Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019
Bữa ăn sang trọng tại nhà hàng ngon nhất Hong Kong.
( vnexpress )
Lung King Heen là nhà hàng Trung Quốc đầu tiên được nhận 3 sao Michelin với món ăn nổi tiếng “ vịt quay Bắc Kinh ”.
Lung King Heen thuộc top 10 nhà hàng ngon nhất châu Á theo đánh giá của San Pellegrino. Nhà hàng nằm tại tầng 4 khách sạn 5 sao Four Seasons sang trọng bậc nhất Hong Kong.
Tất cả bữa ăn tại Lung King Heen đều bắt đầu với một xe đẩy gồm nhiều loại vang ướp lạnh cho thực khách lựa chọn.
Sau đó, thực khách sẽ được phục vụ món khai vị. Một trong số đó là cá phi lê chiên giòn ăn kèm sốt cay.
Món khai vị thứ hai là gà sốt nước tương. Món ăn được nhận xét là “ đậm đà với nước sốt ngon chưa từng thấy và lớp da giòn tan hoàn hảo ”.
Món khai vị cuối là súp ngô non, thịt gà băm và tôm hùm. Hương vị độc đáo tinh tế, tạo cảm giác “ như tan trong miệng nhưng vẫn giữ được vị ngọt của thịt và tôm ”.
Một điểm cộng lớn của nhà hàng là từ đây thực khách có thể phóng tầm nhìn ra khắp cảng Victoria đẹp kỳ ảo về đêm.
Tiếp theo thực khách sẽ đến với món chính, cũng là món làm nên tên tuổi của Lung King Heen : Vịt quay Bắc Kinh. Món vịt tại đây cần đặt trước ít nhất 6 tiếng, nhiều nơi thậm chí còn yêu cầu đặt trước 24 - 48 tiếng.
Thực khách sẽ tận mắt chứng kiến món vịt được chuẩn bị tại bàn.
Những miếng thịt vịt thơm ngon, giòn và không bị ngấy mỡ.
Tôm xào tỏi ớt là món ăn “ xen vào ” giữa hai món vịt, nhằm giúp thực khách không bị ngán và thưởng thức món vịt thứ hai trọn vẹn hương vị hơn.
Món thịt vịt thứ hai được băm nhỏ, trộn với các loại hạt và một ít nước sốt. Đây là món ăn được đánh giá là “ không tỳ vết ” và “ không thể dừng ăn ”.
Cơm chiên tôm hùm trước khi kết thúc bữa ăn thịnh soạn.
nói cho rõ hơn thì đạo diễn phim này, Joshua Oppenheimer, là người gốc DO THÁI .
“ Đồ tể ”: đạo đức nào và khoảng cách nào cho người làm phim tài liệu ?
( soi.today )
“ The Act of Killing ” ( Hành vi hạ sát, tựa Indonesia là “ Jagal ”, Đồ tể ) là một bộ phim xem xong thì khó ngủ. Độ dài 159 phút là một lý do làm người xem có thể bị quá giấc. Đấy là đang nói ‘ Bản dựng của Đạo diễn ’ ( Director’s Cut ) Joshua Oppenheimer, tức bản đầy đủ và ưng ý nhất của người làm phim. Bản chiếu rạp, vì lý do thực tế và tiện lợi, chỉ còn 117 phút. Ngoài ra còn một bản cho truyền hình, dài 95 phút.
“ Đồ tể ” được xem là phim tài liệu hàng đầu từ trước đến nay, độc đáo vì trong bộ phim tài liệu này có cài thêm một bộ phim hư cấu, hay đúng hơn, là một bộ phim dựng lại câu chuyện của trên 40 năm về trước. “ Đồ tể ” ra mắt năm 2012 nhưng khởi quay từ tận năm 2005, mất bằng ấy năm để thực hiện xong. Tốn phí 1 triệu USD, tiền thu từ rạp là 0.5 triệu tại Mỹ - Canada, thêm 700.000 tiền thu từ rạp tại nước ngoài. Bộ phim được đề cử Oscar và đoạt giải BAFTA ( giải của Viện Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc ) cùng nhiều giải khác. “ Đồ tể ’’ mua buồn cũng phải mất vài trống canh, kể cả việc mất giấc qua đêm vì nó khiến người xem thêm nghĩ ngợi.
Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019
đối với những ai đã từng tìm hiểu và suy nghĩ xem tại sao cái xấu lại tồn tại thì đây là 1 câu trả lời rất hay, giống như đang đọc truyện thần thoại kiểu chiến tranh giữa các vị thần nhưng đây là điều có thật và đã xảy ra, không phải là thần thoại hay truyền thuyết gì cả. Đối với những ai không tin thì có thể xem như đây là câu trả lời " tham khảo ", còn đối với những ai đã tin và muốn tìm hiểu thêm thì có 1 lĩnh vực rất lý thú, na ná như các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đó là " Thần học " , tức là 1 lĩnh vực nghiên cứu và suy tư về những vấn đề trên trời dựa trên những Mạc Khải ( giống như Tiên Đề trong Toán học , tức là những dữ kiện không cần phải chứng minh mà mặc nhiên thừa nhận là đúng dựa trên Niềm Tin ) và những suy luận hữu lý mà ra.
câu trả lời đã được lược trích và chỉnh sửa sao cho rõ ràng và dễ hiểu, không rườm rà.
* Có phải Thiên Chúa đã tạo nên ma quỷ ? Và nếu Ngài đã làm điều đó thì tại sao ?
( Học viện Dòng Tên )
Trong câu hỏi này, tác giả trả lời 2 phần riêng biệt. Phần thứ nhất, tác giả khẳng định Thiên Chúa không tạo nên ma quỷ ; và đó là đức tin của chúng ta ( đoạn thứ nhất ). Phần thứ 2, tác giả trả lời cho câu hỏi nếu Thiên Chúa tạo nên ma quỷ thì liệu có cách giải thích nào thỏa đáng không ( các đoạn còn lại ) ? Ở phần 2 này, tác giả sử dụng phương pháp thần học suy lý để trình bày quan điểm của mình.
Thiên Chúa không tạo nên ma quỷ ; Ngài tạo nên các thiên thần, Lucifer, kẻ sau đó dùng ý chí tự do làm cho mình hóa thành ma quỷ bởi sự đối nghịch với ý muốn của Thiên Chúa. Chính trong Sáng Thế Ký nói với chúng ta rằng Thiên Chúa sáng tạo mọi sự vốn đã tốt đẹp ( “ và Thiên Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp ” ) , chỉ sau khi phạm tội, con người và một số thiên thần trở nên ma quỷ bởi sự lựa chọn tự do của chính họ. Sách Khải huyền 12, 3 - 9 nói về một cuộc chiến vĩ đại ở trên trời giữa Thiên thần Micae và những thiên thần khác ( Lucifer và một phần ba số đông thiên thần kéo theo hắn ) . Các thiên thần sa ngã bị quăng vào hỏa ngục, nơi được biết đến như là chỗ của ma quỷ hay quỷ dữ, trong khi đó hai phần ba thiên thần tốt lành được lên trời.
Từ nguyên thủy, Thiên Chúa không tạo dựng nên ma quỷ ; những kẻ đi theo quỷ là một số thiên thần bị quỉ lôi kéo. Không giống như con người, các thiên thần không có thân xác. Chúng ta biết vật nào đó chủ yếu nhờ vào ngũ quan ; trí năng của con người trừu xuất ra các ý tưởng từ các dữ liệu cảm quan này. Các thiên thần không nhìn, không nghe, không nếm, không ngửi hoặc không cảm giác được, tất cả những tri thức các ngài có là do Thiên Chúa ban cho các ngài tại thời điểm Thiên Chúa tạo nên trí năng của các ngài. Các thiên thần biết mọi sự ngay khi các ngài được tạo dựng. Những chọn lựa hay quyết định của các ngài không thể thay đổi và vĩnh viễn.
Các thiên thần không thể thay đổi tâm trí của chính mình. Các ngài có một cơ hội và chỉ một cơ hội, nhưng các ngài biết điều đó trước khi thực hiện quyết định của mình. Con người có thể có thông tin bất toàn do bởi cảm giác bất toàn hoặc do phán đoán bất toàn bởi khả năng lý trí của họ về những thông tin được cung cấp. Chẳng hạn, một ảo giác là một thí dụ nơi mà con mắt của chúng ta đang lừa dối chúng ta, đó là một phán đoán không chính xác trong tâm trí. Khi một người nào đó kết luận rằng một cây bút chì trong một ly nước bị gấp lại - trong thực tế, tia ánh sáng bị gấp lại do đi ngang qua nước - đó là mắt của chúng ta dẫn chúng ta đi đến kết luận đó.
