Trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020



tòa án quốc tế làm được gì nếu như  LÒNG  DÂN  đang ủng hộ chính phủ Miến Điện hiện giờ  ??  Ý  DÂN  là  Ý  TRỜI , đó chính là  DÂN  CHỦ . Đa số người dân muốn sao thì chính phủ phải thuận theo như thế, còn như các nhóm thiểu sổ đang ủng hộ người thiểu số Rohingya thì đó cũng chỉ là  THIỂU  SỐ  mà thôi . DÂN  CHỦ  là  ĐA  SỐ , nếu  ĐA  SỐ  không chấp nhận  THIỂU SỐ  thì thiểu số đó phải chấp nhận thất bại trước đa số. Tòa án quốc tế không khéo lại đi ngược lại quá trình bầu cử  DÂN  CHỦ  của người dân Miến Điện đấy  !!


Miến Điện xem thường phán quyết của Tòa án Quốc tế ( IJC ).


( Đàn Chim Việt )


Đúng như người ta nghĩ : Dân Myanmar xem thường phán quyết của ICJ về dân thiểu số Rohingya ở Miến Điện.

Bất chấp sự xem thường kết quả vụ án Rohingya trước tòa án Quốc tế, một số nhóm dân tộc thiểu số đang hậu thuẫn người Rohingya chống lại đàn áp của quân đội Miến Điện.

Trong khi hàng ngàn người biểu tình tại Yangon vào tháng 12 để ủng hộ chính phủ Myanmar phản đối những cáo buộc diệt chủng tại Tòa án Quốc tế thì phản ứng công khai của họ trước phán quyết đầu tiên của tòa án im ắng hơn nhiều. ICJ đã áp đặt một loạt các biện pháp tạm thời đối với Myanmar vào tuần trước, yêu cầu họ có một số hành động nhất định để ngăn chặn các hành động diệt chủng trong tương lai đối với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.



Các thẩm phán cũng bác bỏ yêu cầu của Myanmar đòi bác bỏ vụ kiện, điều đó có nghĩa là phiên tòa sẽ tiến hành xét xử và nghe những cuộc tranh luận về chính tội diệt chủng. Quyết định này đã khiến giới chức chính phủ Myanmar lên tiếng chỉ trích. Theo The Standard Time Daily, một tờ báo địa phương, Than Htay, chủ tịch Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển, thân với phe quân đội tuyên bố “ tất cả 52 triệu người ” ở Myanmar sẽ không đồng ý với quyết định đó.

Nhưng trên đường phố tại Thủ đô, hầu như không ai để ý đến phán quyết của IJC. Hai sinh viên nói chuyện riêng với Al Jazeera đều nói rằng họ và bạn bè của họ đặc biệt không quan tâm đến ICJ. Sinh viên đó nói : “ Có, tôi có biết về nó, nhưng tôi không thực sự theo dõi vụ án ”. Một người phụ nữ gốc Rakhine nhưng sống ở Yangon cho biết kết quả này đúng như sự mong đợi. Khi được hỏi liệu bà có đồng ý với phán quyết không, bà nói : “ Có. Nó nên như thế ”.

Vụ Gambia kiện Myanmar tại tòa ICJ được đưa ra với cáo buộc Miến Điện đã phạm tội diệt chủng trong các hành động đàn áp người Rohingya và một cuộc đàn áp quân sự tàn bạo ở Rakhine năm 2017 đã khiến 740.000 người chạy trốn qua biên giới tới Bangladesh. Các cuộc điều tra riêng gồm cả Phái đoàn Tìm kiếm Sự thật của Liên Hiệp Quốc đã tìm thấy bằng chứng về tội ác diệt chủng và tội ác chiến tranh cùng những báo cáo về các vụ thảm sát, hãm hiếp và đốt phá.


‘ Nói xấu đất nước chúng tôi ’

Bộ Ngoại giao tại Myanmar cho biết trong một tuyên bố rằng chính phủ đã lưu ý đến quyết định của ICJ nhưng không cho biết liệu họ có tuân theo lệnh của IJC hay không. Tham khảo báo cáo của Ủy ban Điều tra Độc lập do chính phủ chỉ định, bị bác bỏ như một sự thanh minh, Bộ cho biết đã không có “ tội diệt chủng ở Rakhine ”. Tuyên bố tiếp tục nói rằng những lời buộc tội là một “ sự lên án vô căn cứ ” đối với Myanmar, tạo ra một “ bức tranh méo mó ” về tình hình ở tiểu bang viễn tây.

Ngay trước khi phán quyết, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, người lãnh đạo nhóm của Myanmar tại ICJ, đã yêu cầu cộng đồng quốc tế cho Myanmar thêm thời gian để thiết lập công lý trong nước. Công lý quốc tế, bà viết trong một bài nghị luận được xuất bản trên tờ Thời báo Tài chính của Vương quốc Anh, có thể “ quá dễ dàng gắn bó với những lời chứng nạn nhân hóa cụ thể và do đó không thể tách rời khỏi luận cứ mà họ viện dẫn ”. Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia nhiều chục năm và được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, cho rằng các báo cáo về bạo lực và lạm quyền từ các nạn nhân Rohingya có thể không chính xác hoặc phóng đại.

Sau phán quyết của tòa IJC, Myo Myunt, phát ngôn viên của đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia cầm quyền, cho biết ông không ngạc nhiên trước quyết định này vì Gambia có sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý quốc tế, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và một số nước châu Âu. Ông nói : “ Chúng tôi không bao giờ đánh giá thấp khả năng của họ liên quan đến vấn đề ”. Myo Myunt cho biết thêm rằng ông không thể bình luận chi tiết cho đến khi vấn đề được thảo luận trong nội bộ. Giới truyền thông địa phương cũng lặp lại đường lối của chính phủ với người phân tích chính trị Than Soe Naing, nói với News Watch Weekly, kịch liệt phủ nhận các cáo buộc. Ông viết : “ Tòa án đã ra lệnh cho Myanmar ngăn chặn nạn diệt chủng nhưng không cần phải ra lệnh đó vì quyết định này không liên quan đến tình hình hiện tại. Hiện tại không có báo cáo nào về hoạt động đó trong khu vực. Mọi người đều biết. Tôi nghĩ rằng quyết định này được đưa ra để phỉ báng đất nước chúng tôi ”.

Dân tộc thiểu số ủng hộ dân Rohingya

Trong một sự biểu dương phản đối công khai hiếm có, hơn 100 nhóm xã hội dân sự trong nước đã đưa ra một tuyên bố trước khi có phán quyết của IJC, bác bỏ một cách cụ thể luận cứ của Than Soe Naing và lên án quân đội với những gì họ nói là một lịch sử của bạo lực và đe dọa. Trong một tuyên bố có nhiều nhóm phi lợi nhuận nổi tiếng nhất của Myanmar đồng ký tên ủng hộ, có đoạn viết : “ Chúng tôi hiểu rất rõ rằng vụ kiện tại ICJ chống lại Myanmar là nhắm vào những người chịu trách nhiệm dùng quyền lực chính trị và sức mạnh quân đội chứ không nhắm vào người dân Myanmar ”.

Vụ án cũng đã trở thành một phần của những động cơ đưa đến sự thống nhất giữa các dân tộc thiểu số Myanmar. Trong khi chính phủ cố gắng sử dụng chủ nghĩa dân tộc để tập hợp những người ủng hộ thì nhiều nhóm vũ trang dân tộc thiểu số — chính họ chiến đấu với các lực lượng vũ trang — đã nói rằng họ ủng hộ phiên tòa. Htuu Lou Rae Den, người sáng lập nhóm hòa hợp sắc tộc và tôn giáo Coexist Myanmar, cho biết vụ án đã làm cho nhiều người ủng hộ thiểu số Rohingya. Ông nói với Al Jazeera : “ Chúng tôi chắc chắn có thể thấy sự gia tăng chấp nhận và ủng hộ người Rohingya từ những nhóm dân tộc thiểu số khác trong và ngoài nước kể từ khi bắt đầu vụ án ”.

Htuu Lou Rae Den nói thêm rằng một số người đang ủng hộ Rohingya chỉ để chống lại sự đàn áp của quân đội chứ không thực sự chấp nhận người Rohingya là công dân. Ông cũng nói rằng ông không chờ đợi Myanmar tuân theo các lệnh của tòa án về các biện pháp tạm thời vì chúng quá mơ hồ và không có việc đòi Myanmar cho phép các nhà điều tra độc lập vào tiểu bang Rakhine. Htuu Lou Rae Den nói : “ Để phòng ngừa điều này có thể xẩy ra, ICJ nên xem xét và sửa đổi các biện pháp để kết hợp các mục tiêu rõ ràng, các đích có thể đo lường được và các chỉ số về thành tích ”.

Sam Zarifi, Tổng thư ký Ủy ban luật sư quốc tế, cảnh cáo rằng nếu Myanmar không tuân thủ những yêu cầu của IJC thì sẽ làm tổn hại đến vị thế pháp lý của họ trong các vụ kiện khác đang được tiến hành gồm cả một cuộc điều tra của Tòa án hình sự quốc tế. Trong một cuộc phỏng vấn tại Yangon, Zarifi nói : “ Mỗi khi chính phủ Miến Điện không tuân theo, họ chồng chất thêm sự thiếu trách nhiệm và cản trở công lý, được coi là bằng chứng của việc vi phạm luật pháp ”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét