Trang

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014


nước Anh thì người dân được nghỉ vào ngày sinh của Nữ Hoàng, Tây Ban Nha thì có Cúp Nhà Vua bóng đá Tây Ban Nha, xem ra những nước nào còn có Vua thì vẫn giữ được sức sống và sự nổi bật của riêng mình, còn những nước nào đã phá bỏ đi những ông vua của mình rồi thì cứ cà lê cà lết không khá nổi.

trong đêm giao thừa này, chỉ mong được nghe lời chúc TẾT của ông vua nước Nam như người dân Nhật Bản được nghe lời chúc TẾT đầu năm của Nhật Hoàng ......... nhưng biết bao giờ mới được như thế đây ????



Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014


Bánh mỳ sốt vang

( Depplus.vn )

Cứ mỗi lần đi qua con phố quen thuộc ấy, tôi lại không thể cầm lòng và rẽ vào gọi một suất bánh mỳ sốt vang. Trong cái se lạnh của những ngày tàn đông, món ăn ấm lòng ấy có sức quyến rũ đến kì lạ.

Hà Nội mấy hôm nay đã có phần hửng nắng ấm, tiết trời ngày đầu năm dịu dàng dễ khiến người ta nghĩ tới những buổi chiều hẹn hò lang thang phố xá. Và quán bánh mỳ sốt vang này có thể là một gợi ý không tồi dành cho bất cứ ai. Quán thực chất không hề mới, đã có thâm niên cả chục năm, đã nổi danh đến độ nức tiếng, nhưng không được giới thiệu có lẽ là cả một sự tiếc nuối trong tôi. 







Dù nằm trên một con phố sầm uất, lại có 2 mặt tiền nhưng quán rất nhỏ, khách khứa ăn trong nhà chắc chỉ gom được vài ba bàn, còn lại đều ngồi tràn ra vỉa hè xung quanh và đối diện quán.Thực đơn bánh mỳ ở đây có hai món quen thuộc : Bánh mỳ sốt vang và bánh mỳ thập cẩm gồm trứng, pa tê, xá xíu .... , nhưng có lẽ chính bởi menu đơn giản đó mà các món ăn được quán chăm chút rất tỉ mỉ, ngon miệng nên luôn được đông đúc giới trẻ, dân công sở, người sành ăn ưa chuộng.






Ngon nhất là bánh mỳ sốt vang. Theo đánh giá của hầu hết khách đã thưởng thức sốt vang tại quán, thịt bò ở đây được chế biến rất chuẩn, đậm đà vừa vặn, dậy hương dậy vị. Thịt bò cũng được lấy từ phần thăn bò ngon, thêm cả gân bò sần sật, ăn vào dai có mềm có nhưng tuyệt nhiên không bị nhừ bở hay bã. Thứ sốt vang ấy ăn kèm bánh mỳ giòn nóng quả thật có sức quyến rũ đặc biệt trong thời tiết này.














Vậy nhưng nếu ta không nhắc tới món bánh mỳ pa tê xá xíu thì đúng quả có phần thiếu sót. Suất bánh mỳ đầy đủ sẽ bao gồm một thìa pa tê lớn, một quả trứng ốp mềm, thêm chút chả, xá xíu, rưới nước sốt màu sánh vàng rất thích mắt. Thịt xá xíu ở đây có thể gọi là rất mỡ, nhưng đừng e ngại thưởng thức, bởi miếng mỡ đó không hề ngấy chút nào, đưa vào miệng chỉ thấy rất giòn và thơm. Có lẽ cũng bởi thứ nước sốt đặc biệt kia đã làm tăng hương vị cho món ăn. Bạn có thể thấy nước sốt có phần hơi giống sốt bánh mỳ chảo, nhưng không chua và có phần đậm đà hơn. 














Đôi ba món đơn giản như vậy mà bao nhiêu năm qua, quán vẫn đông khách nườm nượp. Cũng có thể bởi lợi thế địa điểm, cảm giác khi chiều tà, ngồi trên đoạn vỉa hè rộng rãi, vừa ăn uống, vừa ngắm những dòng xe hối hả ngược xuôi là sở thích thư giãn của nhiều người ; cũng có thể bởi món bánh mỳ ở đây có vị ngon đặc biệt thật, để ăn một lần lại phải nhớ phải quay lại. Thôi thì vấn đề đó là để dành cho trải nghiệm của riêng bạn.




Đức Quốc Xã trong chiến tranh tâm lý Trung - Nhật

( RFI tiếng việt )

Trong cuộc chiến tranh ngoại giao hiện nay giữa hai đại cường châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản khai thác lịch sử nước Đức đầu thế kỷ 20, từ Thế chiến Thứ nhất đến chế độ Hitler, vay từ mượn ý để làm mất uy tín đối phương. Trong cuộc đấu khẩu này, nếu chính giới ở Tokyo tự mình cấp « đạn » cho Bắc Kinh thì ngược lại chính quyền Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội định hướng công luận trong nước.

Theo phân tích của AFP, báo chí nhà nước Trung Quốc đã so sánh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler trên hai điểm : những lời tuyên bố sắt thép và thái độ do dự không muốn nhìn nhận tội ác của quân đội Thiên hoàng tại Đông Á từ năm 1930 đến 1940.

Về phần Nhật Bản, tại Diễn đàn Kinh tế Davos, Thụy Sĩ, ngày 22 / 1 vừa qua, Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi thế giới cảnh giác trước nguy cơ chiến tranh tại Á châu mà theo ông, là do chính sách bá quyền của một nước mạnh trong khu vực. Ông so sánh bang giao Nhật - Trung hiện nay có nhiều điểm tương đồng với quan hệ giữa Anh Quốc và Đức Quốc thời tiền Thế chiến Thứ nhất. Trao đổi thương mại dồi dào, quan hệ kinh tế chặt chẽ không ngăn chận được hai nước lâm chiến năm 1914.

Tuy không gọi đích danh Trung Quốc, Thủ tướng Nhật cảnh báo thế giới nguy cơ xảy ra chiến tranh gây thiệt hại nặng cho kinh tế toàn cầu vì hiện nay có một cường quốc đang leo thang quân sự, tăng cường võ trang.

Tình hình căng thẳng tại Biển Hoa Đông và thái độ của Trung Quốc liên tục cho tàu kiểm ngư, tuần duyên và máy bay xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu ngư, đã làm cho nhiều nhà bình luận gọi quần đảo tranh chấp này có thể là « một Sarajevo » thứ hai : Cách nay 100 năm, ngày 28 / 6 / 1914 tại thành phố vùng Balkan này, nay là thủ đô của Bosnia - Herzegovina, Thái tử François Ferdinand của Đế chế Áo - Hung bị ám sát đã khiến cho Thế chiến Thứ nhất bùng nổ và kéo dài trong 4 năm.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc, qua phát ngôn viên Tần Cương, đã lập tức bác bỏ lập luận của Thủ tướng Nhật, tìm cách đưa công luận đi xa hơn về quá khứ, so sánh quan hệ Trung - Nhật hiên nay với quan hệ Nhật - Nga năm 1904 tức là 1 năm trước khi xảy ra trận hải chiến ở eo biển Đối Mã giữa « Đế quốc Nhật » với hải quân Nga hoàng.

Nhiều viên chức Trung Quốc cũng không tiếc lời đối chiếu Thủ tướng Nhật ngày nay với lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler sau khi Shinzo Abe đi thăm đền thờ Thần đạo, nơi thờ 2,5 triệu vong linh chiến binh hy sinh trong các cuộc chiến tranh nhưng cũng có bài vị của 14 tướng lãnh và lãnh đạo chính trị phạm tội ác chiến tranh 1939 - 1945.

« ADN của Hitler »

Tờ báo đảng Cộng sản Trung Quốc - Nhân Dân Nhật Báo - không ngần ngại đề tựa « Abe mang ADN của Hitler » . Còn Hoàn Cầu Thời báo, đại diện cho xu hướng tuyên truyền hiếu chiến nhất của Hoa lục thì vẽ tranh biếm họa cờ Nhật có chữ « vạn ngược » , biểu tượng của Đệ Tam Quốc Xã.

Giới bình luận tây phương nhận định ra sao về cuộc khẩu chiến Trung – Nhật ?

Sử gia Torsten Weber, thuộc Viện Nghiên cứu Đức tại Tokyo cho rằng đây chỉ là chiến thuật « tuyên truyền của Trung Quốc, bóp méo lịch sử để định hướng công luận tại Hoa lục trước những vấn đề khó khăn nội bộ mà Trung Quốc đang gặp phải » .

Thực ra thì căn nguyên nguồn cội cũng một phần do chính phía Nhật tạo ra. Tháng 7 năm 2013, trước thái độ dè dặt của một thành phần đông đảo dân chúng không muốn sửa đổi hiến pháp chủ hòa, phó thủ tướng Taro Aso đã « dò đường » như sau : « Hiến pháp của Cộng hòa Đức đã được « âm thầm » thay thế bằng hiến pháp của Đức Quốc Xã. Tại sao chúng ta không bắt chước chiến thuật của họ ? » .

Các nhà phân tích như giám đốc Viện nghiên cứu đại học Temple ở Tokyo, giáo sư Robert Durajic, đều nhận định giới lãnh đạo Bắc Kinh « phẫn nộ có dàn dựng » vì Trung Quốc phải biết rõ vào năm 1995, thủ tướng Tomiichi Murayama đã « xin lỗi một cách rõ ràng » về quá khứ quân phiệt của nước Nhật.

Mặc khác không thể so sánh quá khứ quân phiệt Nhật với Đức Quốc Xã. Chuyên gia Torsten Weber, với tư cách là người Đức đã thẩm định : ở Nhật không có Hitler, so sánh sự kiện thảm sát Nam Kinh với nạn diệt chủng Do Thái là một việc làm tế nhị, không ổn. Cũng không nên tôn vinh quá đáng khả năng sám hối của người dân Đức vì cho đến bây giờ quá khứ phát xít vẫn còn ám ảnh lương tâm dân tộc Đức.

Trung Quốc biết vậy nhưng vẫn gây sức ép để làm mất uy tín Nhật Bản ngày nay.




Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014


Little Saigon nóng lòng chờ Tết

( vnexpress )


Người gốc Việt ở Little Saigon đang chuẩn bị phong bao lì xì đỏ, sắm cây quất, hoa tươi và sẽ cùng bạn bè, người thân tham gia nhiều lễ hội mà cộng đồng người Việt tổ chức đón Tết.

Những cành cây bên ngoài ngôi nhà của Tong Le ở Nam California, Mỹ, chỉ mới bắt đầu nhú những nhánh lộc và nở bông hoa nhỏ xinh đầu tiên trong những ngày đông lạnh giá. Nhưng bên trong căn nhà của anh cũng như trong cộng đồng người Việt ở Little Saigon, mọi người đã sẵn sàng đón năm mới Giáp Ngọ. Sắc vàng óng của hoa mai sẽ có mặt ở khắp nơi trong cộng đồng trong suốt những ngày Tết, dịp lễ lớn nhất trong năm.


Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014


nếu như có chọn 1 bài hát nào tiêu biểu cho cái TẾT của dân tộc thì bài hát " Ly rượu mừng " của nhạc sĩ Phạm Đình Chương ( 1 nhạc sĩ người Bắc di cư vào Nam năm 1954 để trốn tránh chế độ Cộng Sản hà khác tàn bạo ) là bài hát tiêu biểu nhất. Tiêu biểu bởi vì khi điệu nhạc vang lên là người nghe đã cảm thấy 1 không khí ấm cúng nhẹ nhàng tươi vui của ngày TẾT đầu năm, 1 ngày TẾT không thể nào lẫn vào đâu được ( và sâu sắc hơn cả TẾT TÂY chỉ mang tính hời hợt chóng qua ) . Bài hát còn mang 1 giai điệu dễ hát, dễ lắng đọng vào tâm hồn. 

bài hát được sáng tác vào năm 1955, tức là thời kỳ ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA dưới thời tổng thống Ngô Đình DIệm, 1 thời kỳ tươi vui và giàu có khác hẳn với thời kỳ 1975 sau này. Từ đó đến nay tuy đã gần 60 năm nhưng bài hát vẫn có 1 sức hút và sức lắng đọng khó tả. Những ngày bình thường trong năm thì không thấy gì đặc biệt, nhưng đến ngày TẾT khi bài hát này bắt đầu vang lên thì sẽ có 1 CẢM GIÁC KHÁC BIỆT HOÀN TOÀN so với những ngày thường và có thể cảm nhận được rõ ràng không khí TẾT và XUÂN đang đến ngay trước thềm nhà. 

bài " Happy New Year " của nhóm ABBA tuy hay nhưng hơi đượm buồn, không thể nào tươi vui bằng bài hát " Ly rượu mừng " của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được, trong khi bài " Happy New Year " lại được sáng tác sau bài " Ly rượu mừng " gần cả 20 năm  !!  Xem ra không phải CÁI MỚI lúc nào cũng hay và vui hơn CÁI CŨ ( kiểu như những học thuyết tự cho mình là " mới toanh " , phủ định hết tất cả mọi thứ của chế độ phong kiến và tư bản để rồi bây giờ những đảng phái theo học thuyết đó phải quay trở lại với cách cai trị cần thiết của chế độ phong kiến và 1 nền kinh tế vận hành theo cách của tư bản, còn học thuyết vốn dĩ đã được tôn thờ rêu rao đó thì bị vứt vào trong 1 xó chẳng ai quan tâm tới nữa ......... hậu quả của sự kiêu ngạo PHỦ ĐỊNH QUÁ KHỨ là thế  !! ) . 

nhân đây cũng xin gửi tới những người nào còn đang bị ngăn trở chưa thể về quê hương được 2 câu thơ của ông Nguyễn Ngọc Lập, cựu thiếu úy quân lực Việt Nam Cộng Hòa làm khi còn đang ở trong trại cải tạo ngục tù của Cộng Sản :

Xuân năm nay xuân khô xuân héo
Xuân năm nay lại Đ*O được về


Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014


Poster chính thức của " Quả tim máu " và hậu trường buổi chụp vừa mới được tiết lộ.

( Pháp Luật Xã Hội )



Thái Hòa mặc đồ dân tộc hù ma trong "Quả tim máu" 1



Thái Hòa mặc đồ dân tộc hù ma trong "Quả tim máu" 6

Thời trang của Cu Hù


Đặc biệt, nhân vật Cu Hù trong poster lại cầm một chiếc đèn dầu ở vị trí trung tâm. Đốm sáng vàng le lói giữa sắc xanh có phải là ánh sáng của sự thật được che giấu đằng sau mỗi con người ? Người cầm đèn phải chăng cũng là người tìm ra bí mật ?



Thái Hòa mặc đồ dân tộc hù ma trong "Quả tim máu" 7

Hoàng Bách



Thái Hòa mặc đồ dân tộc hù ma trong "Quả tim máu" 8

Nhã Phương



Thái Hòa mặc đồ dân tộc hù ma trong "Quả tim máu" 9

Hoàng Bách và Nhã Phương





Quý Bình



Thái Hòa mặc đồ dân tộc hù ma trong "Quả tim máu" 13


Tú Vi





Món ăn lấy may đầu năm trên thế giới

( vnexpress )


Ở mỗi quốc gia, người dân lại có những cách chào mừng khác nhau để đón thời khắc quan trọng ấy. Món ăn lấy may mắn cùng là một trong số đó.

Hà Lan


Anh-1-wesleyechan-6592-1388397038.jpg

Bánh Olie Bollen. 


Đất nước Hà Lan xinh đẹp nổi tiếng với món bánh Olie Bollen trong những dịp năm mới. Đây là một loại bánh được làm từ bột mỳ, trứng và các loại quả như táo, dứa hoặc nho. Bánh sau khi được nặn tròn sẽ được chiên trong chảo dầu và cuối cùng mới rắc thêm chút bột đường cho thêm phần hấp dẫn.

Theo truyền thuyết, vào đêm giao thừa, nữ thần Bertha sẽ bay ngang bầu trời và đi cùng nhiều linh hồn tội lỗi. Trên tay Bertha có cầm một con dao sẽ cắt tất cả dạ dày trống rỗng mà bà ta nhìn thấy. Vậy nên người Hà Lan tin rằng, ăn bánh Olie Bollen nhiều dầu mỡ trong dịp này sẽ khiến con dao của bà ta trượt đi.

Ai Len


Anh-2-Flickr-2585-1388396892.jpg

Người dân Ai Len đón năm mới bằng món bánh Barn Brack. 


Người Ai Len chào năm mới bằng món bánh barn brack. Món bánh barn brack của lễ hội Halloween chính là món ăn năm mới của Ai Len vì đây là quê hương của loại bánh thơm ngon này. Bánh barn brack được làm từ bột mỳ, quế, bơ và một số loại hoa quả sấy khô. Vào dịp năm mới, người Ai Len sẽ giấu một số đồ vật bên trong nhân bánh như nhẫn hay tiền xu. Mỗi đồ vật này sẽ như một biểu tượng tiên tri cho năm mới với người gặp phải.


Hy Lạp


Anh-4-bp-7848-1388397039.jpg

May mắn sẽ tới với ai có miếng bánh chứa đồng xu ở trong


Vào dịp năm mới, người Hy Lạp sẽ làm món bánh mỳ có tên Vassilopita. Đây là một loại bánh mỳ nướng rất to có hình tròn bên trong có nhét một đồng xe. Vào bữa tiệc năm mới, nếu ai may mắn ăn được miếng bánh có đồng xu có nghĩa là người đó sẽ được nhiều tiền bạc và tài lộc trong năm sau.

Italy


Anh-5-flickr-8796-1388396892.jpg

Mỳ Lasagna sẽ đem lại những điều tốt lành nhất.


Là quê hương của mỳ ống nên khá dễ hiểu khi món mỳ Lasagna được người Italy coi là món ăn may mắn của năm mới. Đây là món mỳ dạng lá được xếp nhiều lớp chồng lên nhau, giữa các lớp có phủ pho mai, nước sốt và một số thành phần khác như thịt hoặc rau quả. Người Italy tin rằng những điều tốt lành nhất sẽ đến với những ai ăn món ăn này.

Na Uy


Anh-6-flickr-6606-1388396892.jpg

Quả hạnh sẽ được khéo léo đặt trong một chiếc bánh pudding bất kỳ. 


Bánh pudding chính là món ăn may mắn đầu năm mới tại Na Uy. Đây là món ăn khá quen thuộc với thành phần cơ bản bao gồm gồm trứng, đường và sữa tươi. Vào bữa tiệc đầu năm, người Na Uy sẽ khéo léo đặt một trái hạnh vào trong một chiếc bánh pudding. Sự giàu có sẽ đến với ai may mắn có chiếc bánh cùng quả hạnh trong phần ăn của mình.


Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014


Những món chè nóng hổi thơm ngon

( Pháp Luật Xã Hội / afamily )


Mời bạn tham khảo vài món chè nóng sau đây để trổ tài cho cả nhà mình. Hạt dẻ nướng và chè hạt dẻ bùi thơm cho mùa đông Chè bí đỏ ngọt lành cho ngày cuối thu 5 món chè ngon khó cưỡng cho tiết trời thu Chè bánh lọt đậu xanh thanh mát dân dã 


1. Chè trôi tàu trà xanh

Mùa đông về luôn khiến người ta nhớ đến những con phố nhỏ của Hà Nội hiu hắt chiều đông, một hàng trôi tàu nóng hổi, bốc khói nghi ngút ven đường. Vài đôi bạn lang thang dừng lại nhấm nháp chút chè nóng thơm ngào ngạt mùi gừng thấy ấm lòng đến lạ. 



6 món chè nóng hổi thơm ngon cho ngày đông lạnh 1



Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014


Cặp đôi ngọt ngào : Áo len và chân váy

( 2sao.vn )  

Kết hợp bộ đôi áo len, chân váy cho bạn diện mạo thật nhẹ nhàng, duyên dáng và đáng yêu.

Áo len là trang phục đơn giản và phổ biến, còn chân váy là bộ cánh luôn theo bạn suốt cả bốn mùa. Ngày lạnh chân váy được thiết kế dày dặn hơn như được làm từ chất liệu len, dạ, nhung hay kaki dày dặn. Style này được bạn gái khá yêu thích bởi dễ mặc, dễ mix đồ đồng thời phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau như đi học, đi làm, đi chơi hay hẹn hò cuối tuần.

Dù chọn dáng chân váy xòe hay chân váy ôm bạn đều có thể mix cùng áo len một cách đẹp mắt nhất như gợi ý dưới đây.






















Dáng chân váy xòe hay chân váy ôm họa tiết tối màu rất dễ mix cùng các dáng áo len khác nhau.









































Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014


Hévin, 30 năm sự nghiệp của ông hoàng chocolat

( RFI tiếng việt )


Cách đây vừa đúng 30 năm, nhà làm bánh ngọt Jean Paul Hévin đoạt giải nhất nhân giải Vô địch thế giới World Chocolate Masters tổ chức vào năm 1983. Ba thập niên sau, người Pháp xem nhân vật này là một trong những tên tuổi lớn của ngành ẩm thực quốc tế. Còn tại xứ hoa anh đào, người Nhật mệnh danh Jean Paul Hévin là ông hoàng chocolat ( sôcôla ) .



Bưởi Diễn vàng thơm đón Tết

( vnexpress )

Nếu bưởi tháng 8 có vị chua mát rất hợp với những ngày hè nóng nực thì bưởi Tết lại mang vị ngọt nồng ấm của những ngày đầu xuân.


Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014


Trung – Nhật và cuộc chiến năm Giáp Ngọ

( lược trích từ BBC tiếng việt )


Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất đã quyết định số phận Triều Tiên

Với Phương Tây, chiến thắng của Nhật trong trận cảng Lữ Thuận với Nga ( 1904 - 05 ) là quan trọng hơn cả vì người Nhật lần đầu đã thắng ' người da trắng ' , nhưng với châu Á thì cuộc chiến Trung - Nhật ( 1894 - 95 ) lại có ý nghĩa sâu xa hơn.

Trận chiến Giáp Ngọ ( Jiawu ) năm 1894 đánh dấu sự vươn lên của một nước ' đồng văn đồng chủng ' với Trung Quốc nhưng sớm tự cường và bắt đầu bành trướng, hạ bệ nhà Thanh.

Vì thua trận, Thanh triều phải ký hòa ước Mã Quan ( 1895 ) mà Phương Tây gọi là hòa ước Shimonoseki, lấy tên địa điểm ký kết tại thành phố phía Nam Nhật Bản và rơi vào các đợt nhượng bộ lãnh thổ ở phía Bắc với Nhật, Nga và các nước khác.

Cuộc đọ sức về hải quân tuy nhỏ nhưng đã diễn ra theo đúng quy luật của trào lưu các nước công nghệ cao xâm lấn các nước lạc hậu trên toàn châu Á và để lại nhiều bài học đến ngày nay.

Vỡ một trật tự

Bắc Kinh phải bồi thường chiến phí cho Nhật và rút quân khỏi Triều Tiên, thừa nhận nước này không còn là chư hầu, tương tự như 10 năm trước khi nhà Thanh phải ký với Pháp hiệp ước Patenotre buông Việt Nam ra.

Về mặt quân sự, không phải nhà Thanh không tìm cách tăng cường quân bị mà trái lại, Từ Hy Thái hậu đã hoàn toàn ý thức được sức mạnh của vũ khí Tây Phương.
Ngay từ thời nội chiến với phe Thái Bình Thiên Quốc, quân Thanh đã có những chỉ huy như Charles Gordon ‘ Chinese ’ , người Anh, và có các đơn vị được huấn luyện và dùng vũ khí Phương Tây.

Quân Thanh thua Nhật trong trận đánh tại sông Áp Lục chính vì quá tự tin vào chiếm hạm Định Nguyên do Đức thiết kết và coi thường hải quân Nhật. Tăng cường quân sự không thôi đã không đủ để Trung Quốc chiến thắng. Sau Chiến tranh Trung – Nhật lần một, Triều Tiên dần dần bị lệ thuộc vào Nhật Bản rồi mất chủ quyền, trở thành thuộc địa bị Nhật khai thác tàn khốc.

Triều đại Joseon của Triều Tiên, giống như nhà Nguyễn ở Việt Nam, đã mất nước vì chậm chân trong cuộc chạy đua hiện đại hóa. Tại Hán Thành khi đó cũng có phái cải cách ( như Nguyễn Trường Tộ ở Việt Nam ) nhưng yếu hơn phe bảo thủ và hậu quả là 2 phe đánh nhau ( chính biến Gapsin ) khiến Trung Nhật có cớ can thiệp rồi chiếm đóng.

Hàn Quốc ngày nay không còn như vậy nhờ họ quyết tâm tự cường sau nhiều cuộc chiến. Trên thực tế, bài học năm 1894 vẫn còn nguyên giá trị cho mọi quốc gia trong vùng. Một trật tự cũ gồm các mặt như thể chế, kinh tế và cán cân quân sự thường chỉ thay đổi khi có chiến tranh.

Cẩn thận chiến tranh

Trong lịch sử xung đột Trung Nhật, cuộc chiến Giáp Ngọ 1894 không phải là lần đầu tiên. Nhà Nguyên đã tấn công đảo Nhật Bản hai lần, vào năm 1274 và 1281 nhưng không thành. Nhìn chung Nhật Bản chưa bao giờ thua Trung Quốc, nước lớn hơn gấp bội, trong tất cả các trận đánh từ thế kỷ 13 đến nay.

Điều này khiến một số nhà quan sát tin rằng một phần dư luận Trung Quốc có nhu cầu ‘rửa hận’, nhất là sau các tội ác chiến tranh quân đội Nhật Hoàng gây ra tại Trung Quốc vẫn để lại vết thương khó phai mờ cho người dân nước này.

Một số tác giả như James Holmes tin rằng nếu xảy ra chiến tranh Trung Nhật lần nữa trong thế kỷ 21, đây sẽ là ' cơn ác mộng cho châu Á ' . Trong cuốn sách vừa ra, David Pilling đánh giá truyền thống ‘ biến tàn phá thành sức mạnh ’ của người Nhật và kết luận rằng đừng ai vội loại Nhật Bản ra khỏi cuộc chơi trong thế kỷ này cả về kinh tế và quân sự. Nhưng có thể chế dân chủ - chẳng hạn như Mỹ, Anh, Pháp - không có nghĩa là chính phủ không đem quân tham chiến hoặc gây chiến bên ngoài.

Cùng lúc Trung Quốc cũng đang không chỉ tăng cường quân bị mà còn dùng truyền thông dân tộc chủ nghĩa để tăng tính chính danh cho hệ thống. Cuộc chiến nào cũng cần một lý do cụ thể, thường là không quan trọng lắm nhưng lại xảy ra trong một bối cảnh quan trọng, để bùng nổ. Tính cố chấp của các bên liên quan thậm chí có thể khiến một khi xảy ra xung đột, Hoa Kỳ cũng chỉ có thể can dự ngắn hạn vì dư luận Mỹ không sẵn sàng ủng hộ lâu dài cho các tranh chấp khó hiểu với họ.



Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014





Ăn bánh mì trừ cơm



( soi.today )



Mùa gì mà hết tiệc ( thường ) là đến .... tiệc cưới, quay qua quay lại thấy toàn các món hoành tráng, rồi cơm chiên, thịt kho. Đúng ngay dịp “ cổ truyền ” mà nhìn mâm cơm đã phát ngấy, rõ khổ ! Nhưng thiên hạ ai cũng cười toe nấu ăn, làm mình cũng muốn bỏ công ra nấu thứ gì đó. Thôi thì nhân dịp ngán cơm, tự làm bánh mì xơi vậy.





“ Giỏ bánh mì ” Salvador Dali, 1926 ( nhìn rất .... bình thường nhỉ ? Tranh từ thời Dali còn vẽ tĩnh vật ) .


Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014


Ekip " Quả tim máu " bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma

( Pháp Luật Xã Hội / kênh 14 )


Đoàn phim " Quả tim máu " đã gặp một số sự cố trong lúc thực hiện các cảnh quay ở căn nhà ma kinh hoàng nhất Đà Lạt.

Chuyện phim Quả tim máu xảy ra tại Đà Lạt, vì thế toàn bộ sinh hoạt của các nhân vật đều được thực hiện tại đây. Đoàn phim đã sử dụng 2 căn nhà đặc biệt làm bối cảnh quan trọng. Và đến nay, cả hai nơi này đã thành “ dấu ấn khó phai ” cho cả ekip thực hiện, đặc biệt là căn nhà được cho là bị ma ám nhiều nhất ở Đà Lạt, đồng thời cũng là nơi chứa đựng toàn bộ bí ẩn của câu chuyện. 



Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 1



Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 2

2 căn nhà ma nổi tiếng của Đà Lạt được chọn làm bối cảnh chính


Ngày đầu đặt chân đến đây, mọi người đều thở phào vì ngoài sự ghê rợn qua lời đồn thì căn nhà thực tế rất đẹp : được bao quanh bởi hoa cúc trắng mọc dại lãng mạn. Vì thế, dù đã có một số dấu hiệu lạ nhưng mọi người đều bỏ qua và cho rằng đó là “ tự dọa mình ” . 



Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 4


Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 5

Khi về đêm căn nhà trở nên u ám lạ lùng


Tuy nhiên đến khi trở về khách sạn, 1 thành viên tổ thiết kế gần như hét toáng khi toàn bộ hình cô chụp ngôi nhà đã hóa đen kỳ lạ. Trong khi ngay tại thời điểm chụp, cô vẫn còn thấy bình thường.

Theo lịch, trong 1 đêm, đoàn phim phải hoàn thành 4 phân đoạn ở 2 nơi khác nhau, nên tổ ánh sáng chia nhóm để đặt đèn, thiết kế ánh sáng cùng lúc. Cả 2 căn nhà đều được cho là bị ma ám nên diễn biến buổi quay khá căng thẳng. Hầu hết mọi người dù không sợ nhưng cũng rất ngại phải đứng 1 mình hoặc tiến sâu hơn vào trong ngôi nhà.


Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 6


Được biết, khi đang quay tại căn nhà hoang đầu tiên, bất ngờ 2 thành viên tổ ánh sáng từ căn nhà hoang thứ 2 chạy đến với vẻ mặt cực kỳ hoảng loạn. Thì ra khi ở lại canh đèn, họ đã nghe thấy tiếng trẻ con nô đùa. Không còn giữ được bình tĩnh, cả 2 quyết định chạy đến chỗ các thành viên trong đoàn.


Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 7


Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 8

Tổ ánh sáng được 1 phen hú vía


Trước đó vài ngày, ngay cả các diễn viên quần chúng sống tại Đà Lạt cũng đã phải " chuồn khẩn " về nhà khi biết lịch quay sẽ kéo dài trong đêm.



Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 9



Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 10



Ekip "Quả tim máu" bỏ của chạy lấy người vì ám ảnh về ma 11

Đoàn phim rất sợ khi phải thực hiện những cảnh quay đêm tại nhà ma.


Tuy nhiên, theo lời đoàn làm phim chia sẻ thì có thể là do vốn đang thực hiện một bộ phim ma nên rất có thể tâm lý của các thành viên trong ekip đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Hơn nữa, trước đó, cả đoàn phải quay hình nhiều ngày tại .... nhà xác, giữa những xác chết thật và yếu tố ma quỷ giả ( trong phim ) . Kết hợp thêm sự mệt mỏi khi phải làm việc liên tục ở địa hình hoang vắng, không mấy thuận lợi vì vậy, việc nảy sinh những ảo giác ma quái là hoàn toàn dễ hiểu. 





Yakisoba, mì ngon trên đường phố Nhật Bản

( vnexpress )


Theo tiếng Nhật Yaki là xào, Soba là mì, đó là món ăn ngon, dễ làm và lạ miệng được người dân Nhật Bản yêu thích và dùng hàng ngày.

Được xem là một trong những món đặc trưng của người Nhật, mì Yakisoba có mặt từ các quán ăn bình dân đến nhà hàng sang trọng, hay trên xe bán hàng dạo trên phố. Không chỉ vậy, Yakisoba dễ làm còn là thực đơn quen thuộc trong các bữa ăn gia đình của người Nhật, kể từ khi nó có mặt cách đây khoảng 500 năm. Thành phần chế biến món này có sự biến tấu, thay đổi theo vùng miền tại Nhật Bản.

Để làm món Yakisoba, các đầu bếp Nhật sử dụng một tấm phản nướng bằng kim loại để có thể chế biến với số lượng nhiều. Những chiếc bàn nướng này còn gọi là teppanyaki và rất phổ biến trong chế biến ẩm thực Nhật Bản.


yakisoba-7-7032-1385951586.jpg

Chảo mì nóng hổi với những sợi mì được xào cùng nguyên liệu.


Đổ dầu ăn trên tấm phản nướng, chờ nóng đều, các đầu bếp cho thịt heo ba chỉ đã ướp tiêu, muối vào xào khoảng 3 - 4 phút, để thịt heo chín tái. Gạt thịt heo qua một góc, họ cho hành tây, cà rốt, cần tây vào đảo khoảng năm phút cho rau chín sơ. Sau đó tiếp tục cho bắp cải vào đảo khoảng một phút.

Họ lấy mì Yakisoba ra khỏi gói, cho vào chảo cùng hai thìa dầu ăn và rưới một ít nước lên mì, để mì dễ rời nhau ra và đỡ cháy khi xào mì. Xào đến khi mì tơi hết ra và sợi mì săn lại, họ tiếp tục cho rau, thịt heo đã xào ở trên vào mì và rưới nước xốt Yakisoba để tạo nên mùi vị đặc trưng của mì xào Yakisoba. Đảo qua đảo lại một lúc trên lửa cho các thứ trộn đều vào với nhau rồi múc ra hộp, thêm các gia vị khác như củ cải daikon bào, và hành lá thái nhuyễn .... Món mì xào Yakisoba ăn không khác mấy với mì gói xào của người Việt, cũng hấp dẫn nhưng ăn thơm nồng và lạ miệng nhờ nước xốt Yakisoba.


yakisoba-in-yoyogi-park-e13298-2941-2265

Bạn có thể mua mang đi.


Một đầu bếp hướng dẫn điều quan trọng là cần cho các nguyên liệu vào các thời điểm khác nhau như vậy là vì thời gian chín của mỗi loại khác nhau.

Món mì chỉ mất 10 phút để làm đã trở thành món ngon quen thuộc vào bữa sáng của người Nhật Bản. Tùy vào các nguyên liệu có sẵn, bạn có thể chế biến mì với các loại rau củ khác nhau. Trên phố, các hàng mì Yakisoba luôn đông khách đứng chờ mua và mang đi đường. Một suất mì được đóng gói trong hộp để bạn có thể vừa đi tàu điện ngầm vừa tranh thủ ăn sáng. Vào các dịp lễ hội, mì Yakisoba là lựa chọn cho bữa ăn nhanh, nhẹ, giàu dinh dưỡng.

Yakisoba hấp dẫn với hương thơm quyến rũ, từ xa, hương vị mì đã khiến bạn muốn dừng lại, chờ đợi thưởng thức một suất mì nóng hổi, ngon lành. Một món ăn nhanh theo kiểu Nhật Bản.



120930mbtyakisobasp01-02843-4581-1385951

Bất cứ ai cũng có thể làm được bát mì Yakisoba ngon lành, hấp dẫn ngay tại nhà mình.




( vnexpress.net )




Thủy Top :


LCL3652.jpg


LCL3654.jpg


LCL3656.jpg


LCL3673.jpg


LCL3693.jpg



LCL3748.jpg



LCL3764.jpg



LCL3771.jpg



LCL3772.jpg


LCL3780.jpg



LCL3781.jpg