Lucifer và các thiên thần khác đã được cho một cuộc thử thách. Thử thách gì chúng ta không biết. Không có thiên thần nào thực sự ở trên trời trong suốt thời gian thử thách hoặc trước cuộc thử thách. Một lần ở trên thiên đàng bạn có thể không bao giờ bỏ đi, cũng không bao giờ muốn bỏ đi. Các thiên thần đã chứng tỏ mình với Thiên Chúa nên Thiên Chúa cho họ một sự thử thách. Các thần học gia đã suy tư về thời kỳ sự việc đã xảy ra. Một số người cho rằng chính Thiên Chúa đã mặc khải cho họ biết rằng Ngài đã tạo ra loài người và thử thách loài người. Kẻ nào vượt qua được cuộc thử thách sẽ được phần thưởng nước trời. Lucifer là một trong những thiên thần thông minh nhất và thật hữu lý khi suy ra rằng Lucifer kiêu hãnh không muốn chia sẻ thiên đàng với thụ tạo thua kém như con người. Các thiên thần vượt xa chúng ta về vẻ đẹp, trí thông minh, quyền lực, giống như bạn và tôi ở trên bầy kiến, hoặc ngay cả đám vi khuẩn.
Một số thần học gia khác giả định rằng Thiên Chúa để lộ sự thật Ngài sẽ tạo dựng con người, con người sẽ phạm tội, và Thiên Chúa sau cùng sẽ tha thứ cho con người vì trí năng và ý chí của con người không giống như các thiên thần. Chúng ta có thể thay đổi tâm trí và chúng ta có thể hối lỗi về những điều xấu hoặc có thể trở nên tồi tệ hơn sau một cuộc đời tốt lành. Chúng ta có khả năng tốt hơn hoặc tệ hơn, đó là điều làm cho chúng ta khác với các thiên thần vốn là những kẻ chỉ có một cơ hội làm tốt hoặc làm xấu. Một số giả thuyết khác cho rằng Thiên Chúa đã tỏ lộ một thị kiến về Ađam và nói rằng một ngày kia con cháu của Ađam sẽ được quyền thờ phượng Thiên Chúa ; sự kiêu ngạo của Lucifer làm cho tâm hồn hắn trở nên đầy giận dữ, thù hận. Làm sao thiên thần lại phải bị khuất phục trước dòng dõi con người, một thụ tạo thấp hèn ?
Bất cứ thử thách nào ở trong Kinh Thánh ( đây là điều hoàn toàn suy lý ) nói với chúng ta rằng Lucifer và một phần ba thiên thần đã bị đánh bại bởi Micae và hai phần ba thiên thần tốt lành. Một lần nữa ở hỏa ngục, hắn được biết đến một cách vĩnh viễn như là quỷ, tức Satan hoặc là một Kẻ Xấu Xa. Hắn đã tự chuốc lấy hậu quả do chính hắn gây ra. Thiên Chúa cho hắn một cơ hội giống như Thiên Chúa đã cho Ađam và Eva một cơ hội.
Nếu Thiên Chúa biết trước rằng Lucifer sẽ đi vào con đường xấu thì tại sao lại tạo nên hắn ? Tại sao không tạo lập cho quỷ một vũ trụ riêng ? Đây là một câu hỏi hay. Một lần nữa hãy nhớ rằng Thiên Chúa tạo nên mọi sự tốt lành. Chỉ các thụ tạo với ý chí tự do mới có thể chọn điều xấu và tội lỗi, vì thế phải đối mặt với hậu quả của sự lựa chọn của chúng. Nếu Thiên Chúa ngăn chặn ma quỷ từ khi tạo dựng chỉ vì sau này, sau khi được tạo dựng, Lucifer sẽ chọn lựa tự do đi vào con đường xấu thì điều đó tương tự như việc chẳng có ý chí tự do nào. Nếu những người ( sẽ ) chọn điều tốt được cho phép tồn tại thì tự do có ý nghĩa gì đâu ? Nó là sự kết án một con người trước khi phạm tội ác và như thế không phải là sự tự do.
Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019
Nhà xây 7 cạnh để thông thoáng.
( vnexpress )
Để thoáng và có nhiều ánh sáng, khi xây nhà trong hẻm chỉ rộng 1 m giữa TP HCM, gia chủ chấp nhận vạt xéo góc, khiến ngôi nhà như có 7 cạnh.
Hàng chục năm trước đây, miếng đất của gia chủ khá vuông vắn. Biến động qua thời gian khiến miếng đất bị thóp các góc trở thành 17 cạnh.
Công trình xây dựng trên một miếng đất có diện tích 177 m2, nằm trong một khu dân cư đông đúc ở quận 10, TP HCM. Con hẻm dẫn vào nhà chỉ rộng một mét, xung quanh là các công trình 3, 4 tầng bao bọc.
Nhằm mang ánh sáng tối đa vào trong mà không làm nhà nắng nóng, kiến trúc sư đã cho cắt một số góc của khối nhà, theo hướng di chuyển của mặt trời, khiến ngôi nhà trở thành 7 cạnh. Ánh sáng chiếu xuống ban công hình tam giác giúp các phòng trong nhà cũng sáng theo.
1 bài viết sơ lược về thời kỳ kết thúc được xem là giống như thời Chiến Quốc của Nhật Bản rất hay và dễ hiểu. Ngoại trừ những bài viết theo kiểu khoa học dành cho giới chuyên môn, nếu muốn thành công thì 1 bài viết phải thỏa mãn ít nhất 2 yếu tố : rõ ràng dễ hiểu và thu hút người xem qua từng câu chữ. Thông thường thì các bài viết về kinh tế hay là lịch sử dễ gây nhàm chán, chỉ cần đọc vài dòng thôi là không muốn đọc nữa bởi vì nhìn vào chỉ toàn là các con số ngày tháng năm hay là con số phần trăm, rất khô khan và cứng nhắc. Chưa kể bài viết cho dù có rõ ràng nhưng cách trình bày không thu hút thì cũng khó đạt được hiệu quả cao. Đây cũng là điều đáng tiếc khi có nhiều bài viết rõ ràng, nhiều sự kiện thông tin nhưng cách trình bày lại không hay thành ra cũng không hấp dẫn mấy. Đối với các chủ đề có tính tác động vào thị giác như du lịch hay là ăn uống thì HÌNH ẢNH lại quan trọng hơn bài viết do người xem thường chủ yếu xem HÌNH ẢNH nhiều hơn.
Sekigahara - Trận chiến phân chia thiên hạ.
( spiderum.com )
Thời Chiến Quốc ( Sengoku Jidai ) là một thời đại loạn lạc bậc nhất trong lịch sử Nhật Bản. Các lãnh chúa ( daimyo ) nổi lên cát cứ khắp nơi để thâu tóm quyền lực, họ chẳng coi Mạc phủ Ashikaga hay Thiên Hoàng ra cái đinh gì, mạnh ai nấy lo. Suốt hơn một thế kỷ dài đằng đẵng, các lãnh chúa gây chiến, triệt hạ, thâu tóm lẫn nhau để mong thâu tóm cả thiên hạ trong tay. Thế cục biến đổi theo nhiều cách không ai có thể đoán định được. Trong hằng hà sa số cái tên xuất hiện trong thời đại này, nổi bật nhất vẫn là 3 cái tên : Oda Nobunaga, Hashiba Hideyoshi ( sau này là Toyotomi Hideyoshi ) và Tokugawa Ieyasu. Câu chuyện về cách 3 người họ kết thúc thời Chiến Quốc chắc khá nhiều người đã biết rồi : Nobunaga quét sạch thiên hạ, Hideyoshi tiếp bước công việc ấy và cuối cùng Ieyasu hoàn thành nó. Đó là nói một cách vắn tắt, còn thực sự thì chẳng hề đơn giản hay " hòa bình " như thế. Thiên hạ về tay Tokugawa phải trải qua bao biến cố mà lớn nhất chính là một trận đại chiến được coi là " trận chiến lớn nhất Nhật Bản ". Đó là trận đại chiến diễn ra tại cánh đồng Sekigahara tháng 10 năm 1600. Trận đại chiến phân chia thiên hạ, cuộc quyết đấu đẫm máu giữa Toyotomi và Tokugawa.
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019
Ức gà khô thì đem bọc mỡ chài.
( soi.today )
Nhà này thường là khi muốn nấu món gì sẽ lên kế hoạch đi mua nguyên liệu. Tuy nhiên lắm lúc nguyên liệu ..... khi không mà tới, báo hại mình xắn ống quần chạy theo tìm cách nấu nó.
Chả là bạn rau sạch thủy canh lâu lâu có bán heo thả rẫy. Chú heo tộc nuôi gần năm vẫn bé tẹo, chừng 20 tới 30 ký. Thịt heo thả không có thường xuyên, phải canh me mua, mà bạn chủ – tên chị Dương – chỉ bán sỉ, ít nhất phải mua góc tư con heo về tự xả thịt chứ không chặt sẵn bán lẻ cho. Hơi mất công nhưng ăn rất ngon, tôi mua một góc tư và một bộ đồ lòng, lòng gì bé xíu xiu, lại còn dính nguyên miếng mỡ chài.
Heo này không chất tạo nạc nên phần có mỡ sẽ nhiều mỡ lắm, được cái mỡ rất giòn, chẳng bủng beo ngán ngẩm như heo chợ với siêu thị. Lâu lâu chị Dương gom được kha khá mỡ là chị sẽ bán cho những ai muốn dùng mỡ heo thay dầu công nghiệp. Tôi mua mỡ heo của chị về tự nấu ra thành mỡ lỏng để chiên xào, thế là trong mớ mỡ chị Dương đưa thấy có lẫn thêm vài miếng mỡ chài nữa.
Mỡ chài rất quý, cả con heo có một miếng, và rất hữu dụng. Biết thế nên đâu dám lôi nó ra nấu lỏng với các loại mỡ khác, phí chết. Thôi đành vắt chân nhanh nhanh đi lùng nguyên liệu để tận dụng mấy miếng mỡ chài ngon lành này.
Ức gà gói tía tô, bọc mỡ chài
Mỡ chài chung quy vẫn là ..... mỡ, thế nên nó là món “ chống khô ” rất hữu hiệu. Phần thịt nào hay bị khô sau khi nấu, cứ quấn mỡ chài là xong tuốt. Thế nên tôi chọn một trong những phần thịt dễ khô nhất trần đời: ức gà.
Mấy miếng ức gà nướng này nom khô khốc đến phát chán.
Ức gà tôi ít nấu vì muốn làm cho ngon nó lắm công đoạn, đã lười thì thôi không dính vào. Nhưng lần này có mỡ chài ngon quá nên tôi nấu ức gà với tâm trạng hơi bị vui vẻ. Đầu tiên phải xẻ đôi phần ức, tất nhiên chỉ xẻ để banh phần ức to ra và mỏng hơn thôi chứ không cắt lìa. Tốt nhất nên dùng dao bén.
Đặt phần ức gà lên thớt, dùng dao xẻ làm đôi như trong hình, nhưng không cắt lìa hết.
Miếng ức sau khi cắt xong có thể “ mở ” ra như vầy, phần thịt cũng to bản và mỏng hơn.
( Người Phố Cổ : lược trích )
Tút này tôi không muốn nói gì về kinh tế, tầm Phú là vậy, lĩnh vực thông não cứ Sonate C trưởng rồi lại đảo sang Symphony No.9 rê thứ ngay thế mới hay, chính luận rồi lại kinh tài, vi mô xen với vĩ mô, từ văn kiện Đại Hội đến quy hoạch cán bộ nguồn của TW, đéo có lĩnh vực nào không tinh thông.
Hôm nay Phú nói về giáo dục nhân vụ cãi nhau về việc Việt Nam có phải nền giáo dục top 10 thế giới hay không. Vì mầm non tương lai, Phú lại vén mây mù mà giảng. Trước hết, các anh chị cần bỏ đi cái ý niệm “ giáo dục Việt Nam ” như một thể thống nhất, đây là tư tưởng mang tính dân tuý, đánh đồng bù trừ mất dạy. Việt Nam có chung một hệ thống giáo dục công lập nhưng ở các mức độ khác nhau mang tính vùng miền, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá và lịch sử.
Phú vẫn bị coi là người kỳ thị vùng miền, điều này sai, tôi không kỳ thị, nhưng có phân biệt. Phân biệt vùng miền để quản lý, quy hoạch, tổ chức xã hội một cách khoa học và hợp lý, chẳng có gì sai cả. Đánh đồng tất cả một rọ như nhau mới là hành vi mất dạy. Thổ nhưỡng, khí hậu, văn hoá, dân trí khác nhau thì không thể có chuyện tất cả như nhau, đừng xạo lồn một cách trơ trẽn, vô liêm sỉ như thế.
Lấy ví dụ Trung Quốc, họ không bao giờ đánh giá “ giáo dục Trung Quốc ” một cách chung chung mất nết mà chỉ xem xét những vùng đại diện cho giáo dục tiên tiến. Thực tế thì những quốc gia đông dân như Trung Quốc hay Việt Nam, chỉ cần một vùng có giáo dục vượt trội tầm cỡ quốc tế và những vùng khác làm tốt giáo dục phổ cập thôi là đủ. Trong các bảng xếp hạng quốc tế như kỳ thi PISA, đại diện của Trung Quốc chỉ là BSJG, gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Quảng Đông, tức 4 vùng giáo dục tiên tiến tiêu biểu của duyên hải phía đông Trung Hoa. Tinh hoa của đất nước Trung Quốc đều ở đây mà ra, 1.000 năm trước cũng vậy, 1.000 năm sau vẫn sẽ chỉ như vậy mà thôi.
Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Các anh chị hãy dành ra 24 h tra cứu thoải mái các nguồn, từ ngày anh Rái Cá lập nước cho đến thời mồ ma giặc Pháp, từ độc lập đến suốt chiến tranh rồi lại hoà bình, từ Đổi Mới cho tới thời phây búc phổ cập đến xóm thôn, giáo dục ở đâu tạo ra tinh hoa ? Câu trả lời là Bắc Kỳ và một phần miền Trung, cái này liệu có cần tranh luận nữa hay không ??? Xứ Nam Kỳ, hỡi ôi, chưa bao giờ thoát cảnh vùng trũng của giáo dục. Người Pháp chiếm xứ này đầu tiên nhưng ngay khi bình định Bắc Kỳ, thủ đô Đông Dương phải di dời ngay & luôn ra Hanoi vì kiếm khắp lục tỉnh đéo anh nào chịu đi học để làm quan. Suốt 300 năm lịch sử hào hùng bú diệu đế cắn đuông dừa, xứ Nam Kỳ phát tích duy nhất một tiến sĩ, và gốc Hoa, chính là Phan Thanh Giản.
Thế nên, để đánh giá giáo dục Đông Lào chuẩn xác thì chỉ cần nhìn vào vài tỉnh đại diện mà thôi : Hanoi, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Những tỉnh thành còn lại chỉ cần làm tốt giáo dục phổ cập, tất nhiên sẽ có người giỏi rơi rớt ở các vùng khác nữa, họ sẽ được lọc ra và đưa về Hanoi để giáo dục nâng cao. Tất cả các tinh hoa tuyệt đỉnh của đất nước từ xưa tới nay hầu hết đều từ những vùng đất địa linh nhân kiệt này mà ra, bất kể vật đổi sao dời, bất kể đói rách ăn bo bo hay giàu ngập mõm cắn thịt bò thì có những cái không thể thay đổi được bằng hô hào hay đầu tư tiền bạc, công sức. Nói thẳng ra, Việt Nam chỉ cần bấy nhiêu tỉnh thành để ươm mầm giai cấp tinh anh là đủ, chứ các anh chị nghĩ cả nước này đi làm giáo sư tiến sĩ doanh nhân, giật giải quốc tế hay sao?
Nâng cao chất lượng và độ phủ của giáo dục phổ cập, tập trung vào những tỉnh thành trọng điểm giáo dục để tạo đột phá là cách hiệu quả, đỡ lãng phí nguồn lực nhất. Quốc gia đông dân cũng giống như nhà đông con, chỉ cần chăm lo cho vài đứa sáng dạ tiềm năng nhất để mai này kéo cả nhà lên, các anh các chị đã hiểu vấn đề chưa ??? Để phát triển, chúng mình cũng cần các công nhân lành nghề, lao động dịch vụ thái độ tốt, nông dân cần cù và những anh hùng thiếu niên biết đánh bạn từ thủa cởi truồng để sung vào quân đội tôi luyện nên những chiến binh dũng mãnh.
Vấn đề chỉ còn là nâng cấp hệ thống giáo dục đại học và dạy nghề thôi, Việt Nam cần có ít nhất một trường đại học đẳng cấp cỡ Thanh Hoa hay nhóm SKY của Hàn Quốc để bứt phá, đồng thời hướng các học sinh ưu tú vào những ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế chứ đừng nên chỉ đâm đầu hết vào công an rất lãng phí nguồn lực. Về giáo dục đến cấp THPT , hệ thống trường công hiện giờ tôi khẳng định là không có vấn đề gì để phàn nàn.
Giáo dục là một hình thức đầu tư, vốn liếng là hữu hạn, hãy biết bỏ vào đâu cho đồng vốn sinh lợi tối đa. Đừng nghe các thể loại chuyên gia mặt lồn trăn trở với vật vã mới đau đớn với bolero, địt mẹ quân rác rưởi cần phải bị khoá mõm để Annam được yên ổn đi lên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)