàng tá những chiến thuật để moi lấy lời khai từ phía đối phương.
Buộc ai đó phải thú nhận tội lỗi của mình là chuyện không hề đơn giản, và thực tế, ngay cả những chuyên gia thẩm vấn xuất sắc nhất đôi lúc cũng phạm phải sai lầm. Không có cuộc thẩm vấn nào giống với cuộc thẩm vấn nào, nhưng điểm chung của chúng là đều khai thác những điểm yếu nhất định trong bản tính con người. Những điểm yếu này sẽ sớm bộc lộ khi bạn tạo cho đối phương một trạng thái căng thẳng, khi bạn buộc đối phương phải trải nghiệm những thái cực đối lập nhau. Thống trị và quy phục, kiểm soát và phụ thuộc, bi kịch và lạc quan – nếu bạn áp dụng đúng cách, ngay cả những tên tội phạm cứng đầu nhất cũng sẽ phải thú nhận.
Những kỹ năng hỏi cung cơ bản.
Kỹ thuật thẩm vấn hiện đại phần lớn đều dựa trên việc nghiên cứu bản chất con người. Hầu hết chúng ta đều có xu hướng thích trò chuyện với những người có vẻ giống với mình. Một khi đã bắt đầu mở lời, sẽ rất khó để dừng lại. Một khi đã bắt đầu nói thật, sẽ càng khó hơn để dối trá. Khi viên thanh tra nói rằng dấu vân tay của bạn được tìm thấy trên núm cửa tại hiện trường, bạn vẫn sẽ cảm thấy tim mình đang đập mạnh hết cỡ mặc dù bạn đã đeo găng lúc gây án.
Trong một vài trường hợp, nhà điều tra được phép nói dối nghi phạm để buộc hắn phải thú nhận. Điều này dựa trên việc cho rằng một người vô tội sẽ không bao giờ thú nhận tội ác mà anh ta ( hoặc cô ta ) chưa từng phạm phải cho dù họ phải đối mặt với một chứng cứ giả tạo. Không may là không phải 100 % các trường hợp đều diễn ra như vậy. Sử dụng quá nhiều chứng cứ giả tạo sẽ có lúc bạn tống cổ một người vô tội vào xà lim.
Việc trấn áp tâm lý đối phương được bắt đầu ngay trước khi viên thanh tra mở lời. Phòng thẩm vấn được bố trí theo cách làm tối đa hóa cảm giác khó chịu và bất lực của nghi phạm ngay từ khi hắn bước chân vào căn phòng. Một căn phòng thẩm vấn điển hình sẽ là một căn phòng nhỏ, cách âm, bên trong không có gì khác ngoài một cái bàn và 3 cái ghế. Nó tạo ra một không khí ngột ngạt, thiếu thiện cảm, khiến cho nghi phạm có cảm giác bị cô lập và chỉ muốn ra khỏi đó càng nhanh càng tốt.
Trước khi đi vào cuộc hỏi cung, viên thanh tra sẽ có một cuộc đối thoại nho nhỏ với nghi phạm. Viên thanh tra sẽ bằng mọi cách tạo ra một bầu không khí càng ít căng thẳng càng tốt. Họ đề nghị nghi phạm chia sẻ một số chi tiết đời thường như sở thích cá nhân hay một ước mơ nào đó. Họ làm mọi cách để lấy được niềm tin cũng như sự đồng thuận của đối phương. Một khi nghi phạm đã chịu mở lời, rất khó để dừng lại, và một khi đã chịu nói thật, càng khó hơn để bắt đầu dối trá.
Trong suốt cuộc trò chuyện này, mọi phản ứng, cả bằng lời lẫn không lời của nghi phạm sẽ được ghi lại. Một đường phản ứng nền được tạo ra trước khi sự căng thẳng thực sự bắt đầu.
Một phương pháp khác thường được áp dụng để lấy được đường phản ứng nền, đó là ghi nhận chuyển động của con mắt. Viên thanh tra sẽ hỏi những câu hỏi gợi nhớ ( đòi hỏi trí nhớ ) và những câu hỏi đòi hỏi suy nghĩ. Khi nghi phạm cố nhớ điều gì đó, mắt của hắn thường di chuyển sang bên phải – một biểu hiện của bộ não khi kích thích trung tâm ký ức. Khi nghi phạm nghĩ về điều gì đó, mắt hắn sẽ hướng lên trên hoặc sang phải – một biểu hiện khi bộ não đang kích thích trung khu nhận thức. Tất cả những chuyển động này đều được ghi lại.
Đấu trí
Cuộc thẩm vấn chỉ thực sự bắt đầu khi viên thanh tra sử dụng kỹ thuật gây áp lực lên đối phương. Kỹ thuật này bao gồm 9 bước, nhưng trên thực tế, có khá nhiều trường hợp một số bước bị bỏ qua. Không có cuộc thẩm vấn nào là điển hình, nhưng 9 bước cơ bản này sẽ giúp bạn phần nào nhận ra cách để thành công trong việc tra hỏi.
Đối mặt
Viên thanh tra sẽ phác thảo sơ bộ về diễn biến của vụ việc đồng thời đưa ra những chứng cứ chống lại nghi phạm. Chứng cứ này có thể có thực, có thể được dựng lên, nhưng điều đó không quan trọng. Chúng được đưa ra nhằm mục đích khẳng định sự liên quan của nghi phạm đến vụ việc. Mức độ căng thẳng bắt đầu leo thang, và đây chính là thời điểm viên thanh tra rời khỏi chỗ ngồi. Việc di chuyển trong căn phòng và áp sát nghi phạm sẽ làm hắn cảm thấy bức bối và khó chịu.
Nếu nghi phạm bắt đầu tỏ ra bồn chồn, thường xuyên cựa quậy, liếm môi, vuốt tóc hoặc lặp lại bất cứ một hành động nào đó, viên thanh tra sẽ ghi nhận lại như là biểu hiện của sự dối trá, và họ biết là mình đang đi đúng hướng.
Dàn dựng
Viên thanh tra xây dựng nên nhiều giả thuyết khác nhau để buộc nghi phạm phải nhận tội. Họ sẽ nhìn thẳng vào mắt nghi phạm, tìm hiểu nguyên nhân tại sao hắn làm điều đó, tại sao hắn nghĩ hắn có thể làm điều đó, hắn có thể biện hộ như thế nào cho hành vi của mình. Nghi phạm có động cơ nào khác thường không ? Hắn có đổ lỗi cho nạn nhân không ?
Ngay khi câu chuyện trở nên hợp lý, viên thanh tra sẽ bắt đầu sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, đầy thông cảm và logic để tâm sự với nghi phạm. Trong suốt quá trình này, viên thanh tra luôn phải nhìn trực tiếp vào mắt nghi phạm. Hắn có tỏ ra chú ý hơn so với trước không ? Có khẽ gật đầu không ? Có tỏ ý tán thành không ? Nếu có, viên thanh tra sẽ tiếp tục đi sâu vào câu chuyện này, từ đó nhanh chóng lấy được lời khai của nghi phạm. Nếu không, họ buộc phải xây dựng một câu chuyện khác, hợp lý hơn với nghi phạm.
Dập tắt phủ nhận
Việc để nghi phạm phủ nhận tội lỗi của hắn sẽ giúp hắn tăng thêm tự tin, do đó viên thanh tra cần biết cách đập tan sự phủ nhận này. Có nhiều cách thực hiện, ví dụ, bạn có thể nói với nghi phạm rằng, sẽ đến lượt hắn trình bày, nhưng ngay lúc này, hắn cần lắng nghe. Ngay từ khi bắt đầu cuộc thẩm vấn, nhất cử nhất động của nghi phạm đã bị theo dõi sát sao, và chỉ cần hắn có ý định phủ nhận, viên thanh tra sẽ ngay lập tức dập tắt chúng.
Nếu như không có bất cứ sự phủ nhận nào, đó là một dấu hiệu rất tích cực. Nếu lời phủ nhận ít dần, hoặc dừng hẳn trong quá trình thẩm vấn, viên thanh tra biết rằng câu chuyện của mình đang đi đúng hướng, và họ đã đến rất gần lời thú tội.
Đồng minh
Đây chính là thời điểm thích hợp để viên thanh tra tỏ ra nản lòng và mất niềm tin. Họ cố tỏ ra rằng họ cần đến sự trợ giúp của nghi phạm, thông qua đó làm hắn mất cảnh giác. Họ sẽ cố gắng ngồi lại gần hơn với nghi phạm, tiếp tục câu chuyện của mình với giọng điệu thân thiện hơn, thậm chí cần đến những cử chỉ như vỗ vai, chạm tay .....
Mất kiểm soát
Nếu nghi phạm có bất cứ một cử chỉ nào cho thấy hắn đã đầu hàng – úp mặt vào tay, đặt khuỷu tay trên gối, cúi vai ..... viên thanh tra nhận thấy cơ hội buộc hắn thú tội đã đến rất gần. Viên thanh tra sẽ bắt đầu chuyển từ việc tiếp tục câu chuyện đến việc xây dựng động cơ. Ngay lúc này, viên thanh tra sẽ bằng mọi cách nhìn trực tiếp vào đối tượng – càng lâu càng tốt, càng thường xuyên càng tốt, từ đó trạng thái căng thẳng cũng như mong muốn được thoát khỏi cuộc tra vấn này càng sớm càng tốt sẽ được đẩy lên cực độ.
Luân phiên
Viên thanh tra sẽ đưa ra hai động cơ hoàn toàn đối lập nhau, một động cơ hoàn toàn dễ chấp nhận, “ Anh giết hắn chỉ để bảo toàn tính mạng ” , và một động cơ đáng ghê tởm , “ Anh giết hắn chỉ vì tiền ” . Viên thanh tra sẽ luân phiên thay đổi giữa 2 sự lựa chọn này, từ đó đẩy nghi phạm vào trạng thái căng thẳng cực độ, cho đến khi hắn đầu hàng và có dấu hiệu đồng thuận với một động cơ nào đó.
Đối thoại
Khi nghi phạm đã đồng thuận với một động cơ nào đó, việc thú tội chính thức bắt đầu. Viên thanh tra sẽ khuyến khích nghi phạm nói về tội ác của mình, và đưa vào phòng thẩm vấn thêm ít nhất 2 người nữa để chứng kiến. Việc đưa thêm người vào chứng kiến không nằm ngoài mục đích gia tăng stress cho nghi phạm, nhưng đồng thời cũng buộc nghi phạm phải xem lại lý do gây án của mình, từ đó khẳng định chắc chắn lời thú tội của mình.
Thú nhận
Đây là bước cuối cùng trong nỗ lực buộc nghi phạm phải thừa nhận tội ác mình đã gây ra. Viên thanh tra sẽ buộc nghi phạm phải ghi lại lời thú tội này thông qua một bản viết tay hoặc một chiếc máy thu âm. Thông thường, nghi phạm sẽ bằng lòng làm mọi thứ để nhanh chóng được rời khỏi phòng thẩm vấn. Hắn sẽ xác nhận tính tự nguyện trong lời thú tội và ký vào đó trước sự chứng kiến của các nhân chứng.
Kết
Thẩm vấn tội phạm chưa bao giờ là công việc dễ dàng như những gì bạn thấy trên phim ảnh. Nó đòi hỏi rất nhiều tố chất, từ khả năng giao tiếp, quan sát, đọc được những suy nghĩ, cảm xúc của đối phương cho đến khả năng ứng biến cực kỳ nhanh nhạy. Môi trường công việc cực kỳ căng thẳng, chưa kể nguy cơ đến từ việc những tên tội phạm có thể xông vào ăn thua đủ với bạn bất cứ lúc nào. Đây thực sự là công việc dành cho những người có thần kinh thép.
( XÁC NGƯỜI chẳng ai thèm quan tâm đến ........... hahahahahahahaha )
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét