Trang

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017



bàn về thần tượng .


( BAC VAN VUONG  :  lược trích )


người việt cho tới giờ phút này vẫn mang trong mình ý thức hệ thần dân, đám trí thức vẫn luôn mong mỏi " vua sáng tôi hiền " , mong " minh quân nghĩ lại " . các trí thức lớn vẫn suốt ngày viết tâm thư hệt nguyễn trường tộ, phan thanh giản khi xưa.

còn mang tâm thức tôn thờ thần tượng chẳng sớm thì muộn sẽ ợ lên thum thủm mà thôi.

thời gian vừa qua thế giới chứng kiến một thần tượng sụp đổ, thần tượng trong con mắt phương tây và trong cả con mắt không ít trí thức việt, đó là bà aung san suu kyi.

sau khi nắm quyền lực, bà aung san suu kyi đã có những biểu hiện, hành động của một nhà độc tài. bên cạnh việc kì thị, đàn áp thiểu số, bà ta còn có những biểu hiện bịt mồm đối lập, hạn chế các hoạt động dân sự .....v....v..... , nhiều người đã lên tiếng đòi hỏi bà ta phải trả lại giải nobel hòa bình.

có một điều khá hiển nhiên là bản thân các thần tượng sẽ không trở thành thần tượng nếu không có tâm thức nô lệ của đám đông. một thần tượng bao giờ cũng được một thế lực nào đó dựng lên còn bản thân thần tượng không thể tự nắm tóc mình lôi lên được. 

bà aung san suu kyi trở thành thần tượng chủ yếu do phương tây bơm bít và tới giờ phương tây đang thất vọng. trường hợp như bà aung không phải chưa có tiền lệ, ngược lại, có rất nhiều. phương tây dựng lên thần tượng dân chủ, công lí, rồi sau khi nắm quyền, lập tức các thần tượng ấy trở thành những nhà độc tài, như hamid karzai, mugabe .....v....v........

có một đặc điểm rất dễ nhận ra : các thần tượng chỉ mọc ra ở những xứ sở bán khai. chính vì sự man rợ bán khai, tri thức không phổ quát, mõm vuông mồm thối nên nhu cầu của chúng là minh quân, là thần tượng. 

trên tờ telegraph gần đây xuất hiện một bài viết theo tôi là đáng chú ý. sau khi dẫn một loạt các ví dụ về sự sụp đổ của các thần tượng, sự tha hóa nhanh chóng đến kinh ngạc của các tên tuổi " anh hùng dân tộc " , tác giả bài báo nọ đặt câu hỏi : phải chăng sự thay đổi phải theo hướng từ bên dưới  ( ? )

bên cạnh phê phán chính quyền thì tôi luôn luôn phê phán đám đông, đặc biệt là giới trí thức. tôi muốn sự thay đổi phải diễn ra song song. không thể mong mỏi một xã hội tốt đẹp chỉ bằng sự thay đổi từ thượng tầng. lật đổ một chế độ không bao giờ hứa hẹn một sự tốt đẹp nếu đám đông vẫn là lũ man rợ.

tóm lại, sự thay đổi có tính nền tảng phải là thay đổi từ đám đông. văn hóa xã hội sẽ dẫn dắt văn hóa chính trị. nhưng viết tới đây rồi liên tưởng tới thực tế, tôi không muốn viết tiếp.

thay đổi cái đầu buồi. cứ tiếp tục thờ thần tượng đi.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét